Chương I Luật khám bệnh chữa bệnh 2023: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 09/01/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 19/02/2023 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.
Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng sự thay đổi khi chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.
Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
2. Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.
3. Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).
5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
7. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hoạt động).
8. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
9. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Người bệnh không có thân nhân là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
b) Người bệnh tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
c) Người bệnh đã xác định được danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
11. Thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Người đại diện của người bệnh;
c) Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.
12. Người đại diện của người bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện.
13. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
14. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
15. Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời.
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
18. Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
19. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
20. Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.
21. Giám định y khoa là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
22. Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan.
23. Tai biến y khoa là sự cố y khoa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do một trong các nguyên nhân sau đây:
a) Rủi ro xảy ra ngoài ý muốn mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là chuyên môn kỹ thuật);
b) Sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề;
h) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
i) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
k) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá;
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này;
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật;
2. Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
3. Tham gia các hội đồng chuyên môn, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề và giám sát việc hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
4. Phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho các hội viên theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, tham gia giám sát, phản biện xã hội về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
6. Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ quy định của pháp luật;
7. Huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Xâm phạm quyền của người bệnh.
2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
3. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này.
4. Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
5. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
6. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
7. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
10. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
11. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
a) Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;
b) Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.
12. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.
13. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.
14. Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật này.
15. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có giấy phép hoạt động;
b) Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
c) Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
16. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
17. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.
18. Xâm phạm tính mạng, sức khỏa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
19. Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
20. Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
21. Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Người đại diện của người bệnh
1. Một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.
2. Người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:
a) Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;
b) Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
d) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Người không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Việc thay thế người đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh;
b) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh hoặc thành viên gia đình của người bệnh;
c) Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên thì khi thay thế người đại diện không phải có xác nhận của người bệnh;
d) Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
đ) Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.
4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
2. Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.
3. Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).
5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
7. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hoạt động).
8. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
9. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Người bệnh không có thân nhân là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
b) Người bệnh tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
c) Người bệnh đã xác định được danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;
d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
11. Thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Người đại diện của người bệnh;
c) Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.
12. Người đại diện của người bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện.
13. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
14. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
15. Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời.
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
18. Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
19. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
20. Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.
21. Giám định y khoa là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
22. Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan.
23. Tai biến y khoa là sự cố y khoa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do một trong các nguyên nhân sau đây:
a) Rủi ro xảy ra ngoài ý muốn mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là chuyên môn kỹ thuật);
b) Sai sót chuyên môn kỹ thuật.
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.
1. Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề;
h) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
i) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
k) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá;
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này;
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật;
2. Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
3. Tham gia các hội đồng chuyên môn, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề và giám sát việc hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
4. Phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho các hội viên theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, tham gia giám sát, phản biện xã hội về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
6. Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ quy định của pháp luật;
7. Huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
1. Xâm phạm quyền của người bệnh.
2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
3. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này.
4. Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
5. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
6. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
7. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
10. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
11. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
a) Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;
b) Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.
12. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.
13. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.
14. Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật này.
15. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có giấy phép hoạt động;
b) Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
c) Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
16. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
17. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.
18. Xâm phạm tính mạng, sức khỏa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
19. Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
20. Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
21. Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
1. Một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.
2. Người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:
a) Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;
b) Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
d) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Người không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Việc thay thế người đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh;
b) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh hoặc thành viên gia đình của người bệnh;
c) Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên thì khi thay thế người đại diện không phải có xác nhận của người bệnh;
d) Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
đ) Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.
4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law prescribes the rights and obligations of patients; medical practitioners; medical establishments; professional and technical expertise in healthcare; healthcare provided by application of the traditional medicine and the combination of the traditional medicine and the modern medicine; humanitarian or not-for-profit healthcare; transfer of professional and technical expertise in healthcare; application of new techniques, new methods and clinical trials; errors related to professional and technical expertise; preconditions for health care operations; mobilization and dispatch of resources for use in healthcare in case of occurrence of natural disasters, catastrophes, group-A infectious diseases or state of emergency.
Article 2. Definitions
For the purposes of this Law, the terms used herein shall be construed as follows:
1. Medical examination is a medical practitioner’s using professional knowledge, methods and techniques to assess a patient's health status, risks and care needs.
2. Medical treatment is a medical practitioner’s using professional knowledge, methods and techniques to solve a health condition, prevent the occurrence and progression of a disease, or meet a patient's health care needs according to medical examination results.
3. Patient is a user of medical examination and treatment services.
4. Medical practitioner is a person who has been granted a license to practice medicine by a competent authority of Vietnam.
5. License to practice medicine is a written document issued by a competent authority of Vietnam to a person fully qualified to practice medical examination and treatment in accordance with this Law (hereinafter referred to as practising license).
6. Medical establishment is an entity that has been granted a license to provide health services by a competent authority of Vietnam.
7. License to provide medical services is a written document issued by a competent authority of Vietnam to an entity fully satisfying conditions for provision of health care services in accordance with this Law (hereinafter referred to as operating license).
8. Folk remedy or therapy is a medical remedy or therapy which is based on beliefs and practices handed down by a clan or family, and effectively cures one or several diseases after it is accredited by a specialized health authority under a provincial People's Committee.
9. Holder of a folk remedy or therapy is the person reserving the right to keep a remedy or therapy specified in clause 8 of this Article.
10. Patient without family is a person who falls into one of the following cases:
a) The patient in a state of emergency does not have any identification papers, is not accompanied by his/her family, or has no family contact information;
b) At the time of entering a medical establishment, the patient loses or has difficulties in cognition, control of his/her behavior, and has no identification papers, no family, or no family contact information;
c) At the time of entering a medical establishment, the patient whose identity has been discovered loses or has difficulties in cognition, control of his/her behavior, and has no family, or no family contact information;
d) A child under 6 months of age is abandoned at a medical establishment.
11. Patient’s family, including:
a) His/her spouse; natural parent, adoptive parent, parent-in-law; natural child, adopted child, daughter-in-law, son-in-law or other family member who is as defined in the Law on Marriage and Family;
b) His/her representative;
c) Anyone who directly cares for the patient during the period of his/her medical examination or treatment at a medical establishment, other than practitioners.
12. Patient’s representative is a person acting on behalf of a patient to carry out his/her rights and obligations under this Law within the range of representation responsibilities.
13. Person in charge of professional practices of a medical establishment is the legal representative of a medical establishment for all professional activities of that medical establishment.
14. Continuously update medical knowledge is the act of acquiring new medical knowledge and skills suitable for the range of activities involved in the practice of medicine pursuant to regulations promulgated by the Minister of Health.
15. State of emergency is a health condition or behavior unexpectedly happening to a person that, if not monitored and intervened in time, can lead to an impairment of bodily functions, serious and long-lasting damage to any organ or part of body or death of that person, or a serious threat to the health or life of other person(s).
16. Consultation is a discussion between a group of practitioners about a patient's medical condition in order to advise on appropriate and timely medical diagnosis and treatment.
17. Medical record is a collection of data, including personal information, medical check-up results, subclinical test results, functional assessment results, diagnosis, treatment, care procedures and other relevant information existing in the course of treatment of a patient at a medical establishment.
18. Functional rehabilitation is a set of interventions, including medical procedures, functional recovery techniques, assistive technologies, educational, vocational, social and environmental measures, that is designed to help a patient improve, gain and maintain his/her best functions; prevent and reduce disability in his/her corresponding living environment.
19. Telemedicine is a form of clinical service rendered by application of telecommunication equipment and information technology without direct contact between practitioners and patients.
20. Health check-up is a medical examination carried out to serve the purposes of health assessment, classification, disease detection and management.
21. Medical assessment is a medical procedure performed to evaluate health status and rate bodily impairment by injuries, diseases, abnormalities, deformities or malformations at the request or discretion of an entity or person.
22. Medical incident is an unexpected or unusual situation that occurs in the delivery of healthcare for subjective or objective reasons.
23. Medical accident is a medical incident that causes harm to a patient's health or life due to one of the following causes:
a) Any unintentional risk that occurs even though the medical practitioner has followed regulations and instructions on technical expertise in healthcare;
b) Errors in professional and technical expertise in healthcare (hereinafter referred to as medical error).
Article 3. Principles of provision of medical services
1. Respect, protect, and treat patients equally, and stop stigma or discrimination towards patients.
2. Give priority to have access to medical services to patients in a state of emergency; children aged under 6 years; pregnant women; people with extremely severe disabilities; people with severe disabilities; people aged 75 years or older; people rendering meritorious services to the revolution, depending on the particular characteristics of each medical establishment.
3. Respect, cooperate with and protect practitioners and other persons on duty at medical establishments.
4. Promptly implement and comply with regulations on professional and technical expertise in healthcare.
5. Comply with the code of professional ethics in the practice of medicine approved by the Minister of Health.
6. Ensure equality and fairness among medical establishments.
Article 4. State policies on healthcare
1. The State plays a leading role in promotion of healthcare activities; mobilize social resources needed for delivery of medical services.
2. Priority to have access to state budget shall be given to the following activities:
a) Developing medical establishments under the grassroots health care or out-of-hospital emergency care system; concentrate investments in medical establishments in border areas, islands, ethnic minority and mountainous areas, poor areas or extreme poor areas;
b) Delivering healthcare to people rendering meritorious services to the revolution; children, the elderly, people with disabilities, people from poor households, people from near-poor households; people living in border areas, islands, poor areas, extreme poor areas; people with mental illness, leprosy; people suffering Group-A infectious diseases; people suffering group-B infectious diseases specified in the List adopted by the Minister of Health;
c) Further promoting workforce in the health industry, especially personnel working in infectious diseases, psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, resuscitation in emergency medicine, and other subspecialties or branches that need to be preferred to meet socio-economic development needs and conditions over time in accordance with the Government’s regulations;
d) Conducting and applying researches in science, technology and digital transformation in the healthcare industry.
3. Promoting public-private partnership; applying investment incentives in the healthcare industry. Medical establishments shall be entitled to incentive loans to invest in improving the quality of medical services; be exempt from corporate income taxes on the undivided portion of income that is retained as their capital investments.
4. Investing in healthcare facilities in poor areas, extreme poor areas and not-for-profit medical establishments that are defined as those in the industries and sectors entitled to special investment incentives in the List of industries and professions entitled to investment incentives.
5. Carrying out the personnel rotation policy under which practitioners are transferred among state-owned medical establishments.
6. Granting special remuneration policies to practitioners.
7. Adopting policies for development of human resources in hospital management and administration.
8. Promoting the roles of healthcare socio-professional organizations in medical examination and treatment services.
9. Upholding and promoting traditional medicine; combining traditional medicine with modern medicine.
10. Combining military and civil medicine in healthcare.
Article 5. State management of healthcare
1. Objectives of the State management of healthcare, including:
a) Formulate, promulgate and organize the implementation of legal documents on healthcare; adopt a system of technical standards and regulations on healthcare;
b) Develop, adopt and implement healthcare strategies, policies, programs, projects and plans;
c) Formulate, adopt and implement the planning scheme on development of the system of medical establishments in accordance with law on planning;
d) Set forth regulatory provisions regarding professional and technical expertise, criteria, standards and regulations in healthcare;
dd) Organize, design and manage the system of medical establishments; assess the quality of medical establishments;
e) Confer, suspend and revoke practising licenses of practitioners; operating licenses of medical establishments;
g) Provide training courses designed to develop human resources needed for delivery of medical services; provide education about, propagate and disseminate knowledge and laws on medical examination and treatment; offer guidance on application of the policy for rotation of practitioners;
h) Conduct scientific and technological researches; develop science and technology; transfer technologies in healthcare;
i) Design, run and administer the healthcare management information system;
k) Carry out the State management of prices of medical services in accordance with this Law and other legislation on prices;
l) Seek international cooperation in the health industry;
m) Inspect and handle complaints or accusations, and sanction any violation arising in healthcare.
2. Responsibilities for the State management of healthcare shall be subject to the following regulations:
a) The Government shall be responsible for the uniform state management of healthcare;
b) The Ministry of Health shall be held accountable to the Government for its state management of healthcare;
c) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall, within the range of their tasks and powers, perform the state management of healthcare, and take responsibility for organizing the healthcare systems and services under their jurisdiction pursuant to this Law;
d) Ministries and Ministry-level agencies shall, within the ambit of their duties and powers, have the burden of cooperating with the Ministry of Health in performing the task of State management of healthcare;
dd) People’s Committees at all levels shall perform the state management of healthcare in areas falling within their relevant remit.
Article 6. Healthcare socio-professional organizations
Healthcare socio-professional organizations set up and run in accordance with laws on organizations and associations shall assume the following responsibilities:
1. Protect legal rights and interests of their members in accordance with laws;
2. Take part in the process of formulation of policies and laws on medical examination and treatment;
3. Engage with expert or professional councils or panels; get involved in designing academic curricula, syllabi, professional and technical documents; in giving proficiency tests designed to assess examinees' competency in the practice of medicine; in supervising the practice of medicine, and continuously updating medical knowledge at the request of competent entities or organizations;
4. Disseminate professional knowledge, regulatory policies and laws on medical examination and treatment to members, and provide them with training courses on these matters in accordance with law;
5. Carry out healthcare research programs and projects; provide counsels on and participate in the social supervision and review process towards healthcare in accordance with law;
6. Take part in formulation and implementation of the code of professional ethics; influence members, entities and persons engaged in medical examination and treatment activities to comply with laws;
7. Mobilize social resources needed for healthcare services to be rendered in accordance with laws;
8. Petition competent State agencies to punish offences against law on medical examination and treatment.
Article 7. Prohibited acts in healthcare services
1. Infringe patients’ rights.
2. Refuse or intentionally delay to refer patients to emergency care services, except as defined in Article 40 herein.
3. Carry out healthcare services that do not satisfy the conditions set out in Article 19 herein.
4. Deliver healthcare services that do not fall within the scope of practice or operation permitted by competent authorities, except in case of emergency care needed, or as these healthcare services are delivered under the mobilization or dispatch decisions of competent authorities in case of natural disaster, catastrophe, group-A infectious disease or state of emergency.
5. Practice medicine at the time or place which is not stated in the registration for practice of medicine, except as specified in clause 3 of Article 36 herein.
6. Fail to comply with regulations on professional and technical expertise in healthcare; use any professional method and technique, or medical equipment that has not been approved by competent authorities.
7. Prescribe medications that have not obtained marketing authorization as provided in law on pharmacy in healthcare.
8. Commit the act of harassment in the delivery of medical services.
9. Prescribe patients drugs, technical and medical equipment services; suggest referral to other medical establishments to patients, or commit other acts for personal gain.
10. Erase and tamper with medical records in order to falsify information on medical examination and treatment, or create fraudulent medical records or other documents showing medical examination and treatment results.
11. Any practitioner sells drugs in any form, except in the following cases:
a) Traditional medicine doctors, traditional medicine physician assistants or traditional medicine herbalists who sell traditional medications;
b) Holders of folk remedies who sell drugs prescribed according to folk remedies under their registered ownership.
12. Drink alcohols, beers and other alcoholic beverages; use narcotics; smoke tobaccos or cigarettes at medical establishments or while on duty.
13. Use any form of superstition in the distribution of medical services.
14. Refuse to participate in rendering medical services in case of a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency according to the mobilization or dispatch decision of the competent body or person, except as defined under the regulatory provisions of point a and b of clause 3 of Article 47 herein.
15. Any medical establishment provides healthcare services if it
a) does not hold any operating license;
b) is under suspension of its operations;
c) delivers healthcare services that do not fall within the scope of permitted professional activities, except in case of emergency, or as these healthcare services are delivered under a mobilization or dispatch decision of the competent authority in response to a natural disaster, catastrophe, group-A infectious disease or state of emergency.
16. rents, borrows; leases or lends out practicing or operating licenses.
17. Misuse a practitioner's image and status to speak about, propagate and encourage patients to use unrecognized medical tests or therapies.
18. Infringe upon the life and health, or offend the honor and dignity, of practitioners and other people working at medical establishments, or damage or sabotage medical establishments’ property.
19. Prevent patients who are subject to the involuntary treatment requirement from entering medical establishments, or intentionally render involuntary treatment on people who are not subject to the involuntary treatment requirement.
20. Advertise beyond the scope of practice or professional activities approved by a competent authority; abuse medical knowledge to falsely advertise medical services.
21. Publish information not yet validated by competent authorities that medical incidents are ascribed to medical practitioners or medical establishments.
Article 8. Patients’ representatives
1. A patient may choose only one representative at a time.
2. A patient's representative must have full civil capacity, and may be:
a) a person elected by an adult patient;
b) a person chosen by a family member of the patient if the adult patient neither makes his/her own decision nor grants authorization before falling into a state of impaired or difficult cognition and behavior control;
c) either his/her authorized representative or legal representative defined under the regulatory provisions of the Civil Code;
d) a legal representative of a juridical person pursuant to the Civil Code, or the person assigned by a juridical person who is responsible for monitoring, care, custody, nursing or upbringing of that patient as per the Civil Code;
dd) a person other than those specified in point a, b, c and d of this clause, but voluntarily taking on that patient's obligations in accordance with the Civil Code.
3. A patient’s representative may be changed in the following cases:
a) In order to change the representative referred to in point a of clause 2 of this Article, confirmation shall be provided by the patient as a principal;
b) In order to change the representative referred to in point b of clause 2 of this Article, confirmation shall be provided by the patient as a principal or the patient’s family member;
c) In order to change a representative who is also a parent of a minor (or juvenile) patient, the patient’s confirmation shall not be required;
d) If the representative is a guardian; is designated by the Court; is a legal representative of a juridical person or a person assigned by a juridical person, the change of that representative shall be effected by enforcing the authorization decision of a competent entity or organization;
dd) If the representative is an authorized representative, the change of that representative shall be effected by enforcing the power of attorney by operation of law.
4. Rights and obligations of representatives, legal consequences arising from the act of representation, term of representation, scope of representation activities shall be subject to the regulatory provisions of the Civil Code and other relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
Mục 5. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 112. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân
Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong
Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 88. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
Điều 93. Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng
Điều 103. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 104. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 105. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh