Chương 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011: Hoạt động kiểm toán độc lập
Số hiệu: | 67/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 25/07/2011 | Số công báo: | Từ số 419 đến số 420 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ sau đây:
a) Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;
b) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
2. Ngoài các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ sau đây:
a) Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
b) Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
c) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
d) Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
đ) Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
e) Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
g) Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán mà không phải đăng ký.
4. Khi thực hiện dịch vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chỉ được nhận dịch vụ kiểm toán theo khả năng của mình trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
2. Khi nhận dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán, giới hạn trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề khi xảy ra rủi ro kiểm toán.
3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được chuyển giao dịch vụ kiểm toán mà mình đã giao kết hợp đồng cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khác, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý.
4. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải cử người phụ trách đối với mỗi cuộc kiểm toán. Người phụ trách cuộc kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của người phụ trách cuộc kiểm toán.
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện dịch vụ kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
2. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được lập thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;
c) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
d) Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác;
đ) Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận.
1. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin được cung cấp về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
1. Phí dịch vụ kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán theo căn cứ sau đây:
a) Nội dung, khối lượng và tính chất công việc;
b) Thời gian và điều kiện làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên sử dụng để thực hiện dịch vụ;
c) Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
d) Mức độ trách nhiệm và thời hạn mà việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi.
2. Phí dịch vụ kiểm toán được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên;
b) Từng dịch vụ kiểm toán với mức phí trọn gói;
c) Hợp đồng kiểm toán nhiều kỳ với mức phí cố định từng kỳ.
1. Quy trình cuộc kiểm toán gồm các bước sau đây:
a) Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán;
b) Thực hiện kiểm toán;
c) Kết thúc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và xử lý sau kiểm toán.
2. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các bước của quy trình kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán.
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:
a) Đối tượng của cuộc kiểm toán;
b) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
c) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
d) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
đ) Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
e) Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
2. Ngày ký báo cáo kiểm toán không được trước ngày ký báo cáo tài chính.
3. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.
4. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác được lập trên cơ sở quy định tại Điều 46 của Luật này và chuẩn mực kiểm toán phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
1. Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
2. Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại ViệtNam và đơn vị được kiểm toán giải trình về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.
1. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kiểm toán.
2. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
1. Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng.
2. Hồ sơ kiểm toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán. Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là mười năm.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu tữ hồ sơ kiểm toán an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật.
4. Hồ sơ kiểm toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo từng hợp đồng kiểm toán, từng cuộc kiểm toán.
5. Chính phủ quy định chi tiết về lưu trữ, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán.
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này, các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán.
2. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền về chất lượng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
3. Bộ Tài chính được huy động kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề và các chuyên gia khác trong việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc huy động và bố trí người tham gia kiểm soát chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.
4. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập hội đồng chuyên môn để tư vấn cho việc xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán và chất lượng kiểm toán.
5. Bộ Tài chính quy định quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
ACTIVITIES OF INDEPENDENT AUDIT
ITEM 1. ACTIVITIES OF AUDITING FIRMS
Article 40. Scope of activities of auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam
1. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam perform the following services:
a) The audit services, including audit of financial statements and audit of activities, audit of compliance, audit of reports on the settlement of completed projects, audit of financial statements for tax purposes and the other audits;
b) Service of reviewing financial statements, financial information and other assurance services.
2. Apart from the services specified in clause 1 of this Article, the auditing firms are entitled to register for the performance of the following services:
a) Consultancy of economy, finance, taxes;
b) Consultancy of management, conversion, and restructuring of enterprises;
c) Consultancy of information technology application in the management of enterprises and organizations;
d) Accounting services in accordance with provisions of accounting legislation;
đ) Valuation of assets and business risk assessment;
e) Services of fostering knowledge of finance, accounting, and auditing;
g) Other related services in finance, accounting, tax as prescribed by law.
3. Enterprises that have been granted certificates of sufficient conditions to carry on business of audit services in accordance with this Law shall be performed accounting services in accordance with provisions of accounting legislation without registration.
4. When performing the services specified in clause 1 and clause 2 of this Article, the auditing firm must meet all conditions as prescribed by this Law and other provisions of concerned law.
Article 41. Receipt of audit services
1. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam are entitled to receive the audit services only in accordance with their capabilities within the client's requirements.
2. Upon receipt of audit services, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must inform clients of the rights, obligations, and their professional responsibilities in the performance of audit services, limitation of financial liability of auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam and practicing auditors when occurring audit risk.
3. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam are not entitled to transfer the audit services that they have concluded contract to the other auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam, except for the case the client agrees.
4. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must appoint a person who is in charge of each audit. Person who is in charge of the audit must be the practicing auditor. The audit statement must be signed by the person who is in charge of the audit
1. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam implement the audit services under the audit contract.
2. Audit contract is an agreement between auditing firms and branches of foreign auditing firms in Vietnam with clients on the performance of audit services. The contract audit shall be made in writing and contains the following main contents:
a) Names and addresses of clients or clients’ representatives, representatives of the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam;
b) The purpose, scope and contents of audit services, term of the audit contract;
c) The rights, obligations and responsibilities of the parties;
d) The form of audit statement and other forms expressing the audit results such as the management letter and other reports;
đ) Audit service fees and other expenses agreed by the parties
Article 43. Obligations of confidentiality
1. Practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam are not entitled to disclose information of audit records, clients, the audited units, unless the clients, audited units approve or as prescribed by law.
2. Practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam are not entitled to use information of audit records, clients, audited units to infringe the interests of the State, public interests, rights and lawful interests of agencies, organizations and individuals.
3. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must set up and operate the internal control systems to ensure the implementation of confidentiality obligations.
4. The State agencies, professional organizations on audit and concerned individuals are obliged to keep confidential information provided on the audit records, clients, audited units in accordance with the law regulations.
Article 44. Audit service fees
1. Fees for audit services agreed by auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam and the client in the audit contracts upon the following bases:
a) The contents, volume and nature of work;
b) Time and working conditions of practicing auditors, auditors used to perform the services;
c) Qualifications, experience and reputation of practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam;
d) The level of responsibility and time limit that the performance of services requires
2. Audit service fees are calculated by the following methods:
a) Working hours of practicing auditors, auditors;
b) Each audit service with a fee package;
c) The audit contract of many terms with a fixed fee for each term
1. Audit process includes the following steps:
a) To accept, keep clients and make audit planning;
b) To perform audits;
c) To terminate the audit, make the audit statement and handle the after-audit.
2. Practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam perform the steps of the audit process upon the audit standards.
Article 46. Audit statement on financial statement
The audit statement on financial statements is made in accordance with provisions of the auditing standards and contains the following contents:
a) The objects of the audit;
b) Responsibilities of the audited unit and the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam;
c) The scope and basis for the audit;
d) Location and time for making the audit statement;
đ) Audit opinion on financial statements which have been audited;
e) Other contents in accordance with provisions of auditing standards.
2. The date of signing the audit statement is not before the date of signing the financial statement.
3. The audit statement must be signed by the practicing auditor who is assigned to perform the audit by auditing firm, branch of foreign auditing firm in Vietnam and the legal representative of the auditing firm or person who is authorized in writing by the legal representative. Person who is authorized in writing by the legal representative must be a practicing auditor.
4. The audit statement on consolidated financial statements of the groups, corporations in the model of parent - subsidiary company is done in accordance with provisions of auditing standards.
Article 47. Audit statements on other audit works
The audit statement on the other audit works shall be made on the basis of provisions in Article 46 of this Law and auditing standards consistent with each audit.
1. Based on the result of the audit, the practicing auditor and auditing firm, branch of foreign auditing firm in Vietnam must express their opinion on the financial statement and other contents which have been audited under the regulations of auditing standards.
2. The Ministry of Finance shall prescribe the contents which are not entitled to except in the audit statement in accordance with auditing standards.
3. The competent State administration agencies, representative for the owner of the audited unit may request the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam and the audited unit to explain on the contents excepted in the audit statement.
1. Practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must collect and record sufficient necessary documents and information in the audit profile relating to each audit to make the basis for forming their audit opinion and demonstrate that the audit was conducted in accordance with the law regulations and auditing standards.
2. Practicing auditors, auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must be documented audit profile in accordance with provisions of auditing standards.
Article 50. Preservation and archiving of audit records
1. Audit records must be kept fully and safely during the course of use.
2. Audit records must be archived for a period of twelve months from the date of issuance of audit statement of the audit. The time limit for archiving audit records is at least ten years.
3. The legal representatives of the auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must be responsible for preservation, archiving of audit records safely, adequately, legally and securely.
4. Audit records to be archived must be completed, systematic, classified, and arranged into each private record according to the chronological order of appearance and each audit contract, each audit.
5. The Government provides for in detail on the archiving, use and destruction of the audit records.
Article 51. Dossiers, documents on related services
The preservation, archiving, use, and destruction of records, documents, and related services specified in point b clause 1 Article 40 of this Law shall comply with the provisions of Article 49 and Article 50 of this Law.
Item 4. QUALITY CONTROL OF AUDIT SERVICES
Article 52. Quality control of audit services
1. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam must develop and implement control systems of service quality specified in clause 1 Article 40 of this Law, the policies and procedures for quality control for each audit.
2. Auditing firms, branches of foreign auditing firms in Vietnam are subject to the control of the competent bodies on the quality of services specified in clause 1 Article 40 of this Law.
3. The Ministry of Finance is entitled to mobilize auditors and practicing auditors and other experts in the implementation of quality control of audit services. The mobilization and allocation of participants in the quality control must ensure the principle of independence and objectivity.
4. If necessary, the Minister of Finance sets up a professional council to advise the handling of the proposals on audit statements and audit quality.
5. The Ministry of Finance shall prescribe the regulations to control quality of services specified in clause 1 Article 40 of this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 24. Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 25. Lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 31. Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán
Điều 33. Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán