Thông tư 15/2014/TT-BTP tìm gia đình trẻ em khuyết tật bệnh hiểm nghèo trên 5 tuổi anh chị em ruột
Số hiệu: | 15/2014/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Đinh Trung Tụng |
Ngày ban hành: | 20/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/07/2014 |
Ngày công báo: | 10/06/2014 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi bao gồm trẻ em thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
2. Trẻ em khuyết tật hoặc trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP bao gồm: trẻ em mắc bệnh viêm gan B, C, giang mai, lao; trẻ em chỉ có một tai, không có lỗ tai, không có vành tai; trẻ em bị rung giật nhãn cầu mắt, đục thủy tinh thể, bong võng mạc mắt; trẻ em bị cụt tay, cụt chân, thừa hoặc thiếu ngón tay, ngón chân, ngón tay hoặc ngón chân dính vào nhau; trẻ em bị suy tuyến giáp; trẻ em bị teo thực quản; trẻ em bị hẹp, phì hậu môn; trẻ em bị viêm da cơ địa toàn thân; trẻ em bị hen suyễn; trẻ em bị các bệnh về não; trẻ em mắc hội chứng down; trẻ em chậm phát triển tâm thần vận động, trẻ em tự kỷ; trẻ em bị động kinh; trẻ em bị tinh hoàn ẩn; trẻ em bị loạn dưỡng cơ trương lực; trẻ em mắc các bệnh thoát vị khác.
3. Trẻ em mắc các bệnh cần điều trị cả đời, mắc bệnh hiểm nghèo khác căn cứ vào ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về các loại bệnh tật mà trẻ em mắc phải; trẻ em bị khuyết tật khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
1. Khi tiếp nhận hoặc trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, nếu thấy trẻ em thuộc diện quy định tại Điều 2 của Thông tư này, trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột, cơ sở nuôi dưỡng lập ngay danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, Sở Tư pháp gửi Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) để Cục Con nuôi đề nghị các Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu, chăm sóc y tế và tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.
3. Trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, thì Sở Tư pháp hướng dẫn cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em lập hồ sơ của trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp.
1. Các Văn phòng con nuôi nước ngoài thông báo cho Cục Con nuôi chương trình hỗ trợ chăm sóc y tế và khám sức khoẻ chuyên sâu cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, tư vấn tâm lý và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột. Chương trình hỗ trợ phải mô tả rõ về khả năng hỗ trợ các loại bệnh tật, khuyết tật của trẻ em, nhu cầu đặc biệt của trẻ em từ 5 tuổi trở lên, trẻ em thuộc nhóm anh chị em ruột, năng lực của nhân viên phụ trách, các công việc chuẩn bị cho cha mẹ nuôi và những biện pháp theo dõi tình hình phát triển của con nuôi.
2. Khi nhận được Danh sách trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt kèm theo hồ sơ do Sở Tư pháp gửi, căn cứ vào các chương trình hỗ trợ của Văn phòng con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi đề nghị Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu và hỗ trợ chăm sóc y tế cho trẻ em; tư vấn tâm lý, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ em lớn tuổi hoặc trẻ em thuộc nhóm anh chị em ruột được nhận làm con nuôi.
1. Trong thời gian hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu và chăm sóc y tế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, tư vấn tâm lý và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế theo đề nghị của Cục Con nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài tiến hành tìm gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận trẻ em làm con nuôi.
2. Khi tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em, Văn phòng con nuôi nước ngoài phải thông tin đầy đủ và chi tiết về tình trạng khuyết tật, bệnh tật và nhu cầu chăm sóc đặc biệt của trẻ em, điều kiện gia đình, tâm lý, xã hội của trẻ em để người nhận con nuôi cân nhắc kỹ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trước khi quyết định nộp hồ sơ nhận trẻ em làm con nuôi.
1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ sở nuôi dưỡng gửi đến, đồng thời với việc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trẻ em, tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi. Văn bản đề nghị xác minh của Sở Tư pháp phải nêu rõ trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cần được ưu tiên xác minh để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
2. Văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh phải kết luận rõ ràng về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP. Trường hợp xác định được cha mẹ đẻ của trẻ em thì văn bản xác minh phải nêu rõ họ, tên và nơi cư trú của cha mẹ đẻ để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của cha mẹ đẻ về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
3. Trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của trẻ em do cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em gửi đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trẻ em, tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thay đổi ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài thuộc đối tượng được nhận đích danh, Sở Tư pháp có văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài.
2. Trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài, nếu hồ sơ sức khỏe của trẻ em chưa thể hiện rõ tình trạng khuyết tật, bệnh tật của trẻ em, thì Sở Tư pháp đề nghị cơ sở nuôi dưỡng, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em bổ sung hồ sơ sức khỏe của trẻ em, lấy ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về các loại khuyết tật, bệnh tật mà trẻ em mắc phải.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, Sở Tư pháp có văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác minh nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi của Công an cấp tỉnh.
4. Sau khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài, Sở Tư pháp có văn bản gửi Cục Con nuôi kèm theo Biên bản lấy ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi và văn bản của Công an cấp tỉnh về việc xác minh nguồn gốc đối với trẻ em bị bỏ rơi.
5. Trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, sau khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài thì Sở Tư pháp gửi hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi.
1. Hồ sơ của người nước ngoài nhận đích danh trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi bao gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật nuôi con nuôi và Điều 13 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.
2. Hồ sơ nhận con nuôi phải nêu rõ người nhận con nuôi chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, có đủ điều kiện kinh tế, gia đình và có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
3. Trường hợp người nhận con nuôi nhận đích danh trẻ em trên 5 tuổi hoặc hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch chuẩn bị về tâm lý cho trẻ em, chuẩn bị điều kiện cho trẻ em hòa nhập vào môi trường gia đình, văn hóa, xã hội mới.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận đích danh trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.
2. Khi tìm được gia đình có nguyện vọng nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, Văn phòng con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi.
3. Nếu Văn phòng con nuôi nước ngoài chưa nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày trẻ em được xác nhận đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài, Văn phòng con nuôi nước ngoài phải nộp hồ sơ của người nhận con nuôi để Cục Con nuôi xem xét, quyết định. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp hồ sơ có thể kéo dài đến 60 ngày.
4. Đối với những trẻ em đã được Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ chăm sóc y tế nhưng Văn phòng không thể tìm được gia đình nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, thì Cục Con nuôi đề nghị Văn phòng con nuôi nước ngoài khác tìm gia đình thay thế cho trẻ em.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, Cục Con nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận đích danh trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi.
2. Căn cứ tình trạng khuyết tật, bệnh tật và nhu cầu chăm sóc đặc biệt của trẻ em, Cục Con nuôi xem xét, đánh giá gia đình có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu chăm sóc đặc biệt của trẻ em hay không để đảm bảo tìm được gia đình thay thế ở nước ngoài phù hợp với trẻ em.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấp thuận kết quả tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hoặc kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em theo quy định khoản 5 Điều 8 Thông tư này, Cục Con nuôi gửi văn bản thông báo cho Cơ quan con nuôi Trung ương của nước ngoài hữu quan và người nhận con nuôi về việc chấp thuận cho nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh hoặc Văn phòng con nuôi nước ngoài phải gửi Cục Con nuôi văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan. Trong trường hợp trẻ em khuyết tật hoặc mắc bệnh quá nặng, người nhận con nuôi phải có thời gian để tham vấn ý kiến của bác sỹ thì thời hạn trả lời có thể kéo dài đến 60 ngày.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày.
1. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài nhưng trẻ em chưa xuất cảnh Việt Nam, người nhận con nuôi có thể gửi đơn đến Cục Con nuôi đề nghị hủy Quyết định nếu người nhận con nuôi đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo không thể tiếp tục nuôi dưỡng con nuôi, hoặc trẻ em được nhận làm con nuôi mắc bệnh quá nặng, cha mẹ nuôi không đủ điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em, hoặc vì lý do chính đáng khác.
2. Cục Con nuôi có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hủy Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Con nuôi, Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở nuôi dưỡng, các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, Cục Con nuôi có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF JUSTICE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/2014/TT-BTP |
Hanoi, May 20, 2014 |
CIRCULAR
GUIDING THE FINDING OF ALTERNATIVE FAMILIES OVERSEAS FOR CHILDREN WITH DISABILITIES, CHILDREN WITH SERIOUS DISEASES, CHILDREN AGED 5 OR OLDER AND TWO OR MORE CHILDREN BEING SIBLINGS WHO NEED ALTERNATIVE FAMILIES (*)
Pursuant to the June 17, 2010 Law on Adoption;
Pursuant to the Government’s Decree No. 19/2011/ND-CP of March 21, 2011, detailing a number of articles of the Law on Adoption;
Pursuant to the Government’s Decree No.22/2013/ND-CP of March 13, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
At the proposal of the General Director of the Adoption Department;
The Minister of Justice promulgates the Circular guiding the finding of alternative families overseas for children with disabilities, children with serious diseases, children aged 5 or older, and two or more children being siblings who need alternative families.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
This Circular guides the finding of alternative families overseas for children with disabilities, children with serious diseases, children aged 5 or older and two or more children being siblings who need alternative families (below referred to as children with special care needs).
Article 2. Children with disabilities or serious diseases entitled to specific adoption
Children with disabilities or serious diseases entitled to specific adoption include:
1. Children with disabilities or serious diseases specified in Clause 1, Article 3 of the Government’s Decree No. 19/2011/ND-CP of March 21, 2011, detailing a number of articles of the Law on Adoption.
2. Children with disabilities or serious diseases for whom adoption opportunities are limited under Clause 1, Article 3 of Decree No. 19/2011 /ND-CP, including children with hepatitis B or c, syphilis or tuberculosis; children with only one ear or without earhole or without helix; children with nystagmus, cataract or retinal detachment; children without arm or leg, children with extra, missing or joined finger or toe; children with hypothyroidism; children with esophageal atresia; children with anal stenosis or hypertrophy; children with atopic dermatitis; children with asthma; children with cerebral diseases; children with Down syndrome; children with mental retardation and motor deficit, children with autism; children with epilepsy; children with cryptorchidism; children with myotonic muscular dystrophy; and children with other hernia.
3. Children with diseases requiring lifelong treatment, children with other serious diseases as determined by doctors specialized in such diseases; and children with other disabilities for whom adoption opportunities are limited.
Chapter II
PROCEDURES FOR FINDING ALTERNATIVE FAMILIES OVERSEAS FOR CHILDREN WITH SPECIAL CARE NEEDS
Article 3. Listing and dossiers of children with special care needs and seek for alternative families overseas
1. When receiving or caring and nurturing children, nurturing establishments shall make lists of children specified in Article 2 of this Circular, children aged 5 or older or two or more children being siblings together with their dossiers and consult provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments before sending them to provincial-level Justice Departments.
2. Within 7 working days after receiving a list of children with special care needs and their dossiers, a provincial-level Justice Department shall send them to the Adoption Department of the Ministry of Justice (below referred to as the Adoption Department) for the latter to request foreign adoption offices to support in specialized medical examination and health care and find alternative families overseas for children.
3. For children with disabilities or serious diseases who are specifically adopted by overseas Vietnamese or foreign residents overseas under Point d, Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption, provincial-level Justice Departments shall guide natural parents or guardians of these children in making their dossiers and submitting them to provincial-level Justice Departments.
Article 4. Support in health care and specialized medical examination for children with special care needs who find alternative families overseas
1. Foreign adoption offices shall notify the Adoption Department of their support programs on health care and specialized medical examination for children with disabilities and serious diseases, psychological counseling and preparation of other necessary conditions for children aged 5 or older or two or more children being siblings. These programs must clearly describe the capacity to support children in terms of diseases and disabilities, special needs of children aged 5 or older, and children being siblings, qualifications of staff members in charge, preparatory work for adopters and measures to monitor developments of adopted children.
2. When receiving lists of children with special care needs together with their dossiers from provincial-level Justice Departments, based on support programs of foreign adoption offices, the Adoption Department shall request these offices to support specialized medical examination and health care for children, give psychological counseling and prepare necessary conditions for older children or children being siblings to be adopted.
Article 5. Finding of alternative families overseas for children with special care needs
1. While providing specialized medical examination and health care support for children with disabilities and with serious diseases, giving psychological counseling and preparing necessary conditions for children aged 5 or older or two or more children being siblings who need alternative families at the request of the Adoption Department, foreign adoption offices shall find families wishing and meeting conditions to adopt children.
2. When finding alternative families overseas for children, foreign adoption offices shall provide full and detailed information on the disabilities, diseases and special care needs of children and their family circumstances and psychological and social conditions for adopters to thoroughly consider their capacity to care for and nurture children before submitting adoption dossiers.
Article 6. Dossiers of children with special care needs who find alternative families overseas
A dossier of a child with special care needs who finds an alternative family overseas must comprise the papers specified in Article 32 of the Law on Adoption and Clause 1, Article 14 of Decree No. 19/2011/ND-CP, and contain papers proving the child’s disabilities or diseases and special care needs.
Article 7. Consultation of related persons and verification of origin of children with special care needs who find alternative families overseas
1. Within 7 working days after receiving dossiers from nurturing establishments and concurrently sending the dossiers to the Adoption Department under Clause 2, Article 3 of this Circular, provincial-level Justice Departments shall examine children dossiers, consult natural parents or guardians about intercountry adoption of their children under Clause 1, Article 15 of Decree No. 19/2011/ND-CP, and request provincial-level Public Security Departments to verify the origin of abandoned children. Provincial-level Justice Departments’ written request for verification must clearly state the priority in verification for children with special care needs to ensure their best interests.
2. A provincial-level Public Security Department’s written verification must clearly conclude the origin of an abandoned child whose parents are unknown under Clause 1, Article 16 of Decree No. 19/2011 /ND-CP. In case the natural parents of a child are identified, the written verification must clearly state their full names and places of residence for the provincial-level Justice Department to consult them about intercountry adoption of their child.
3. For children with disabilities or serious diseases entitled to specific adoption under Point d, Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption, within 7 working days after receiving then dossiers from natural parents or guardians, provincial-level Justice Departments shall examine these dossiers and consult natural parents or guardians about intercountry adoption of their children under Clause 1, Article 15 of Decree No. 19/2011/ND-CP.
Article 8. Certification of eligibility for intercountry adoption of children with special care needs
1. Within 7 working days after the deadline for natural parents or guardians to change their mind about intercountry adoption of their children under Clause 2, Article 15 of Decree No. 19/2011/ND-CP, if the children are eligible for intercountry adoption and entitled to specific adoption, provincial-level Justice Departments shall certify in writing their eligibility for intercountry adoption.
2. Before certifying children’s eligibility for intercountry adoption, if the children’s health records do not clearly show their disabilities or diseases, provincial-level Justice Departments shall request the children’s nurturing establishments or natural parents or guardians to supplement such records and consult doctors specialized in the children’s disabilities or diseases.
3. For abandoned children, provincial-level Justice Departments shall certify in writing theft eligibility for intercountry adoption within 7 working days after receiving written verifications of the origin of abandoned children from provincial-level Public Security Departments.
4. After certifying children’s eligibility for intercountry adoption, provincial-level Justice Departments shall send documents to the Adoption Department together with records of consultations about child adoption and written verifications of the origin of abandoned children of provincial-level Public Security Departments.
5. For children with disabilities or serious diseases entitled to specific adoption under Point d, Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption, provincial-level Justice Departments shall send their dossiers to the Adoption Department after certifying the children’s eligibility for intercountry adoption.
Article 9. Dossiers of foreigners adopting specific children with special care needs
1. A dossier of a foreigner adopting a specific child with special care needs must comprise the papers specified in Clause 1, Article 31 of the Law on Adoption and Article 13 of Decree No. 19/2011/ND-CP.
2. An adoption dossier must clearly state that the adopter is psychologically ready, eligible in terms of economic and family conditions and planned to care for and nurture the child with special care needs.
3. For a person specifically adopting a child aged over 5 or two or more children being siblings, the dossier must clearly state the plan on psychological preparation and conditions for the child or children to integrate into the new family, cultural and social environment.
Article 10. Submission of dossiers of adoption of children with special care needs
1. Overseas Vietnamese and foreign residents overseas adopting specific children with disabilities or serious diseases under Point d, Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption shall submit dossiers to the Adoption Department under Clause 1, Article 17 of Decree No. 19/2011/ND-CP.
2. When finding families wishing to adopt children with special care needs under Article 5 of this Circular, foreign adoption offices shall submit dossiers of adopters to the Adoption Department.
3. Within 30 days after children are certified as eligible for intercountry adoption, foreign adoption offices that have not submitted dossiers under Clause 2 of this Article shall submit dossiers of adopters to the Adoption Department for consideration and decision. In special cases, the time limit for dossier submission may be extended to 60 days.
4. For children having received health care support from foreign adoption offices which, however, cannot find families to adopt these children under Clauses 2 and 3 of this Article, the Adoption Department shall request other foreign adoption offices to find alternative families for these children.
Article 11. Appraisal of dossiers of foreigners adopting specific children with special care needs
1. Within 15 days after receiving complete and valid dossiers under Article 10 of this Circular, the Adoption Department shall appraise dossiers of foreigners adopting specific children with special care needs.
2. Based on children’s disabilities or diseases and special care needs, the Adoption Department shall consider and assess the families’ capacity to meet the special care needs of children to ensure appropriate alternative families overseas for them.
Article 12. Notification of results of finding alternative families overseas for children with special care needs
1. Within 7 working days after approving results of finding alternative families overseas for children with special care needs or after receiving children’s dossiers under Clause 5, Article 8 of this Circular, the Adoption Department shall send notices of approval of specific adoption to the concerned foreign central adoption agency and adopters.
2. Within 30 days after receiving a notice of the Adoption Department, the adopter of a specific child or the foreign adoption office shall send to the Adoption Department the adopter’s written agreement on such adoption and the concerned competent foreign agency’s written permission for the child’s entry into and residence in the country concerned. For children with serious disabilities or diseases for which adopters need time to consult doctors, the time limit for reply may be extended to 60 days.
Article 13. Decisions on intercountry adoption of children with special care needs and delivery and receipt of adopted children
1. Within 7 working days after receiving the document specified in Clause 2, Article 12 of this Circular, the Adoption Department shall forward the adopter’s dossier to the provincial- level Justice Department of the locality of residence of the adopted child for submission to the provincial-level People’s Committee for issuing an adoption decision.
2. Within 7 working days after receiving a dossier from the Adoption Department, the provincial-level Justice Department shall propose the provincial-level People’s Committee to decide on intercountry adoption of a child.
3. Within 7 working days after receiving a dossier from the provincial-level Justice Department, the provincial-level People’s Committee shall decide on intercountry adoption of a child.
4. Within 7 working days after the provincial-level People’s Committee issues a decision, the provincial-level Justice Department shall notify the adopter to come to Vietnam to receive his/her adopted child. Within 30 days after receiving the provincial-level Justice Department’s notice, the adopter must be present in Vietnam to receive in person the adopted child. For a plausible reason, the above time limit may be extended to no more than 60 days.
Article 14. Cancellation of decisions on intercountry adoption of children
1. An adopter may send to the Adoption Department a written request for cancellation of the provincial-level People’s Committee’s decision on intercountry adoption of a child when the child has not left Vietnam if the adopter suddenly contracts a serious disease and thus cannot nurture this child or the adopted child suffers a too serious disease and the adopter is ineligible to nurture this child, or for another plausible reason.
2. The Adoption Department shall send a notice to the provincial-level Justice Department for proposing the provincial-level People’s Committee to consider canceling the decision on intercountry adoption of a child.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 15. Effect
This Circular takes effect on July 5, 2014.
Article 16. Implementation responsibility
1. Provincial-level People’s Committees, the Adoption Department, provincial-level Justice Departments, nurturing establishments and foreign adoption offices in Vietnam shall implement this Circular.
2. The Adoption Department shall report any problems arising in the course of implementation to the Minister of Justice for timely guidance.-
|
FOR THE MINISTER OF JUSTICE |