Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Số hiệu: | 41/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2018 |
Ngày công báo: | 24/03/2018 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là:
- 50.000.000 đồng đối với cá nhân (tăng 20.000.000 đồng);
- 100.000.000 đồng đối với tổ chức (tăng 40.000.000 đồng).
Xem chi tiết mức xử phạt đối với từng hành vi tại Chương II Nghị định này, trong đó:
- Mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; 19; Khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; Khoản 1, 3 Điều 36; Khoản 1 Điều 38; Khoản 2, 3 Điều 39; Khoản 1, 2 Điều 48; Khoản 1 Điều 57; Khoản 1, 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Trừ các trường hợp trên, mức phạt tiền quy định tại Chương này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 và thay thế Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013.
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
3. Áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực như sau:
Trong trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định này.
4. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập để giải quyết.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt; Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
đ) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán;
g) Các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
4. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ;
2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo;
3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán;
6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề;
8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị;
9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán;
10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;
11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính;
12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;
d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy;
b) Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;
c) Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử);
d) Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;
c) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;
b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Không thành lập Hội đồng và không lập “Biên bản để xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” theo quy định.
2. Tài liệu kế toán sao chụp không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
3. Tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong tài liệu kế toán không đúng thẩm quyền quy định.
4. Không cung cấp tài liệu kế toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tạm giữ, tịch thu, niêm phong.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Thực hiện không đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không chấp hành quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không cung cấp cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Không dịch các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
b) Không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;
b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ;
c) Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định;
d) Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định;
b) Không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;
b) Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định;
c) Không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán;
d) Không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định;
b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;
c) Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
d) Bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1; điểm b, c khoản 2; điểm b, c khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
b) Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian quá 6 tháng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi chưa đăng ký với Bộ Tài chính hoặc đã đăng ký nhưng chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
b) Không thông báo, báo cáo cho Bộ Tài chính nội dung liên quan đến khóa học theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo về nội dung, chương trình và thời gian học cho học viên theo quy định;
b) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến khóa học theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi không đủ điều kiện;
b) Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Quản lý phôi và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng của cơ sở đào tạo không đúng quy định của Bộ Tài chính.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng cho học viên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân thực hiện hành vi kê khai không đúng thực tế thông tin trong hồ sơ dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lớp học cập nhật kiến thức với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
b) Không cấp Giấy chứng nhận cho học viên đã tham gia cập nhật kiến thức và Giấy xác nhận cho kế toán viên, kiểm toán viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức sau mỗi lớp học;
c) Nộp báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên sau mỗi lớp học chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
d) Thông báo cho Bộ Tài chính về kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức cho năm sau hoặc khi có sự thay đổi về kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức trước khi tổ chức lớp học chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
đ) Nộp Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên hàng năm chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được chấp thuận cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không đúng với kế hoạch, chương trình đã đăng ký hoặc đã thông báo cho Bộ Tài chính;
b) Nộp Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên hàng năm cho Bộ Tài chính sau mỗi lớp học chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
c) Nộp Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên hàng năm chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
d) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tổ chức cập nhật kiến thức theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được chấp thuận cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không nộp Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên sau mỗi lớp học theo quy định;
b) Không nộp Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên hàng năm theo quy định;
c) Thực hiện việc cập nhật kiến thức để tính giờ cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
d) Cấp Giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán mà thực tế không tham gia cập nhật kiến thức;
đ) Báo cáo không đúng số lượng người tham gia học cập nhật kiến thức hoặc báo cáo không đúng số giờ cập nhật kiến thức của kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
e) Thực tế không tổ chức lớp cập nhật kiến thức nhưng vẫn báo cáo có tổ chức lớp.
Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này từ lần thứ hai trở đi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kế toán viên;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kế toán viên.
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng thực tế để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
c) Không nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi bị thu hồi hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định trong các trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật kế toán.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
c) Không làm thủ tục hoặc làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong các trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật kế toán chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
d) Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức không nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính khi chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm, khả năng và điều kiện cung cấp dịch vụ của kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật khi cung cấp dịch vụ kế toán.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, lưu trữ hồ sơ dịch vụ kế toán không đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và trong thời hạn lưu trữ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện lưu trữ hồ sơ dịch vụ kế toán theo quy định.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng không làm thủ tục xóa cụm từ "dịch vụ kế toán" trong tên gọi theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán khi đã tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán; bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán; bị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện hành vi giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam khi đã tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán, bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện thanh toán, chuyển tiền liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới không theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
b) Không giao kết hợp đồng dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
c) Không lập hợp đồng liên danh khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam thực hiện liên danh với doanh nghiệp nước ngoài không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới theo quy định khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện liên danh với doanh nghiệp tại Việt Nam không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không thực hiện liên danh với doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau;
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi không đảm bảo một trong các điều kiện quy định để được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Nộp báo cáo tài chính hàng năm, văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
c) Nộp báo cáo về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh tại Việt Nam cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi không đảm bảo một trong các điều kiện quy định để được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Nộp báo cáo tài chính hàng năm, văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
c) Báo cáo không đầy đủ nội dung hoặc nộp báo cáo về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi không đảm bảo một trong các điều kiện quy định để được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới;
b) Không nộp báo cáo tài chính hàng năm, văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác cho Bộ Tài chính theo quy định;
c) Không báo cáo, báo cáo không đúng thực tế về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm hoặc cung cấp dịch vụ kế toán khi thuộc các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định;
b) Không tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
c) Không báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam các nội dung liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ không đầy đủ hồ sơ dịch vụ kế toán của hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về hồ sơ của hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
c) Giải trình không đầy đủ, không đúng thời hạn quy định với các cơ quan có thẩm quyền về hồ sơ của hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hồ sơ liên quan đến hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Không cung cấp hồ sơ liên quan đến hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không giải trình cho các cơ quan có thẩm quyền về hồ sơ liên quan đến hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;
d) Không báo cáo cho Bộ Tài chính tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới theo quy định.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi có thay đổi về một trong các nội dung quy định tại Điều 66 Luật kế toán;
b) Nộp Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của các kế toán viên hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
c) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề tại đơn vị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định;
d) Nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hàng năm chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định của Bộ Tài chính;
đ) Nộp Báo cáo tình hình hoạt động năm cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
e) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
g) Thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi có thay đổi về một trong các nội dung quy định tại Điều 66 Luật kế toán;
b) Nộp Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của các kế toán viên hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
c) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề tại đơn vị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định;
d) Nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính hàng năm chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
đ) Nộp Báo cáo tình hình hoạt động năm cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
e) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
g) Thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
h) Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi có thay đổi về một trong các nội dung quy định tại Điều 66 Luật kế toán;
b) Không nộp Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của các kế toán viên hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề tại đơn vị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định;
d) Không nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính hàng năm theo quy định;
đ) Không nộp Báo cáo tình hình hoạt động năm cho Bộ Tài chính theo quy định;
e) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính theo quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
g) Không thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định;
h) Không báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo đối với kế toán viên hành nghề thực hiện thông báo hoặc báo cáo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi:
a) Không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
c) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc vô hiệu;
d) Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề;
đ) Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản;
e) Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với kế toán viên hành nghề thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi:
a) Không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
c) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị vô hiệu;
d) Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề;
đ) Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản;
e) Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kế toán viên hành nghề không thông báo, báo cáo theo quy định cho Bộ Tài chính khi:
a) Không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
c) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị vô hiệu;
d) Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề;
đ) Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản;
e) Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp không đúng thời hạn quy định, không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thực tế cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
b) Không giải trình, hợp tác với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân thực hiện hành vi kê khai không đúng thực tế thông tin trong hồ sơ dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề kiểm toán khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên cho Bộ Tài chính sau mỗi lớp học chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
b) Không theo dõi, điểm danh đối với học viên tham gia học cập nhật;
c) Không thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên;
d) Không cấp Giấy chứng nhận cho học viên đã tham gia cập nhật kiến thức và Giấy xác nhận cho kiểm toán viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức sau mỗi lớp học;
đ) Tổ chức lớp học cập nhật kiến thức với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
e) Thông báo cho Bộ Tài chính về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức lớp học, chi tiết về giảng viên, số lượng kiểm toán viên hành nghề đăng ký tham dự học trước khi tổ chức lớp học hoặc thông báo cho Bộ Tài chính khi có sự thay đổi về các nội dung trên chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
g) Nộp Báo cáo tổng hợp về kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên cho Bộ Tài chính hàng năm chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề kiểm toán khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên không đúng với nội dung, chương trình đã đăng ký với Bộ Tài chính;
b) Nộp Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên cho Bộ Tài chính sau mỗi lớp học chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
c) Thông báo cho Bộ Tài chính về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức lớp học, chi tiết về giảng viên, số lượng kiểm toán viên hành nghề đăng ký tham dự học trước khi tổ chức lớp học chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định; hoặc thông báo cho Bộ Tài chính khi có sự thay đổi về các nội dung trên chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
d) Nộp Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
đ) Kê khai không đúng thực tế, giả mạo, khai man hồ sơ để được chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên;
e) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tổ chức cập nhật kiến thức kiểm toán viên theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề kiểm toán khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không nộp Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên cho Bộ Tài chính sau mỗi lớp học;
b) Không thông báo cho Bộ Tài chính về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức lớp học, chi tiết về giảng viên, số lượng kiểm toán viên hành nghề đăng ký tham dự học trước khi tổ chức lớp học; hoặc không thông báo cho Bộ Tài chính khi có sự thay đổi về các nội dung trên theo quy định;
c) Không nộp Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kiểm toán viên;
d) Thực hiện việc cập nhật kiến thức để tính giờ cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề kiểm toán khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
đ) Báo cáo không đúng số lượng người tham gia học cập nhật kiến thức hoặc báo cáo không đúng số giờ cập nhật của kiểm toán viên;
e) Không tổ chức lớp nhưng báo cáo có tổ chức lớp;
g) Cấp Giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức cho học viên thực tế không tham gia cập nhật kiến thức.
Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ, e, g khoản 3 Điều này từ lần thứ hai trở đi (nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm tổ chức đó đang được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên).
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kiểm toán viên;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc đăng ký hành nghề kiểm toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kiểm toán viên.
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận không đúng thực tế các thông tin, tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán độc lập.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận các tài liệu không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi bị thu hồi;
b) Làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi bị thu hồi;
b) Không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có thay đổi phải điều chỉnh theo quy định;
c) Không làm thủ tục hoặc làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi không nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính khi bị thu hồi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định nhưng sử dụng cụm từ "kiểm toán" trong tên gọi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng không làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
b) Tiếp tục kinh doanh các dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật kiểm toán độc lập khi đã tạm ngừng hoặc bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
c) Tiếp tục kinh doanh các dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật kiểm toán độc lập khi bị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này (nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp kiểm toán).
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng với quy định của Bộ Tài chính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán giao kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng, đơn vị được kiểm toán không đầy đủ các nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán giao kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng, đơn vị được kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán không giao kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng, đơn vị được kiểm toán khi thực hiện kiểm toán.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán không xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
b) Ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính được kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề;
b) Ký báo cáo kiểm toán quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
b) Phát hành báo cáo kiểm toán mà ngày ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính;
c) Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định;
d) Giải trình không đầy đủ, đúng thời gian quy định về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, của đại diện chủ sở hữu đơn vị được kiểm toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không giải trình về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, của đại diện chủ sở hữu đơn vị được kiểm toán.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bố trí người ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề;
b) Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hanh nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đang là kiểm toán viên hành nghề);
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này từ lần thứ hai trở đi.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Mua, nhận, biếu, tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
c) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản tiền dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
đ) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
e) Can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
g) Thực hiện thu nợ cho đơn vị được kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;
b) Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;
c) Thực hiện kiểm toán khi thuộc một trong các trường hợp không được thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật;
d) Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;
đ) Làm việc cho từ hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;
e) Góp vốn vào từ hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ, e khoản 2 Điều này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm quy định điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ kiểm toán đối với cuộc kiểm toán.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán không đầy đủ, an toàn, để hư hỏng, mất mát hồ sơ kiểm toán trong quá trình sử dụng và trong thời hạn lưu trữ;
b) Đưa hồ sơ kiểm toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán;
c) Không thiết kế, thực hiện các chính sách và thủ tục để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán;
d) Không thiết kế, thực hiện các chính sách và thủ tục về lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện lưu trữ hồ sơ kiểm toán bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối, với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Quyết định tiêu hủy hồ sơ kiểm toán không đúng thẩm quyền;
b) Tiêu hủy hồ sơ kiểm toán không thành lập hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp, thủ tục tiêu hủy và không lập danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy, không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện việc hủy bỏ hồ sơ kiểm toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định hoặc cố ý làm hư hỏng hồ sơ kiểm toán.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán trong các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính chậm hơn so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm không thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính khi thực hiện kiểm toán.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không giải trình hoặc giải trình không đầy đủ, đúng thời gian quy định về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán;
b) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;
c) Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;
d) Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
đ) Cản trở công việc và có hành vi hạn chế phạm vi cuộc kiểm toán.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hanh vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận thực hiện báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi thay đổi tên gọi, trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên hành nghề và các thay đổi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi thay đổi tên gọi, trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên hành nghề và các thay đổi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi thay đổi tên gọi, trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên hành nghề và các thay đổi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán, kỳ báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính hoặc khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khi thuộc một trong các trường hợp không được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng;
b) Đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét khi doanh nghiệp kiểm toán chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính;
c) Đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán, soát xét đã ký với doanh nghiệp kiểm toán trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán đó bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính hoặc khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này từ lần thứ hai trở đi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền;
b) Thực hiện công bố thông tin trong báo cáo minh bạch hoặc cập nhật các thông tin thay đổi chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi vi phạm công bố và cập nhật đầy đủ thông tin trong báo cáo minh bạch trên trang thông tin điện tử chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không lập trang thông tin điện tử theo quy định;
b) Không công bố và không cập nhật đầy đủ thông tin trong báo cáo minh bạch trên trang thông tin điện tử;
c) Công bố sai lệch thông tin trong báo cáo minh bạch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền;
b) Thực hiện công bố thông tin trong báo cáo minh bạch hoặc cập nhật các thông tin thay đổi chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi vi phạm công bố và cập nhật đầy đủ thông tin trong báo cáo minh bạch trên trang thông tin điện tử chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không lập trang thông tin điện tử theo quy định;
b) Không công bố và không cập nhật đầy đủ thông tin trong báo cáo minh bạch trên trang thông tin điện tử;
c) Công bố sai lệch thông tin trong báo cáo minh bạch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị có lợi ích công chúng thực hiện một trong các hành vi sau:
1. Không xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ.
2. Không tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
3. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận khác đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính khi báo cáo tài chính đó đã được một doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật.
4. Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình lý do thay đổi doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận so với năm trước liền kề và lý do thay đổi doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận đang thực hiện kiểm toán (nếu có).
5. Không thông báo với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình khi phát hiện kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
6. Cung cấp thông tin, số liệu không đúng sự thật liên quan đến các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
7. Không giải trình, cung cấp thông tin liên quan đến các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đã thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng nay giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị có lợi ích công chúng đó mà thời gian kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán đến ngày giữ các chức vụ này dưới mười hai tháng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quá 4 năm tài chính liên tục.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đơn vị có lợi ích công chúng chấp thuận kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính quá 4 năm tài chính liên tục;
b) Doanh nghiệp kiểm toán bố trí kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho một đơn vị có lợi ích công chúng quá 4 năm tài chính liên tục.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này từ lần thứ hai trở đi.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kiểm toán nước ngoài thực hiện hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới;
b) Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
c) Tiếp tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam khi đã tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán, bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam (nếu đã được cấp Giấy chứng nhận) trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới không theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
b) Không giao kết hợp đồng kiểm toán theo quy định của pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới;
c) Không lập hợp đồng liên danh khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam thực hiện liên danh với doanh nghiệp nước ngoài không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện liên danh với doanh nghiệp tại Việt Nam không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không thực hiện liên danh với doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi không đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định để được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới;
b) Nộp báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán kèm theo báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, văn bản nhận xét của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán và các quy định pháp luật khác cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
c) Nộp báo cáo về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh tại Việt Nam cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi không đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định để được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới;
b) Nộp báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán kèm theo báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, văn bản nhận xét của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán và các quy định pháp luật khác cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
c) Báo cáo không đầy đủ nội dung hoặc nộp báo cáo về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh tại Việt Nam cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi không đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định để được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới;
b) Không nộp báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán kèm theo báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, văn bản nhận xét của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán và các quy định pháp luật khác cho Bộ Tài chính theo quy định;
c) Không báo cáo, báo cáo không đúng thực tế về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm hoặc cung cấp dịch vụ kiểm toán khi thuộc các trường hợp không được thực hiện kiểm toán theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam;
b) Không tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
c) Không báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam các nội dung liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ không đầy đủ hồ sơ của cuộc kiểm toán đã thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn quy định cho cơ quan chức năng hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán đã thực hiện liên danh khi được yêu cầu;
c) Giải trình không đầy đủ, không đúng thời hạn quy định với các cơ quan chức năng về báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và các vấn đề khác phát sinh từ cuộc kiểm toán liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hồ sơ của cuộc kiểm toán đã thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
b) Không cung cấp cho cơ quan chức năng hồ sơ của cuộc kiểm toán đã thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam khi được yêu cầu;
c) Không giải trình cho các cơ quan chức năng về báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và các vấn đề khác phát sinh từ cuộc kiểm toán liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
d) Không báo cáo cho Bộ Tài chính tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi có thay đổi phải thông báo theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập;
b) Nộp báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
c) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp phải thông báo theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
e) Nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo tình hình hoạt động năm, Báo cáo tài chính năm trước liền kề chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
g) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh kiểm toán;
h) Nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
i) Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi có thay đổi về nội dung theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập;
b) Nộp báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại đơn vị mình kèm theo Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của từng kiểm toán viên cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
c) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp phải thông báo theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính hàng năm hoặc khi có yêu cầu chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
e) Nộp báo cáo tình hình hoạt động năm, Báo cáo tài chính năm trước liền kề cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
g) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh kiểm toán;
h) Nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
i) Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi có thay đổi phải thông báo theo quy định tại Luật kiểm toán độc lập;
b) Không nộp báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại đơn vị mình kèm theo Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của từng kiểm toán viên cho Bộ Tài chính theo quy định;
c) Không thông báo cho Bộ Tài chính khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp phải thông báo theo quy định của pháp luật;
d) Không báo cáo Bộ Tài chính khi bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Không báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu cho Bộ Tài chính;
e) Không nộp báo cáo tình hình hoạt động năm, Báo cáo tài chính năm trước liền kề cho Bộ Tài chính theo quy định;
g) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh kiểm toán;
h) Không nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài chính theo quy định;
i) Không thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao tài liệu cho Bộ Tài chính về việc thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở của doanh nghiệp kiểm toán ở nước ngoài;
k) Không báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện thông báo, báo cáo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi:
a) Không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
c) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
d) Bắt đầu hoặc tạm ngừng tham gia với tư cách cá nhân làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài doanh nghiệp kiểm toán hoặc khi có thanh đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
e) Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán của mình.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với kiểm toán viên hành nghề thông báo, báo cáo chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định cho Bộ Tài chính khi:
a) Không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
c) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
d) Bắt đầu hoặc tạm ngừng tham gia với tư cách cá nhân làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài doanh nghiệp kiểm toán hoặc khi có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
e) Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán của mình.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kiểm toán viên hành nghề không thông báo, báo cáo theo quy định cho Bộ Tài chính khi:
a) Không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
c) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
d) Bắt đầu hoặc tạm ngừng tham gia với tư cách cá nhân làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài doanh nghiệp kiểm toán hoặc khi có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
e) Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán của mình.
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
b) Nộp Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra và Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định;
c) Thực hiện báo cáo khi có yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Nộp chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Nộp chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra và Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
c) Báo cáo chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu khi có yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập;
d) Cung cấp không đúng thời hạn quy định, không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không nộp Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Không nộp Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra và Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
c) Không báo cáo theo yêu cầu khi có yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập;
d) Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ đối với dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét, thông tin tài chính, dịch vụ bảo đảm khác và dịch vụ liên quan;
b) Không xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán;
c) Không tổ chức thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ đối với dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét, thông tin tài chính, dịch vụ bảo đảm khác và dịch vụ liên quan;
d) Không thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đúng thực tế cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán.
e) Không giải trình, hợp tác với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán;
g) Không bố trí kiểm toán viên hành nghề và những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;
h) Không ký báo cáo kết quả kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm đ, điểm e khoản 4 Điều này.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 41/2018/ND-CP |
Hanoi, March 12, 2018 |
PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELDS OF ACCOUNTING AND INDEPENDENT AUDIT
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Handling Administrative Violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Accounting dated November 20, 2015;
Pursuant to the Law on Independent Audit dated March 29, 2012;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree on penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit.
1. The Decree provides for administrative violations, time limit for penalty impositions, penalties, fines, remedial measures, competence to record and impose penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit regulated by this Decree.
2. Administrative violations related to the fields of accounting and independent audit but not specified in this Decree will incur penalties in accordance with other Government’s Decrees on imposing penalties for administrative violations in the relevant state management fields.
1. Individuals and organizations, both domestic and foreign (hereinafter referred to as “entities”) who commit administrative violations regulated by this Decree.
2. Business households and cooperative groups violating the regulations stated in the Decree will incur the same penalties as those imposed on individual offenders.
3. Organizations facing penalties for administrative violations regulated by this Decree include:
a) Regulatory agencies who commit violations which are not related to their management duties;
b) Organizations and public service providers using state budget;
b) Organizations and public service providers not using state budget;
d) Enterprises established in and operating under the laws of Vietnam; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam;
dd) Cooperatives and cooperative associations;
e) Professional organizations and training facilities in the fields of accounting and auditing;
g) Foreign organizations that earn incomes from providing services or goods-related services in Vietnam.
4. Those with competence to issue penalty records and impose penalties for administrative violations and other relevant entities.
Article 3. Statute of limitation
1. The time limit for imposition of penalties for administrative violations in the field of accounting is 2 years.
2. The time limit for imposition of penalties for administrative violations in the field of independent audit is 1 year.
3. Time limits for imposition of penalties for administrative violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article:
a) For completed administrative violations, the time limit starts on the time of completion of that violation;
a) For ongoing administrative violations, the time limit starts on the time of discovery of that violation;
4. In case of penalties for administrative violations committed by individuals being transferred from presiding authorities, the time limit shall be determined in accordance with Clauses 1, 2 and 3 of this Article. The time the presiding authority spends on handling the case counts towards the time limit.
5. During the period specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if the violator deliberately evades or obstructs the penalty imposition, the time limit will be reset to the date on which the violator stops evading or obstructing the penalty imposition.
1. Primary penalties:
For each administrative violation regulated by this Decree, the violator will receive either:
a) a warning; or
b) a fine.
2. Additional penalties:
Depending on the nature and seriousness of the violation, the entity who commits administrative violations regulated by this Decree may also incur one or several additional penalties as specified below:
a) Suspension of certificate of registration for accounting practice or certificate of registration for auditing practice for 3-6 months.
b) Suspension of certificate of eligibility for providing accounting services or certificate of eligibility for providing audit services for 1-2 months;
c) Suspension from running refresher courses for 1-3 months;
d) Confiscation of evidence of administrative violations.
Entities who commit administrative violations regulated by this Decree, in addition to incurring penalties specified in Article 4 of this Decree, may also be required to:
1. Add missing contents of accounting records;
2. Destroy forged or falsified accounting records;
3. Make records for economic/financial transactions that have not had those before;
4. Destroy the excess accounting records.
5. Add missing contents of accounting books;
6. Adjust the accounting book to the actual data in case of no accounting record backing up the existing figures or the accounting book’s figures do not match those of the accounting records;
7. Adjust the accounting book to the actual data if the accounting books’ figures lack continuity between consecutive years;
8. Add omitted assets and liabilities belonging or related to the accounting unit to the accounting book;
9. Restore the accounting book;
10. Make and present financial statements which conform to accounting regulations and standards;
11. Submit and disclose the audit statement attached to the financial statement;
12. Rectify false or misleading information;
13. Appoint or hire accountants, chief accountants and accounting managers who meet all standards and conditions;
14. Return illegal profits earned by administrative violations.
1. The maximum fine for an administrative violation regulated by this decree committed by an individual is VND 50.000.000; the maximum fine for an administrative violation committed by an organization is VND 100.000.000.
2. The fines specified in Chapter II of this Decree are imposed upon organizations except cases specified in Clause 1 of Articles 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Article 19; Clauses 1 and 3 of Articles 21; 22; Articles 23; 24; 26; 33; 34; Clauses 1 and 3 of Article 36; Clauses 1 of Article 38; Clauses 2 and 3 of Article 39; Clauses 1 and 2 of Article 48; Clause 1 of Article 57; Clauses 1 and 2 of Article 61; Article 67, which are fines that apply to individuals. For organizations with the same violations, the fines will double those of individuals.
3. The maximum fines the persons specified in Chapter III of this Decree may impose are fines for one administrative violation committed by an individual. The maximum fine imposed upon an organization for the same violation is twice the maximum fine imposed on an individual.
PENALTIES AND FINES FOR ACCOUNTING-RELATED VIOLATIONS
Section 1. VIOLATIONS IN ACCOUNTING WORKS
Article 7. Penalties for violations against accounting law’s general provisions
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Misapplication of regulations on letters and numbers in accounting;
b) Misapplication of regulations on monetary units in accounting;
c) Misapplication of regulations on accounting periods;
d) Misapplication of applicable accounting regulations.
2. A fine of VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for promulgating or publishing accounting standards, audit standards or accounting regulations ultra vires.
Article 8. Penalties for violations against regulations on accounting records
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Accounting record forms having insufficient mandatory content;
b) Tampering with accounting records;
c) Red or faded signatures on accounting records;
d) Using signature stamps on accounting records;
dd) Expense records do not have signatures on all copies.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) The accounting record having insufficient copies as specified in the regulations;
b) Signing accounting records which have insufficient contents;
c) Signing accounting records ultra vires;
d) Inconsistent signatures or signatures not matching those in the signature registry;
dd) Accounting records having insufficient signatures as specified in those records;
e) Failure to translate accounting records in foreign language to Vietnamese;
g) Loss or damage of accounting documents and records while in use.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Forging or providing false information in accounting records but not serious enough for criminal prosecution;
b) Forging or providing false information in accounting records by means of collusion or coercion but not serious enough for criminal prosecution;
c) Inconsistency in the contents of copies of accounting records for the same transaction;
d) Failure to make accounting records for every economic/financial transaction;
dd) Make multiple accounting records for an economic/financial transaction;
e) Spending without sufficient signatures on the expense records as specified in the law on accounting.
4. Remedial measures:
a) Make sure the forms of accounting records mentioned in Point a, Clause 1 of this Article have sufficient mandatory content;
b) Destroy forged or falsified records in case of the violation specified in Point a, Clause 3 of this Article;
c) Make records for economic/financial transactions without them in the cases specified in Point d, Clause 3 of this Article;
d) Destroy the economic/financial transaction’s multiple records in case of the violation specified in Point e, Clause 3 of this Article.
Article 9. Penalties for violations against regulations on accounting books
1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) The accounting book does not have the accounting unit’s name; the accounting book's name and date of creation; lack of signatures of the book's creator, the chief accountant and the accounting unit’s legal representative; page numbers; seal on joining page on the physical accounting book;
b) The accounting book is not written in ink (except electronic accounting books), new lines being inserted between or written on existing lines, the lines having space in between; the blank pages are not crossed out, the figures on one page are not totaled up, the total figure on one page are not transferred to the following page;
c) Each accounting period does not have a separate accounting book or the printed books do not have sufficient signatures and seals (except electronic accounting books which are not required to be printed out);
d) The accounting book’s template does not have sufficient primary content;
2. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) The accounting book does not have sufficient primary content;
b) The accounting book is adjusted against the regulated methods;
c) Failure to print the required accounting books after closing the electronic accounting book.
3. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) Failure to open the accounting book at the start of a fiscal year or the accounting unit's founding day;
b) No accounting record backing up the existing figures or the accounting book’s figures do not match those of the accounting records;
c) The accounting books’ figures lack continuity between consecutive years or within an accounting period;
d) Failure to close the accounting book when it is required by law.
4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) Destroy the accounting book before the designated time or deliberately damage the accounting book;
b) Omit the assets and liabilities belonging or related to the accounting unit but not serious enough for criminal prosecution.
5. Remedial measures:
a) Make sure the accounting book mentioned in Point a, Clause 1 of this Article has sufficient mandatory content;
b) Amending the accounting book to match the actual data in case of no accounting record backing up the existing figures or the figures of the accounting book do not match those of the accounting records, as specified in Point b, Clause 3 of this Article;
c) Adjust the accounting books to the actual data if the accounting books’ figures lack continuity between consecutive years, as specified in Point c, Clause 3 of this Article;
d) Restore the accounting book mentioned in Point a Clause 4 of this Article;
dd) Add omitted assets and liabilities belonging or related to the accounting unit mentioned in Point b, Clause 4 of this Article to the accounting book.
Article 10. Penalties for violations against regulations on accounts
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to carry out bookkeeping as specified in the account;
b) Modifying the account’s bookkeeping contents and methods, or opening additional accounts without the Ministry of Finance’s approval required.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to 20.000.000 VND shall be imposed for failure to comply with the account system promulgated or approved by the Ministry of Finance.
Article 11. Penalties for violations against regulations on creation and presentation of financial statements
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed in the following cases
a) The financial statement does not have sufficient contents or does not follow the standard form;
b) The financial statement lacks the signature of the creator, chief accountant, accounting manager or the accounting unit's legal representative.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to make sufficient financial statements;
b) Applying a financial statement form other than the one specified in accounting standards and regulations except when approved by the Ministry of Finance.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) Failure to make financial statements;
b) The financial statement’s figures do not match those in the accounting book or accounting records;
c) Make and present financial statements against accounting regulations and standards;
4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) Forge financial statements or falsify figures but not serious enough for criminal prosecution;
b) Forge financial statements falsify figures by means of collusion or coercion but not serious enough for criminal prosecution;
c) Provide or confirm false accounting figures deliberately or by means of collusion or coercion but not serious enough for criminal prosecution.
5. Remedial measures:
Make and present financial statements mentioned in Clause 3 of this Article conform to accounting regulations and standards;
b) Destroy the financial statements mentioned in Clause 4 of this Article.
Article 12. Penalties for violations against regulations on submission and disclosure of financial statements
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) The financial statement is submitted less than 3 months after the specified deadline;
b) The financial statement is disclosed less than 3 months after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) The financial statement's contents are not fully disclosed;
b) The financial statement submitted to the competent authorities does not include the audit statement when required by law;
c) The financial statement is submitted 3 months after the specified deadline or later;
d) The disclosed financial statement does not include the audit statement when required by law;
dd) The financial statement is disclosed 3 months after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for in the following cases:
a) The financial statement’s figures are falsified;
b) Provide or publish financial statements which have inconsistent figures within an accounting period for use in Vietnam.
4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to submit financial statement to the competent authorities;
b) Failure to disclose financial statements.
5. Remedial measure:
Submit and disclose the audit statement attached to the financial statement mentioned in Points b and d, Clause 2 of this Article.
Article 13. Penalties for violations against regulations on duplication of and sealing accounting documents
A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed in the following cases:
1. Failure to form a council and make a document identifying accounting documents that cannot be duplicated.
2. The accounting document’s duplicates do not have sufficient signatures and seals (if any) of relevant entities.
3. Confiscate or seal accounting documents ultra vires.
4. Failure to provide accounting documents to the competent authorities for confiscation and sealing.
Article 14. Penalties for violations against regulations on accounting inspection
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to provide sufficient relevant documents to the inspectorate;
b) Failure to fully comply with the conclusion given by the inspectorate.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed in one of the following cases:
a) Failure to implement the competent authorities’ decision on accounting inspection;
b) Failure to provide relevant documents to the inspectorate;
c) Failure to translate accounting documents and records to Vietnamese upon the competent authorities’ request;
b) Failure to comply with the conclusion given by the inspectorates.
Article 15. Penalties for violations against regulations on retention of accounting documents
1. A warning shall be imposed for one of the following violations:
a) Archiving accounting documents 12 months after the specified deadline or later;
b) Failure to arrange the archived accounting documents by fiscal year in chronological order.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to retain accounting documents in full;
b) Damage or loss of accounting documents during the retention period;
c) Using accounting documents against regulations during the retention period;
d) Failure to inventory and sort accounting documents or to restore lost or damaged ones.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Destroying accounting documents before the end of the retention period specified in the Law on Accounting but not serious enough for criminal prosecution;
b) Failure to establish a destruction council, to apply the destruction methods correctly and to make a destruction report while destroying accounting documents.
Article 16. Penalties for violations against regulations on stocktaking
1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to make stocktaking reports or the stocktaking report not having sufficient signatures;
b) Failure to report discrepancies between actual and book figures and their handling.
2. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failure to carry out stocktaking.
Article 17. Penalties for violations against regulations on organization of accounting apparatus, appointing or hiring accountants
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Hiring entities that fail to meet all standards and conditions for practicing accounting;
b) Failure to reappoint chief accountants and accounting managers before the specified deadline;
c) Failure to transfer accounting works when changes of accountants, chief accountants and accounting managers occur;
d) Failure to announce change in chief accountants or accounting managers.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to organize the accounting unit’s accounting apparatus; failure to appoint accountants, chief accountants or purchase accounting services or chief accountant’s services;
b) Appointing accountants who are forbidden to work in accounting as specified in the law;
c) Appointing accountants, chief accountants and accounting managers who do not meet all standards and conditions;
d) Appointing chief accountant and accounting manager against established procedures;
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) Appoint the accounting unit’s manager or operator as its accountant, warehouse-keeper, or treasurer, or assign that person to buy and sell products (except for private enterprises, any limited liability company owned by a single individual, enterprises belonging to other types with no state capital and are micro-enterprises in accordance with regulations of law on providing assistance for small and medium-sized enterprises);
b) Appointing chief accountants who do not meet all standards and conditions;
c) Hiring chief accountants who do not meet all standards and conditions;
4. Remedial measure:
Appoint or hire accountants, chief accountants and accounting managers who meet all standards and conditions for the cases specified in Points a and b, Clause 1; Points b and c, Clause 2; Points b and c, Clause 3 of this Article.
Article 18. Penalties for violations against regulations on training chief accountants and issuance of training certificates for chief accountants
1. A warning shall be imposed for one of the following violations:
a) Running chief accountant training courses with the number of trainees per course against regulations;
b) Running chief accountant training courses which last more than 6 months.
2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Running chief accountant training courses without registering to the Ministry of Finance or without the Ministry of Finance’s approval;
b) Failure to notify the Ministry of Finance of the course’s contents.
3. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Unconformable course contents, curriculum, and study period;
b) Failure to retain files relevant to the course in full.
4. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the training facility that commits one of the following violations:
a) Opening a new chief accountant training course without satisfying the requirements;
b) a) Opening a new chief accountant training course for foreigners without the Ministry of Finance’s approval.
c) Failure to comply with regulations of the Ministry of Finance on management of the Training certificate’s template and issuance Training certificates for chief accountants.
5. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on the training facility that issuing training certificates for chief accountants to trainees who do not meet all the standards and conditions.
6. Remedial measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Points a, b, Clause 4 and Clause 5 of this Article.
Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ACCOUNTANT CERTIFICATE EXAMS AND PROVISION OF REFRESHER TRAINING FOR ACCOUNTING PRACTITIONERS AND ACCOUNTING PRACTICE REGISTRATION APPLICANTS
Article 19. Penalties for violations against regulations on documents for accountant certificate exam:
1. A warning shall be imposed for giving false information in the documents for accountant certificate exam.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for false confirmation of information in the application documents to gain eligibility for the accountant certificate exam.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for tampering with or forging qualifications, certificates or other application documents, or providing false information thereon, to gain eligibility for the accountant certificate exam.
4. Additional penalty:
Any of the violation mentioned in Clause 3 of this Article shall result in confiscation of evidence.
Article 20. Penalties for violations against regulations on provision of refresher training for accounting practitioners and accounting practice registration applicants
1. A warning shall be imposed on the organization approved by the Ministry of Finance to run refresher courses for accounting practitioners and accounting practice registration applicants committing one of the following violations:
a) Failure to comply with regulations on number of trainees per class;
b) Failure to issue certificates to the refresher course’s trainees and confirmation papers to accountants and auditors teaching refresher courses at the end of each course;
c) Submitting post-course reports on the accountant refresher course less than 15 days after the specified deadline;
d) Notifying the Ministry of Finance of the plan and curriculum for the following year's refresher course, or changes in the plan and curriculum before the course less than 15 days after the specified deadline;
dd) Submitting the consolidated report on the annual accountant refresher course less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on organizations approved to run refresher courses for accounting practitioners and accounting practice registration applicants for one of the following violations:
a) Running refresher courses for accounting practitioners and accounting practice registration applicants not according to the plans which were registered or the Ministry of Finance was informed of;
b) Submitting post-course reports on the accountant refresher course to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
c) Submitting the consolidated report on the annual accountant refresher course 15 days after the specified deadline or later;
d) Failure to retain documents on refresher courses in full.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the organization approved to run refresher courses for accounting practitioners and accounting practice registration applicants committing one of the following violations:
a) Failure to submit post-course reports on the accountant refresher course;
b) Failure to submit the annual consolidated report on the accountant refresher courses;
c) Running refresher courses for accounting practitioners and accounting practice registration applicants for the purpose of recording time spent on refresher training without the Ministry of Finance’s approval;
d) Issuing certificates of completion of the refresher course for accounting practitioners and accounting practice registration applicants to trainees who did not participate in the course's activities;
dd) reporting the incorrect number of trainees attending the refresher course for accounting practitioners and accounting practice registration applicants or the time spent on the course.
e) reporting the refresher course as if it was organized despite the contrary.
4. Additional penalty:
The organization that recommits any of the violations mentioned in Clause 3 of this Article will be suspended from running accountant refresher courses for 1-3 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
5. Remedial measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point c, Clause 3 of this Article.
Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ACCOUNTING PRACTICE
Article 21. Penalties for violations against regulations on management and use of accountant certificates and auditor certificates
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on individuals for one of the following violations:
a) Tampering with the accountant certificate’s contents;
b) Allowing an external entity to rent, borrow and use one's own accountant certificate and auditor certificate for the purpose of registration of accounting practice or registration of accounting practice at a unit other than that specified in the full-time labor contract.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for renting, borrowing and using an accountant certificate and a auditor certificate of a person who is not working as a full-time employee, or not working at all for one's own unit for the purpose of registration of accounting practice.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging accountant certificates.
4. Additional penalties:
a) Any of violations mentioned in Point a, Clause 1 of this Article shall result in confiscation of evidence;
b) The accounting practitioner committing the violation mentioned in Point b, Clause 1 of this Article shall have his/her certificate of accounting practice registration suspended for 3-6 months period from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
5. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point b, Clause 1 of this Article.
Article 22. Penalties for violations against regulations on application documents for accounting practice
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for confirmation of inaccurate application documents to obtain the certificate of accounting practice registration.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for giving false information to obtain the certificate of accounting practice registration.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging the application documents, or providing false information thereon, to obtain the certificate of accounting practice registration.
4. Additional penalty:
Any of the violations mentioned in Clause 3 of this Article shall result in confiscation of evidence.
Article 23. Penalties for violations against regulations on management and use of certificates of accounting practice registration
1. A warning shall be imposed for returning certificates of accounting practice registration to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Returning certificates of accounting practice registration to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
b) Using expired or invalidated certificates of accounting practice registration for accounting practicing.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Practicing accounting without a certificate of accounting practice registration;
b) Continuing the accounting practice after the certificate of accounting practice registration expires or is invalidated;
c) Failure to return certificates of accounting practice registration to the Ministry of Finance.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clause 3 of this Article.
Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PROVISION OF ACCOUNTING SERVICES
Article 24. Penalties for violations against regulations on application documents for certificate of eligibility to provide accounting services
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for confirmation of false information in the application documents to obtain the certificate of eligibility to provide accounting services.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for giving false information in the application documents to obtain the certificate of eligibility to provide accounting services.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging application documents to obtain the certificate of eligibility to provide accounting services.
4. Additional penalty:
Confiscation of evidence of violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 25. Penalties for violations against regulations on management and use of certificates of eligibility to provide accounting services
1. A warning shall be imposed on organizations for one of the following violations:
a) Returning the certificate of eligibility to provide accounting services as specified by the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline when the certificate is revoked or the provision of accounting services ends;
b) Applying for reissuance of the certificate of eligibility to provide accounting services less than 15 days after the specified deadline when required, as specified in Clause 1, Article 63 of the Law on Accounting.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on organizations for one of the following violations:
a) Returning the certificate of eligibility to provide accounting services as specified by the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later when the certificate is revoked or the provision of accounting services ends;
b) Tampering with the certificate of eligibility to provide accounting services’ contents;
c) Failure to apply or applying for reissuance of certificates of eligibility to provide accounting services 15 days after the specified deadline or later when required, as specified in Clause 1, Article 63 of the Law on Accounting.
d) Leasing out or lending certificates of eligibility to provide accounting services.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on organizations for failure to return the certificate of eligibility to provide accounting services to the Ministry of Finance when the certificate is revoked or the provision of accounting services ends.
4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging certificates of eligibility to provide accounting services.
5. Additional penalty:
The violation mentioned in Point b, Clause 2 of this Article shall result in confiscation of evidence.
6. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point d, Clause 2 of this Article.
Article 26. Penalties for violations against regulations on provision of accounting services
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for false presentation of accounting practitioners or accounting firms’ qualifications, experience, capacity and eligibility for provision of accounting services.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for colluding with customers to provide and confirm false information while providing accounting services.
Article 27. Penalties for violations against regulations on retention of accounting service documents
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for failure to fully or safely retain accounting service documents during usage and retention periods.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for failure to retain accounting service documents.
Article 28. Penalties for violations against regulations on provision of accounting services
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the enterprise using the phrase "dịch vụ kế toán” (accounting service) in its name despite being ineligible for providing accounting services.
2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the enterprise committing one of the following violations:
a) Providing accounting services without a certificate of eligibility to provide accounting services;
b) Continuing to provide accounting services despite the provision of accounting services being put on hold, suspended or terminated, or the certificate of eligibility to provide accounting services being revoked.
3. Additional penalty:
The enterprise committing the violation mentioned in Point b, Clause 2 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide accounting services suspended for 3-6 months period from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clause 2 of this Article.
Section 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PROVISION AND USE OF TRANSBOUNDARY ACCOUNTING SERVICES
Article 29. Penalties for violations against regulations on conditions for provision of transboundary accounting services
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm that forge or tamper with documents to obtain the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam.
2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm committing one of the following violations:
a) Providing transboundary accounting services in Vietnam without a certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam;
b) Continuing to provide transboundary accounting services despite the provision of accounting services being put on hold, suspended or terminated, or the certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam being revoked.
3. Additional penalty:
The foreign accounting firm committing the violation mentioned in Point b, Clause 2 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clause 2 of this Article.
Article 30. Penalties for violations against regulations on methods for provision of transboundary accounting services
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm committing one of the following violations:
a) Making payment of service charges against regulations of law on foreign currency management of Vietnam;
b) Failure to make accounting service contracts in compliance with Vietnamese law while providing transboundary accounting services in Vietnam.
c) Failure to make joint venture contracts while providing transboundary accounting services in Vietnam.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on the organization in the following cases:
a) The Vietnamese accounting firm forms joint venture with a foreign firm that is not eligible for provision of transboundary accounting services while providing transboundary accounting services in Vietnam;
b) The foreign accounting firm forms joint venture with a Vietnamese firm that is not eligible for provision of accounting services while providing transboundary accounting services in Vietnam.
3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm that fails to form joint venture with a Vietnamese firm that is eligible for provision of accounting services while providing transboundary accounting services in Vietnam.
4. Additional penalty:
The foreign accounting firm committing the violation mentioned in Clause 3 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam suspended for 6-12 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Article 31. Penalties on violations against foreign accounting firm’s obligations in provision of transboundary accounting services in Vietnam
1. A warning shall be imposed on the foreign accounting firm committing one of the following violations:
a) Notifying the Ministry of Finance of one of the conditions required for provision of transboundary accounting services in Vietnam not being met less than 15 days after the specified deadline;
b) Submitting annual financial statements, the local accounting service authority’s reports on compliance with regulations of law on provision of accounting services and other regulations of law to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
c) Submitting reports on execution of contracts for provision of transboundary accounting services in Vietnam to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm in the following cases:
a) Notifying the Ministry of Finance of one of the conditions required for provision of transboundary accounting services in Vietnam not being met 15 days after the specified deadline or later;
b) Submitting annual financial statements, the local accounting service authority’s reports on compliance with regulations of law on provision of accounting services and other regulations of law to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
c) The report on execution of contracts for provision of transboundary accounting services in Vietnam does not have sufficient contents or submitted to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm committing one of the following violations:
a) Failure to notify the Ministry of Finance that one of the conditions required for provision of transboundary accounting services in Vietnam is not met;
b) Failure to submit annual financial statements, the local accounting service authority’s reports on compliance with regulations of law on provision of accounting services and other regulations of law to the Ministry of Finance;
c) Failure to report or reporting falsely on execution of contracts for provision of transboundary accounting services in Vietnam.
4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the foreign accounting firm committing one of the following violations:
a) Committing prohibited acts or providing accounting services in prohibited cases;
b) Failure to comply with Vietnamese accounting standards and code of ethics while providing transboundary accounting services in Vietnam;
c) Failure to explain the contents relevant to provision of transboundary accounting services in Vietnam to the Vietnamese authorities.
5. Additional penalty:
The foreign accounting firm committing any of the violations mentioned in Clause 4 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary accounting services in Vietnam suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Article 32. Penalties on violations against obligations of accounting firms forming joint venture with foreign accounting firms for provision of transboundary accounting services in Vietnam
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the Vietnamese accounting firm committing one of the following violations:
a) Failure to retain the documents of joint venture contracts with foreign accounting firms in full while providing transboundary accounting services in Vietnam;
b) Failure to provide the documents of joint venture contracts with foreign accounting firms for the competent authority in full or on time upon request while providing transboundary accounting services in Vietnam;
c) Failure to explain the documents of joint venture contracts with foreign accounting firms for provision of transboundary accounting services in Vietnam to the competent authority in full detail or on time.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the Vietnamese accounting firm committing one of the following violations:
a) Failure to retain the documents of joint venture contracts with foreign accounting firms for provision of transboundary accounting services in Vietnam;
b) Failure to provide the documents of joint venture contracts with foreign accounting firms for provision of transboundary accounting services in Vietnam for the competent authority upon request;
c) Failure to explain the documents of joint venture contracts with foreign accounting firms for provision of transboundary accounting services in Vietnam to the competent authority.
d) Failure to notify the Ministry of Finance of the execution of joint venture contracts with foreign accounting firms for provision of transboundary accounting services.
3. Additional penalty:
The Vietnamese accounting firm committing any of the violations mentioned in Clause 2 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide accounting services suspended for 1-3 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Section 6. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON NOTIFICATIONS AND REPORTS
Article 33. Penalties for violations against regulations on notification and reporting committed by households and enterprises providing accounting services
1. A warning shall be imposed for one of the following violations:
a) Notifying the Ministry of Finance of changes in the contents specified in Article 66 of the Law on Accounting less than 15 days after the specified deadline;
b) Submitting annual consolidated reports on the accounting practitioners' state of upholding requirements for practicing accounting in the unit to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
c) Notifying the Ministry of Finance in writing less than 15 days after the specified deadline when the certificates of accounting practice registration of the unit’s accounting practitioners expire or are invalidated;
d) Submitting annual reports on the state of upholding requirements for provision of accounting services to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
dd) Submitting annual reports on the state of operation to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
e) Notifying the Ministry of Finance in writing less than 15 days after the specified deadline when the provision of accounting services resumes after being put on hold;
g) Notifying the termination of provision of accounting services to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
h) Submitting scheduled and unscheduled reports to the Ministry of Finance upon request less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Notifying the Ministry of Finance of changes in the contents specified in Article 66 of the Law on Accounting 15 days after the specified deadline or later;
b) Submitting annual consolidated reports on the accounting practitioners' state of upholding requirements for practicing accounting in the unit to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
c) Notifying the Ministry of Finance in writing 15 days after the specified deadline or later when the certificates of accounting practice registration of the unit’s accounting practitioners expire or are invalidated;
d) Submitting annual reports on the state of upholding requirements for provision of accounting services to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
dd) Submitting annual reports on the state of operation to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
e) Notifying the Ministry of Finance in writing 15 days after the specified deadline or later when the provision of accounting services resumes after being put on hold;
g) Notifying the termination of provision of accounting services to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
h) Submitting scheduled and unscheduled reports to the Ministry of Finance upon request 15 days after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to notify the Ministry of Finance of changes in the contents specified in Article 66 of the Law on Accounting;
b) Failure to submit annual consolidated reports on the accounting practitioners ' state of upholding requirements for practicing accounting in the unit to the Ministry of Finance;
c) Failure to notify the Ministry of Finance in writing when the certificates of accounting practice registration of the unit’s accounting practitioners expire or are invalidated;
d) Failure to submit annual reports on the state of upholding requirements for provision of accounting services to the Ministry of Finance;
dd) Failure to submit annual reports on the state of operation to the Ministry of Finance;
e) Failure to notify the Ministry of Finance in writing when the provision of accounting services resumes after being put on hold;
g) Failure to notify the termination of provision of accounting services to the Ministry of Finance;
h) Failure to submit scheduled and unscheduled reports to the Ministry of Finance upon request.
Article 34. Penalties for violations against regulations on notification and reporting obligations of accounting practitioners
1. A warning shall be imposed on accounting practitioners for notifying or reporting to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline when:
a) No longer working for the accounting firm specified in the certificates of accounting practice registration;
b) The full-time labor contract with the accounting firm expires or is terminated or has changes that make the contract no longer full-time;
c) The foreign accounting practitioner's Vietnamese work permit expires or is invalidated;
d) Taking on positions of chief accountant, accountant manager, accountant, internal auditor or others within the unit, or at units and organizations other than the registered accounting unit;
dd) The accounting unit where the accounting practitioner is working at undergoes full or partial division, consolidation, acquisition, termination of operations, dissolution, or bankruptcy;
e) Requested by the Ministry of Finance to provide scheduled or unscheduled information relevant to the accounting practitioner’s work.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on accounting practitioners for notifying or reporting to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later when:
a) No longer working for the accounting firm specified in the certificates of accounting practice registration;
b) The full-time labor contract with the accounting firm expires or is terminated or has changes that make the contract no longer full-time;
c) The foreign accounting practitioner's Vietnamese work permit expires or is invalidated;
d) Taking on positions of chief accountant, accountant manager, accountant, internal auditor or others within the unit, or at units and organizations other than the registered accounting unit;
dd) The accounting unit where the accounting practitioner is working at undergoes full or partial division, consolidation, acquisition, termination of operations, dissolution, or bankruptcy;
e) Requested by the Ministry of Finance to provide scheduled or unscheduled information relevant to the accounting practitioner’s work.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on accounting practitioners for failure to notify or report to the Ministry of Finance when:
a) No longer working for the accounting firm specified in the certificates of accounting practice registration;
b) The full-time labor contract with the accounting firm expires or is terminated or has changes that make the contract no longer full-time;
c) The foreign accounting practitioner's Vietnamese work permit expires or is invalidated;
d) Taking on positions of chief accountant, accountant manager, accountant, internal auditor or others within the unit, or at units and organizations other than the registered accounting unit;
dd) The accounting unit where the accounting practitioner is working at undergoes full or partial division, consolidation, acquisition, termination of operations, dissolution, or bankruptcy;
e) Requested by the Ministry of Finance to provide scheduled or unscheduled information relevant to the accounting practitioner’s work.
Section 7. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ACCOUNTING SERVICE INSPECTION
Section 35. Penalties for violations against regulations on accounting service inspection
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Late or insufficient provision of information and documents upon request of the competent authority during the accounting service inspection process;
a) Providing false information and documents upon the competent authority's request during the accounting service inspection process;
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Failure to provide information and documents upon the competent authority's request during the accounting service inspection process;
b) Failure to explain to and cooperate with the competent authority during the accounting service inspection process.
3. Additional penalty:
The Vietnamese accounting firm committing any of the violations mentioned in Clause 2 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide accounting services suspended for 1-3 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
PENALTIES AND FINES FOR INDEPENDENT AUDIT-RELATED VIOLATIONS
Section 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AUDITOR CERTIFICATE EXAMS AND PROVISION OF REFRESHER TRAINING FOR AUDITORS
Article 36. Penalties for violations against regulations on documents for auditor certificate exam:
1. A warning shall be imposed for giving false information in the documents for auditor certificate exam.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for false confirmation of information in the application documents to obtain the auditor certificate exam.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for tampering with or forging qualifications, certificates or other application documents, or providing false information thereon, to obtain the auditor certificate exam.
4. Additional penalty:
Any of the violations specified in Clause 3 of this Article shall result in confiscation of evidence.
Section 37. Penalties for violations against regulations on provision of refresher training for auditors
1. A warning shall be imposed on the organization approved by the Ministry of Finance to run refresher courses for audit practitioners and audit practice registration applicants committing one of the following violations:
a) Submitting post-course reports on the auditor refresher course to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
b) Failure to monitor and take attendance of the refresher course's trainees;
c) Failure to conduct a survey on trainees’ opinions of the refresher course using evaluation slips;
d) Failure to issue certificates to the refresher course’s trainees and confirmation papers to auditors teaching refresher courses at the end of each course;
dd) Failure to comply with regulations on number of trainees per class;
e) Notifying the Ministry of Finance of the course’s contents, curriculum, time and place, lecturers’ details, the number of audit practitioners registering for the course before the course takes place or the changes in those details less than 15 days after the specified deadline;
g) Submitting the annual consolidated report on the auditor refresher course to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the organization approved by the Ministry of Finance to run refresher courses for audit practitioners and audit practice registration applicants in the following cases:
a) The refresher course does not follow the contents and curriculum registered with the Ministry of Finance;
b) Submitting post-course reports on the auditor refresher course to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
c) Notifying the Ministry of Finance of the course’s contents, curriculum, time and place, lecturers’ details, the number of audit practitioners registering for the course before the course takes place or the changes in those details 15 days after the specified deadline or later;
d) Submitting the consolidated report on the auditor refresher course 15 days after the specified deadline or later;
dd) Providing false information, forging documents to gain approval to organize auditor refresher courses;
e) Failure to retain documents on auditor refresher courses in full.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on organizations approved by the Ministry of Finance to run refresher courses for audit practitioners and audit practice registration applicants for one of the following violations:
a) Failure to submit post-course reports on the auditor refresher course to the Ministry of Finance;
b) Failure to notify the Ministry of Finance of the course’s contents, curriculum, time and place, lecturers’ details, the number of audit practitioners registering for the course before the course takes place or the changes in those details;
c) Failure to submit the consolidated report on the annual auditor refresher course;
d) Running refresher courses for audit practitioners and audit practice registration applicants for the purpose of recording time spent on refresher training without the Ministry of Finance’s approval;
dd) Reporting incorrectly the number of trainees attending the refresher course for audit practitioners or the time spent on the course;
e) Reporting the refresher course as if it was run despite the contrary;
g) Issuing certificates for attending the refresher course to trainees who did not participate in the course.
4. Additional penalty:
The organization that recommits any of the violations mentioned in Points d, e, f, g, Clause 3 of this Article shall be suspended from running auditor refresher course organizing works for 1-3 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect (if the organization has the Ministry of Finance’s approval to organize auditor refresher courses at the time the violation is discovered).
5. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point d, Clause 3 of this Article.
Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AUDIT PRACTICE REGISTRATION
Article 38. Penalties for violations against regulations on management and use of auditor certificates
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the individual who commit one of the following violations:
a) Tampering with the auditor certificate’s contents;
b) Allowing an external entity to rent, borrow and use one's own auditor certificate for the purpose of registration of audit practice or registration of audit practice at a unit other than that specified in the full-time labor contract.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the enterprise that rent, borrow or using a auditor certificate of a person who is not working as a full-time employee, or not working at all for one's own unit for the purpose of registration of audit practice.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging auditor certificates.
4. Additional penalties:
a) Any of the violations mentioned in Point a, Clause 1 and Clause 3 of this Article shall result in confiscation of evidence;
b) The audit practitioner committing the violation mentioned in Point b, Clause 1 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
5. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point b, Clause 1 of this Article.
Article 39. Penalties for violations against regulations on application documents for audit practice
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for false confirmation of information and application documents to obtain the certificate of audit practice registration.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for giving false information in the application documents to obtain the certificate of audit practice registration.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging the application documents, or providing false information thereon, to obtain the certificate of audit practice registration.
4. Additional penalty:
Any of the violations mentioned in Clause 3 of this Article shall result in confiscation of evidence.
Article 40. Penalties for violations against regulations on management and use of certificates of audit practice registration
1. A warning shall be imposed for returning certificates of audit practice registration to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Returning certificates of audit practice registration to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
b) Using expired or invalid certificates of audit practice registration for accounting and independent audit practicing.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for failure to return certificates of audit practice registration to the Ministry of Finance.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point b, Clause 2 of this Article.
Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PROVISION OF AUDIT SERVICES AND ITS REQUIREMENTS
Article 41. Penalties for violations against regulations on application documents for certificate of eligibility to provide audit services
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for confirmation of false information in the application documents to obtain the certificate of eligibility to provide audit services.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for giving false information in the application documents to obtain the certificate of eligibility to provide audit services.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging application documents to obtain the certificate of eligibility to provide audit services.
4. Additional penalty:
The violation mentioned in Clause 3 of this Article shall result in confiscation of evidence..
Article 42. Penalties for violations against regulations on management and use of certificates of eligibility to provide audit services
1. A warning shall be imposed on the enterprise committing one of the following violations:
a) Returning the certificate of eligibility to provide audit services to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline when the certificate is revoked;
b) Applying for reissuance of the certificate of eligibility to provide audit services less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the enterprise committing one of the following violations:
a) Returning the certificate of eligibility to provide audit services to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later when the certificate is revoked;
b) Failure to apply for modification of the certificate of eligibility to provide audit services when there are changes to the certificate that have to be done;
b) Failure to apply or applying for reissuance of the certificate of eligibility to provide audit services 15 days after the specified deadline or later;
d) Tampering with the certificate of eligibility to provide audit services’ contents;
dd) Leasing out or lending certificates of eligibility to provide audit services.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the enterprise that fails to return the certificate of eligibility to provide audit services to the Ministry of Finance when the certificate is revoked.
4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging certificates of eligibility to provide audit services.
5. Additional penalty:
Any of the violations mentioned in Point d, Clause 2 and Clause 4 of this Article shall result in confiscation of evidence.
6. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Point e, Clause 2 of this Article.
Section 43. Penalties for violations against regulations on provision of audit services by auditing firms
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the enterprise using the word "kiểm toán" (audit) in its name despite being ineligible for providing audit services.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the enterprise that fails to exclude itself from audit business despite being refused certificates of eligibility to provide audit services.
3. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the enterprise committing one of the following violations:
a) Providing audit services without a certificate of eligibility to provide audit services;
b) Continuing provision of services specified in Clause 1, Article 40 of the Law on Independent Audit after such provision being put on hold or suspended;
c) Continuing provision of services specified in Clause 1, Article 40 of the Law on Independent Audit after such provision being terminated or the certificate of eligibility to provide audit services being revoked.
4. Additional penalty:
The enterprise committing any of the violations mentioned in Clause 3 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect (if the enterprise is an auditing firm when the violation is discovered).
5. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clause 3 of this Article.
Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AUDITING WORKS
Article 44. Penalties for violations against regulations on purchase of professional liability insurance for audit practitioners or setting up professional risk reserve fund
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditing firm purchasing professional liability insurance for audit practitioners or setting up professional risk reserve funds against the Ministry of Finance’s regulations.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm that fails to purchase professional liability insurance for audit practitioners or set up professional risk reserve funds.
Article 45. Penalties for violations against regulations on audit approvals
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Carrying out auditing works without independence, sufficient professional skills and meeting requirements in accordance with regulations of law;
b) Carrying out auditing works when the client and audited unit have requirements that violate the code of ethics, professional requirements or regulations of law.
2. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 46. Penalties for violations against regulations on audit contracts
1. A warning shall be imposed on the auditing firm making audit contracts which do not have sufficient contents with its clients or audited units.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditing firm making audit contracts with their clients or audited unit after auditing.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm that fails to make audit contracts with their clients or audited unit when auditing.
Article 47. Penalties for violations against regulations on confidentiality
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for revealing information relevant to audit documents, clients and audited units, except when it is permitted by the client and audited unit, or regulated by law.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 on auditing firms for failure to create and operate an internal control system for ensuring the confidentiality obligations are fulfilled.
3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for using information relevant to audit documents, clients and audited units to infringe the interests of the State, public interests, rights and lawful interests of agencies, organizations and individuals.
4. Additional penalties:
a) The audit practitioner committing the violation mentioned in Clause 3 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect;
The auditing firm committing the violation mentioned in Clause 3 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 6-12 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
5. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clauses 1 and 3 of this Article.
Article 48. Penalties for violations against regulations on audit statements
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditor that commit one of the following violations:
a) Signing audit statements ultra vires;
b) Signing audit statements before the financial statements’ audit dates.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditor that commit one of the following violations:
a) Signing audit statements despite the fact that he/she is not an audit practitioner;
b) Signing audit statements for more than three consecutive years for an audited unit.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm in the following cases :
a) Appointing an audit practitioner to sign audit statements ultra vires;
b) Publishing an audit statement which is signed before the financial statements is;
c) The audit statement does not have sufficient audit practitioners’ signatures;
d) Failure to explain sufficiently and punctually the qualified opinions in audit statements upon request of the competent authority or representatives of audited units’ owners.
4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for failure to explain the qualified opinions in audit statements upon request of the competent authority or representatives of audited units’ owners.
5. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed the auditing firm committing one of the following violations:
a) Appointing a person who is not an audit practitioner to sign audit statements;
b) Appointing an audit practitioner to sign audit statements for more than three consecutive years for an audited unit.
6. Additional penalties:
a) The audit practitioner committing the violation mentioned in Point a, Clause 2 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect (if the person is an audit practitioner at the time the violation is discovered);
b) The auditing firm recommitting the violation mentioned in Point a, Clause 5 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 6-12 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Article 49. Penalties for violations against regulations on independence
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) False information on and presentation of audit practitioners, auditing firms or Vietnamese branches of foreign auditing firms’ qualifications, experience and ability to provide audit services;
b) Purchasing, receiving, giving, holding audited units’ shares or capital, regardless of amount;
c) Trading bonds or other assets belonging to audited units that affect independence as specified in the accounting and audit code of ethics;
d) Receiving or demanding any kind of payment or benefit from audited units other than service fees and negotiated costs specified in the contract;
dd) Extorting, swindling the clients and audited units;
e) Interfering in the business activities of clients and audited units during the audit process;
g) Collecting debts for audited units.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Colluding with audited units to tamper with accounting documents, financial statements, audit documents and alter audit results;
b) Forging or falsifying audit documents;
c) Carrying out auditing works in prohibited cases as specified in regulations of law;
d) Practicing audit as an individual;
dd) Working for two or more auditing firms or Vietnamese branches of foreign auditing firms at the same time;
e) Contributing capital to two or more auditing firms.
3. Additional penalty:
The audit practitioner committing any of the violations specified in Points d, e, f, Clause 2 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Points a, b, c, Clause 2 of this Article.
Article 50. Penalties for violations against regulations on audit documents
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for failure to document an audit.
2. Additional penalties:
a) The audit practitioner committing the violation mentioned in Clause 1 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect;
The auditing firm committing the violation mentioned in Clause 1 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 6-12 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Article 51. Penalties for violations against regulations on retention of audit documents
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditing firm for one of the following violations:
a) Failure to fully or safely retain audit documents, causing loss or damage to the audit documents during usage and retention periods;
b) Archiving audit documents later than 12 months after the audit statement’s publishing date;
c) Failure to design and implement policies and procedures for upholding confidentiality, safety, comprehensiveness, accessibility and restorability of audit documents as specified in audit standards;
d) Failure to design and implement policies and procedures for audit document retention for at least 10 years from the audit statement’s publishing date as specified in audit standards.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm for failure to retain physical or electronic audit documents.
Article 52. Penalties for violations against regulations on destruction of audit documents
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm for one of the following violations:
a) Deciding to destroy audit documents ultra vires;
b) Failure to establish a Destruction council, to apply the destruction method and procedure correctly, to make a list of audit documents to be destroyed and a report on destruction of audit documents when destroying these documents at the end of the retention period.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on the auditing firm for destroying audit documents before the end of the retention period.
Section 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AUDITED UNITS
Article 53. Penalties for violations against regulations on selection of auditing firms and audit practitioners
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on units hiring auditing firms if the auditing firm does not carry out auditing works in accordance with regulations of law.
2. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on units hiring auditing firms that does not meet all requirements for provision of audit services as specified in regulations of law.
3. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on audited units for failure to undergo compulsory audit for financial statements, settlement reports of project completion, consolidated and general financial statements, and other auditing works as specified in regulations of the Law on Independent Audit and other relevant laws.
Article 54. Penalties for violations against regulations on contracts for audit of annual financial statements
1. A warning shall be imposed on enterprises and organizations which are required to have their annual financial statements audited entering into contracts for such audit without sufficient contents.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on enterprises and organizations which are required to have their annual financial statements audited entering into contracts for such audit later than the specified deadline.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on enterprises and organizations which are required to have their annual financial statements audited entering into contracts for such audit after the audit is done.
4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on enterprises and organizations which are required to have their annual financial statements audited failing to enter into contracts for such audit when auditing.
Article 55. Penalties for violations against regulations on audits
1. A fine shall be imposed on audited units for failure to explain or failure to explain sufficiently and punctually the qualified opinions in audit statements upon request of the competent authority.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for one of the following violations:
a) Refusing to provide necessary information and documents for auditing upon request of audit practitioners or auditing firms;
b) Bribing and colluding with audit participants and auditing firms to tamper with accounting documents, financial statements, audit documents and audit statements;
c) Threatening, taking revenge on, coercing audit participants in order to alter audit results;
d) Concealing illegal acts in finance and accounting;
dd) Obstructing auditing works and restricting the audit’s scope.
3. Remedial Measure:
Rectify false or misleading information in case of violations mentioned in Points b and c, Clause 2 of this Article.
Section 6. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AUDIT OF UNITS WITH PUBLIC INTEREST’S FINANCIAL STATEMENTS
Article 56. Penalties for violations against regulations on announcement and notification obligations of approved auditing firms
1. A warning shall be imposed on the approved auditing firm that notify the authority with competence to authorize of changes in name, head office, field of practice, list of audit practitioners and changes that make the firm no longer eligible for approval less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the approved auditing firm that notify the authority with competence to authorize of changes in name, head office, field of practice, list of audit practitioners and changes that make the firm no longer eligible for approval 15 days after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the approved auditing firm that fails to notify the authority with competence to authorize of changes in name, head office, field of practice, list of audit practitioners and changes that make the firm no longer eligible for approval.
Article 57. Penalties for violations against regulations on audit and review services to units with public interest
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on the audit practitioner carrying out auditing works, signing audit statements or review reports for units with public interest without the Ministry of Finance’s approval or having such approval suspended or terminated.
2. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) The auditing firm carries out auditing works for units with public interest despite being prohibited to do so;
b) The unit with public interest selects an auditing firm for audit and review services despite the auditing firm not having the Ministry of Finance’s approval;
c) The unit with public interest selects, or continues to carry out contracts which are signed with, an auditing firm for audit and review services despite the auditing firm’s approval to audit suspended or terminated.
3. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the auditing firm providing audit or review services for units with public interest without the Ministry of Finance’s approval or having such approval suspended or terminated.
4. Additional penalties:
a) The audit practitioner committing the violation mentioned in Clause 1 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect;
b) The auditing firm recommitting the violation mentioned in Clause 3 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
5. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by violations mentioned in Clause 1, Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 58. Penalties for violations against regulations on disclosure of transparency reports
1. A warning shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Lack of the legal representative or the approved person's signature on the transparency report.
b) Publishing or updating the transparency report’s information less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditing firm publishing or updating the transparency report’s information on the firm’s website 15 days after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Failure to publish websites;
b) Failure to publish or update the transparency report’s information on the firm’s website;
c) Publishing false information in the transparency report.
4. Remedial Measure:
Rectify false or misleading information in case of the violation mentioned in Point c, Clause 3 of this Article.
Article 59. Penalties for violations against regulations on application documents for audit of units with public interest
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for confirmation of inaccurate or forged application documents to gain approval for audit units with public interest.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for giving false information in application documents to gain approval for audit units with public interest.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for forging application documents to gain approval for audit units with public interest.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violation mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 60. Penalties for violations against regulations on responsibilities of units with public interest
A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the unit with public interest committing one of the following violations:
1. Failure to create and operate an internal control system.
2. Failure to carry out internal audit as specified in regulations of law.
3. Selecting an approved auditing firm to comment on a financial statement which has already been audited by another approved auditing firm, except when it is allowed as specified in regulations of law.
4. Failure to notify the authority with competence to authorize auditing firms of the reason for changing to an auditing firm different from the previous year's and the reason for changing the auditing firm carrying out auditing works (if any).
5. Failure to notify the discovery of audit practitioners and approved auditing firms’ violations against the Law on Independent Audit to the authority with competence to authorize auditing firms .
6. Providing false information relevant to audited financial statements upon request of the competent authority.
7. Failure to explain and provide information relevant to audited financial statements upon request of the competent authority.
Article 61. Penalties for violations against regulations on independence
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for taking up positions of management, administration, inspection committee member or chief accountant of a unit with public interest less than 12 months after completing the last audit for that unit.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for carrying out auditing works for a unit with public interest for more than 4 consecutive fiscal years.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed in the following cases:
a) The unit with public interest authorizes audit practitioners to audit financial statements for more than 4 consecutive fiscal years;
b) The auditing firm appoints audit practitioners to audit financial statements for a unit with public interest for more than 4 consecutive fiscal years.
4. Additional penalties:
a) The audit practitioner committing the violation mentioned in Clause 2 of this Article shall have his/her certificate of audit practice registration for 3-6 months suspended from the day the decision on penalty imposition comes into effect;
b) The auditing firm recommitting the violation mentioned in Point b, Clause 3 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Section 7. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PROVISION AND USE OF TRANSBOUNDARY AUDIT SERVICES
Article 62. Penalties for violations against regulations on conditions for provision of transboundary audit services
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firms tampering with documents to obtain the certificate of eligibility to provide transboundary auditing services in Vietnam.
2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firm committing one of the following violations:
a) Forging application documents for provision of transboundary audit services registration;
b) Providing transboundary audit services in Vietnam without a certificate of eligibility to provide transboundary audit services in Vietnam;
c) Continuing to provide transboundary audit services despite the provision of audit services being put on hold, suspended or terminated, or the certificate of eligibility to provide transboundary audit services in Vietnam being revoked.
3. Additional penalty:
The foreign auditing firm committing any of the violations mentioned in Points b, c, Clause 2 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary audit services in Vietnam suspended (if already issued) for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
4. Remedial Measure:
Return illegal profits earned by the violations specified in Points b, c, Clause 2 of this Article.
Article 63. Penalties for violations against regulations on methods for provision of transboundary audit services
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firm committing one of the following violations:
a) Making payment of service charges against regulations of law on foreign currency management of Vietnam;
b) Failure to make audit contracts in compliance with Vietnamese law while providing transboundary audit services;
c) Failure to make joint venture contracts while providing transboundary audit services in Vietnam.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed the organization in the following cases:
a) The Vietnamese auditing firm forms joint venture with a foreign firm that is not eligible for provision of transboundary audit services while providing transboundary audit services in Vietnam;
b) The foreign auditing firm forms joint venture with a Vietnamese firm that is not eligible for provision of transboundary audit services while providing transboundary audit services in Vietnam.
3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firm that fails to form joint venture with a Vietnamese firm that is eligible for provision of audit services while providing transboundary audit services in Vietnam.
4. Additional penalty:
The foreign auditing firm committing the violation mentioned in Clause 3 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary audit services in Vietnam suspended for 6-12 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Article 64. Penalties for violations against obligations of firms providing transboundary audit services
1. A warning shall be imposed on the foreign auditing firm committing one of the following violations:
a) Informing the Ministry of Finance that one of the conditions required for provision of transboundary audit services is not met less than 15 days after the specified deadline;
b) Submitting audited annual financial statements with independent auditing firms’ audit statements attached, the local audit service authority’s reports on compliance with regulations of law on provision of audit services and other regulations of law to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
c) Submitting reports on execution of contracts for provision of transboundary audit services in Vietnam to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firm in the following cases:
a) Informing the Ministry of Finance that one of the conditions required for provision of transboundary audit services is not met 15 days after the specified deadline or later;
b) Submitting audited annual financial statements with independent auditing firms’ audit statements attached, the local audit service authority’s reports on compliance with regulations of law on provision of audit services and other regulations of law to the Ministry of Finance less 15 days after the specified deadline or later;
c) The report on execution of contracts for provision of transboundary audit services in Vietnam does not have sufficient contents or is submitted to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firm committing of the following violations:
a) Failure to inform the Ministry of Finance that one of the conditions required for provision of transboundary audit services in Vietnam is not met;
b) Failure to submit audited annual financial statements with independent auditing firms’ audit statements attached, the local audit service authority’s reports on compliance with regulations of law on provision of audit services and other regulations of law to the Ministry of Finance;
c) Failure to report or reporting falsely on execution of contracts for provision of transboundary audit services in Vietnam.
4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on the foreign auditing firm committing one of the following violations:
a) Committing prohibited acts or providing audit services in prohibited cases as specified in regulations of the Vietnamese Law on Independent Audit;
b) Failure to comply with Vietnamese audit standards and accounting and audit code of ethics while providing transboundary audit services in Vietnam;
c) Failure to explain the contents relevant to provision of transboundary audit services in Vietnam to the Vietnamese authorities.
5. Additional penalty:
The foreign auditing firms committing the violation mentioned in Point a, Clause 4 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary audit services in Vietnam suspended for 3-6 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Article 65. Penalties for violations against regulations on forming joint venture with foreign auditing firms for provision of transboundary audit services in Vietnam
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the Vietnamese auditing firm forming joint venture with foreign auditing firms in the following cases:
a) Failure to retain the documents of the joint venture audits carried out with foreign auditing firms in full;
b) Failure to provide sufficiently and punctually the documents of completed joint venture audits to the authorities upon request;
c) Failure to explain sufficiently and punctually about audit statements, audit documents and other problems arising from joint venture audits with foreign auditing firms to the authorities.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the Vietnamese auditing firm forming joint venture with foreign auditing firms in the following cases:
a) Failure to retain the documents of the joint venture audits carried out with foreign auditing firms for provision of transboundary audit services in Vietnam;
b) Failure to provide the documents of completed joint venture audits with foreign auditing firms to the authorities upon request;
c) Failure to explain about audit statements, audit documents and other problems arising from joint venture audits with foreign auditing firms to the authorities.
d) Failure to notify the Ministry of Finance of the execution of joint venture contracts with foreign auditing firms for provision of transboundary audit services.
3. Additional penalty:
The foreign auditing firm committing any of the violations mentioned in Clause 2 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide transboundary audit services suspended for 1-3 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
Section 8. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON NOTIFICATIONS AND REPORTS
Article 66. Penalties for violations against regulations on notification and report obligations of auditing firms
1. A warning shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Notifying the Ministry of Finance of changes that have to be notified, as specified in the Law on Independent Audit, less than 15 days after the specified deadline;
b) Submitting annual consolidated reports on the audit practitioners' state of upholding requirements for practicing audit in the unit to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
c) Notifying the Ministry of Finance in writing less than 15 days after the specified deadline when the certificate of audit practice registration expires or is invalidated in cases where it is required by law to do so;
d) Notifying the loss or damage of certificate of eligibility to provide audit services to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
dd) Submitting reports on the state of upholding requirements for provision of auditing services to the Ministry of Finance annually or upon request less than 15 days after the specified deadline;
e) Submitting the annual report on the state of operation and the previous year’s financial statement to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
g) Notifying the Ministry of Finance in writing less than 15 days after the specified deadline when the provision of audit services resumes after being put on hold;
h) Submitting the application document for termination of provision of audit services to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline;
i) Submitting scheduled and unscheduled reports to the Ministry of Finance upon request less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditing firm committing of the following violations:
a) Notifying the Ministry of Finance of changes in contents that have to be notified, as specified in the Law on Independent Audit, 15 days after the specified deadline or later;
b) Submitting annual consolidated reports on the audit practitioners' state of upholding requirements for practicing audit in the unit, alongside the annual reports on upholding requirements for practicing audit of each auditor, to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
c) Notifying the Ministry of Finance in writing 15 days after the specified deadline or later when the certificate of audit practice registration expires or is invalidated in cases where it is required by law to do so;
d) Notifying the loss or damage of certificate of eligibility to provide audit services to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
dd) Submitting reports on the state of upholding requirements for provision of auditing services to the Ministry of Finance annually or upon request 15 days after the specified deadline or later;
e) Submitting the annual report on the state of operation and the previous year’s financial statement to the Ministry of Finance less 15 days after the specified deadline or later;
g) Notifying the Ministry of Finance in writing 15 days after the specified deadline or later when the provision of audit services resumes after being put on hold;
h) Submitting the application document for termination of provision of audit services to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later;
i) Submitting scheduled and unscheduled reports to the Ministry of Finance upon request 15 days after the specified deadline or later.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Failure to notify the Ministry of Finance of changes that have to be notified, as specified in the Law on Independent Audit;
b) Failure to submit annual consolidated reports on the audit practitioners' state of upholding requirements for practicing audit in the unit, alongside the annual reports on upholding requirements for practicing audit of each auditor, to the Ministry of Finance;
c) Failure to notify the Ministry of Finance when the certificate of audit practice registration expires or is invalidated in cases where it is required by law to do so;
d) Failure to notify the loss or damage of certificate of eligibility to provide audit services to the Ministry of Finance;
dd) Failure to submit reports on the state of upholding requirements for provision of audit services to the Ministry of Finance annually or upon request;
e) Failure to submit the annual report on the state of operation and the previous year’s financial statement to the Ministry of Finance;
g) Failure to notify the Ministry of Finance in writing when the provision of audit services resumes after being put on hold;
h) Failure to submit the application document for termination of provision of audit services to the Ministry of Finance;
i) Failure to notify the Ministry of Finance in writing of establishment or termination of the auditing firm’s overseas office;
k) Failure to submit scheduled and unscheduled reports to the Ministry of Finance upon request.
Article 67. Penalties for violations against regulations on announcement and notification obligations of audit practitioners
1. A warning shall be imposed on the audit practitioner notifying or reporting to the Ministry of Finance less than 15 days after the specified deadline when:
a) No longer working for the Vietnamese auditing firm or branch of foreign auditing firm specified in the certificates of audit practice registration, hence having the full-time labor contract with that firm terminated;
b) The full-time labor contract with the Vietnamese auditing firm or branch of foreign auditing firm expires or is terminated or has changes that make the contract no longer full-time;
c) The foreign audit practitioner's Vietnamese work permit expires or is invalidated;
d) Taking up or temporarily resigning from, as an individual, positions of legal representatives, director (or deputy director), chairman of the board of directors, chairman of the members' council, chief accountant (or accounting manager), accountant, internal auditor or other positions in units and organizations other than one's own auditing firm, or having changes in working time and titles in those units;
dd) The auditing firm undergoes termination of operations, dissolution, bankruptcy, full or partial division, acquisition, consolidation or change of ownership form;
e) Requested by the Ministry of Finance to provide scheduled or unscheduled information relevant to the audit practitioner’s work.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the audit practitioner notifying or reporting to the Ministry of Finance 15 days after the specified deadline or later when:
a) No longer working for the Vietnamese auditing firm or branch of foreign auditing firm specified in the certificates of audit practice registration, hence having the full-time labor contract with that firm terminated;
b) The full-time labor contract with the Vietnamese auditing firm or branch of foreign auditing firm expires or is terminated or has changes that make the contract no longer full-time;
c) The foreign audit practitioner's Vietnamese work permit expires or is invalidated;
d) Taking up or temporarily resigning from, as an individual, positions of legal representatives, director (or deputy director), chairman of the board of directors, chairman of the members' council, chief accountant (or accounting manager), accountant, internal auditor or other positions in units and organizations other than one's own auditing firm, or having changes in working time and titles in those units;
dd) The auditing firm undergoes termination of operations, dissolution, bankruptcy, full or partial division, acquisition, consolidation or change of ownership form;
e) Requested by the Ministry of Finance to provide scheduled or unscheduled information relevant to the audit practitioner’s work.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the audit practitioner that fails to notify or report to the Ministry of Finance when:
a) No longer working for the Vietnamese auditing firm or branch of foreign auditing firm specified in the certificates of audit practice registration, hence having the full-time labor contract with that firm terminated;
b) The full-time labor contract with the Vietnamese auditing firm or branch of foreign auditing firm expires or is terminated or has changes that make the contract no longer full-time;
c) The foreign audit practitioner's Vietnamese work permit expires or is invalidated;
d) Taking up or temporarily resigning from, as an individual, positions of legal representatives, director (or deputy director), chairman of the board of directors, chairman of the members' council, chief accountant (or accounting manager), accountant, internal auditor or other positions in units and organizations other than one's own auditing firm, or having changes in working time and titles in those units;
dd) The auditing firm undergoes termination of operations, dissolution, bankruptcy, full or partial division, acquisition, consolidation or change of ownership form;
e) Requested by the Ministry of Finance to provide scheduled or unscheduled information relevant to the audit practitioner’s work.
Section 9. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON CONTROL OF AUDIT SERVICE QUALITY
Section 68. Penalties for violations against regulations on control of audit service quality of auditing firms and branches of foreign auditing firms
1. A warning shall be imposed on the auditing firm committing of the following violations:
a) Submitting reports on self-inspection of audit service quality to the Ministry of Finance and the State Securities Commission less than 15 days after the specified deadline;
b) Submitting reports on error rectification and implementation of inspectorates’ request to the inspecting authority and the professional organization in auditing less than 15 days after the specified deadline;
c) Reporting on independent audit activities upon request of the Ministry of Finance or the State Securities Commission less than 15 days after the specified deadline.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Submitting reports on self-inspection of audit service quality to the Ministry of Finance and the State Securities Commission 15 days after the specified deadline or later;
b) Submitting reports on error rectification and implementation of inspectorates’ request to the inspecting authority and the professional organization in auditing 15 days after the specified deadline or later;
c) Reporting on independent audit activities upon request of the Ministry of Finance or the State Securities Commission insufficiently or 15 days after the specified deadline or later.
d) Late or insufficient provision of information and documents upon request of the competent authority during the control of audit service quality process.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Failure to submit reports on self-inspection of audit service quality to the Ministry of Finance and the State Securities Commission;
b) Failure to submit reports on error rectification and implementation of inspectorates’ request to the inspecting authority and the professional organization in auditing;
c) Failure to report on independent audit activities upon request of the Ministry of Finance or the State Securities Commission;
d) Failure to provide information and documents upon request of the competent authority during the control of audit service quality process.
4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on the auditing firm committing one of the following violations:
a) Failure to create a service quality control system for audit services, review services, financial information, other assurance services and related services;
b) Failure to create policies and quality control processes for each audit;
a) Failure to conduct and implement service quality control in audit services, review services, financial information, other assurance services and related services;
d) Failure to implement policies and quality control processes in each audit;
dd) Provision of false or inaccurate information or documents for the competent authority during the control of audit service quality process.
e) Failure to explain to and cooperate with the competent authority during the control of audit service quality process.
g) Failure to appoint audit practitioners and other related staff to work with the inspectorates;
h) Failure to sign the inspection report right after the inspection is complete.
5. Additional penalty:
The auditing firm committing any of the violations mentioned in Point d, Clause 3, Points e and f, Clause 4 of this Article shall have its certificate of eligibility to provide audit services suspended for 1-3 months from the day the decision on penalty imposition comes into effect.
POWER TO RECORD AND IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGULATED BY THIS DECREE
Article 69. Power to record administrative violations regulated by this Decree
Those with the power to record administrative violations regulated by this Decree are:
1. Those with the power to impose penalties for administrative violations regulated by this Decree, as specified in Articles 70 and 71 of this Decree.
2. Officials, public employees, officers of the People’s Public Security or the People’s Army who are on duty as specified by legislative documents or administrative documents promulgated by competent authorities have the right to record administrative violations within the extent of their duty.
Article 70. Power of Finance Inspector to impose penalties for administrative violations
1. Finance Inspectors of all levels have the right to issue warnings in the fields of accounting and independent audit.
2. Chief Inspectors of province-level Departments of Finance are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines up to VND 25.000.000;
c) Confiscate evidence of administrative violations whose value do not exceed the fine specified in Point b of this Clause.
d) Impose suspension of certificates of registration for accounting practice, certificates of registration for auditing practice, certificates of eligibility for providing accounting and audit services or suspension of operations.
dd) Enforce remedial measures specified in Article 5 of this Decree.
3. The Chief Inspector of the Ministry of Finance has the right to impose penalties for administrative violations regulated by this Decree as follows:
a) Issue warnings;
b) Impose fines up to VND 50.000.000;
c) Confiscate evidence of administrative violations;
d) Impose suspension of certificates of registration for accounting practice, certificates of registration for auditing practice, certificates of eligibility for providing accounting and audit services or suspension of operations.
dd) Enforce remedial measures specified in Article 5 of this Decree.
Article 71. Power of People’s Committees of all levels to impose penalties for administrative violations
1. Chairpersons of commune-level People’s Committees are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines up to VND 5.000.000;
c) Confiscate evidence of administrative violations whose value do not exceed the fine specified in Point b of this Clause.
2. Chairpersons of district-level People’s Committees are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines up to VND 25.000.000;
c) Confiscate evidence of administrative violations whose value do not exceed the fine specified in Point b of this Clause.
d) Impose suspension of certificates of registration for accounting practice, certificates of eligibility for providing accounting services or suspension of operations.
dd) Enforce remedial measures specified in Article 5 of this Decree.
3. Chairpersons of province-level People’s Committees have the right to impose penalties for administrative violations regulated by this Decree as follows:
a) Issue warnings;
b) Impose fines up to VND 50.000.000 on individuals;
c) Confiscate evidence of administrative violations;
d) Impose suspension of certificates of registration for accounting practice, certificates of registration for auditing practice, certificates of eligibility for providing accounting and audit services or suspension of operations;
dd) Enforce remedial measures specified in Article 5 of this Decree.
Article 72. Implementation provisions
1. This Decree is in effect from May 1, 2018.
2. This Decree replaces the Government’s Decree No.105/2013/ND-CP dated September 16, 2013 on penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit.
3. Implementation of the regulations of this Decree to violations that occur before this Decree is in effect:
If this Decree specifies no legal responsibility or lighter legal responsibility for a violation that occurs before the date this Decree is in effect but is discovered later or being deliberated and processed, this Decree shall be implemented.
4. The regulations of the Government’s Decree No. 105/2013/ND-CP shall apply to decisions on penalty imposition in the fields of accounting and independent audit which are issued or implemented before this Decree is in effect and appealed against by the penalized entities.
Article 73. Implementation responsibilities
1. The Minister of Finance shall be responsible for instructing and organizing the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministry-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of province-level People’s Committees shall be responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |