Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 203/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 19/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 10/04/2013 | Số công báo: | Từ số 187 đến số 188 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục cấp GCN kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề; Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh; Điều lệ công ty
- Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh
- Văn bản xác nhận về vốn đối với công ty TNHH
Hồ sơ đề nghị nộp về Bộ Tài chính, sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu không có vấn đề cần bổ sung thì Bộ sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận cho người nộp hồ sơ.
Nội dung trên quy định tại Thông tư 203/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ 1/5/2013.
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 203/2012/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2012 |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kiểm toán).
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ kiểm toán được cấp cho công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán độc lập và các quy định tại Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập (dưới đây gọi tắt là Nghị định 17/2012/NĐ-CP). Đối với công ty kiểm toán TNHH một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật kiểm toán độc lập không áp dụng điều kiện về mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 7 và vốn góp của tổ chức quy định tại Điều 6 Nghị định 17/2012/NĐ-CP trừ khi công ty cơ cấu lại tổ chức thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
1. Các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ gửi Bộ Tài chính.
5. Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục I).
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục III).
4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.
5. Bản sao Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với công ty TNHH, công ty hợp danh.
6. Bản sao Điều lệ công ty.
7. Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh (theo mẫu quy định tại phụ lục IV), trong đó phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch; Số và ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cá nhân; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (đối với các cá nhân là kiểm toán viên hành nghề);
b) Tên, địa chỉ đặt trụ sở, số và ngày quyết định thành lập (hoặc đăng ký kinh doanh) đối với tổ chức; Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đối với cá nhân được cử là người đại diện phần vốn góp của tổ chức;
c) Số vốn góp theo đăng ký, giá trị vốn đã thực góp, tỷ lệ sở hữu, thời hạn góp vốn.
8. Văn bản xác nhận về vốn đối với công ty TNHH, cụ thể như sau:
a) Đối với doanh nghiệp thành lập mới phải có:
- Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập;
- Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Trường hợp số vốn góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả thẩm định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
b) Đối với doanh nghiệp đang hoạt động phải có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập khác về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký).
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục II).
2. Bản sao giấy phép cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài (hoặc văn bản tương đương) theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính.
3. Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
4. Văn bản của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
5. Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.
7. Quyết định của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) chi nhánh.
8. Văn bản xác nhận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập khác về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký).
9. Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cấp vốn cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
1. Tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này tới Bộ Tài chính.
2. Trong thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 23, Khoản 3 Điều 24 Luật kiểm toán độc lập, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thì Bộ Tài chính xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Trường hợp từ chối Bộ Tài chính phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo cho tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để hoàn chỉnh hồ sơ.
4. Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải bổ sung, sửa đổi theo thông báo và gửi về Bộ Tài chính. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu Bộ Tài chính không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì xem xét cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 23, Khoản 3 Điều 24 Luật kiểm toán độc lập.
5. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm các thông tin chính sau đây:
a) Tên doanh nghiệp kiểm toán; Tên doanh nghiệp kiểm toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;
b) Họ và tên người đại diện theo pháp luật và họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kiểm toán (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật);
c) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
d) Số, ngày cấp và tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán quy định tại Phụ lục V Thông tư này.
1. Doanh nghiệp kiểm toán phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI);
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã được cấp lần gần nhất;
c) Báo cáo mô tả chi tiết nội dung đề nghị điều chỉnh và các tài liệu có liên quan đến thông tin điều chỉnh.
1. Doanh nghiệp kiểm toán đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được đề nghị cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị mất hoặc bị hư hỏng;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
2. Doanh nghiệp kiểm toán phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc hoàn thành việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII);
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
c) Tài liệu có liên quan khác.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
1. Tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải nộp lệ phí ngay khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Mức lệ phí, việc quản lý, sử dụng lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Doanh nghiệp kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật kiểm toán độc lập.
2. Doanh nghiệp kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
3. Bộ Tài chính công bố quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
1. Doanh nghiệp kiểm toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật kiểm toán độc lập.
2. Doanh nghiệp kiểm toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán kể từ ngày có quyết định thu hồi.
3. Bộ Tài chính công bố quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
4. Doanh nghiệp kiểm toán phải nộp trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
1. Doanh nghiệp kiểm toán muốn tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải gửi thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục XI) đến Bộ Tài chính ít nhất 15 ngày trước ngày dự định tạm ngừng kinh doanh.
2. Danh sách doanh nghiệp kiểm toán tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán được công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày trước ngày hoạt động trở lại.
1. Doanh nghiệp kiểm toán dự định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài chính.
2. Hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
b) Báo cáo về các hợp đồng kiểm toán và các hợp đồng cung cấp dịch vụ khác quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật kiểm toán độc lập chưa hoàn thành;
c) Biện pháp và cam kết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên có liên quan;
d) Phương án và biện pháp xử lý đối với các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ khác chưa hoàn thành (nếu có).
3. Doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng (đơn vị được kiểm toán) và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán ít nhất 30 ngày trước khi chính thức chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
4. Thông báo chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán nêu tại Khoản 1 Điều này phải bao gồm các thông tin sau:
a) Thời gian bắt đầu chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán, lý do chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
b) Biện pháp và cam kết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên có liên quan.
1. Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán chỉ được kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 31 Luật kiểm toán độc lập.
2. Doanh nghiệp kiểm toán đăng ký cho chi nhánh được kinh doanh dịch vụ kiểm toán gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII);
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề làm việc tại chi nhánh;
d) Quyết định bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho từng chi nhánh. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài chính phải nêu rõ lý do.
4. Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán không bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 31 Luật kiểm toán độc lập sau ba tháng liên tục thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
5. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì các chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán đó cũng bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
6. Chi nhánh bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
1. Duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong suốt thời gian hoạt động.
2. Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
3. Không cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
4. Báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
5. Thông báo bằng văn bản (kèm theo tài liệu chứng minh) cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung quy định tại Điều 26 Luật kiểm toán độc lập.
6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và việc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
7. Định kỳ hàng năm trước ngày 31/10, hoặc khi có yêu cầu, doanh nghiệp kiểm toán phải báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX) cho Bộ Tài chính kèm theo những tài liệu quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này có thay đổi so với lần nộp gần nhất.
8. Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt động năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục X) và báo cáo tài chính năm trước liền kề cho Bộ Tài chính. Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động năm chậm nhất là ngày 10/4 năm sau. Thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
1. Bộ Tài chính công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính:
a) Danh sách các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán;
b) Danh sách các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán, bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc bị cảnh báo về điều kiện kinh doanh trong thời gian doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm toán theo quy định;
c) Danh sách các doanh nghiệp kiểm toán tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải công bố nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 8 Thông tư này trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 203/2012/TT-BTC |
Hanoi, November 19th 2012 |
ON THE ISSUANCE, MANAGEMENT, AND USE OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR PROVIDING AUDIT SERVICES
Pursuant to the Law on Independent audit No. 67/2011/QH12 dated March 29th 2011;
Pursuant to the Government's Decree No. 17/2012/ND-CP dated March 13th 2012, elaborating and guiding the implementation of the Law on Independent audit;
At the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27th 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the Department of Audit and Accounting Regulation,
The Minister of Finance issues a Circular on the issuance, management, and use of Certificates of eligibility for providing audit services
Article 1. Scope of regulation
This Circular specifies the order and procedure for the issuance of Certificates of eligibility for providing audit services, the management, and the use of Certificates of eligibility for providing audit services applicable to audit firms and branches in Vietnam of foreign audit firms.
Article 2. Subjects of application
1. Audit firms and branches in Vietnam of foreign audit firms (hereinafter referred to as audit firms).
2. Organizations and individuals involved in the issuance, management, and use of Certificates of eligibility for providing audit services .
Article 3. Holders of Certificates of eligibility for providing audit services
Certificates of eligibility for providing audit services are issued to limited liability companies, partnerships, private enterprises, branches in Vietnam of foreign audit firms that satisfy the conditions in Article 21 of the Law on Independent audit and the regulations in the Government's Decree No. 17/2012/ND-CP dated March 13th 2012, elaborating and guiding the implementation of the Law on Independent audit (hereinafter referred to as the Decree No. 17/2012/ND-CP). The requirements of capital contribution levels of auditors prescribed in Clause 1 of Article 7 and capital contributions of organizations prescribed in Clause 6 of the Decree No. 17/2012/ND-CP are not applicable to audit LLCs funded by foreign partners as prescribed in Clause 3 Article 62 of the Law on Independent audit.
1. The copies of papers and qualifications must be authenticated by competent agency as prescribed by law.
2. The application for the Certificate of eligibility for providing audit services must be made in Vietnamese. The papers enclosed with the application in foreign languages must be translated into Vietnamese and authenticated as prescribed by Vietnam’s law.
3. The papers issued by foreign organizations or notarized/authenticated overseas must be consularly legalized as prescribed by Vietnam’s law, unless the consular legalization is exempted by an International Agreement to which Vietnam is a signatory.
4. The applicant for the Certificate of eligibility for providing audit services is responsible for the accuracy of the dossier being sent to the Ministry of Finance.
5. The organizations and individuals that certify the capital are jointly responsible for the accuracy of the capital at the certifying time.
DOCUMENTATION, ORDER, PROCEDURE FOR THE ISSUANCE OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR PROVIDING AUDIT SERVICES, THE MANAGEMENT AND THE USE OF CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR PROVIDING AUDIT SERVICES
Article 5. The dossier of application for the Certificate of eligibility for providing audit services, applicable to limited liability companies, partnerships, and private enterprises
1. The application for the Certificate of eligibility for providing audit services in Vietnamese (according to the template in Annex I).
2. The copy of the Certificate of Business registration or Certificate of Enterprise registration or Investment certificate.
3. The list of full-time auditors having labor contracts (according to the template in Annex III).
4. The copy of the Certificate of audit practice registration of auditors.
5. The copy of the Decision on the appointment of the Director made by the Member assembly (of a limited liability company or a partnership).
6. The copy of the company’s charter.
7. The list of capital contributors, the list of partners (according to the template in Annex IV), specifying:
a) Full names, addresses, nationalities, numbers and date of issues of ID cards or passports or other legal ID papers of individuals; numbers and dates of issue of the Certificates of audit practice registration (of auditors);
a) Names, locations, numbers and dates of issue of the Decision on establishment (or business registration) of organizations; full names, addresses, nationalities, numbers and dates of issues of ID cards or passports or other legal ID papers, numbers and dates of issues of Certificates of audit practice registration of the individuals that represent the capital contributed;
c) The amount of registered capital contribution, the value of actual contribution, the holding, and the contribution term.
8. The written capital certification of limited liability companies, in particular:
a) New companies must have:
- Contribution records of founders;
- Where capital is contributed in cash, the deposits of founders must be certified in writing by commercial banks licensed to operate in Vietnam. The deposit must be equal to at least the capital contribution in cash of founders, and only unlocked after the company is issued with the Certificate of eligibility for providing audit services
- The capital contribution is made by assets, it is required to obtain a written certification of the valuation of contributed assets made by a valuating organization in Vietnam. The certification must be unexpired on the day on which the dossier of application for the Certificate of eligibility for providing audit services is submitted.
b) The existing equity of an operating company in the latest financial statement (in the registration year or the year before) must be certified in writing by another independent audit firm.
Article 6. The dossier of application for the Certificate of eligibility for providing audit services, applicable to branches in Vietnam of foreign audit firms
1. The application for the Certificate of eligibility for providing audit services (according to the template in Annex I).
2. The copy of the License to provide audit services of the foreign audit firm (or an equivalent paper) as prescribed by the law of its home country.
3. The copy of the License to open branches in Vietnam of the foreign audit firm.
4. The written commitments to take the full responsibility being sent to the Ministry of Finance made by the foreign audit firm in Vietnam and its branch.
5. The list of full-time auditors having labor contracts at the branch in Vietnam of the foreign audit firm.
6. The copies of the Certificates of audit practice registration of auditors.
7. The copy of the Decision on the appointment of the branch manager made by the foreign audit firm.
8. The written certification made by another independent audit firm of the existing equity of the foreign audit firm in the latest financial statement (in the registration year or the year before).
9. The documents proving that the foreign audit firm provides capital for its branch in Vietnam.
Article 7. The order and procedure for issuing, reissuing, and amending Certificate of eligibility for providing audit services
1. The applicant for the issuance, reissuance, or amendment of the Certificate of eligibility for providing audit services shall send one dossier as prescribed in this Circular to the Ministry of Finance.
2. If no request for supplementation or explanation is made after the period in Clause 1 Article 23 and Clause 3 Article 24 of the Law on Independent audit, the Ministry of Finance shall consider issuing, reissuing, or amending the Certificate of eligibility for providing audit services; the refusal must be notified and explained in writing by the Ministry of Finance.
3. Where the dossier of application is not valid, the Ministry of Finance shall request the applicant to complete the dossier within 10 working days from the day on which the dossier is received.
4. When receiving the written request from the Ministry of Finance, the applicant must complete the dossier in accordance with the request and send it back to the Ministry of Finance. After 10 working days from the day on which the supplemented dossier is received, if the Ministry of Finance does not make any written request for additional supplementation, the Ministry of Finance shall consider issuing, reissuing, or amending the Certificate of eligibility for providing audit services within the time limit in Clause 1 Article 23 and Clause 3 Article 24 of the Law on Independent audit.
5. Where the applicant does not correct supplement the dossier in accordance with the request, the Ministry of Finance shall request the applicant to complete the dossier as prescribed in Clause 3 and Clause 4 of this Article.
Article 8. Contents of the Certificate of eligibility for providing audit services
1. A Certificate of eligibility for providing audit services contains the following information:
a) Name of the audit firm in Vietnamese and foreign languages (if any); its abbreviated name (if any); and address of the head office;
b) Full names of the legal representative and the Director of the audit firm (if the Director is not the legal representative);
c) The number and date of issue of the Certificate of eligibility for providing audit services;
d) The number and date of issue and issuer of the Certificate of Business registration or Certificate of Enterprise Registration or Investment certificate.
dd) The terms and conditions by which the audit firm must abide when using the Certificate of eligibility for providing audit services.
2. The template of the Certificate of eligibility for providing audit services is provided in Annex V of this Circular.
Article 9. Amending the Certificate of eligibility for providing audit services
1. The audit firm must apply for the amendment of the Certificate of eligibility for providing audit services when changing its contents as prescribed in Clause 1 Article 8 of this Circular.
2. The dossier of application for the amendment of the Certificate of eligibility for providing audit services includes:
The application for the amendment of the Certificate of eligibility for providing audit services (according to the template in Annex VI);
b) The original copy of the latest Certificate of eligibility for providing audit services;
c) The detailed description of the amendment and other documents related to the amendment.
Article 10. Reissuing the Certificate of eligibility for providing audit services
1. An audit firm issued with the Certificate of eligibility for providing audit services shall apply for its reissuance in the following cases:
a) The Certificate of eligibility for providing audit services is lost of damaged;
b) The firm is divided, split, merged, amalgamated, or the form of ownership is converted.
2. The audit firm must apply for the reissuance of the Certificate of eligibility for providing audit services within 20 days from the day on which it is lost or damaged, or from the day on which the division, split, merger, amalgamation, or conversion of the form of ownership is finished.
3. The dossier of application for the reissuance of the Certificate of eligibility for providing audit services when it is lost of damaged includes:
a) The application for the reissuance of the Certificate of eligibility for providing audit services (according to the template in Annex VII);
b) The original copy of the issued Certificate of eligibility for providing audit services, unless it is lost;
c) Relevant documents.
4. The dossier of application for the reissuance of the Certificate of eligibility for providing audit services in case of a division, split, merger, amalgamation, or conversion of the form of ownership is made in accordance with Article 5 and Article 6 of this Circular.
1. The applicant for the Certificate of eligibility for providing audit services must pay the fee when submitting the dossier.
2. The levels, the management, and the use of the fee for issuing, reissuing, and amending the Certificate of eligibility for providing audit services are prescribed by the Ministry of Finance.
Article 12. Suspending the provision of audit services
1. An audit firm shall be suspended from providing audit services in one of the cases in Clause 1 Article 27 of the Law on Independent audit.
2. The audit firms suspended from providing audit services shall stop providing audit services from the day on which the decision on suspension is made.
3. The Ministry of Finance shall announce the decision to suspend the provision of audit services on the website of the Ministry of Finance within 07 days from the day on which the decision is made
Article 13. Revoking the Certificate of eligibility for providing audit services
1. An audit firm shall have its Certificate of eligibility for providing audit services revoked in one of the cases in Clause 2 Article 27 of the Law on Independent audit.
2. The audit firm that has its Certificate of eligibility for providing audit services revoked must stop providing audit services from the day on which the decision on the revocation is made.
3. The Ministry of Finance shall announce the decision to revoke the Certificate of eligibility for providing audit services on the website of the Ministry of Finance within 07 days from the day on which the decision is made.
4. The audit firm must return the Certificate of eligibility for providing audit services to the Ministry of Finance within 10 days from the day on which the decision is made.
Article 14. Voluntary suspension of audit service provision
1. An audit firm wishing to suspend the provision of audit services must send a notification of the suspension (according to the template in Annex XI) to the Ministry of Finance at least 15 days before the suspension date.
2. The list of suspended audit firms shall be posted on the website of the Ministry of Finance.
3. When resuming the operation, the audit firm must ensure that all conditions are satisfied, and send a written notification to the Ministry of Finance within 10 days from the resuming day.
Article 15. Voluntary termination of audit service provision
1. An audit firm wishing to stop the provision of audit services must send a dossier of application for the terminating the provision of audit services to the Ministry of Finance.
2. The dossier of application for terminating the provision of audit services includes:
a) The application for terminating the provision of audit services;
b) The reports on the unfinished audit contracts and other service contracts as prescribed in Point b Clause 1 Article 40 of the Law on Independent audit;
c) The measures and commitment to ensure the lawful rights and interests of clients and involved parties;
d) The solutions for settling unfinished audit contracts and other service contracts (if any).
3. The audit firm shall notify the termination of audit service provision to its clients (audited units) and involved parties, and on the mass media at least 30 days before officially terminating the provision of audit services.
4. The notification of the termination of audit service provision prescribed in Clause 1 of this Article must specify:
a) The time of termination and the reasons for the termination of audit service provision;
b) The measures and commitment to ensure the lawful rights and interests of clients and involved parties.
Article 16. Branches of audit firms
1. Branches of an audit firm shall only provide audit services when all conditions in Article 31 of the Law on Independent audit are satisfied.
2. The audit firm that applies for the provision of audit services of its branch shall send 01 dossier to the Ministry of Finance. The dossier includes:
a) The application for provisions of audit services of the branch (according to the template in Annex VIII);
b) The copy of the Certificate of Branch registration issued by a business registration agency;
c) The copies of Certificates of audit practice registration of auditors working at the branch;
d) The Decision to appoint the branch manager.
3. Within 30 days from the day on which the valid dossier is received, the Ministry of Finance shall make written approvals for the each branch. The refusal must be explained by the Ministry of Finance.
4. The branches of an audit firm that fail to satisfy the conditions in Article 31 of the Law on Independent audit for 03 consecutive months shall be suspended from providing audit services.
5. Where an audit firm is suspended from providing audit services, its branches are also suspended from providing audit services.
6. The branches suspended from providing audit services shall stop providing audit services from the day on which the decision on suspension is made.
Article 17. Responsibilities of audit firms
1. Maintain the fulfillment of the conditions for being issued with the Certificate of eligibility for providing audit services throughout the operation.
2. Do not falsify the contents of the Certificate of eligibility for providing audit services.
3. Do not lend, lease out, mortgage, trade, and transfer the Certificate of eligibility for providing audit services.
4. Send a report to the Ministry of Finance within 10 days from the day on which Certificate of eligibility for providing audit services is lost or damaged.
5. Send a written notification (enclosed with evidence) to the Ministry of Finance within 10 days from the day on which the changes prescribed in Article 26 of the Law on Independent audit occur.
6. Facilitate the inspection and measures taken by competent state agencies to ensure the fulfillment of the conditions for providing audit services and the proper use of the Certificate of eligibility for providing audit services.
7. Before October 31st every year or at the request of the Ministry of Finance, the audit firms must send reports on the fulfillment of the conditions for providing audit services (according to the template in Annex IX) to the Ministry of Finance, enclosed with the documents prescribed in Article 5 and Article 6 of this Circular that are changed.
8. Annually, audit firms shall send reports on their operation in the year (according to the template in Annex X) and financial statements of the preceding year to the Ministry of Finance. The deadline for sending reports on the operation in the year is April 10th in the next year. Financial statements shall be sent within 90 days from the end of the fiscal year.
Article 18. Disclosing information about audit firms
1. The Ministry of Finance shall post on its website:
a) The list of audit firms eligible for providing audit services;
b) The list of audit firms and branches of audit firms that are suspended from providing audit services, have their Certificates of eligibility for providing audit services revoked, or receive warnings about the conditions for providing audit services over the period in which they do not satisfy the conditions for providing audit services.
c) The list of audit firms that voluntarily suspend or terminate the provision of audit services.
2. Within 30 days from the day on which the Certificate of eligibility for providing audit services is issued, the audit firm must post the information prescribed in Points a, b, and c Clause 1 Article 8 of this Circular on 03 consecutive issues of a paper of online newspaper.
1. This Circular takes effect on May 01, 2013.
2. Difficulties arising during the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration and amendment./.
|
PP THE MINISTER |