Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi
Số hiệu: | 24/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2019 |
Ngày công báo: | 13/03/2019 | Số công báo: | Từ số 301 đến số 302 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới toàn bộ Nghị định có hiệu lực từ cuối tháng 04/2019
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè phải đăng ký
Đây là nội dung mới tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thủy sản.
Theo đó, tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè phải thực hiện đăng ký với Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT;
- Một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản;
+ Giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;
+ Quyết định giao khu vực biển;
+ Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trước ngày Nghị định 26 có hiệu lực thi hành phải thực hiện đăng ký trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định 26 có hiệu lực.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2019 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2011/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi, gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng
Việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật nuôi con nuôi, pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập và quy định cụ thể sau đây:
1. Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ nhân đạo thông qua chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hoặc tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em.
2. Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.
Trường hợp cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhân đạo bằng tiền thì phải thực hiện thông qua tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng.
3. Khi hỗ trợ, tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cha mẹ nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam và cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm như sau:
a) Cha mẹ nuôi nước ngoài thông tin cho tổ chức con nuôi nước ngoài về các khoản hỗ trợ nhân đạo đã thực hiện ở Việt Nam;
b) Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và của tổ chức;
c) Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật và báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
1. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi, xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.
3. Việc tìm người nhận trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:
a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi.
Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 16 của Nghị định này để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 10 như sau:
“2. Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch.
3. Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
6. Sửa đổi khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 14 như sau:
“2. Đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu, thì phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi;
b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.
3. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“1. Trước khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật nuôi con nuôi, Sở Tư pháp kiểm tra, thẩm định hồ sơ trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà Công an cấp tỉnh xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ và Sở Tư pháp liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi.
Trường hợp không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cho trẻ em làm con nuôi. Thời hạn niêm yết là 60 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.
2. Việc xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi phải bảo đảm trẻ em đáp ứng đủ các yêu cầu về độ tuổi, đối tượng được nhận đích danh, đối tượng phải thông qua thủ tục giới thiệu; hồ sơ phải có đủ các giấy tờ hợp lệ.
Trường hợp trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi, Sở Tư pháp phải có văn bản xác nhận đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Sau khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi ở nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Cục Con nuôi văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 như sau:
“3. Trong khi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và khoản 2 Điều 36 của Luật nuôi con nuôi, Cục Con nuôi có thể lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi ở nước ngoài, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi, Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi. Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp.”
“Điều 30. Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi trong các trường hợp sau:
a) Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cùng là thành viên;
b) Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thẩm quyền, thủ tục ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Đối với trường hợp nuôi con nuôi được giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật hộ tịch, hồ sơ còn phải có văn bản chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được thực hiện phù hợp với điều ước quốc tế của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
3. Cục Con nuôi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách các nước có quan hệ hợp tác với Việt Nam theo điều ước quốc tế về nuôi con nuôi.”
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi
1. Thay thế cụm từ “công nhận việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài” thành “ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài” tại khoản 2 Điều 1 và Mục 6 Chương II.
2. Bỏ cụm từ “của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm e và” tại khoản 3 Điều 5.
3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 3, Điều 11, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 31.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2019./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 24/2019/ND-CP |
Hanoi, March 5, 2019 |
AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO GOVERNMENT’S DECREE NO. 19/2011/ND-CP DATED MARCH 21, 2011, ELABORATING ON CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON CHILD ADOPTION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Child Adoption dated June 17, 2010;
Upon the request of the Minister of Justice;
The Government hereby promulgates the Decree on amendments and supplements to the Government’s Decree No. 19/2011/ND-CP dated March 21, 2011, elaborating on implementation of certain Articles of the Law on Child Adoption.
Article 1. Amendments and supplements to the Government’s Decree No. 19/2011/ND-CP dated March 21, 2011, elaborating on certain Articles of the Law on Child Adoption
1. Clause 1 of Article 2 shall be amended as follows:
“1. For domestic adoption, in case stepfathers or stepmothers allow their wife or husband’s step-children to be their adoptees, or natural aunts, uncles allow their nephews, nieces to be their adoptees, the Commune-level People’s Committees of localities in which adopting persons or adoptees are permanently residing shall be charged with granting the registration for adoption. In case abandoned children who have not yet been sent to the orphanages or childcare centers are adopted, the Commune-level People’s Committees of localities where the report on confirmation of abandoned children’s status are made for registration of adoption; in case children living in orphanages or childcare centers are adopted, the Commune-level People’s Committees of localities where these centers are based shall be charged with granting the registration for adoption.”
2. Clause 1 of Article 3 shall be amended and supplemented as follows:
“1. Children with disabilities or those having dangerous and fatal diseases may be adopted nominally under provisions laid down in point d of clause 2 of Article 28 in the Law on Child Adoption, including children with cleft lip and cleft palate, children losing vision in one or two eyes; deaf or dumb children; children with limb deformities; children with missing fingers, hands, foot (feet) or toes; children infected with HIV; children with heart diseases; children with imperforate anus or without sexual organs; children with blood diseases; children with other disabilities or fatal diseases, all of whom need acute or lifelong care treatment.”
3. Article 4 shall be amended and supplemented as follows:
“Article 4. Grant, reception, management and use of humanitarian aids at childcare centers
Grant, reception, management and use of humanitarian aids for the purposes of nurturing, care, parenting and education of children and enhancement of competencies of child caretakers at childcare centers shall be subject to Article 7 in the Law on Child Adoption, legislation on reception, management and use of aids and grants for public and non-public childcare centers, and the following specific regulations:
1. Foreign and domestic organizations and individuals must give humanitarian aids through programs, projects, or non-project assistance or grants to the Child Protection Fund.
2. In case of granting humanitarian assistance, individuals and organizations shall not be entitled to request childcare centers to give children up for adoption; childcare centers shall be prohibited from making commitments to giving children up for adoption by reason of getting humanitarian assistance.
In case individuals and organizations provide cash aids, they must transfer them through accounts held by childcare centers.
3. Upon granting and receiving humanitarian aids, in addition to compliance with provisions laid down in clause 1 and clause 2 of this Article, foreign adoptive parents, adopted children organizations licensed in Vietnam and childcare centers shall assume the following responsibilities:
a) Foreign adoptive parents must inform foreign adopted children organizations of humanitarian aids already provided in Vietnam;
b) Foreign adopted children organizations shall have to send the Child Adoption Department of the Ministry of Justice (hereinafter referred to Child Adoption Department) biannual, annual or on-demand reports on humanitarian aids of adoptive parents and organizations involved;
c) On a biannual and annual basis or upon request, childcare centers shall have to report on the reception, use and management of humanitarian aids under laws and report to the Child Adoption Department on the reception, management and use of humanitarian aids from adoptive parents and foreign adopted children organizations licensed in Vietnam.”
4. Article 6 shall be amended and supplemented as follows:
“Article 6. Review and seeking of persons eligible to adopt
1. In case of abandoned children, orphans whose parents are both dead and helpless children are temporarily nurtured or fostered as prescribed by laws, the commune-level People’s Committees shall, on a monthly basis, examine and assess whether these children need to be adopted. If Vietnamese residents apply for adoption, the commune-level People's Committees shall consider issuing their decisions or give instructions about adoption according to law provisions.
2. In case of admitting abandoned children, orphans whose parents are both dead or helpless children in childcare centers, childcare centers must evaluate whether they need to be adopted. If Vietnamese residents wish to adopt children, they may request childcare centers to give one set of child dossiers to register their adoption.
If there are none of Vietnamese residents applying for adoption, childcare centers shall compile a child dossier, including papers and documents prescribed at point a and b of clause 1 of Article 32 in the Law on Child Adoption, and shall then consult with the supervisory entities. Within 05 working days of receipt of all required dossiers, supervisory entities shall address their opinions to the Department of Justice, enclosing child dossiers, in order to issue the notice of seeking of eligible adopters.
3. Seeking of persons eligible to adopt children shall be subject to the following provisions:
a) Upon receipt of child dossiers as prescribed in clause 2 of this Article, if Vietnamese residents raise their demand for adoption under the provisions of Article 16 in the Law on Child Adoption, the Department of Justice shall have to give each applicant adopter a set of child dossier and introduce him/her to the commune-level People’s Committee of the locality where a childcare center is based to seek its decision in accordance with laws;
b) In case where there is none of Vietnamese residents wishing to adopt children referred to clause 1 of Article 3 herein, the Department of Justice shall issue the notice of seeking of adopters. After the duration for seeking eligible adopters in the notice expires as prescribed in point c of clause 2 of Article 15 in the Law on Child Adoption, if there is none of Vietnamese residents wishing to adopt children, the Department of Justice shall send one set of child dossier, including papers and documents referred to in clause 1 of Article 32 in the Law on Child Adoption, to the Child Adoption Department to advertise for eligible adopters in accordance with point d of clause 2 of Article 15 in the Law on Child Adoption.
As regards children referred to in clause 1 of Article 3 herein, the Department of Justice shall confirm whether they are eligible to be adopted and send the Child Adoption Department one set of child dossier, enclosing papers and documents prescribed in point a and b of clause 1 of Article 32 in the Law on Child Adoption and clause 3 of Article 16 herein, in order to seek nominal adopters eligible to foster and take care of adopted children.”
5. Clause 2 and clause 3 of Article 10 shall be amended and supplemented as follows:
“2. Based on the certificate of adoption, upon the request of the adoptive parents and by consent from adopted children aged 9 or older, civil registration agencies shall have competence in changing the last name, middle name and first name of an adoptee under civil laws and civil status legislation.
3. The supplementation and revision of information about the adoptive parents in certificates of birth of adoptees shall be subject to laws on civil status.”
6. Clause 2 shall be amended and clause 3 shall be added to Article 14 as follows:
“2. In order to adopt children via introduction procedures, the following documents must be submitted:
a) Written document of the Department of Justice, enclosing papers and documents, stating the notice of seeking of foster families for children as per point c of clause 2 of Article 15 in the Law on Child Adoption has already been issued;
b) Written document of the Child Adoption Department confirming that, upon expiration of the duration of such notice as per point d of clause 2 of Article 15 in the Law on Child Adoption, there are none of Vietnamese residents adopt children.
3. At the adoption ceremony, the Department of Justice shall give the adoptive parent one set of child dossier, including papers specified in clause 1 of Article 32 in the Law on Child Adoption and written opinions from the real parents or guardians and opinions from children aged nine years or older on agreeing to allow these children to be adopted; in case children are living in childcare centers, there must be written opinions from the directors about such adoption.”
7. Article 16 shall be amended and supplemented as follows:
“1. Before confirming that a child is eligible to be adopted abroad as stipulated in clause 2 of Article 33 in the Law on Child Adoption, the Department of Justice shall verify and assess child dossiers and collate them with regulations on eligibility and age of adopted children in case they are adopted nominally, or in case they are adopted through introduction procedures.
In case an abandoned child is adopted abroad, the written document stating verification and clear conclusion of origin of that abandoned child, and confirming his/her real parents are not identified, must be presented.
In case information about the real parents of an abandoned child is verified by the provincial Police and the Department of Justice contacts his/her real parents, the Department of Justice shall proceed to collect opinions from these real parents before confirming that they are eligible to be adopted.
In case where it is impossible to contact the real parents, the Department of Justice shall have to post a notice at its office for a period of 60 days of receipt of verification results and concurrently send a request to the commune-level People’s Committee at the latest residence of the real parents for posting of a notice of placement of such child for adoption at its office. The duration for posting of such notice shall be 60 days from the date on which the commune-level People’s Committee receives the written request from the Department of Justice.
2. The confirmation that a child is eligible to be adopted must strictly conform to the requirements concerning legal child age and persons eligible to adopt nominally and persons eligible to adopt through introduction procedures; the adoption dossier must fully include valid documents.
In case where a child is eligible to be adopted, the Department of Justice must give the written confirmation in particular cases.
3. After confirming that a child is eligible to be adopted abroad, the Department of Justice shall send the Child Adoption Department the written confirmation that the child is eligible to be adopted, the verification document of the provincial Police in case of an abandoned child, the document stating opinions from the real parents or guardians and opinions from the child aged nine years or older on the consent to adoption; in case a child is living in childcare centers, there must be the written document stating opinions from their directors about such adoption.”
8. Clause 3 of Article 20 shall be amended and supplemented as follows:
“3. Upon carrying out the inspection of results of processing of applications for adoption as prescribed in clause 2 of Article 28 and clause 2 of Article 36 in the Law on Child Adoption, the Child Adoption Department may consult with experts in the psychology, healthcare, family and society sector. If a child is eligible to be adopted abroad, and the decision on approval of adoption of the child is made according to the legally required processes and procedures and meets the best interests of the child, then Child Adoption Department shall send the written notification to the adopter and involved centrally-affiliated agencies for foreign child adoption, enclosing the report on assessing that the child is eligible to be adopted abroad, the written document stating opinions from the real parents or guardian and opinions from the child aged 9 years or older about the consent to such adoption; in case of the child living at childcare centers, it shall be mandatory to consult with Directors of childcare centers on child adoption. In case where a child is not eligible to be adopted, and the decision on adoption of the child is not made according to the prescribed processes and procedures, and does not meet the best interests of that child, then the Child Adoption Department shall have to inform the Department of Justice.”
9. Article 30 shall be amended as follows:
“Article 30. Recording of processed adoption applications into the adoption register at overseas competent authorities
1. If the adoption between Vietnamese citizens or between Vietnamese citizens and foreigners has been handled at foreign competent authorities, such adoption shall be recorded into the adoption register in the following cases:
a) The adoption has been handled according to provisions laid down in international treaties of which Vietnam and the country where the adoption is handled are members;
b) The adoption has been handled under laws of the host country, except in case such adoption is in breach of fundamental principles defined in the Law of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Authority and procedures for recording of handled adoptions in the adoption register at the foreign competent authority shall be subject laws on civil status.
If the adoption is handled as per point a of clause 1 of this Article, in addition to papers prescribed in clause 1 of Article 49 in the Law on Civil Status, the application documentation for such adoption must include the written document certifying that the adoption is carried out in conformity with international treaties by the foreign competent authority.
3. The Child Adoption Department must publish the list of countries having relations with Vietnam in accordance with international treaties on child adoption on the Information Portal of the Ministry of Justice.”
Article 2. Replacement and repeal of certain provisions enshrined in the Government’s Decree No. 19/2011/ND-CP dated March 21, 2011, elaborating on certain Articles of the Law on Child Adoption
1. Replacing the phrase “recognition of adoptions already registered with foreign competent authorities" by “recording adoptions handled at foreign competent authorities into the adoption register” in clause 2 of Article 1 and Section 6 in the Chapter II.
2. Deleting the phrase “of the head of the adopted children organization prescribed in point e and" in clause 3 of Article 5.
3. Repealing clause 3 of Article 3, Article 11, point dd and e of clause 1 of Article 31.
Article 3. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, other organizations and individuals involved shall be responsible for implementing this Decree./.
This Decree shall take effect on April 25, 2019./.
|
PP. GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực