Chương II Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH: Theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài
Số hiệu: | 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Văn Nam, Đào Hồng Lan, Nguyễn Khánh Ngọc, Vũ Hồng Nam |
Ngày ban hành: | 22/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2016 |
Ngày công báo: | 20/03/2016 | Số công báo: | Từ số 237 đến số 238 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết được ban hành ngày 22/02/2016.
I. Theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài
Việc thông báo tình hình phát triển của trẻ em được Thông tư liên tịch 03 quy định như sau:
1 Cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo Luật nuôi con nuôi. Việc thông báo có thể qua đường bưu điện, fax hoặc scan gửi theo đường thư điện tử.
Theo Thông tư liên tịch số 03 năm 2016 BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH, thông báo theo Biểu mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 tại Thông tư 24/2014/TT-BTP.
2. Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo khoản 1.
3. Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
II. Bảo vệ trẻ em Việt Nam cho làm con nuôi nước ngoài trong trường hợp cần thiết
1. Trường hợp cần bảo vệ trẻ em theo quy định tại TTLT 03/2016/BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và các hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ
- Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH này.
- Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
- Trường hợp đặc biệt, Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ thông tin, phản ánh về tình trạng cụ thể của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần thiết phải bảo vệ.
Thông tư liên tịch 03 có hiệu lực từ ngày 06/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Việc thông báo có thể được thực hiện qua đường bưu điện, fax hoặc scan gửi theo đường thư điện tử.
Thông báo được lập theo Biểu mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
2. Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Căn cứ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và Biên bản giao nhận con nuôi, nếu thấy cha mẹ nuôi không thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ, Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em.
1. Bộ Tư pháp tập hợp, theo dõi, tổng hợp và lưu trữ báo cáo nhằm phục vụ cho công tác theo dõi tình hình phát triển của trẻ em.
2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lưu trữ báo cáo tình hình phát triển của trẻ em để bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
1. Hàng năm, căn cứ thông tin về tình hình phát triển của trẻ em do cha mẹ nuôi cung cấp và báo cáo tổng hợp tình hình phát triển của trẻ em do tổ chức con nuôi nước ngoài nộp, Bộ Tư pháp lập báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
2. Nội dung báo cáo gồm số liệu trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài trong năm, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng và đề xuất các biện pháp tăng cường công tác theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài.
1. Căn cứ nội dung báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài do Bộ Tư pháp gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em khi có yêu cầu của cha mẹ đẻ, người giám hộ và cơ sở nuôi dưỡng nơi trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài.
2. Việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin được cung cấp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
1. Cha mẹ nuôi, con nuôi có nguyện vọng tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của con nuôi có thể trực tiếp đến Bộ Tư pháp hoặc gửi đề nghị qua đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Tư pháp hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài, hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nơi con nuôi thường trú.
2. Trường hợp có đủ thông tin về nguồn gốc của con nuôi, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo đề nghị trong thời hạn 15 ngày.
3. Trường hợp cần có thêm thông tin thì Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi đã giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài xác minh, bổ sung thông tin trong thời hạn 15 ngày. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp cung cấp thông tin theo yêu cầu.
SUPERVISION OF DEVELOPMENT SITUATION OF VIETNAMESE CHILDREN ADOPTED OVERSEAS
Article 4. Notification of development situation of children
1. Adoptive parents shall notify by post, fax or email the development situation of their adopted children to the Ministry of Justice and overseas Vietnamese representative missions in accordance with the Adoption Law.
The notice shall be made according to form TP/CN-2014/CNNNg.07 promulgated together with the Justice Ministry’s Circular No. 24/2014/TT-BTP of December 29, 2014, amending and supplementing a number of articles of the Justice Ministry’s Circular No. 12/2011/TT-BTP of June 27, 2011, promulgating and guiding the record, storage and use of forms of adoption.
2. Adoptive parents may notify the development situation of children as prescribed in Clause 1 of this Article directly or with the assistance of foreign adoption organizations.
3. Foreign adoption organizations shall provide information on the development situation of a specific child adopted overseas whenever requested by the Ministry of Justice.
Article 5. Urging the notification of development situation of Vietnamese children adopted overseas
On the basis of the decision on intercountry adoption of a child and the record of handover and receipt of the child, if finding the adoptive parents fail to periodically notify the development situation of the child, the Ministry of Justice shall request the concerned foreign adoption organization or the central intercountry adoption agency of the country receiving the adopted child to urge the adoptive parents to notify the development situation of the child.
Article 6. Collection and preservation of reports on development situation of children
1. The Ministry of Justice shall collect, monitor, summarize and preserve reports to serve the supervision of development situation of children.
2. Overseas Vietnamese representative missions shall preserve reports on the development situation of children in order to protect children in necessary cases.
Article 7. Assessment reports on development situation of children adopted overseas
1. On the basis of information on the development situation of children provided by adoptive parents and summary reports on the development situation of children submitted by foreign adoption organizations, the Ministry of Justice shall annually make and send an assessment report on the development situation of children adopted overseas to the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and provincial-level Justice Departments and Labor, War Invalids and Social Affairs Departments which have settled the intercountry adoption.
2. A report must contain statistics of children adopted overseas in the year, the status of health, physical strength and spirit of adopted children and their integration with adoptive parents, families and communities, and propose measures to increase the supervision of the development situation of Vietnamese children adopted overseas.
Article 8. Provision of information on development situation of children
1. On the basis of assessment reports on the development situation of children adopted overseas sent by the Ministry of Justice in accordance with Clause 1, Article 7 of this Joint Circular, provincial-level Justice Departments and Labor, War Invalids and Social Affairs Departments which have settled the intercountry adoption shall provide information on the health, physical strength, spirit and integration of children at the request of their natural parents, guardians or nurturing establishments where the children lived before their adoption.
2. The provision and use of provided information must adhere to the principles prescribed in Clauses 1 and 2, Article 3 of this Joint Circular.
Article 9. Support for adopted children to inquire into their origin
1. An adoptive parent or adopted child who wishes to inquire into information about the adopted child’s origin may go to the Ministry of Justice or send a request to the Ministry of Justice by post, fax or email or through a foreign adoption organization or the central intercountry adoption agency of the country where the adopted child resides.
2. When having full information on an adopted child’s origin, the Ministry of Justice shall provide information as requested within 15 days.
3. When needing more information, the Ministry of Justice shall request the provincial- level Justice Department which has settled the intercountry adoption to verify and supplement information within 15 days. Within 15 days after receiving the provincial-level Justice Departments verification results, the Ministry of Justice shall provide information as requested.