Chương 1 Luật Kiểm toán độc lập 2011: Những quy định chung
Số hiệu: | 67/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 25/07/2011 | Số công báo: | Từ số 419 đến số 420 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán.
Luật này áp dụng đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động kiểm toán độc lập trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
2. Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
3. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
4. Thành viên tham gia cuộc kiểm toán bao gồm kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên và các thành viên khác.
5. Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
7. Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng.
8. Hành nghề kiểm toán là hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
9. Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
10. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
11. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.
12. Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
13. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
1. Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
3. Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
2. Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
3. Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
4. Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
a) Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
b) Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
3. Độc lập, trung thực, khách quan.
4. Bảo mật thông tin.
1. Kiểm toán bắt buộc là kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác của đơn vị được kiểm toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
3. Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm; trường hợp cơ quan nhà nước khi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán mà không có báo cáo kiểm toán đính kèm thì có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
b) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
c) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên;
d) Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
g) Thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
h) Quy định về cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
i) Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán; công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề;
k) Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán;
l) Tổng kết, đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
m) Hợp tác quốc tế về kiểm toán độc lập.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập tại địa phương.
1. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập do Chính phủ quy định.
1. Nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
b) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
c) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
g) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;
h) Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;
i) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;
k) Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;
l) Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
m) Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
n) Hành vi khác theo quy định của pháp luật;
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, nghiêm cấm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
a) Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;
b) Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;
c) Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;
d) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kiểm toán để ký hợp đồng kiểm toán;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cản trở công việc của thành viên tham gia cuộc kiểm toán;
d) Cung cấp sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán;
đ) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;
e) Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
g) Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;
h) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
4. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật và cản trở hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán độc lập.
GENERAL PROVISIONS
This Law regulates the principles, conditions, scope, and form of independent audit activities; the rights and obligations of practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam and the units that are audited.
Article 2. Subjects of application
This law applies to the auditors, the practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam, the units that are audited, professional organizations on audit and other organizations, individuals related to the activities of independent audit.
Article 3. Application of the Law on independent audit, international Agreements and relevant laws
1. Domestic organizations and individuals and foreign organizations, or individuals engaging in independent audit on the territory of Vietnam must comply with this Law and other provisions of concerned law.
2. Where the international Agreements which the socialist Republic of Vietnam is a party stipulating different from the provisions of this Law shall apply the provisions of such international Agreements.
Article 4. Objective of independent audit
Independent audit activities aim to contribute to the transparency of economic information, finance of units that are audited and other enterprises, organizations; to strengthen investment environment; practice thrift and prevent and combat waste, prevent and combat corruption; to detect and prevent violations of law; to raise the effectiveness, management efficiency, administration of economy, finance of the State and business operation of enterprises.
Article 5. Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Independent audit means the auditor practicing a profession, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam inspecting and giving their independent opinions on the financial statements and other audit works under the audit contract.
2. Auditors mean the persons who are granted certificates of auditors in accordance with law regulations or those who have certificates granted from foreign countries recognized by the Ministry of Finance and passed examination on the Vietnam law.
3. Practicing auditors mean the auditors who have been issued certificates of registration of practicing audit.
4. Members participating in the audit include practicing auditors, auditors and other members.
5. Auditing enterprises mean the enterprises which meet the sufficient conditions for trading audit services in accordance with this Law and other provisions of the concerned law.
6. Audited units mean the enterprises, organizations that are implemented the audit under the audit contract by the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam.
7. Units with the public interest mean the enterprises, organizations that the nature and scale of operation which is highly related to the interests of the public.
8. Audit practice means the operation trading the audit service of practicing auditors, auditing firms and branches of foreign auditing firms in Vietnam.
9. Financial statement audit means the one that practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam inspect, give their opinions on the truthfulness and rationality in the key respects of the financial statements of the audited units in accordance with provisions of auditing standards.
10. Compliance audit means the one that practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam inspect, give their opinions on the compliance with laws, regulations, provisions that the audited units shall perform.
11. Operation audit means the one practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam inspect, give their opinions on the economy, effectiveness and operation efficiency of a part or the whole audited unit.
12. The audit statement means the written report made by practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam after the completion of the audit, giving opinions on financial statements and other contents which have been audited under the audit contract.
13. Branches of foreign auditing firms in Vietnam mean the dependent units of the foreign auditing firms, having no legal entity status, ensured to take the responsibility for all obligations and commitments of its branches in Vietnam by the foreign auditing firms.
Article 6. Audit standards and professional ethical standards of accounting and auditing
1. Auditing standards mean the rules and guidelines on the requirements, principles, auditing procedures, and handling of the relationship arising from audit activities that members participating in the audit and the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must comply with.
2. Professional ethical standards of accounting and auditing mean the rules and guidelines on principles, contents of the application of professional ethical standards for members participating in the audit and auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam.
3. Auditing standards and professional ethical standards of accounting and auditing are the bases to inspect and evaluate the quality of audit and professional ethical of members participating in the audit and auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam.
4. Ministry of Finance stipulates auditing standards and professional ethical standards of accounting and auditing on the basis of international standards.
Article 7. Value of audit statement
1. The audit statements on financial statements assess the honesty and rationality of the financial statements in conformity with accounting standards, the accounting regime issued by competent agencies or organizations.
2. Compliance audit statements assessing the compliance with laws, rules, and regulations in the management and use of money, property and other resources of the audited units.
3. Operation audit statements assessing the economy, effectiveness, and efficiency in management and use of money, property and other resources in the audited units.
4. Audit statements are used for:
a) Shareholders, investors and parties participating in the joint venture, association, customers and other organizations and individuals having direct interests or related to the audited units to handle relations on rights and obligations of stakeholders;
b) State agencies manage and administer under functions and assigned tasks;
c) Audited units detect, handle, and prevent timely errors and weakness in the operation of the units.
Article 8. Operation principles of independent audit
1. Compliance with the law and taking responsibility before the law on occupational activity and audit statements.
2. Compliance with audit standards and professional ethical standards of accounting and auditing of Vietnam; for the audits under the audit contracts that are required to apply the other audit standards shall comply with such audit standards.
3. Independence, honesty, objectivity.
4. Information confidentiality.
1. Compulsory audit is the audit for the annual financial statements, the settlement statements of completed projects and other financial information of the audited units specified in clause 1 and clause 2 Article 37 of this Law and other provisions of concerned law.
2. Audit contract of annual financial statements of the enterprises, organizations that are required to audit the financial statements must be concluded no later than thirty days before the date of ending the year accounting period.
3. Enterprises and organizations that are required to audit as submitting financial statements to the competent State agencies and as publicizing financial statements audit are required to attach the audit statements; in case when the State agencies receive financial statements of the enterprises, organizations which are required to audit without the attached audit statements, the State agencies are responsible for sending notice to the competent state agencies for handling in accordance with the law regulations.
Article 10. Encouragement of audit
The State encourages enterprises and organizations hiring the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam to audit the financial statements, the settlement statements of completed projects and other audit works before they are submitted to the competent state agencies or before the public finance.
Article 11. State administration on the independent audit activities
1. The Government unifies state administration on the independent audit activities.
2. The Ministry of Finance takes responsibility before the Government for the implementation of state administration on independent audit activities, with the duties and powers as follows:
a) Making, submitting to the competent State agency for promulgation according to its competence the legal documents on independent audit;
b) Making, submitting to the Government for deciding the strategy and policy of developing activities of independent audit;
c) Stipulating the conditions to take part in the examination, the organization of examination to grant certificates of auditors; granting, revoking, and managing certificates of auditors;
d) Stipulating the standard form of the certificate of sufficient conditions for trading audit service, granting, modifying and revoking the certificates of sufficient conditions for trading audit service;
đ) Suspending the trading of audit service;
c) Inspecting, examining and settling complaints and denunciations and handling violations of legislation on independent audit;
g) Inspecting, examining activities in the field of independent audit of the professional organizations on audit;
h) Providing for updating knowledge to auditors, practicing auditors;
i) Providing for registration and management of audit practice; publicizing the list of auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam and practicing auditors;
k) Providing for monitoring quality of audit service;
l) Reviewing and evaluating the activities of independent audit and implementing the measures to support the development of independent audit activities;
m) International cooperation on independent audit.
3. Ministries, .
4. People's Committees of provinces and cities directly under the central Government within its duties and powers are responsible for the state administration on independent audit activities at its locality.
Article 12. Professional organizations on audit
1. Professional organizations on audit are established and operate under the provisions of the law on associations and are responsible for complying with the provisions of the law on independent audit.
2. Professional organizations on audit are fostered knowledge for auditors, the auditors practice and perform a number of tasks related to independent audit activity prescribed by the Government.
Article 13. The strictly-banned acts
1. Strictly banning members who participate in the audits and auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam conduct the following acts:
a) To purchase, receive donation, hold shares or contributed capital of the audited units regardless of the number;
b) To buy, sell bonds or other assets of the audited units affecting the independence in accordance with the professional ethical standards of accounting and auditing;
c) To receive or require any money or benefits from the audited units other than the service fees and costs agreed in the contract concluded;
d) To harass, cheat customers and the units audited;
đ) To disclose information on the audit records, clients, audited unit, unless the clients, audited units approve or as prescribed by law;
e) To inform, introduce false qualifications, experience and ability to provide services of practicing auditors and auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam;
g) To scramble clients in the forms of hindering, drawing, bribing and colluding with clients and other acts of unfair competition;
h) To carry out the collection for the audited units;
i) To be in collusion with the audited units to falsify accounting records, financial statements, audit records and to report falsely the results of audit;
k) To forge, falsify records of audit;
l) To rent, borrow certificate of auditor and the certificate of registering to practice audit for its professional activities;
m) To provide audit services without adequate conditions in accordance with provisions of this Law;
n) Other acts under regulations of law;
2. Apart from the provisions in clause 1 of this Article, strictly banning auditors and practicing auditors perform the following acts:
a) Practicing audit as an individual;
b) Forging, leasing, lending, or permitting to use name and certificate of auditors, certificate of registering audit practice to perform audit activities;
c) Working for two auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam or more at the same time;
d) Other acts under regulations of law.
3. Strictly banning the audited units and concerned organizations and individuals to carry out the following acts:
a) To select organizations and individuals that are not sufficient conditions for practicing audit to conclude the audit contracts;
b) To refuse to provide necessary information and documents for the audit as required by practicing auditors or auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam;
c) To obstruct the work of the participants in the audit;
d) To provide false, untruthful, incomplete, untimely information, documents relating to the audit;
đ) To bribe, collude with members participating in the audits and auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam to falsify accounting records, financial statements, audit records and audit statements;
e) To conceal violations of law on finance and accounting;
g) To intimidate, retaliate, force participants in the audit to falsify the results of the audit;
h) Other acts under regulations of law.
4. Strictly banning organizations and individuals to intervene and prevent unlawful practice operation of practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam; taking advantage of their positions and powers to violate the provisions on granting certificates of sufficient conditions to carry on business of audit services, certificates of registration of auditing practice, inspection, quality control of audit services, discipline and handling of administrative violations in the independent audit activities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 24. Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 25. Lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 31. Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán
Điều 33. Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán