Chương 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp
Số hiệu: | 67/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 25/07/2011 | Số công báo: | Từ số 419 đến số 420 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập gồm có:
1. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
2. Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không đủ điều kiện là kiểm toán viên hành nghề;
3. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đăng ký hành nghề kiểm toán;
4. Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính;
5. Vi phạm quy định đối với kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng;
6. Vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 của Luật này;
8. Vi phạm quy định về trường hợp không được thực hiện dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 và Điều 30 của Luật này;
9. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật này; vi phạm quy định về vốn pháp định, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
10. Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;
11. Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
12. Vi phạm quy định về lập, thu thập, phân loại, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ tài liệu về các dịch vụ khác có liên quan;
13. Kê khai không đúng thực tế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
14. Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
15. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
16. Vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
17. Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
18. Đơn vị được kiểm toán vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 của Luật này.
19. Hành vi khác vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 59 của Luật này thì bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Ngoài hình thức xử lý quy định tại điểm a và điểm b của khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, đình chỉ đăng ký hành nghề hoặc cấm tham gia hoạt động kiểm toán độc lập.
2. Cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
1. Tranh chấp về kiểm toán độc lập được giải quyết như sau:
a) Các bên có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kiểm toán độc lập là ba năm, kể từ ngày ký báo cáo kiểm toán.
HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF DISPUTES
Article 59. Law violations on independent audit
Law violations on independent audit include:
1. Carrying on business of audit services without the certificate of sufficient conditions for business of audit services or not complying with the contents of the certificate of sufficient conditions for business of audit services;
2. Individuals who sign audit statements without sufficient conditions as the practicing auditors;
3. Violation of regulations on business registration of audit services, audit-practice registration;
4. Violation of regulations on inspection and quality control of audit services of the Ministry of Finance;
5. Violation of regulations for auditing the financial statements of the units with the public interest;
6. Violation of the information confidentiality rules related to audit records, clients and audited units;
7. Performance of prohibited acts provided in Article 13 of this Law;
8. Violation of regulations on the cases which are not entitled to perform audit services specified in Article 19 and Article 30 of this Law;
9. Carrying on business of audit services without sufficient number of practicing auditors in accordance with regulations of this Law; violation of the provisions on legal capital, purchase of professional liability insurance or establishment of occupational risk reserve fund;
10. Due to carelessness leading to errors or distorting the audit results, audit records;
11. Deliberately certifying financial statement with fraud, mistake, or colluding to falsify accounting records, audit records and providing false information and report data;
12. Violation of regulations on the establishment, collection, classification, use, storage, archiving audit records and documents of other relevant services;
13. Untruthful declaration to be issued certificates of audit practice registration and certificates of sufficient conditions for business of audit services;
14. Fraud to be issued certificates of audit practice registration and certificates of sufficient conditions for business of audit services;
15. Forging, erasing, and fixing certificates of audit practice registration and certificates of sufficient conditions for business of audit services.
16. Violation of the principles of independent audit activities;
17. Reporting untruthfully or failing to implement the reporting regime as prescribed;
18. Audited units violating the provisions of the clauses 1, 2, 3 and 4 of Article 39 of this Law.
19. Other acts of violating law on independent audit.
Article 60. Handling of violations of law on independent audit
1. Organizations and individuals violate the provisions in Article 59 of this Law shall be handled according to the following forms:
a) Caution;
b) Fine;
c) Apart from the handling forms specified in point a and point b of this clause, breaching organizations and individuals may be revoked certificate of sufficient conditions for business of audit services, certificates of auditors, certificates of audit practice registration, suspended or banned from operating independent audit.
2. Individuals who violate the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of violations, also be prosecuted for criminal liability.
3. Organizations and individuals violate the provisions of this Law, apart from the penalties as specified in clause 1 and clause 2 of this Article may also be posted on the website of the Ministry of Finance or of the professional organizations on audit, if causing damage, they must pay compensation in accordance with the law regulations.
4. The Government specifies the handling of law violations on independent audit.
Article 61. Settlement of disputes on independent audit
1. Disputes over the independent audit are settled as follows:
a) The parties are responsible for self-mediation of the dispute;
b) If the mediation is failed, the disputing parties may bring in lawsuits under the law regulations.
2. The prescription of entering a lawsuit for requirement to settle disputes on independent audit is three years from the date of signing the audit statement.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực