Nghị định 58/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
Số hiệu: | 58/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 02/08/2013 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhậtv |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
14/03/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ NGOẠI GIAO
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao,
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ Ngoại giao đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Ngoại giao quản lý.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Ngoại giao quản lý hoặc theo phân công.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
5. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan và các địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại nhà nước, tổng hợp chương trình hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các Bộ, ngành báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; hướng dẫn và kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thống nhất các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động đối ngoại của Nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thực hiện quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của các địa phương.
6. Quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
8. Về nghiên cứu và tham mưu dự báo chiến lược:
a) Thông tin và tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế của Việt Nam;
b) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế; quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam;
c) Tổ chức nghiên cứu, tổng kết, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học về đối ngoại, lịch sử ngoại giao Việt Nam, thế giới và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
9. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:
a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Đề xuất để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử, triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và Đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi Đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.
10. Về lễ tân nhà nước:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;
b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;
c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
11. Về công tác ngoại giao kinh tế:
a) Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ; chủ trì, phối hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
12. Về công tác ngoại giao văn hóa:
a) Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao văn hóa;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quản lý và triển khai công tác ngoại giao văn hóa ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì các hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; đảm nhiệm các chức năng Chủ tịch và Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
13. Về công tác thông tin đối ngoại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài;
b) Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại;
c) Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế;
d) Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo nhà nước và Bộ Ngoại giao;
đ) Quản lý hệ thống trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại;
e) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo nhà nước, Bộ Ngoại giao và tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.
14. Về công tác lãnh sự:
a) Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;
b) Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
15. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Phối hợp quản lý di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lý các vấn đề có liên quan;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
16. Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tổng hợp tình hình, đề xuất, và thực hiện chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
c) Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước và ngược lại, đóng góp vào sự phát triển đất nước;
d) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
17. Về biên giới, lãnh thổ quốc gia:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, vùng trời, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam; giải quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đề xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu về việc xác định biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng phương án hoạch định biên giới quốc gia; xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý quốc tế về biên giới; phân giới và cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương có liên quan báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, bảo vệ biên giới;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
18. Về quản lý cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
a) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
19. Về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, các tổ chức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài), các đoàn Việt Nam được cử đi công tác nước ngoài:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam, nước tiếp nhận và luật pháp quốc tế.
20. Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
21. Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
22. Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế;
b) Kiểm tra các đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế của các Bộ, ngành, cơ quan trước khi trình Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất với Chính phủ về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao;
d) Tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý nhà nước về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
23. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
24. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
25. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị được giao và ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
26. Xây dựng, ban hành và triển khai chương trình cải cách hành chính của Bộ Ngoại giao theo chương trình, kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
27. Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ ASEAN.
2. Vụ Châu Âu.
3. Vụ Châu Mỹ.
4. Vụ Đông Bắc Á.
5. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
6. Vụ Tây Á - Châu Phi.
7. Vụ Chính sách đối ngoại.
8. Vụ các Tổ chức quốc tế.
9. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
11. Vụ Tổng hợp kinh tế.
12. Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO.
13. Vụ Thông tin báo chí.
14. Vụ Thi đua - khen thưởng và Truyền thống ngoại giao.
15. Vụ Tổ chức Cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Cơ yếu.
19. Cục Ngoại vụ.
20. Cục Lãnh sự.
21. Cục Lễ tân Nhà nước.
22. Cục Quản trị tài vụ.
23. Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
25. Ủy ban Biên giới quốc gia.
26. Học viện Ngoại giao.
27. Cục Phục vụ ngoại giao đoàn.
28. Báo Thế giới và Việt Nam.
29. Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài.
30. Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia.
31. Trung tâm Thông tin.
32. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ Khoản 26 đến Khoản 31 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại Khoản 32 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Các Vụ Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Tây Á - Châu Phi được tổ chức 03 phòng; Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ Châu Âu, Tổ chức Cán bộ được tổ chức 06 phòng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác còn lại thuộc Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị quy định từ Khoản 24 đến Khoản 26 của Điều này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 58/2013/ND-CP |
Hanoi, June 11, 2013 |
DECREE
REGULATIONS ON FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of ministry and ministerial-level agencies;
At the request of the Minister of Foreign Affairs;
The Government promulgates the Decree defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs.
Article 1. Functions
The Ministry of Foreign Affairs is the central government agency performing state administration on diplomacy including: Foreign affairs, border, national territory, overseas Vietnamese community, conclusion and implementation of international treaties, international agreements, administration of representative agencies of the Socialist Republic of Vietnam in other countries (hereinafter referred to as “Vietnamese diplomatic missions”) and activities of foreign representative agencies in Vietnam; state administration of public services in the area within state management of the Ministry of Foreign Affairs according to laws.
Article 2. Tasks and powers
The Ministry of Foreign Affairs shall exercise its tasks and powers as prescribed in the Government's Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of ministry, ministerial-level agencies and particular tasks and powers as follows:
1. Submit to the Government proposed laws, draft resolutions of the National Assembly, proposed ordinances and draft resolutions of the Standing committee of the National Assembly, draft resolutions and decrees of the Government according to the Ministry of Foreign Affairs’ annually approved law building program, plan and projects assigned by the Government and the Prime Minister; long-term, five-year, annual development strategies, master plans, plans, key projects and national target program pertaining to sectors, areas under the management of the Ministry of Foreign Affairs.
2. Submit to the Prime Minister draft decisions, directions and other documents pertaining to sectors, areas under the management of the Ministry of Foreign Affairs.
3. Promulgate circulars, decisions, directions and other documents within state management of the Ministry of Foreign Affairs; instruct and inspect the implementation of such documents.
4. Instruct, inspect and organize the implementation of strategies, master plans, plans, national target programs and legislative documents within state management of the Ministry of Foreign Affairs after approval is granted; organize propaganda and education campaign about laws, follow up enforcement of the laws pertaining to sectors and areas within state management of the Ministry of Foreign Affairs.
5. Perform state administration on diplomatic activities undertaken by ministries, relevant agencies and local governments:
a) Preside over and cooperate with ministries and relevant agencies in formulating a state-level foreign affair activity program, consolidating a ministerial-level foreign affair activity program; instruct the implementation of foreign affair activities and request ministries to make regular and irregular reports on the implementation; instruct and inspect the implementation and unification of policies and laws pertaining to state foreign affair activities conducted by ministries, ministerial-level agencies and governmental agencies;
b) Preside over and cooperate with relevant agencies in instructing, supervising and speeding up involvement of People’s Committees of provinces, central-affiliated cities in order to unify local foreign affair activities.
6. Administer international conference activities in Vietnam according to laws; make annual reports to the Prime Minister on organization of international conferences, workshops in Vietnam.
7. Preside over and cooperate with relevant ministries in protecting sovereignty and interests of the state, legal rights and interests of overseas Vietnamese organizations and citizens according to laws of Vietnam and international laws.
8. Study and advise on strategic forecasting:
a) Provide information and advice in a timely manner to the Government, the Prime Minister on matters related to global happenings and international relations of Vietnam;
b) Preside over studying and putting forward strategic forecasts related to global happenings, international relations, international laws;
c) Study, compile and publish scientific research publications in diplomacy, history of Vietnamese and international diplomacy and other areas within state management of the Ministry of Foreign Affairs.
9. Function as a representative for state diplomatic activities:
a) Act as a representative of the state for diplomatic relations with other countries, intergovernmental international organizations; perform state diplomatic activities according to laws.
b) Report to the Government the establishment, changing or suspension of diplomatic, consular relations with other countries, intergovernmental international organizations; establishment, temporary suspension or termination of presence of Vietnamese diplomatic missions according to laws;
c) Put forward the proposal to the Prime Minister for submission to the State President for summoning Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary, Permanent Representative of Vietnam to the United Nations, Word Trade Organization and representative of the State President to international organizations;
d) Appoint, summon permanent representative of Vietnam to international organizations unless otherwise as regulated in Point c of this Clause, heads of Vietnamese consular agencies abroad; appoint or dismiss Honorary Consul General of Vietnam to other countries.
10. State protocol:
a) Perform state administration on diplomatic protocol and the rights to diplomatic incentives and immunities according to laws; instruct and administer the exercise of the rights to diplomatic incentives and immunities, and diplomatic protocol by foreign representative agencies in Vietnam, Vietnamese diplomatic missions in accordance with the laws of Vietnam, international laws and practices;
b) Grant approval for presence of diplomatic representatives of other countries, international organizations to Vietnam and Vietnamese diplomatic representatives abroad;
c) Prepare and serve visits or trips of high-ranking delegations of the state to other countries or for participation in international conferences; organize events of welcoming visits of high-ranking delegations of other countries and international organizations to Vietnam according to laws.
11. Economic diplomacy:
a) Build bilateral and multilateral political relations and legal frameworks to step up foreign economic relations and Vietnam’s international economic integration;
b) Study, predict and report international economic issues and international economic relations; coordinate counseling and construction of policies on economic development and international economic integration; handle potential issues related to foreign economic relations as assigned by the Government; preside over and coordinate political and diplomatic campaigning to support foreign economic relations;
c) Preside over and cooperate with ministries and local governments and relevant organizations in formulating and developing policies and programs on economic diplomacy;
d) Preside over and cooperate with ministries and relevant organizations in increasing the efficiency of Vietnam’s participation in international organizations, international and regional economic cooperation mechanisms and forums as assigned by the Government and the Prime Minister.
12. Cultural diplomacy:
a) Build legal foundations and policies on cultural diplomacy;
b) Preside over and cooperate with ministries and local governments in administering and developing cultural diplomacy at home and abroad according to laws;
c) Preside over Vietnam National Commission for UNESCO’s activities; assume the roles of president and Secretariat of Vietnam National Commission for UNESCO.
13. Diplomatic communication activities:
a) Preside over and cooperate with ministries and relevant localities in developing diplomatic communication activities abroad; cooperate with the Ministry of Information and Communications in administering diplomatic communication activities abroad;
b) Follow up, study and consolidate public opinions from foreign media to serve diplomatic communications;
c) State official viewpoint and stance of Vietnam on diplomatic issues; organize international press conferences;
d) Administer and license press activities for foreign journalists in Vietnam and visits of foreign delegations to Vietnam at the invitation of state leaders and the Ministry of Foreign Affairs;
dd) Administer websites of the Ministry of Foreign Affairs and Vietnamese diplomatic missions to serve diplomatic communications;
e) Cooperate with ministries and relevant local governments in providing instructions for domestic press agencies on the coverage of diplomatic activities by state leaders, the Ministry of Foreign Affairs, international and domestic happenings related to foreign affairs.
14. Consular duties:
a) Protect interests of the state, lawful rights and interests of overseas Vietnamese citizens and legal persons according to laws of Vietnam and international laws;
b) Perform consular legalization, judicial entrustment of civil registration, nationality, entry and exit for Vietnamese citizens and foreigners within management of the Ministry of Foreign Affairs according to laws;
c) Administer and direct consular duties of agencies for foreign affairs in provinces, central-affiliated cities according to laws;
d) Perform other consular duties assigned by the Government, according to laws of Vietnam or international treaties to which Vietnam is a signatory.
15. State management on Vietnamese migration abroad:
a) Preside over and cooperate with relevant agencies in building policies on international migration in accordance with conditions of Vietnam and international practices;
b) Coordinate administration of legal immigrants, prevent illegal immigrants and handle related issues;
c) Preside over and cooperate with relevant agencies in instructing and inspecting activities related to Vietnamese migration overseas;
16. Overseas Vietnamese:
a) Preside over and cooperate with relevant agencies and organizations in studying and developing policies on overseas Vietnamese;
b) Preside over and cooperate with relevant agencies in instructing and inspecting the implementation of policies on overseas Vietnamese;
c) Support and instruct establishment of connectivity between overseas Vietnamese organizations and individuals and the home country and vice versa, contributing to the development of the country.
d) Provide supports and favorable conditions for overseas Vietnamese to establish themselves, integrate into society of the home country and maintain cultural traditions of Vietnam.
17. National border and territory:
a) Preside over and cooperate with ministries and relevant local governments in studying and assessing administration of national border, territory, airspace, sea and island areas and continental shelves of Vietnam; settling disputes, struggling to protect border, territorial integrity, sovereignty, sovereign and jurisdiction rights of Vietnam in mainland, airspace, sea and island areas and continental shelves; put forward policies and appropriate management measures;
b) Preside over and cooperate with relevant ministries in determining national boundaries, sea waters and continental shelves of Vietnam; determining scope of national sovereignty, sovereign and jurisdiction rights in mainland, airspace, sea and island areas and continental shelves;
c) Preside over and cooperate with relevant ministries in making national border planning, determining the borders between exclusive economic zones, continental shelves of Vietnam and neighboring countries;
d) Preside over and cooperate with ministries and relevant local governments in developing and enforcing international border instruments; mark the limits of national borders according to international agreement on national border planning signed between the Socialist Republic of Vietnam and neighboring countries; direct and instruct the implementation and request ministries and relevant local governments to make regular or irregular reports on border management and protection;
dd) Any potential issue pertaining to national sovereignty, sovereign and jurisdiction rights that arises out of activities by ministries and relevant local governments should be submitted to the Prime Minister for handling or for instructions on handling within competence.
18. Administer Vietnamese diplomatic missions:
a) Direct and inspect the implementation of foreign policies of the state as well as the fulfillment of functions and duties by Vietnamese diplomatic missions and their members according to laws;
b) Implement regulations of the law on organization and personnel of Vietnamese diplomatic missions;
c) Appoint, dismiss, delegate or summon members of Vietnamese diplomatic missions according to laws;
d) Instruct and organize management and use of properties, material and technical bases and funds for Vietnamese diplomatic missions according to laws.
19. Administer diplomatic activities by Vietnam’s overseas representative agencies, organizations, Vietnamese delegations appointed to go abroad on business:
a) Instruct and inspect the implementation of state policies, tasks and powers of Vietnam’s overseas representative agencies, organizations, Vietnamese delegations going abroad on business according to laws;
b) Preside over and cooperate with relevant ministries in providing supports and favorable conditions for Vietnam’s overseas representative agencies and organizations to exercise their functions, tasks, powers according to laws of Vietnam, host countries and international laws.
20. Administer activities undertaken by foreign diplomatic missions, consular agencies, honorary consular agencies and representative agencies of intergovernmental international organizations based in Vietnam according to laws of Vietnam and international laws.
21. Administer foreign non-governmental organizations in Vietnam; issue, extend, amend and revoke registration certificates of foreign non-governmental organizations in Vietnam according to laws.
22. International agreements:
a) Perform state administration on international agreements;
b) Inspect proposals for negotiation, conclusion and accession to international agreement put forward by ministries before submission to the Government is made;
c) Preside over and cooperate with relevant agencies and organizations in submitting proposals to the Government for conclusion, accession and implementation of international agreements for peace, security, border, territory, national sovereignty and other areas within state management of the Ministry of Foreign Affairs;
d) Organize compilation and publication of a yearbook of international agreements to which Vietnam is a signatory;
dd) Perform other duties related to state administration on international agreements according to regulations of the Law and Ordinance on conclusion, accession and implementation of international agreements.
23. Administer personnel organization; implement salary scheme, remuneration policy, appointments, dismissals, retirement, resignation, rewards, disciplines, training; establish staff, officials and civil servants in the administrative units affiliated to the Ministry of Foreign Affairs according to laws.
24. Inspect the implementation of regulations of laws within state management of the Ministry of Foreign Affairs; settle complaints and denunciations; prevent and fight against corruption, extravagance, handle acts in violation of regulations within state management of the Ministry of Foreign Affairs according to laws.
25. Manage and use properties, material and technical bases, facilities and allocated funds according to laws.
26. Formulate, promulgate and develop the Ministry of Foreign Affairs’ administrative reform programs according to the state’s administrative reform master plan approved by the Prime Minister.
27. Implement services for public use within state management of the Ministry of Foreign Affairs according to laws.
28. Perform other duties and powers assigned by the Government, the Prime Minister or according to laws.
Article 3. Organizational structure
1. Department of ASEAN Affairs.
2. Department of European Affairs.
3. Department of American Affairs.
4. Department of Northeast Asian Affairs.
5. Department of Southeast Asian - South Asian - South Pacific Affairs.
6. Department of West Asian - Africa Affairs
7. Department of Foreign Policy.
8. Department of International Organizations.
9. Department of Law and International Treaty
10. Department of Multilateral Economic Cooperation
11. Department of General Economic Affairs
12. Department of External Culture and UNESCO
13. Department of Press and Information
14. Department of Emulation and Reward.
15. Department of Organization and Personnel.
16. Office of the Ministry
17. Ministry Inspectorate
18. Bureau of Information Security
19. Bureau of External Affairs
20. Bureau of Consular Affairs
21. Bureau of State Protocol.
22. Bureau of Administration and Finance
23. Ho Chi Minh City Department of Foreign Affairs.
24. Committee of Overseas Vietnamese
25. Committee of National Border.
26. Diplomatic Academy of Vietnam.
27. Bureau of Diplomatic Corps Services
28. Vietnam and the World Newspaper
29. Foreign Press Center
30. National Translation and Interpretation Center
31. Information Center.
32. Vietnamese diplomatic missions.
The units from Clauses 1 to 25 of this Article are assistants to Minister of Foreign Affairs in performing state administration functions; the units from Clauses 26 to 31 of this Article are public service providers affiliated to the Ministry of Foreign Affairs.
The units in Clause 32 of this Article are Vietnamese diplomatic missions established and managed by the Government and the Ministry of Foreign Affairs respectively.
Department of Northeast Asian Affairs, Department of Southeast Asian - South Asian - South Pacific Affairs, Department of American Affairs, Department of West Asian - Africa Affairs are organized into three sub-departments each; Department of Law and International Treaty four sub-departments; Department of European Affairs, Department of Organization and Personnel six sub-departments each.
Functions, tasks, powers and organizational structure of the Committee of Overseas Vietnamese, Committee of National Border, Diplomatic Academy of Vietnam shall be submitted by the Minister of Foreign Affairs to the Minister of Foreign Affairs for decision; the remaining units shall fall within the competence of the Ministry of Foreign Affairs.
The Minister of Foreign Affairs shall define functions, tasks, powers and organizational structure of the ministerial units except the units prescribed from Clauses 24 to 26 of this Article.
Article 4. Effect
1. This Decree takes effect as of August 02, 2013.
2. This Decree shall supersedes the Government’s Decree No. 15/2008/ND-CP dated February 04, 2008 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs and all previous regulations in contravention of this Decree are hereby annulled.
Article 5. Implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, presidents of the People’s Committees of provinces, central-affiliated cities and relevant agencies, organizations shall be responsible for executing this Decree./.
|
PP THE GOVERNMENT |