Chương I Nghị định 41/2018/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 41/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2018 |
Ngày công báo: | 24/03/2018 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là:
- 50.000.000 đồng đối với cá nhân (tăng 20.000.000 đồng);
- 100.000.000 đồng đối với tổ chức (tăng 40.000.000 đồng).
Xem chi tiết mức xử phạt đối với từng hành vi tại Chương II Nghị định này, trong đó:
- Mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; 19; Khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; Khoản 1, 3 Điều 36; Khoản 1 Điều 38; Khoản 2, 3 Điều 39; Khoản 1, 2 Điều 48; Khoản 1 Điều 57; Khoản 1, 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Trừ các trường hợp trên, mức phạt tiền quy định tại Chương này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 và thay thế Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt; Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
đ) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán;
g) Các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
4. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ;
2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo;
3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán;
6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề;
8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị;
9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán;
10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;
11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính;
12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
1. The Decree provides for administrative violations, time limit for penalty impositions, penalties, fines, remedial measures, competence to record and impose penalties for administrative violations in the fields of accounting and independent audit regulated by this Decree.
2. Administrative violations related to the fields of accounting and independent audit but not specified in this Decree will incur penalties in accordance with other Government’s Decrees on imposing penalties for administrative violations in the relevant state management fields.
1. Individuals and organizations, both domestic and foreign (hereinafter referred to as “entities”) who commit administrative violations regulated by this Decree.
2. Business households and cooperative groups violating the regulations stated in the Decree will incur the same penalties as those imposed on individual offenders.
3. Organizations facing penalties for administrative violations regulated by this Decree include:
a) Regulatory agencies who commit violations which are not related to their management duties;
b) Organizations and public service providers using state budget;
b) Organizations and public service providers not using state budget;
d) Enterprises established in and operating under the laws of Vietnam; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam;
dd) Cooperatives and cooperative associations;
e) Professional organizations and training facilities in the fields of accounting and auditing;
g) Foreign organizations that earn incomes from providing services or goods-related services in Vietnam.
4. Those with competence to issue penalty records and impose penalties for administrative violations and other relevant entities.
Article 3. Statute of limitation
1. The time limit for imposition of penalties for administrative violations in the field of accounting is 2 years.
2. The time limit for imposition of penalties for administrative violations in the field of independent audit is 1 year.
3. Time limits for imposition of penalties for administrative violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article:
a) For completed administrative violations, the time limit starts on the time of completion of that violation;
a) For ongoing administrative violations, the time limit starts on the time of discovery of that violation;
4. In case of penalties for administrative violations committed by individuals being transferred from presiding authorities, the time limit shall be determined in accordance with Clauses 1, 2 and 3 of this Article. The time the presiding authority spends on handling the case counts towards the time limit.
5. During the period specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if the violator deliberately evades or obstructs the penalty imposition, the time limit will be reset to the date on which the violator stops evading or obstructing the penalty imposition.
1. Primary penalties:
For each administrative violation regulated by this Decree, the violator will receive either:
a) a warning; or
b) a fine.
2. Additional penalties:
Depending on the nature and seriousness of the violation, the entity who commits administrative violations regulated by this Decree may also incur one or several additional penalties as specified below:
a) Suspension of certificate of registration for accounting practice or certificate of registration for auditing practice for 3-6 months.
b) Suspension of certificate of eligibility for providing accounting services or certificate of eligibility for providing audit services for 1-2 months;
c) Suspension from running refresher courses for 1-3 months;
d) Confiscation of evidence of administrative violations.
Entities who commit administrative violations regulated by this Decree, in addition to incurring penalties specified in Article 4 of this Decree, may also be required to:
1. Add missing contents of accounting records;
2. Destroy forged or falsified accounting records;
3. Make records for economic/financial transactions that have not had those before;
4. Destroy the excess accounting records.
5. Add missing contents of accounting books;
6. Adjust the accounting book to the actual data in case of no accounting record backing up the existing figures or the accounting book’s figures do not match those of the accounting records;
7. Adjust the accounting book to the actual data if the accounting books’ figures lack continuity between consecutive years;
8. Add omitted assets and liabilities belonging or related to the accounting unit to the accounting book;
9. Restore the accounting book;
10. Make and present financial statements which conform to accounting regulations and standards;
11. Submit and disclose the audit statement attached to the financial statement;
12. Rectify false or misleading information;
13. Appoint or hire accountants, chief accountants and accounting managers who meet all standards and conditions;
14. Return illegal profits earned by administrative violations.
1. The maximum fine for an administrative violation regulated by this decree committed by an individual is VND 50.000.000; the maximum fine for an administrative violation committed by an organization is VND 100.000.000.
2. The fines specified in Chapter II of this Decree are imposed upon organizations except cases specified in Clause 1 of Articles 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Article 19; Clauses 1 and 3 of Articles 21; 22; Articles 23; 24; 26; 33; 34; Clauses 1 and 3 of Article 36; Clauses 1 of Article 38; Clauses 2 and 3 of Article 39; Clauses 1 and 2 of Article 48; Clause 1 of Article 57; Clauses 1 and 2 of Article 61; Article 67, which are fines that apply to individuals. For organizations with the same violations, the fines will double those of individuals.
3. The maximum fines the persons specified in Chapter III of this Decree may impose are fines for one administrative violation committed by an individual. The maximum fine imposed upon an organization for the same violation is twice the maximum fine imposed on an individual.