Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
Số hiệu: | 19/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 08/05/2011 |
Ngày công báo: | 05/04/2011 | Số công báo: | Từ số 171 đến số 172 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp
Ngày 21/3/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Theo đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp; nuôi con nuôi nước ngoài là 9 triệu đồng/trường hợp; đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện là 3 triệu đồng/trường hợp.
Các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước bao gồm: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận con nuôi ở vùng sâu, vùng xa.
Cụ thể, giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Trong trường hợp nhận 2 trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ thứ 2 trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
Nghị định cũng ghi nhận các trường hợp nuôi con nuôi thực thực tế mà chưa đăng ký, cụ thể, việc nuôi con nuôi đã phát sinh tên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011, nếu đáp ứng các điều kiện quy định thì được đăng ký kể từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2015 tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.
Về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi, Nghị định quy định cụ thể như sau: Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, UBND cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi nước ngoài do UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi; cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ thì UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện việc đăng ký.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2011; bãi bỏ các quy định tại Chương IV, từ điều 35 đến Điều 64, Điều 71 và các quy định khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002; Từ điều 25 đến Điều 28 và những quy định khác về trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 7; thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo Điều 12; thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới theo Điều 42; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí và thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 43; thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Nghị định này hướng dẫn thi hành một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện), nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các Điều 9, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36 của Luật Nuôi con nuôi; đăng ký lại việc nuôi con nuôi và công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.
1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
2. Trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thì được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.
3. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để xác định trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Người Khuyết tật đối với trẻ em khuyết tật hoặc của chuyên gia y tế đối với trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Việc hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam thông qua chương trình, dự án bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cộng đồng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.
2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam không được hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở nuôi dưỡng được chỉ định cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
1. Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và giấy tờ quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
3. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm e và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
1. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em (sau đây gọi là Danh sách 1) xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc có hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách riêng (sau đây gọi là Danh sách 2) xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp.
Nếu trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi, Sở Tư pháp xác nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và gửi hồ sơ kèm theo Danh sách 2 cho Cục Con nuôi để thông báo cho người nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.
3. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận làm con nuôi, thì cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm cấp 01 bộ hồ sơ của trẻ em cho người nhận con nuôi và xóa tên trẻ em trong Danh sách quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau:
1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.
2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.
1. Việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Nuôi con nuôi và do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.
2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú nhưng không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình phối hợp lấy ý kiến của những người liên quan.
b) Trường hợp không thể cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi lấy ý kiến của những người liên quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu.
3. Việc lấy ý kiến phải thể hiện bằng văn bản và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
1. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.
2. Khi lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình.
Trường hợp cho trẻ em làm con nuôi là giải pháp cuối cùng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn đầy đủ cho những người liên quan về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ đối với con theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
1. Cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là cơ sở nuôi dưỡng được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật; có đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và am hiểu về lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài; được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức thành lập cơ sở nuôi dưỡng kiểm tra, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Sở Tư pháp thông báo cho Cục Con nuôi về danh sách cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định để theo dõi và phối hợp quản lý.
Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Cục Lãnh sự) có trách nhiệm lập, cập nhật và thông báo cho Cục Con nuôi danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại quy định tại Điều 30 của Luật Nuôi con nuôi.
Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ được lập theo quy định tại Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:
1. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.
2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1, thì phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;
b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.
1. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và cử cán bộ trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Việc kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
1. Trước khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp phải thẩm định hồ sơ của trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.
2. Việc xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi phải bảo đảm trẻ em đáp ứng đủ các yêu cầu về độ tuổi, đối tượng được nhận đích danh, đối tượng phải thông qua thủ tục giới thiệu; hồ sơ phải có đủ các giấy tờ hợp lệ.
3. Trường hợp trẻ em thuộc Danh sách 1 có đủ điều kiện làm con nuôi, Sở Tư pháp phải có văn bản xác nhận đối với từng trường hợp cụ thể.
Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
2. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
3. Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
Việc kiểm tra hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định:
a) Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
b) Người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.
2. Khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 35, Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành để tham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, khách quan, phù hợp với nhu cầu và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý, Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi kèm theo văn bản nêu rõ lý do.
3. Trong khi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Cục Con nuôi có thể lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để thẩm định kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi. Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp.
1. Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải có đơn kèm theo các giấy tờ sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp:
a) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó;
d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
đ) Giấy khám sức khỏe;
e) Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải được dịch ra tiếng Việt, lập thành 02 bộ hồ sơ. Người nhận con nuôi phải nộp 02 bộ hồ sơ của mình kèm theo 02 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi; mỗi bộ hồ sơ của trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi.
Khi nộp hồ sơ, người nhận con nuôi phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi và 01 bộ hồ sơ của trẻ em để xin ý kiến.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi theo thủ tục quy định tại Điều 10 của Nghị định này; trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nhận con nuôi.
1. Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và các điều kiện theo quy định pháp luật của nước láng giềng.
2. Hồ sơ xin nhận con nuôi phải có các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và các giấy tờ khác theo quy định pháp luật của nước láng giềng; số bộ hồ sơ được lập theo quy định pháp luật của nước láng giềng.
3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và xác nhận nếu người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.
4. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã, nơi người đó thường trú.
1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Người nhận con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
2. Kèm theo Tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;
d) Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
1. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người đó có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.
2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người được nhận làm con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì giấy khám sức khỏe và giấy tờ tương ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.
1. Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Cơ quan đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 này, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi. Việc kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
3. Nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi, thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày lấy ý kiến của những người liên quan, Cơ quan đại diện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Cơ quan đại diện ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên, đồng thời gửi văn bản thông báo cho Cục Con nuôi và Cục Lãnh sự kèm theo bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp hồ sơ nuôi con nuôi không rõ ràng, cần yêu cầu cơ quan trong nước kiểm tra, xác minh, Cơ quan đại diện có văn bản kèm bản chụp hồ sơ gửi Cục Con nuôi, đồng gửi Cục Lãnh sự, yêu cầu xác minh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cục Con nuôi đề nghị cơ quan có liên quan trong nước thẩm tra, xác minh và trả lời cho Cơ quan đại diện.
Trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đại diện thông báo lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi.
Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm định kỳ 6 tháng gửi báo cáo cho Cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình trạng sức khỏe, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng; trường hợp việc nuôi con nuôi tiếp tục thực hiện tại Việt Nam, thì trong thời hạn này việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Nuôi con nuôi.
1. Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.
5. Trong mục ghi chú của bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này và Sổ đăng ký nuôi con nuôi phải ghi rõ là đăng ký lại.
1. Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại Việt Nam và ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Việc ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú.
3. Người có yêu cầu ghi chú việc nuôi con nuôi phải xuất trình với Sở Tư pháp bản chính giấy tờ đăng ký việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
4. Sở Tư pháp ghi chú việc nuôi con nuôi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và cấp cho đương sự Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi đó.
1. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn của tổ chức con nuôi nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam;
b) Bản sao Điều lệ, Quy chế hoạt động hoặc văn bản thành lập tổ chức con nuôi nước ngoài;
c) Bản sao giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
d) Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế trong 03 năm gần nhất, bao gồm cả tình hình thu, chi tài chính về con nuôi quốc tế, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập xác nhận; trường hợp đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì phải có báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam;
đ) Báo cáo đánh giá về sự hiểu biết của các nhân viên xã hội và nhân viên pháp lý làm việc tại tổ chức con nuôi nước ngoài về các lĩnh vực pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi;
e) Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, bản sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài;
g) Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, bản sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và văn bản của tổ chức chấp thuận cử người đó làm người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại Cục Con nuôi.
1. Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam thì không thuộc diện công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức tốt;
c) Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội Việt Nam liên quan đến nuôi con nuôi và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi.
2. Một người chỉ được đứng đầu một Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép) cho tổ chức con nuôi nước ngoài và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
4. Giấy phép có giá trị trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn mỗi lần tối đa là 05 năm.
1. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam, nếu chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thì được gia hạn Giấy phép.
2. Chậm nhất 60 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, tổ chức con nuôi nước ngoài phải làm đơn xin gia hạn gửi Cục Con nuôi, kèm theo Giấy phép và báo cáo hoạt động tại Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Con nuôi thẩm định hồ sơ; kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; đánh giá lại năng lực chuyên môn của tổ chức con nuôi nước ngoài, nếu thấy cần thiết; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định gia hạn Giấy phép và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối gia hạn Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
1. Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở chính tại nước nơi tổ chức được thành lập, thay đổi trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì tổ chức phải có đơn gửi Cục Con nuôi đề nghị ghi chú nội dung thay đổi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị ghi chú thay đổi, Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ghi nội dung thay đổi vào Giấy phép; thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý.
2. Trường hợp thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải có đơn gửi Cục Con nuôi, kèm theo đơn phải có Giấy phép và 02 bộ giấy tờ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi thẩm định hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp không chấp nhận người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
1. Tổ chức con nuôi nước ngoài bị thu hồi Giấy phép hoạt động con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:
a) Tổ chức con nuôi nước ngoài đã chấm dứt hoạt động tại nước nơi tổ chức đó được thành lập;
b) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không cho phép tổ chức tiếp tục hoạt động tại Việt Nam;
c) Tổ chức con nuôi nước ngoài đề nghị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trước thời hạn ghi trong Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp;
d) Hết hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam mà tổ chức không đề nghị gia hạn hoặc có đơn đề nghị nhưng không được gia hạn;
đ) Bị tước quyền sử dụng Giấy phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức con nuôi nước ngoài phải nộp lại Giấy phép cho Cục Con nuôi và thanh toán mọi khoản nợ (nếu có) với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
3. Cục Con nuôi thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thu hồi Giấy phép.
1. Căn cứ tình hình thực tiễn, sau khi trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của các nước có liên quan, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao ấn định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
1. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước.
2. Chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là khoản tiền mà người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp khi nhận con nuôi ở Việt Nam để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Toàn bộ số tiền thu được theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải nộp vào tài khoản của cơ quan thu mở tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi quản lý, sử dụng theo quy định.
Cơ quan thu có trách nhiệm lập dự toán thu, chi hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh quyết toán theo chế độ hiện hành.
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được quy định như sau:
1. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là bốn trăm nghìn đồng (400.000 đồng)/trường hợp.
2. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là chín triệu đồng (9.000.000 đồng)/trường hợp.
3. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện là ba triệu đồng (3.000.000 đồng)/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng đô la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
2. Cục Con nuôi thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện.
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi.
3. Công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cơ quan đại diện.
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này làm con nuôi và việc nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa.
2. Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Điều 23, đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 29, công nhận và ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký ở nước ngoài theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện được sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi để phục vụ công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ; trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi; theo dõi báo cáo về tình hình nuôi con nuôi và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục Con nuôi được sử dụng 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định này để chi cho các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để đánh giá toàn diện về điều kiện của người nhận con nuôi;
b) Chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp;
c) Thông tin liên lạc, gửi tài liệu, trao đổi thư tín với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để giải quyết việc nuôi con nuôi;
d) In ấn, phát hành biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về nuôi con nuôi;
đ) Tập hợp, xử lý, thống kê và báo cáo số liệu về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
e) Tập hợp, theo dõi, tổng hợp và đánh giá báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài;
g) Mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thiết bị cần thiết liên quan trực tiếp đến việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi;
h) Mua sắm và sửa chữa tài sản, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác thu lệ phí;
i) Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc thu lệ phí, bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương, trừ chi phí trả lương cho cán bộ công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
3. Sở Tư pháp được sử dụng 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 40 của Nghị định này để chi cho các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi;
b) Tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi;
c) Tiến hành giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài; lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
d) Chuyển hồ sơ giới thiệu trẻ em làm con nuôi cho Bộ Tư pháp để thông báo cho người nhận con nuôi;
đ) Tập hợp, xử lý, thống kê và báo cáo số liệu về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
e) Mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thiết bị cần thiết liên quan trực tiếp đến việc giải quyết nuôi con nuôi.
1. Mức thu lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép là sáu mươi lăm triệu đồng (65.000.000 đồng)/giấy phép;
b) Lệ phí gia hạn giấy phép là ba mươi lăm triệu đồng (35.000.000 đồng)/lần gia hạn;
c) Lệ phí sửa đổi giấy phép là hai triệu đồng (2.000.000 đồng)/lần sửa đổi.
2. Cục Con nuôi thu lệ phí khi tổ chức con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được sử dụng để chi cho các nội dung sau đây:
1. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Phỏng vấn, kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
3. Kiểm tra điều kiện, tư cách và năng lực pháp lý của tổ chức con nuôi nước ngoài tại nước nơi tổ chức được thành lập.
4. Kiểm tra, theo dõi, quản lý và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
5. Theo dõi báo cáo và trực tiếp kiểm tra tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài.
1. Mức thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng)/trường hợp.
Khoản tiền này không bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả, kể cả chi phí đưa trẻ em ra nước ngoài sau khi được giải quyết cho làm con nuôi.
2. Cục Con nuôi có trách nhiệm thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
1. Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài khi người đó đồng ý nhận trẻ em Việt Nam được giới thiệu làm con nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này làm con nuôi được miễn nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
1. Cơ quan thu chuyển 95% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này cho ngân sách cấp tỉnh để phân bổ sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, trong đó:
a) 70% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu, lợi ích của trẻ em;
b) 15% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được bổ sung quỹ lương và nâng cao năng lực cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng;
c) 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc xác minh nguồn gốc của trẻ em được cho làm con nuôi;
d) 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc hoàn tất thủ tục và giao nhận con nuôi.
Cơ quan, tổ chức sử dụng chi phí có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích phần chi phí được phân bổ, lập sổ sách theo dõi và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Tư pháp tổng hợp để báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Cơ quan thu được trích lại 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này để chi cho việc thu và chuyển chi phí; xác nhận và cấp biên lai thu chi phí cho người nộp; lập sổ sách theo dõi, kiểm tra việc sử dụng khoản chi phí này bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả; tổng hợp và báo cáo công khai hằng năm về tình hình thu, nộp, sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước trong phạm vi toàn quốc theo quy định và phù hợp thông lệ quốc tế.
1. Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước do Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và hồ sơ do Cơ quan đại diện tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa giải quyết xong, thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch và các văn bản liên quan khác.
2. Hồ sơ xin nhận con nuôi nước ngoài do Cục Con nuôi tiếp nhận và đã thông báo cho người nhận con nuôi về trẻ em có đủ điều kiện được giới thiệu làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa giải quyết xong, thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và các văn bản liên quan khác.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài đã được cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 được hoạt động tại Việt Nam đến ngày 30 tháng 9 năm 2011; nếu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức con nuôi nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện và được cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định này.
1. Bãi bỏ chương IV “Nuôi con nuôi” từ Điều 35 đến Điều 64, Điều 71 và những quy định liên quan khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Bãi bỏ các khoản 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Điều 2 và những quy định liên quan khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Bãi bỏ các điều từ Điều 25 đến Điều 28 và những quy định liên quan khác về trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch.
4. Bãi bỏ Chương IV “Đăng ký nhận nuôi con nuôi” từ Điều 15 đến Điều 17 tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2011.
2. Bộ Tư pháp tổ chức thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 19/2011/ND-CP |
Hanoi, March 21, 2011 |
DECREE
PROVIDING IN DETAIL FOR IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ADOPTION
THE GOVERMENT
Pursuant to the December 25, 2011 Law on the Organization of Government;
Pursuant to the June 17, 2010 Law on Adoption;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides in detail for receiption, management, usage of humanitarian aids to nurture, care, and educate children in special circumstances upon Article 7; authority for the collecttion, rate, the exemption, reduction, usage and management regime of adoption registration fee, expenses for settling inter-country adoption arcording to Article 12; procedures of adoption settling between Vietnamese citizens and neighboring countries’ citizens permanently residing in border areas referred to Article 42; rate, usage and management regime of fee and procedures of granting, extending, modifying the operation licenses of foreign adoption agencies in Vietnam referred to Article 43; procedures for adoption registration between Vietnamese citizens before the date of January 01, 2011 but have not yet registered referred to Article 50 of Law on Adoption.
2. This Decree guides for implementation of a number of issues on competence, sequence, procedures for settling domestic adoption, adoption at the Vietnamese representative agencies in foreign country (hereinafter called as the representative agencies), adoption involving foreign factors under Article 9, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36 of Law on Adoption; re-registration and recognizatiom of adoption which was registered at competent agencies of foreign countries.
Article 2. Competence for adoption registration
Competence for adoption registration implemented in accordance with provision in Article 9 of Law on Adoption and the following specific provisions:
1. For domestic adoption, the People’s Committees of Commune, Ward, Township (hereinafter called as The Commune-level People’s Committees) of place in which adoptee permanently residing are competent to register adoption.
In case stepfathers or stepmothers allow their wife or husband’s step-children to be their adoptees; natural aunts, uncles allow their nephews, nieces to be their adoptees or having an agreement between adopting person and natural parents or guardian of children allowed to be adoptees, the Commune-level People’s Committees of place in which adopting persons permanently residing are competent to register adoption.
In case abandoned children who have not been sent to the nurturing centers be adopted, the Commune-level People’s Committees which made the confirming report on abandoned children’s status are competent to register adoption; in case children living in the nurturing centers be adopted, the Commune-level People’s Committees of place where the nurturing centers locate are competent to register adoption.
2. Regarding inter-country adoption, the People’s Committees of centrally-affiliated Provinces, Cities (hereinafter called the Provincial-level People’s Committees), in which the adopted persons are permanently residing shall decide to let such person to be adoptee; in case children living in the nurturing centers allowed to be adoptees, the Provincial-level People’s Committees of place where the nurturing centers locate shall decide to let such children to be adoptee.
Departments of Justice implements for inter-country adoption registeration after having the decision of Provincial-level People’s Committees.
3. Regarding adoption where the adopters and adoptees are Vietnamese citizens who temporarily residing oversea, the Representative agencies of place where the adopters or adoptees temporarily residing are competent to register adoption; in case both temporarily reside in the country where has no representative agency, the adopting persons may apply for adoption registration at a certain representative agency that is most convenient for them.
Article 3. Disable, dangerous disease children are specific adopted
1. Disable, dangerous disease children are specific adopted under provisions in point d clause 2 Article 28 of Law on Adoption include: children with cleft lip and clept palate, children who are blinded with one or two eyes; mutism, deaf; dumb; children with curved arms or legs, children with missing fingers, hands, foot (feet), toes, children infected with HIV; children with heart diseases; chidren with navel, groin, belly hernia; children without an anus or sexual organ; children with blood disease; chidren with diseases requiring life-long treatment; chidren with other disabilities or dangerous disease which restricting the chances of adoption.
2. Children who are subjects provided in clause 1 of this Article, if they are inter-country adopted, shall be exempted form announcement procedures of finding a substitute family provided in point c, point d clause 2 of Article 15 and procedures of introducting children for adoption referred to provision in clause 1 Article 36 of Law on Adoption.
3. In case where there are not enough proofs to determine that children are subjects provided in clause 1 of this Article, the Department of Adoption under management of the Ministry of Justice (hereinafter called as Department of Adoption) shall collects opinions of the competent agencies under provision of Law on Disable People for disable children or of the medical experts for dangerous disease children.
Article 4. Receiption, management, and use of humanity assistance in order to nurture, care of, and educate children with disadvantaged circumstances
The humanitarian aids for nurturing, caring for and educating children in disadvantaged circumstances implemented referred to provision in Article 7 of Law on Adoption and the following specific provisions:
1. Domestic, foreign individuals, organizations encouraged to provide humanitarian aids for nurturing, caring for, and educating children in disadvantaged circumstances in Vietnam via programs, protective projects, care for, nurture of children in communities, nurturing centers; sponsor for children protective funds or other methods under the laws of Vietnam.
While providing for humanitarian aids, individuals, and organizations do not request the nurturing centers to give children for adoption; the nurturing centers do not commit to give children for adoption because they received humanitarian aids .
2. The Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs guides, directs, supervises over the receiption, management, and usage of humanity aids to nurture, care for, and educate children in disadvantaged circumstances.
3. The foreign adoption agencies are authorized to operate in Vietnam shall not allowed to provide directly assistance to the nurturing centers that assigned to allow children to be overseas adopted.
Article 5. Time of valid of dossiers
1. The judicial record, health certificate, documents certifying of the family status, accommodation circumstances, economic conditions of domestic adopters referred to Article 17 of Law on Adoption and dossiers provided in point b, point đ clause 1 Article 21 of this Decree shall be valid if they are granted not excess 06 months, from the date of applying dossiers at the Commune-level People’s Committees.
2. The judicial record, health certificate, a completed questionnaire on psychology, family, income and property certificate of persons adopting Vietnamese children to be overseas adoptees referred to provision in Article 31 of Law on Adoption shall be valid if they are granted not excess 12 months, from the date of applying dossiers at the Department of Child Adoption.
3. The judicial record sheet of head of the foreign adoption agencies referred to point e and of the persons expected to be head of the foreign adoption agencies referred to point g clause 1 Article 31 of this Decree shall be valid if they are granted not excess 6 months, from the date of applying dossiers at the Department of Child Adoption.
DETAILED PROVISIONS ON A NUMBER OF PROCEDURES FOR SETTLING ADOPTION
Article 6. Having dossier and list of children in need of substitute families
1. In case of children living in the nurturing centers in need to find a substitute family but are not disable children, dangerous disease, the nurturing centers make dossiers and list of children (hereinafter called as the List 1) asking for the Departments of Labor, war Invalids and Social Affairs’ opinion before sending to the Departments of Justice to notify of finding substitute family for the chidren in the provincial area referred to point c clause 2 Article 15 of Law on Adoption.
2. in case of disable children, children with dangerous disease and children aged 5 year-old or older and two or more childrens are biological siblings need to find a substitute family, the nurturing centers make dossiers and a private list (hereinafter called as the List 2) asking for the Departments of Labor, war Invalids and Social Affairs’ opinion before sending to the Departments of Justice.
If children have enough conditions for adoption, the Departments of Justice shall confirm referred to provision in clause 1 and clause 2 Article 16 of this Decree and sending the aplication enclosing with the List 2 to the Departments of Child Adoption to notify to the adopter of child-specific adoption.
3. In case of children living in the nurturing centers adopted by Vietnamese citizens permanently domestic residing, the nurturing centers is responsible for providing 01 set of children’s dossier to the adopters and deleting such children’s name in the List provided in clause 1 or clause 2 this Article.
Article 7. The application dossier of the adopters
The application dossier of the domestic adopters shall be compiled 01 set includes documents provided in Article 17 of Law on Adoption. In case adopters and adoptees are not one of the cases provided in clause 3 Article 14 of Law on Adoption and not permanently reside together in a commune area, confirming of family circumstances, accomodation and economic conditions of adopters carried out as follows:
1. In case of adopting person applies for adoption registering at the Commune-level People’s Committees in which adopted children permanently reside, documents of family circumstances, accomodation and economic conditions of adopting persons shall be confirmed by the Commune-level People’s Committees in which such persons permanently reside.
2. In case of the adopting person applies for adoption registering at the Commune-level People’s Committees in which such person permanently resides, the civil status – judicial officers shall confirm family circumstances, accomodation and economic conditions of adopting persons.
Article 8. Responsibility for collecting concerned persons’ ideas on adoption
1. Collecting concerned persons’ ideas on adoption carried out referred to provision in Article 20 of Law on Adoption and directly by the civil status – judicial officers of the Commune-level People’s Committees in which adopted persons permanently reside.
2. In case adopting persons apply dossier for adoption registering at the Commune-level People’s Committees in which such persons permanently reside but in the same place the adopted children reside, the collecting concerned persons’ ideas on adoption carried out as follows:
a) In case of deligating civil status – judicial officers to go to collect directly, the Commune-level People’s Committees receiving applying shall send a written to request the Commune-level People’s Committees in which the adopted persons permanently reside for delegating their civil status – judicial officers to coordinate collecting concerned persons’ ideas.
b) In case of being unable to delegate civil status – judicial officers to go to collect directly, the Commune-level People’s Committees receiving dossiers shall send written request to the Commune-level People’s Committees in which the adopted children permanently reside for collecting concerned persons’ ideas.
Within 10 days, from the date of receiving the request of the Commune-level People’s Committees receiving dossiers, the Commune-level People’s Committees in which the adopted children permanently reside delegate their civil status – judicial officers to collect directly the concerned persons’ ideas and send result to the Commune-level People’s Committees requested.
3. Collecting ideas must be shown in writing and meet requirement as provided in clause 2 Article 9 of this Decree.
Article 9. Requirement of dossiers inspectation and collecting concerned persons’ ideas
1. While inspecting dossiers, the civil status – judicial officers must research, study the concerned persons’ innermost feelings, aspiration and circumstance. In case the adopted persons have natural parents still alive, the civil status – judicial officers inspect if the natural parents and adopting parents have agreement to keep rights, obligations toward their children and the method to carried out such rights, obligations after children were allowed to be adopted.
2. While collecting concerned persons following the provision in Article 20 and Article 21 of the Law on Adoption, the civil status – judicial officers must consult to help children continue be cared for, nurtured, educated which are suitable with the families’ conditions and real capabilities.
In case adoption to children is the last solution for their best benefits, the civil status – judicial officers must consult fully for concerned persons about adoption’s purpose; rights and obligations arising between adoptive parents and adopted children after adoption registering; the natural parents have no longer any rights, obligations toward their children upon provision in clause 4 Article 24 of Law on Adoption if the natural parents and adoptive parents have no other agreements.
3. If concerned persons have not awared fully, understood clearly about the consulted matters or influenced by psychology, health element had agreed to allow their children to be adopted, then wanted to change their decision after rethinking , within the limit time of 15 days from the date of being asked for their ideas, concerned persons must inform in writing to the Commune-level People’s Committees settling adoption dossiers. If this time is terminated, the concerned persons may not change their ideas for allowing children to be adopted.
Article 10. Procedures for registration of adoption
Procedures for registration of adoption are carried out referred to provision in Article 22 of Law on Adoption and the following specific provisions:
1. Registration for adoption is carried out in the office of the Commune-level People’s Committees. When registering adoption, adoptive parents, natural parents, the guardian or representative of the nurturing centers and adopted children must be in presence. The civil status – judicial officers record in the adoption registration book and hand the adoption certificates to the parties.
2. In case adoptees are abandoned children and record part about their parents in birth certificate and birth registration book keeping in the Commune-level People’s Committees is unfilled, based on the certificate of adoption, the civil status – judicial officers shall suplement the information of adoptive parents into parents record part in birth certificate and birth registration book of the adopted children; at the noting column in the birth registration book must be written clearly that they are adoptive parents.
3. In case of having agreement between adoptive parents and natural parents, together with the consent from the adopted children aged 9 year-old or older of changing record part of parents in birth certificate and birth registration book of the adopted children, the Commune-level People’s Committees of the places in which carried out birth registration for children shall carry out birth reregistration to the adopted children and revoke former birth certificate; at the noting column in the birth registration book must be written clearly that they are adoptive parents.
Article 11. The nurturing centers entitled to allow children to be inter-country adoptees
1. The nurturing centers entitled to allow children to be intercountry adoptees are the nurturing centers found and operated legally in Vietnam; having enough conditions to care, nurture, educate children under provision of law; having a staff force is enough standards of morality, skill and knowledge in the field of caring, nurturing, educating children and being well-informed about inter-country adoption field; being assigned by the Provincial-level People’s Committees to allow children to be intercountry adoptees.
2. The Departments of Labor, war Invalids and Social Affair is the main responsible unit for implementing, coordinating with the Departments of Justice and agencies, organizations found such nurturing centers to examine, value and report to the Provincial-level People’s Committees for considering, assigning the nurturing centers to be allowed children to be adopted overseas according to provision in this Article 1.
3. The Departments of Justice inform to the Department of Child Adoption about the list that the nurturing centers is allowed children to be adopted overseas, assigned for supervising and coordinating to manage by the Provincial-level People’s Committees.
Article 12. Announcement of list of countries exempted form consular legalization of papers and documents
The Consular Department under the Ministry of Foreign Affairs (hereinafter called as the Consular Department) is responsible for forming, updating and informing to the Department of Child Adoption about the list of countries exempted from consular legalization of papers and documents under treaties in which the Socialist republic of Vietnam is a contracting party or the reciprocity principle provided in Article 30 of Law on Adoption.
Article 13. Application of adopting persons
Vietnamese children adoption Application of an overseas Vietnamese, a foreigner permanently residing abroad must comprise papers, documents provided in clause 1 Article 31 of Law on Adoption.
When applying dossiers at the Department of Child Adoption, the adoptiing person incase of specific children as provided in clause 2 Article 28 of Law on Adoption must apply 01 set of dossier of adopted children and depend on each case, must have the following correlative documents:
1. Copy of marriage certificate of stepfather or stepmother with natural mother or father of adopted children.
2. Papers, documents proving that adopting persons are natural aunt, uncle of the adopted children.
3. Copy of Vietnam competence agency’s decision allows such person adopting Vietnamese children and papers, documents proving that such adopted children with the children introduced to be adoptees are biological siblings.
4. Papers, documents proving that adopted child is belong one of the cases provided in clause 1 Article 3 of this Decree.
5. Confirming document of the Commune-level People’s Committees or Public Securities of the adopting persons’s Vietnam residence and the other papers, documents proving that the adopting persons are the foreigners working, educating uninterruptedly in Vietnam for an at least 01 year period, counted to the date of application of dossiers at the Department of Child Adoption.
Article 14. Application of children to be adopted
Application of the adopted children must comprise papers, documents compiled as provided in Article 32 of Law on Adoption and the following specific provisions:
1. A summary of children’s characteristic, hobbies, habit. Have to write truthly information about health, disease status (if any), hobbies, daily habit need to be paid attention must be written faithfully to give an advantage to adopting persons in caring for, nurturing, educating child after being adopted.
In case stepfather or stepmother adopts their step child not comprising the above mentioned paper.
2. For children belong to the List 1, must have the following papers:
a) The Departments of Justice’s official letter enclosing with papers, documents of evidencing made notification to find a domestic substitute family for children referred to point c Article 15 of Law on Adoption;
b) The Department of Children Adoption’s verification official letter for terminating the notifying time referred to point d term 2 Article 15 of Law on Adoption but there is no domestic person adopting child.
Article 15. Responsibility for examining and collecting the concerned persons’ ideas on allowing children to be overseas adopted
1. Departments of Justice examine dossiers and assign officers directly collecting concerned persons’ ideas for allowing child to be overseas adopted referred to clause 1 Article 33 of Law on Adoption.
2. Examining dossiers and collecting ideas must meet requirements as provided in clause 1 clause 2 Article 9 of this Decree.
If concerned persons have not known fully, understood clearly about the matters consulted or affected by psychology, health element had agreed to allow their children to be adopted, wanted to change their decision after rethingking, within 30 days from the date of being asked for their ideas, the concerned persons must inform in writing to the Department of Justice of place settling adoption dossiers. If this time terminated, the concerned persons may not change their ideas for allowing children to be adopted.
Article 16. Requirements for confirming children having enough conditions to be overseas adopted
1. Before confirming children having enough conditions to be overseas adopted referred to provision in clause 2 Article 33 of Law on Adoption, the Departments of justice must consider and decide dossiers of children and cross-check with provisions on objects, age of children to be adopted, the case of specific adopting, the cases must be been through introduction’s procedure.
In cases of abandoned children allowed to be adopted overseas, must have verifycation and clear concluding official letter of the Provincial-level Public Securities about abandoned children’s background, cannot define their natural parents.
2. Verifying children having enough conditions to be adopted must ensure that children could meet enough requirements about age, specific adopted objects, objects must be through introduction’s procedures; dossiers must have enough duly legal papers.
3. In case of children of the List 1 having enough conditions to be adopted, the Departments of Justice must have confirming official letter with each case in detailing.
Article 17. Procedures for dossier application and receiption of the intercountry adopting persons
Procedures for dossier application and receiption of Vietnamese who immigrated to a foreign country, of Vietnamese children adopting, carried out upon provision in clause 3 Article 31 of Law on Adoption and provision specific as follows:
1. In case of specific children adoption, the adopting person applies dossiers directly at Department of Child Adoption. If having suitable reason for being not to apply dossiers directly at the Department of Child Adoption, adopting persons authorize in writing to their relatives permanently residing in Vietnam apply dossiers at Department of Child Adoption or send doddiers via post office by recorded delivery.
2. In case of non specific child adoption, the adopting person permanently residing in the country is contracting party of a treaty on coordinating adoption with Vietnam applies dossiers to the Department of Child Adoption via such country adoption agencies granted license for operating in Vietnam; If such country has not got adoption agencies granted license for operating in Vietnam, adopting persons applies dossiers to the Department of Child Adoption via the diplomatic representative agencies or the Consular agency of such country in Vietnam.
3. Department of Child Adoption considers, receives dossiers of adopting persons based on the quantity of Vietnamese children having enough conditions to be adopted overseas.
Article 18. Requirements for examining, appraising dossiers of intercountry adopting persons
Examining Vietnamese children adoption dossiers of Vietnamese who immigrated to in a foreign country, foreigners permanently residing overseas carried out upon provision in clause 1 Article 34 of Law on Adoption and provision specific as follows:
1. After receiving enough dossiers of adopting persons, the Department of Child Adoption, consider and appraise dossiers to define:
a) The adopting persons ensured by the competent agencies of the country in which they permanently residing that they meet enough conditions to adopt under such country’s regulations of laws;
b) The adopting persons meet enough conditions of adoption under regulations of Vietnamese laws.
2. When appraising the dossiers, if necessary, the Department of Child Adoption collects ideas of experts of psychology, health, family, society in order to define that adopting persons have the best conditions to care for, nurture, educate adopters.
3. Dossiers of the adopting persons approved if meeting enough conditions as provided in clause 1 and clause 2 of this Article; in case of disapproving, the Department of Child Adoption returns dossiers to the adopting person and state clear reasons in writing.
Article 19. Requirements for transferring dossier of adopting persons to Department of Justice for introducing children to be adopted
The Department of Child Adoption transfers dossiers of intercountry adopting persons to the Departments of Justice under provisions in clause 3 Article 34 of Law on Adoption. Dossiers transferring based on the quantity of children having enough conditions to be adopted overseas and the quantity of dossiers of adopting persons approved.
Article 20. Requirements for introduction of children for inter country adoption
The introduction of children for inter country adoption carried out under provisions in Article 35, Article 36 of Law on Adoption and specific provisions as follows:
1. Based on the local real situation, the Departments of Justice submit to the Provincial-level People’s Committees for issuing regulation of inter-field coordinating to consult of introduction children for inter country adoption which assure closely, objectively, suitably with children’s demand and best benefits.
2. After introducing of children for adoption, the Departments of Justice report to the Provincial-level People’s Committees to collect its opinion. In case the Provincial-level People’s Committees agree with the introduction of children for adoption, in the time of not excess 05 working days, from the date of the Provincial-level People’s Committees’ agreement, the Departments of Justice forward to the Department of Child Adoption a set of child’s dossier enclosing with agreement written of the Provincial-level People’s Committees. In case the Provincial-level People’s Committees disagree with the introduction of Departments of Justice, the Provincial-level People’s Committees shall inform clear reason in written for the Departments of Justice to implement reintroduction. After 03 months from the date of the Provincial-level People’s Committees’ disagreement but the Departments of Justice could not introduce, they must return dossiers of adopting persons to the Department of Child Adoption with written stating clearly the reason.
3. While examining the result of introducing children for adoption, the Department of Child Adoption may collect experts of psychology, health service, and family, society in order to consider and decide the result of introducing children to be adopted. If children have enough conditions to be adopted, the introduction of children to be adopted must make sure to comply with orders, procedures as provisions and meet children’s best benefits, the Department of Child Adoption notifies in writing to the adopting persons. In case children have not enough conditions to be adopted, the introduction of children to be adopted not comply with order, procedures as provisions and not meet children’s best benefits, the Department of Child Adoption report to the Minister of Justice for informing to the Provincial-level People’s Committees and Departments of Justice.
ITEM 3: FOREIGN ELEMENTAL ADOTION IN THE BORDER AREAS
Article 21. Procedures for settling foreigners residing in the neighboring countries’ border areas adopt children
1. The foreigners residing in the neighboring countries’ border areas adopting Vietnamese children permanently residing in the Vietnamese border areas must have written request for adoption enclosing with the following papers granted by the neighboring countries’ competent agencies:
a) A copy of passport or a valid substitute paper;
b) A judicial record sheet;
c) A official letter certifying of adopting person having enough conditions to adopt child under such country’s laws;
d) A written certification of the marital status;
đ) A health certificate;
e) Two newest pictures, posed fully, size 9 cm x 12 cm or 10 cm x 15 cm.
2. Papers provided in clause 1 this Article must be translated in to Vietnamese, made in 2 sets. Adopting persons must submit their 02 sets together with 02 sets of adopted children to the Commune-level People’s Committees in which adopted children permanently residing; each set of children comprises papers provided in Article 18 of Law on Adoption.
While applying dossiers, adopting person must present passport or substitute value papers to examine and pay adoption registration fee at the Commune-level People’s Committees under provision in clause 1 Article 40 this Decree.
3. Within 15 days, from the date of receiving a complete and valid dossier, the Commune-level People’s Committees examine, collect concerned persons’ ideas under provision in Article 9 this Decree and sending official letter to the Department of justice enclosing 01 set of adopting person and 01 set of child to ask for opinion.
4. Within 10 days, from the date of receiving official letter of the Commune-level People’s Committees, Department of justice considers dossiers for adoption and reply in writing to the Commune-level People’s Committees.
5. Within 05 working days, from the date of receiving agreement decision of the Department of justice, the Commune-level People’s Committees register adoption and organize to hand over adopted child referred to procedures provided in Article 10 of this Decree; in case the Department of justice disagrees, the Commune-level People’s Committees issues written reply and state clearly the reason to adopting persons.
Article 22. Procedures for settlingVietnamese citizens permanently residing in the border areas adopt children of neighboring countries residing in the border areas to be adopted
1. Vietnamese citizens permanently residing in the border areas adopt children of neighboring countries residing in the border areas must have enough conditions referred to Article 14 of Law on Adoption and conditions under the neighboring countries’ law.
2. Dossier for adoption must have papers, documents referred to Article 17 of law on Adoption and other papers, documents as provided under the neighboring countries’ law; number of dossier compiled under the neighboring countries’ law.
3. After completing dossier, adopting persons apply to Department of Justice. Department of Justice examines and confines if such person has enough conditions to adopt referred to Article 14 of Law on Adoption.
4. After registering adoption at the competent agencies of neighboring countries, adopting person must carry out the noting procedure at the Commune-level People’s Committees in which such person permanently residing.
ITEM 4:ADOTION IN REALITY BUT HAVE NOT YET REGISTERED
Article 23. Registration for adoption in reality
1. Adoption arose in reality between Vietnamese citizens but have not yet registered before the date of first of January, 2011, if it meets conditions referred to clause 1 Article 50 of Law on Adoption, shall be registered from January 01, 2011 to December 31, 2015 at the Commune-level People’s Committees in which adoptive parents and adopted child permanently residing.
2. Provision in the clause 1 this Article applied to Vietnamese citizens permanently residing in the border areas adopt children of neighboring countries before the date of first of January, 2011 but have not registered at the competent state agencies.
Article 24. Dossiers for adoption in reality
1. Adopting person must apply written request for adoption in reality and hand in to the Commune-level People’s Committees in which such person permanent residing. In the request, it demands to write clearly date, month, year arising adoption relation in reality with signatures of at least two eyewitnesses.
2. Papers enclosing with the written request comprise:
a) A copy of identity card and inhabitant book of adopting person;
b) A copy of identity card and birth certificate of adopted child;
c) A copy of marriage certificate of adopting person, if any;
d) The other papers, documents evidencing about adoption, if any.
Article 25. Procedures for registration of adoption in reality
1. Within 15 days, from the date of receiving a complete and valid dossier, the Commune-level People’s Committees assign civil status – judicial officers coordinating with the Commune-level Public Securities to examine and verify; if adopting persons and adopted persons still alive, parents-child relation still exist, both having relation of care for, nurture, education in reality as parents and children, the Commune-level People’s Committees shall register adoption.
2. When registering adoption, both adopting and adopted persons must be in presence. The civil status – judicial officers record in the book of adoption registration and hand adoption certificate to the parties.
ITEM 5: ADOTION BETWEEN VIETNAMESE CITIZENS TEMPORARILY RESIDING OVERSEAS
Article 26. Dossiers for registration of adoption
1. Dossier of adopting persons made 01 set, comprising the papers referred to Article 17 of Law on Adoption. In case adopting persons reside overseas from 06 months and above, judicial record sheet, health certificate, written certification of marital status, accommodation status, economic condition of such persons may granted by competent agencies of the country in which such persons residing.
2. Dossier of adopted persons made 01 set, comprising the papers referred to points a, b, c and case to case required to have correlative papers referred to point d clause 1 Article 18 of Law on Adoption. In case adopted persons residing overseas from 06 months and above, health certificate and correlative papers referred to point d clause 1 Article 18 of Law on Adoption may be granted by the competent agencies of the country in which such persons residing.
Article 27. Procedures for application and registration of adoption at the representative agencies
1. Adopting persons directly apply their dossier and of adopted persons at representative agencies referred to in clause 3 Article 2 of this Decree.
2. Within 10 days from the date of receiving a complete and valid dossier, representative agencies examine and collect concerned persons’ ideas on adoption. Examining and collecting concerned persons’ ideas must assure requirements referred to in Article 9 of this Decree.
3. If the parties have enough conditions under provision in Article 14 of Law on Adoption, within 20 days, from the date of asking for concerned persons’ ideas, representative agencies register adoption.
When registering adoption, adoptive parents, natural parents, guardian and adopted persons must be in presece. The representative agencies record in adoption regidtration book and hand adoption certificate to the parties, together with sending written information to Department of Child Adoption and Consular Department enclosing with a copy of adoption certificate.
4. In case dossier of adoption does not clear, need domestic agencies examine, verify, representative agencies issue official letter enclosing a copy of dossier sending to Department of Child Adoption, c/c to Consular Department to request for verification.
Within 30 days from the date of request receipt, Department of Child Department proposes domestic concerned agencies to consider and decide, verify and reply to representative agencies.
If refusing to register, representative agencies issue written reply to adopting persons.
Article 28. Notification of the growth of adopted children and supervision for adoption
Within 03 years from the date of handing over adopted children, adoptive parents are responsible for sending report once every 06 months to the representative agencies in which they residing of health, physical and mental conditions and intergration of the adopted children with their adoptive parents and their family and community; in case adoption continue to implement in Vietnam, within this time, notification of the growth of adopted children comply with provision in Article 23 of Law on Adoption.
ITEM 6: REREGISTRATION OF ADOPTION, RECONIZING OF ADOPTION REGISTERED AT THE FOREIGN COMPETENT AGENCIES
Article 29. Re-registration of adoption
1. Adoption registerd at competent state agencies of Vietnam but both cilvil status book and the original adoption registration certificate lost or ruined so that they are unused, shall be reregisterd if both adoptive parents and adopted children still alive at the time of reregistration.
2. The Commune-level People’s Committees in which adoptive parents and adopted children permanently residing or of place in which formerly registered adoption, are competent to reregister adoption. Department of Justice in which adoptive parents and adopted children permanently residing or of place registered adoption, are competent to reregister foreign elemental adoption.
3. Persons have demand for reregistration of adoption must hand written request for reregistration of adoption. In case reregistration at the Commune-level People’s Committees or Departments of Justice in which are not the places formerly registered adoption, the written request must have commitment of persons request for reregisttration for the faith of formerly registered adoption and having signatures of at least two eyewitnesses.
4. Within 05 working days, from the date of receiving a complete and valid dossier, president of the Commune-level People’s Committees signs and grant to reregistration request person 01 original certificate of adoption.
For the case of reregistration of foreign elemental adoption, Director of Department of Justice submit to the Provincial-level People’s Committees for signing decision to allow Vietnamese children to be adopted overseas to grant for reregistration request persons.
5. In noting item of the original copy of papers referred to clause 4 this Article and adoption registration book must be written clearly that it is reregistered.
Article 30. Noting adoption registered at the foreign competent agencies
1. Vietnamese citizens adopt Vietnamese children or foreign children registered at the foreign competent agencies, regconized in Vietnam and noted in the adoption registration book, except the case of violating provision in Article 13 of Law on Adoption.
2. Noting in the adoption registration adoption book carried out at Departments of Justice in which adoptive parents and adopted children permanently residing.
3. Person has demand for noting the registration of adoption must show to Departments of Justice the original copy of adoption registration papers granted by foreign competent agencies.
4. Departments of Justice note the registration of adoption in the adoption registration adoption book and grant for concerned persons papers confirming that they noted such adoption.
PROCEDURES FOR GRANTING, EXTENDING, MODIFYING AND REVOKING OPERATION LICENSES OF FOREIGN ADOPTION AGENCIES IN VIETNAM
Article 31. Dossier of foreign adoption agencies for granting operation license in Vietnam
1. Dossier of foreign adoption agencies for granting operation license in Vietnam must comprise:
a) A written request of foreign adoption agencies for granting adoption operation license in Vietnam;
b) Copy of its charter, its operation regulation, or established document of foreign adoption agencies;
c) Copy of permission granted by competent agency of the country in which it is established to operate in the foreign adoption domain in Vietnam.
d) Report on the international adoption activities in recent 3 consecutive years including financial revenues, expenditures, certified without committing any violations by competent adoption agency in the country in which it is established, report on adoption operation in Vietnam in case already having foreign adoption activities in Vietnam.;
đ) Evaluation report on the social and legal workers knowledgeable about Vietnam’s law, culture and society and international law on adoption;
e) Curriculumm vitae, judicial record sheet, copy of diplomas, certificates of skill and knowledge of head of foreign adoption agencies;
g) Curriculumm vitae, judicial record sheet, copy of diplomas, certificates of skill and knowledge of person expected to be head of foreign adoption agencies and agencies’ written agreement deligating such person to be head of foreign adoption agencies.
2. Dossier referred to clause 1 this Article made in 02 sets and hand in at Department of Child Adoption.
Article 32. Standards of the head of the foreign adoption office operating in Vietnam
1. Head of the foreign adoption office operating in Vietnam must meet fully following standards:
a) Being Vietnamese citizen or foreign citizen; if he/she is Vietnamese citizen, he/she must not govermential officers under provisions of laws;
b) Having good morality;
c) Having no former criminal, former violation, being not forbidden to go abroad, enter country;
d) Knowing about laws, culture, society of Vietnam related to adoption and international laws on adoption.
2. One person just may be head of one foreign adoption agency in Vietnam.
Article 33. Orders for granting license to the foreign adoption agencies operating in Vietnam
1. Within 60 days, from the date of receiving a complete and valid dossier, Department of Child Adoption examines, considers and decides dossier; interview to examine, value standards of person expected to be head of Vietnam-based foreign adoption agencies; examines, values conditions, skill and knowledge capability and staff-force of foreign adoption agencies; reports to the Minister of justice for suggesting Ministry of Public Security giving opinion.
2. Within 30 days, from the date of Ministry of Justice’s suggestion receipt, Ministry of Public Security issiues written reply to Ministry of Justice.
3. Within 05 working days, from the date of Ministry of Public Security’s reply receipt, Department of Child Adoption completes dossier, reports to Minister of Justice for deciding to grant operating license of intercountry adoption activities in Vietnam (hereinafter called as the Lisense) to the foreign adoption agencies and inform to Ministry of Public Security, competent tax agencies for coordinating to manage; in case of refusing to grant License, Department of Child Adoption issue written information stating the reason to the foreign adoption agencies.
4. License has valid of not excess 05 years in the whole country from the date of issuance and may be extended many times but once is not excess five years.
Article 34. Extending licenses
1. The foreign adoption agencies granted license to operate in Vietnam if complying seriously with provisions of laws, its License shall be extended.
2. Not excess 60 days before License is invalid, the foreign adoption agencies must send written request for extending to Department of Child Adoption enclosing with License and report of operation in Vietnam.
3. Within 30 days from the date of receiving a complete and valid dossier, Department of Child Adoption considers and decides dossier, examines operation of the foreign adotion office in Vietnam; value its capability of skill and knowledge, if necessary, reports to Minister of Justice for suggesting Ministry of Public Security giving opinion.
4. Within 15 days, from the date of Ministry of Justice’s suggestion receipt, Ministry of Public Security issue written reply to Ministry of Justice.
5. Within 05 working days from the date of Ministry of Public Security’s written reply receipt, Department of Child Adoption completes dossier, reports to Minister of Justice for deciding to extend License and informs to Ministry of Public Security, competent tax agencies for coordinating to manage; in case of refusing to extend License, Department of Child Adoption issue written information stating the reason to the foreign adoption agencies.
Article 35. Modifying Licenses
1. In case of having change of the foreign adoption agencies’ name, address of head office in the country in which such agencies found, Vietnam-based foreign adoption offices, then such agencies must send written request to Department of Child Adoption for suggesting to note changed contents.
Within 05 working days from the date of suggestion receipt for noting change, Department of Child Adoption reports to Ministry of Justice for noting changed contens into License; informs to Ministry of Public Security, competent tax agencies for coordinating to manage.
2. In case of changing head of foreign adoption agencies in Vietnam, the foreign adoption agencies must send written request to Department of Child Adoption enclosing with License and 02 sets of extected person to be head of foreign adoption agencies in Vietnam referred to point g clause 1 Article 31 of this Decree.
Within 05 working days from the date of receiving a complete and valid dossier, Department of Child Adoption considers and decides dossier, reports to Minister of Justice for suggesting Ministry of Public Security giving opinion, enclosing 01 set of extected person to be head of foreign adoption agencies in Vietnam.
Within 15 days, from the date of Ministry of Justice’s suggestion receipt, Ministry of Public Security issue written reply to Ministry of Justice.
Within 05 working days from the date of Ministry of Public Security’s written reply receipt, Department of Child Adoption reports to Minister of Justice for allowing to change head of foreign adoption agencies in Vietnam, competent tax agencies for coordinating to manage; in case of refusing the person expected to be head of foreign adoption agencies in Vietnam, Department of Child Adoption issue written information stating the reason to the foreign adoption agencies.
1. The foreign adoption agencies revoked License of foreign adoption activities in Vietnam referred to provision in clause 3 Article 43 of Law on Adoption and the specific provisions as follows:
a) The foreign adoption agencies terminated operation in the country in which such agencies found;
b) The foreign competent agencies do not continue to grant license to such agencies to operate in Vietnam;
c) The foreign adoption agencies request for terminating its operation in Vietnam prior to the time written in the License granted by Ministry of Justice;
d) Valid of License terminated but the agencies do not request for extending or having written request but not granted;
đ) Being striped the righs of using License under Vietnamese laws.
2. The foreign adoption agencies must hand in the License to Department of Child Adoption and pay every outstandings amount (if any) to relative individuals, organizations, agencies in Vietnam.
3. Department of Child Adoption informs to the Ministry of Public Security, competen tax agencies and the foreign competent agencies for revoking License.
Article 37. Management of the foreign adoption agencies operating in Vietnam
1. Based on reality, after exchanging information with the central agencies of international adoption of the relative countries, Ministry of Justice coordinates with Ministry of Public Security, Ministry of Foreign Affairs laying down quantity of foreign adoption agencies licensed for operating in Vietnam.
2. Ministry of Justice guides, coordinates with Ministry of Public Security and the relative ministries, branches, local implementing management of intercountry adoption in Vietnam.
ADOPTION REGISTRATION FEE, LICENSE MODIFYING, EXTENDING, GRANTING FEE OF THE FOREIGN ADOPTION AGENCIES, EXPENSES FOR SETTLING INTERCOUNTRY ADOPTION
Article 38. Principles for collecting, handing in, managing and using
1. Adoption registration fee, license modifying, extending, granting fee of the foreign adoption agencies are collecting source under the state budget.
2. Expenses for settling intercountry adoption are an amount of money that foreigners not permanently residing in Vietnam shall pay when they adopt children in Vietnam for helping intercountry adoption’s settle down.
3. Total collecting amount of money referred to provision in clause 1 and clause 2 this Article must be hand in the account of collecting agencies opening at the State Treasury for supervision and use upon provision.
The collecting agencies are responsible for planning of calculating in advance annual collecting, spending submit to competent agencies for approval and implementation of liquidation and drawing the balancesheet under currency regime.
ITEM 1: ADOPTION REGISTRATION FEE, LICENSE MODIFYING, EXTENDING, GRANTING FEE OF FOREIGN ADOPTION AGENCIES
Article 39. Adoption registration fee
Adoption registration fee referred to clause 1 Article 12 of Law on Adoption comprises domestic adoption registration fee, intercountry adoption registration fee and adoption registration fee at the representative agencies.
Article 40. Rate of adoption registration fee
Rate of adoption registration fee is provided as follows:
1. Domestic adoption registration fee is four hundred thousand dong (400.000 dong)/case.
2. Intercountry adoption registration fee is nine million dong (9.000.000 dong)/case.
3. Adoption registration fee at the representative agencies is three million dong (3.000.000 dong)/case. This rate is exchanged into US Dollar or local currency.
Article 41. Competence for collecting adoption registration fee
1. Commune-level People’s Committees collect domestic adoption registration fee.
2. Department of Child Adoption collects intercountry adoption registration fee.
3. Representative agencies collect adoption registration fee at the representative agencies.
Article 42. Objects paying adoption registration fee
1. Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam must pay domestic adoption registration fee referred to provision in clause 1 Article 40 of this Decree when applying dossier for registration of adoption at the Commune-level People’s Committees.
2. Oversea-based Vietnamese, foreigner not permanently residing in Vietnam must pay intercountry adoption registration fee referred to provision in clause 2 Article 40 of this Decree when applying dossier for registration of adoption at Department of Child Adoption.
3. Vietnamese citizens temporarily residing overseas must pay adoption registration fee referred to provision in clause 3 Article 40 of this Decree when applying dossier for registration of adoption at the representative agencies.
Article 43.Objects for exemption, reduction of adoption registration fee
1. Exempting domestic adoption registration fee for the case stepfather or stepmother adopts their stepchild; natural aunt, uncle, child’s father’s elder brothers adopt their nephews, nieces; adopt children as provided in clause 1 Article 3 of this Decree and adoption in the remote areas.
2. Reducing 50% of rate of Intercountry adoption registration fee for the case that stepfather or stepmother adopts their stepchild; natural aunt, uncle, child’s father’s elder brothers adopt their nephews, nieces.
If adopting two and above children are siblings, shall be reduced 50% of rate of Intercountry adoption registration fee from the second child.
3. Exempting adoption registration fee for the case of adoption registration in reality referred to provision in Article 23, reregistration of adoption referred to Article 29, recognition and noting of adoption registered overseas referred to Article 30 of this Decree.
Article 44. Regime for using adoption registration fee
1. the Commune-level People’s Committees and the representative agencies are used adoption registration fee to serve for examining, considering and deciding dossiers; directly collecting concerned persons’ ideas on adoption; supervising and reporting situation of adoption and the other acts under laws.
2. Department of Child Adoption is used 50% of rate of Intercountry adoption registration fee referred to clause 2 Article 40 of this Decree to spend for the following contents:
a) examining, considering and deciding dossiers of adopting persons, collecting experts of psychology, health service, family and society’s ideas to value wholly conditions of adopting persons;
b) Forwarding dossiers of adopting persons to Departments of Justice;
c) Comunicating, sending documents, mail exchange with foreign competent agencies to settle adoption;
d) Printing, issuing brochure, papers, books of adoption;
đ) Gathering, settling, counting and reporting data of foreign elemental adoption;
e) Gathering, supervising, collecting and classifying to synthesize and valuing report of the growth of children to be adopted overseas;
g) Buying stationeries, office material, and necessary equipment concerned directly to settling dossiers of adoption;
h) Buying and repairing properties, equipments serving directly acts of fee collection;
i) Spending for liquidating for individuals directly implement collection fee, comprise salaries, wages, salary allowance and contribution amounts as provided calculated based on salaries, wages other than expenses spending for governmental officers received salaries from the State budget according to provision regime.
3. Departments of Justice are used 50% of rate of Intercountry adoption registration fee provided in clause 2 Article 40 of this Decree to spend for the following contents:
a) Examining, considering and deciding dossiers of children allowed to be adopted;
b) Collecting concerned persons’ ideas on allowing children to be adopted;
c) Introducing children to be adopted overseas; collecting experts of psychology, health service, family and society’s ideas to introduce children to be adopted;
d) Transferring dossier introducing adopted children to the Ministry of Justice to inform to adopting persons;
đ) Gathering, settling, counting and reporting data of foreign elemental adoption;
e) Buying stationeries, office material, and necessary equipment concerned directly to settling dossiers of adoption.
Article 45. Rate of collecting, agencies collecting fees of granting, extending, modifying licenses of the foreign adoption agencies
1. Rate of collecting, agencies collecting fee of granting, extending, modifying licenses of the foreign adoption agencies operating in Vietnam is provided as follows:
a) Fee for granting license is sixty five million dong (65.000.000 dong)/license;
b) Fee for extending license is thirty five million dong (35.000.000 dong)/once;
c) Fee for modifying license is two million dong (2.000.000 dong)/once.
2. Department of Child Adoption collects fee when foreign adoption agencies apply for granting, extending, modifying license operating in Vietnam.
Article 46. Regime for using fee of granting, extending, modifying licenses of the foreign adoption agencies
Fee of granting, extending, modifying licenses of the foreign adoption agencies operating in Vietnam is used to spend for following contents:
1. Receiving, examining, considering and deciding dossiers of the foreign adoption agencies apply for for granting, extending, modifying license operating in Vietnam.
2. Interviewing, examining, valuing standards of capability and professional experience of the person expected to be head of foreign adoption agencies in Vietnam.
3. Examining conditions, capacity behaviour, legal capacity of foreign adoption agencies in the country where such agencies found.
4. Examining, supervising, managing and organizing to train skill and knowledge for foreign adoption offices in Vietnam.
5. Supervising report and directly examining the growth of Vietnamese children adopted overseas.
Item 2: EXPENSES FOR SETTLING INTERCOUNTRY ADOPTION
Article 47. Rate of collecting, agencies collecting expenses for settling inter-country adoption
1. Rate of collecting expenses for settling inter-country adoption is fifty million dong (50.000.000 dong)/case.
This amount of money is not including expenses of services, traveling, accommodation, and expenditures arising in reality that adopting persons pay direct, even expenses for taking children abroad after being settled to be adopted.
2. Department of Child Adoption is responsible for collecting expenses for settling intercountry adoption.
Article 48. Objects of paying, exempting expenses for settling inter-country adoption
1. Foreigners not permanently residing in Vietnam are responsible for paying expenses for settling inter-country adoption when such persons agree to accept Vietnamese children introduced to be adopted referred to provision in clause 3 Article 36 of Law on Adoption.
2. Foreigners not permanently residing in Vietnam adopt children referred to clause 1 Article 3 of this Decree exempted paying expenses for settling inter-country adoption.
Article 49. Using regime of expenses for settling inter-country adoption
1. Collecting agencies transfer 95% of rate of expenses referred to clause 1 Article 47 of this Decree to provincial level budgets in order to upgrade quality of security service, children care for in local, in which:
a) 70% of rate of expenses referred to clause 1 Article 47 of this Decree are used to nurtur, care for, educate children and improve conditions of infrastructure, equipments serving for children’s demand and benefits;
b) 15% rate of expenses referred to clause 1 Article 47 of this Decree are supplemented to salary budget and upgrade professional skill to the nurturing centers’ staffs;
c) 5% rate of expenses referred to clause 1 Article 47 of this Decree are used to verify background of children to be adopted;
d) 5% rate of expenses referred to clause 1 Article 47 of this Decree are used to complete procedures and hand over adopted children.
Agencies, organizations using expenses are responsible for using effectly and right purpose part of expenses apportioned, to compile book to supervise and yearly report to the Provincial level People’s Committee, together with sending to Departments of Justice for collecting and classifying to synthetize to report to Ministry of Justice.
2. Collecting agencies are quoted 5% rate of expenses referred to clause 1 Article 47 of this Decree to spend for collecting and transferring expenses; confirming and granting receipt to the payers; compiling books to supervise, controlling use these expenses for assuring its right purpose and effectedly; collecting and classifying to synthetize and report publicly yearly about collecting, handing in, using expenses for settling domestic adoption in the whole country under provisions and suitable to international routine.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 50. Transferring provisions
1. Dossier adopting domestic children received by the Commune-level People’s Committee and by representative agencies before January 01, 2011 but not yet settled, shall continue to be settled under provisions of Marriage and Family Law year 2000, Decree No. 158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 of the Government on management and registeration of civil status and the other relative regulations.
2. Dossier adopting intercountry children received by Department of Child Adoption and notified to adopting persons about children having enough conditions to be introduced to be adopted before January 01, 2011 but not yet settled, shall continue to be settled under provisions of Decree No. 68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 of the Government detailing and guiding to implement a number of Articles of Marriage and Family Law on involving foreign marriage and family relation and the other relative regulations.
3. Foreign adoption agencies granted license for establishing Vietnam-based foreign adoption office before January 01, 2011 operated in Vietnam till September 30, 2011; in case of continuing to operate in Vietnam, the foreign adoption agencies must meet enough conditions and granted license for operation of intercountry adoption in Vietnam under provisions of Law on Adoption and this Decree.
Article 51. Annulling provisions on adoption in the relative Decrees
1. Anulling chapter IV “Adoption” from Article 35 to Article 64, Article 71 and other relative provisions on foreign elemental adoption in Decree No. 68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 of Government detailing and guiding to implement a number of Articles of Marriage and family law on involving foreign marriage and family relation.
2. Anulling clauses 8, 9, 10, 11, 12, 13 of Article 2 and other relative provisions on foreign elemental adoption in Decree No. 69/2006/ND-CP datedJuly 21, 2006 of the government amending, modifying, supplementing a number of Articles of Decree No.68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 of the Government detailing and guiding to implement a number of Articles of Marriage and family Law on foreign elemental marriage and family relation.
3. Anulling Articles from Article 25 to Article 28 and the other relative provisions on order, procedure for adoption registration in Decree No.158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 of the Government on management and registration of civil status.
4. Anulling chapter IV “registration of adoption” from Article 15 to Article 17 in Decree No. 32/2002/ND-CP dated March 27, 2002 of the Government providing on apply Marriage and Family Law for the ethnic Minorities.
1. This decree takes effect on May 8, 2011.
2. Ministry of Justice shall implement this decree./.
|
FOR THE GOVERMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 3. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ
Điều 6. Lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế
Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Điều 8. Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi
Điều 9. Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan
Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 12. Thông báo danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu
Điều 13. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
Điều 16. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài
Điều 17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
Điều 18. Yêu cầu về kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
Điều 20. Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
Điều 23. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 27. Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện
Điều 28. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
Điều 30. Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Điều 39. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 48. Đối tượng nộp, miễn nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 3. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ
Điều 6. Lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế
Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Điều 11. Cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
Điều 16. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài
Điều 20. Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
Điều 30. Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Điều 31. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Điều 38. Nguyên tắc thu, nộp, quản lý và sử dụng
Điều 39. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 40. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 41. Thẩm quyền thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 42. Đối tượng phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 43. Đối tượng được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 44. Chế độ sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 45. Mức thu, cơ quan thu lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài
Điều 46. Chế độ sử dụng lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài