Chương IV Luật khám bệnh chữa bệnh 2023: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 15/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 09/01/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 19/02/2023 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.
Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng sự thay đổi khi chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.
Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mục 1. GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 49. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này trong quá trình hoạt động.
Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một giấy phép hoạt động và không có thời hạn. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một giấy phép hoạt động riêng.
2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hình thức tổ chức;
c) Địa chỉ hoạt động;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Thời gian làm việc hằng ngày.
3. Cơ sở đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động mà phải cấp mới, cấp lại, điều chỉnh.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cập nhật thông tin liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 48 của Luật này; quy định mẫu giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các điều kiện đặc thù đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 51. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
1. Cấp mới giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 của Luật này;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức hoặc địa điểm;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có địa điểm hoạt động;
d) Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;
đ) Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động;
b) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp mới nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
1. Cấp lại giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động bị mất;
b) Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;
c) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu chứng minh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp lại giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
1. Điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;
b) Thay đổi quy mô hoạt động;
c) Thay đổi thời gian làm việc;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thay đổi địa điểm nhưng thay đổi tên, địa chỉ;
đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Có giấy phép hoạt động đang còn hiệu lực;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động và tài liệu chứng minh việc thay đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Việc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời hạn đình chỉ phải căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của sự cố y khoa hoặc phần điều kiện hoạt động không còn bảo đảm.
4. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;
b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
c) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
d) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;
đ) Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;
e) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;
g) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặc khoản 2 Điều 52 của Luật này;
k) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.
Mục 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 57. Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
b) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
c) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;
d) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.
2. Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Bảo đảm tính khoa học và hiệu quả;
b) Bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng và thành tố chất lượng;
c) Được các tổ chức quốc tế về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thừa nhận, đã được áp dụng trên thế giới.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:
a) Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;
c) Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.
2. Nguyên tắc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Độc lập, khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, đúng pháp luật;
b) Phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;
c) Chỉ thực hiện đánh giá chất lượng sau khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động ít nhất đủ 12 tháng;
d) Cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.
4. Tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật thực hiện đánh giá chất lượng khi có đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Kết quả đánh giá chất lượng được công khai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
6. Căn cứ kết quả đánh giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kiểm tra kết quả đánh giá chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 59. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
3. Thu các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
5. Giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giao kết hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để khám bệnh, chữa bệnh.
6. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
7. Được tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được tham gia đấu thầu hoặc được Nhà nước đặt hàng cung cấp một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
Điều 60. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này.
8. Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
9. Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.
10. Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
b) Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;
c) Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;
d) Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
11. Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
12. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này trong quá trình hoạt động.
1. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một giấy phép hoạt động và không có thời hạn. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một giấy phép hoạt động riêng.
2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hình thức tổ chức;
c) Địa chỉ hoạt động;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Thời gian làm việc hằng ngày.
3. Cơ sở đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động mà phải cấp mới, cấp lại, điều chỉnh.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cập nhật thông tin liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 48 của Luật này; quy định mẫu giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các điều kiện đặc thù đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
1. Cấp mới giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 của Luật này;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức hoặc địa điểm;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có địa điểm hoạt động;
d) Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;
đ) Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động;
b) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp mới nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Cấp lại giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động bị mất;
b) Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;
c) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu chứng minh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp lại giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;
b) Thay đổi quy mô hoạt động;
c) Thay đổi thời gian làm việc;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thay đổi địa điểm nhưng thay đổi tên, địa chỉ;
đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Có giấy phép hoạt động đang còn hiệu lực;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động;
b) Bản gốc giấy phép hoạt động và tài liệu chứng minh việc thay đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Việc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời hạn đình chỉ phải căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của sự cố y khoa hoặc phần điều kiện hoạt động không còn bảo đảm.
4. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;
b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
c) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
d) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;
đ) Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;
e) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;
g) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặc khoản 2 Điều 52 của Luật này;
k) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.
1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
b) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
c) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;
d) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.
2. Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Bảo đảm tính khoa học và hiệu quả;
b) Bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng và thành tố chất lượng;
c) Được các tổ chức quốc tế về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thừa nhận, đã được áp dụng trên thế giới.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:
a) Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;
c) Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.
2. Nguyên tắc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Độc lập, khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, đúng pháp luật;
b) Phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;
c) Chỉ thực hiện đánh giá chất lượng sau khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động ít nhất đủ 12 tháng;
d) Cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.
4. Tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật thực hiện đánh giá chất lượng khi có đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Kết quả đánh giá chất lượng được công khai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
6. Căn cứ kết quả đánh giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kiểm tra kết quả đánh giá chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
3. Thu các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
5. Giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giao kết hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để khám bệnh, chữa bệnh.
6. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
7. Được tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được tham gia đấu thầu hoặc được Nhà nước đặt hàng cung cấp một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
1. Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này.
8. Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
9. Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.
10. Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
b) Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;
c) Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;
d) Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
11. Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
12. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Chapter IV
MEDICAL ESTABLISHMENTS
Section 1. Operating licenses
Article 48. Forms of organization of medical establishments
1. Medical establishments may take the following forms:
a) Hospitals;
b) Sick houses under People’s armed forces;
c) Maternity wards;
d) Clinics;
dd) Traditional medicine clinics;
e) Subclinical service centers;
g) Health stations;
h) Out-of-hospital emergency care facilities;
i) Family medicine centers;
k) Other forms of organization of medical establishments regulated by the Government.
2. Where medical assessment centers, forensic examination establishments, forensic mental health facilities, medical centers or institutes with hospital beds, medical agencies, units, organizations or facilities having different names provide healthcare services, they shall be required to apply for operating licenses according to licensing procedures pertinent to respective forms of organization of medical establishments specified in clause 1 of this Article.
3. The Government shall elaborate on this Article.
Article 49. Operating conditions applicable to medical establishments
1. They have obtained operating licenses from competent agencies.
2. They meet basic quality standards defined in point a of clause 1 of Article 57 herein during their operation.
Article 50. Operating licenses of medical establishments
1. Each medical establishment may hold an operating license for indefinite term. If a medical establishment has its branches at other locations, each of these branches must hold an operating license separately.
2. An operating license shall include but not limited to the following information:
a) Name of the medical establishment;
b) Form of organization;
c) Operating address;
d) Scope of professional operations;
dd) Office hours.
3. Applicants for issuance, re-issuance, revision or modification of operating licenses shall be required to pay fees defined in law on fees and charges, except as it is the fault of an agency having jurisdiction to issue operating licenses that an operating license needs to be issued, re-issued, revised or modified.
4. Within 05 working days from the date of issuance, re-issuance, modification or revision of an operating license, the agency having jurisdiction to grant operating licenses must publish updated information related to issuance, re-issuance, modification or revision of operating licenses on the healthcare management information system.
5. The Government shall impose detailed regulations pertaining to cases, conditions, dossiers of and procedures for issuance, re-issuance, modification or revision of operating licenses applicable to specific forms of organization of medical establishments specified in Article 48 of this Law; shall promulgate regulations pertaining to templates and designs of operating licenses of medical establishments, and special conditions applied to medical establishments under the People's armed forces.
Article 51. Authority to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses
1. The Ministry of Health shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses of medical establishments under its control; suspend operation of other medical establishments nationwide.
2. The Ministry of National Defence shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses of medical establishments under its jurisdiction.
3. The Ministry of Public Security shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses of medical establishments under its jurisdiction.
4. Health agencies under the People's Committees of provinces shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise or revoke operating licenses of medical establishments at local areas falling within their remit, unless otherwise prescribed in clause 1, 2 and 3 of this Article; suspend operation of medical establishments operating in local areas under their management.
Article 52. Issuance of operating licenses
1. An operating license may be issued to:
a) medical establishments that apply for operating licenses for the first time;
b) medical establishments whose operating licenses are revoked or withdrawn, except as defined in point d of clause 1 of Article 56 herein;
c) medical establishments that have been awarded operating licenses if they change their form of organization or operating location;
d) medical establishments that have been awarded operating licenses if they undergo the split-up, split-off, consolidation or merger process;
dd) others specified in the Government’s regulations.
2. Conditions for issuance of an operating license, including:
a) The medical establishment must be established under law;
b) The medical establishment’s organization structure is consistent with its form of organization;
c) The medical establishment has its own operating location;
d) The medical establishment is furnished with physical facilities or amenities suitable to the scope of professional activities and the scale of its operation, including information technology infrastructure that is required to get connected to the healthcare management information system according to the regulatory provisions of clause 1 of Article 112 herein;
dd) The medical establishment is fully equipped with medical devices and means according to its scope of professional activities and size or scale of operation;
e) The medical establishment is staffed by medical practitioners who are qualified for its scope of professional activities, scale or size of operation; each medical establishment is allowed to designate only one person in charge of professional practices.
3. An application package for issuance of an operating license shall be composed of the following:
a) Application form;
b) Documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article.
4. Procedures for issuance of an operating license shall be regulated hereunder:
a) The application package is submitted to the agency having jurisdiction to award operating licenses;
b) The agency having jurisdiction to award operating licenses has the duty to review or verify the submitted application package. The review or verification duration must be within 60 days of receipt of all required components of the application package. Review or verification results must be documented in a report, clearly describing matters that need to be modified (if any) and signed by parties involved and the reviewee;
c) Within 10 working days after approving the review report, the agency having jurisdiction to award operating licenses must issue a new operating license; if the applicant has to make modification as required in the review report, within 10 working days after completion of such modification, the agency having jurisdiction to award operating licenses shall be required to issue a new operating license.
5. The Government shall elaborate on this Article; impose regulations pertaining to issuance of operating licenses of medical establishments under the People’s armed forces.
Article 53. Re-issuance of operating licenses
1. An operating license may be re-issued if
a) it is lost;
b) it is damaged;
c) any technical error in its information occurs.
2. An application package for re-issuance of an operating license shall be composed of the following:
a) Application form;
b) The original operating license, except as defined in point a of clause 1 of this Article;
c) Documentary evidence required pursuant to point c of clause 1 of this Article.
3. Procedures for re-issuance of an operating license shall be regulated hereunder:
a) The application package is submitted to the agency having jurisdiction to award operating licenses;
b) Within 20 working days of receipt of all required components of the application package, the agency having jurisdiction to award operating licenses has the duty to re-issue the requested operating license. Where it is necessary to make an inspection visit to the medical establishment's office, procedures prescribed in point b and c of clause 4 of Article 52 herein shall apply.
4. The Government shall elaborate on this Article; impose regulations pertaining to re-issuance of operating licenses of medical establishments under the People’s armed forces.
Article 54. Modification or revision of operating licenses
1. An operating license may be modified or revised if
a) the holder’s scope of professional activities is changed;
b) the holder’s scale or size of operation is changed;
c) the holder's office hours are changed;
d) the medical establishment holding that operating license changes its name and address despite the fact that its location is not changed;
dd) the medical establishment holding that operating license subject to the decision on suspension of part of its operation fails to fulfill remedial obligations as described in such decision by the last date of the suspension duration.
2. Conditions for modification or revision of an operating license shall be as follows:
a) The applicant holds the operating license that remains in use;
b) The applicant satisfies conditions in line with the proposed modifications as per laws.
3. An application package for modification or revision of an operating license shall be composed of the following:
a) Application form;
b) The original operating license and documentary evidence of modifications made as defined in point b of clause 2 of this Article.
4. Procedures for modification or revision of an operating license shall be regulated hereunder:
a) The application package is submitted to the agency having jurisdiction to award operating licenses;
b) Within 20 days of receipt of all required components of the application package, the agency having jurisdiction to award operating licenses has the duty to make changes to the requested operating license. Where it is necessary to make an inspection visit to the medical establishment's office, procedures prescribed in point b and c of clause 4 of Article 52 herein shall apply.
5. The Government shall elaborate on this Article; impose regulations pertaining to modification or revision of operating licenses of medical establishments under the People’s armed forces.
Article 55. Suspension of operation of medical establishments
1. A medical establishment may be suspended from part or all of its operation in the following cases:
a) A medical incident takes place at that medical establishment to the extent that its operation needs to be suspended;
b) It fails to satisfy one of the conditions set down in Article 49 herein;
c) It fails to satisfy one of the conditions set out in clause 2 of Article 52 herein.
2. Such suspension shall last from 01 to 24 months.
3. Suspension of part or all of operation of a medical establishment (partial or full suspension) and the duration of such suspension shall be based on causes, nature, seriousness, consequences of a medical incident, or the part of conditions that is no longer satisfied.
4. During the suspension period, if the defaulting medical establishment has fulfilled remedial obligations as requested in the suspension decision, the agency having jurisdiction to suspend operation of medical establishments shall issue the approval decision to restore its operation.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 56. Revocation of operating licenses of medical establishments
1. An operating license may be revoked in the following cases:
a) The application package for award of that operating license is invalid;
b) There is any fraudulent document enclosed in the application package;
c) The operating license is awarded ultra vires;
d) There is any technical error in information printed on that operating license;
dd) The license holder’s form of organization or scope of professional activities shown on that operating license is incorrect;
e) Within 24 months after receipt of that operating license, the medical establishment has not been put into operation yet;
g) The medical establishment holding that operating license is temporarily closed for at least 24 consecutive months, or closed down;
h) The medical establishment holding that operating license subject to the decision on suspension of part of its operation fails to fulfill remedial obligations as described in such decision by the last day of the suspension duration;
i) The medical establishment holding that operating license fails to maintain strict compliance with the conditions specified in Article 49 or clause 2 of Article 52 herein;
k) The medical establishment holding that operating license decides to apply for revocation or withdrawal at its discretion.
2. The Government shall elaborate on this Article. Where it is necessary to regulate more subjects of suspension of operating licenses, the Government shall report to the National Assembly’s Standing Committee to seek its consent before reach the decision.
Section 2. ASSESSMENT OF QUALITY OF MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 57. Quality standards of medical establishments
1. Quality standards refer to criteria and requirements relating to management and professional and technical expertise in healthcare which are used as benchmarks for assessment of quality of technical services or specific specializations or the entire licensed medical establishment, including:
a) Basic quality standards of medical establishments issued by the Ministry of Health;
b) Advanced quality standards of medical establishments issued by the Ministry of Health;
c) Quality standards of each medical department or technical services issued by the Ministry of Health;
d) Quality standards of medical establishments, specific specializations or technical services issued by domestic or foreign entities that are endorsed by the Ministry of Health.
2. Medical establishments are encouraged to apply the quality standards defined in point b, c and d of clause 1 of this Article.
3. Quality standards specified in point d of clause 1 of this Article shall be set in the context of Vietnam; shall not be lower than quality standards specified in point a of clause 1 of this Article; shall satisfy the following minimum requirements:
a) They must be science-based and effective;
b) They must give the overall assessment of quality characteristics and components;
c) They are validated by international healthcare quality assessment bodies, and used worldwide.
4. The Minister of Health shall impose regulations on validation of the quality standards specified in point d of clause 1 of this Article.
Article 58. Healthcare quality assessment and certification
1. Purposes of the healthcare quality assessment and certification shall be as follows:
a) Maintain and improve the quality of healthcare services;
b) Provide information so that patients and payers of healthcare costs can choose appropriate medical establishments;
c) Serve as a basis to recommend sanctions against offences and rewards according to results of the quality assessment based on basic quality standards.
2. Principles of assessment of quality of medical establishments shall be formulated as follows:
a) Ensure independence, objectivity, fairness, public access, transparency, and legitimacy;
b) Conform to healthcare quality standards issued or endorsed by the Ministry of Health;
c) Such quality assessment shall be carried out only when the medical establishment has operated for at least 12 months;
d) Quality assessment and certification agencies or organizations shall be legally responsible for their assessment results.
3. Every year, medical establishments shall be responsible for carrying out self-assessment as defined in point a of clause 1 of Article 57 herein.
4. Healthcare quality assessment and certification organizations that have been awarded certificates of registration for provision of conformity assessment services in accordance with laws shall carry out the quality assessment at the request of state health authorities or medical establishments.
5. Healthcare quality assessment results shall be available for public access at medical establishments and on the healthcare management information system.
6. Based on the assessment results specified in clause 3 and 4 of this Article, the state health authority shall review the results of assessment of quality of medical establishments under its jurisdiction according to risk management principles.
7. The Government shall elaborate on this Article.
Section 3. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 59. Rights
1. Render healthcare services pursuant to this Law.
2. Refuse to render healthcare services if:
a) the medical establishment judges that a patient case goes beyond its professional competence or lies outside of its scope of operation, except in case of emergency care defined in Article 61 herein.
b) circumstances prescribed in clause 3, 4 and 5 of Article 40 herein arise.
3. Receive payments of healthcare costs or expenses in accordance with law.
4. Enjoy incentive policies when rendering healthcare services in accordance with law.
5. Enter into contracts for provision of medical services covered by health insurance with social insurance agencies in accordance with laws on health insurance; enter into these contracts with other insurers in accordance with laws on insurance business.
6. Cooperate with domestic and foreign entities and persons in healthcare.
7. Gain permission to offer care and support services at the request of patients or patients' representatives.
8. Private medical establishments may participate in the bidding process or have access to the Government’s orders for provision of several healthcare services on the list of public services partially funded by the state budget’s grants or financial support.
Article 60. Responsibilities of medical establishments
1. Provide first aid, emergency, medical examination and treatment services in a timely manner for patients.
2. Implement regulations on professional and technical expertise in healthcare and other relevant laws; take responsibility for results of medical care rendered by medical practitioners under their management.
3. Publicly announce working hours and days and lists of medical practitioners and service hours of each medical practitioner working as their staff.
4. Post up prices of medical services, prices of medical care and support services upon request on their premises and on the healthcare management information system.
5. Ensure that rights and obligations of patients and medical practitioners defined herein are upheld.
6. Provide necessary conditions to enable medical practitioners to render healthcare services.
7. Conduct the self-assessment of healthcare quality and publicly announce results of quality assessment in accordance with clause 3 and 5 of Article 58 herein.
8. Follow staff mobilization and dispatch decisions of competent bodies or persons in response to a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency.
9. Set up security forces; provide physical facilities necessary to ensure security and order at hospital according to the form of organization and scale or size of operation; cooperate with competent police departments in carrying out measures to ensure security and order at hospital; report patient cases that are victims of violence or abuse to competent local police departments in order to work with them to take measures to protect these patients.
10. Refer and transfer patients to other medical establishments capable of dealing with a patient's clinical condition and needs if:
a) the medical establishment concludes that the patient case goes beyond its professional competence or lies outside of its scope of operation.
b) such referral or transfer is demanded by the patient or his/her representative, and approved by the medical practitioner who directly treat the patient, or by the clinical shift worker;
c) the medical establishment referring or transferring the patient is subject to temporary suspension or termination of its operation, or revocation of its operating license;
d) the medical establishment referring or transferring the patient faces a force majeure situation to the extent of being unable to continue the receipt and treatment of the patient needing medical care.
11. Participate in preventive healthcare activities as prescribed by law.
12. Buy medical professional liability insurance in accordance with the Government's regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
Mục 5. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 112. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân
Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong
Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 88. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
Điều 93. Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng
Điều 103. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 104. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 105. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh