Chương V Luật khám bệnh chữa bệnh 2023: Chuyên môn kĩ thuật
Số hiệu: | 15/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 09/01/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 19/02/2023 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.
Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng sự thay đổi khi chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.
Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
Điều 61. Cấp cứu
1. Hoạt động cấp cứu bao gồm:
a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp cứu ngoại viện.
2. Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh. Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.
3. Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
b) Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;
c) Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
d) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
5. Hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
a) Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện;
b) Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện.
6. Hệ thống cấp cứu ngoại viện được tổ chức dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:
a) Phù hợp với quy mô dân số;
b) Phù hợp với đặc điểm địa lý của từng địa bàn;
c) Bảo đảm khả năng tiếp nhận và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất.
7. Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước; hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu; chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước;
b) Người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 và Điều 110 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện của Nhà nước trên địa bàn quản lý.
9. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm kinh phí cho hoạt động cấp cứu quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
Điều 62. Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc
1. Việc khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc phải tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
2. Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh, áp dụng điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc điều trị nội trú. Trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
Điều 63. Sử dụng thuốc trong điều trị
1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.
Điều 64. Hội chẩn
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;
c) Hội chẩn khác.
3. Các phương thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn trực tiếp;
b) Hội chẩn từ xa.
4. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.
Điều 65. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể
1. Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này.
2. Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnh không có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
Điều 66. Chăm sóc người bệnh
1. Chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm:
a) Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;
b) Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;
c) Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;
d) Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.
Điều 67. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
b) Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.
Điều 68. Phục hồi chức năng
1. Nguyên tắc thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Phòng ngừa và giảm ảnh hưởng của khuyết tật; khám phát hiện để can thiệp phục hồi chức năng sớm;
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh;
c) Các biện pháp can thiệp phải được thực hiện liên tục, toàn diện theo các giai đoạn tiến triển của bệnh tật;
d) Phối hợp giữa chuyên khoa phục hồi chức năng với các chuyên khoa khác; giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cá nhân, gia đình, cộng đồng và cơ quan, tổ chức khác; thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2. Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh;
b) Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác;
c) Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng;
d) Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe;
đ) Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
Điều 69. Hồ sơ bệnh án
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
a) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 70. Trực khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, có giường lưu để theo dõi, điều trị người bệnh và cơ sở cấp cứu ngoại viện phải tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh liên tục theo thời gian hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động, kể cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ, để kịp thời cấp cứu và duy trì các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Trực khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các thành phần sau đây:
a) Trực lãnh đạo;
b) Trực lâm sàng;
c) Trực cận lâm sàng;
d) Trực hậu cần, quản trị.
3. Trực khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện phải bảo đảm đầy đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều này; trực khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này mà không phải là bệnh viện thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công người trực;
b) Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị y tế và thuốc thiết yếu sử dụng trong các trường hợp cấp cứu;
c) Bảo đảm chế độ báo cáo đối với mỗi phiên trực.
Điều 71. Phòng ngừa sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo, giải pháp phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho người bệnh.
Các khuyến cáo, giải pháp phòng ngừa sự cố y khoa được công bố công khai trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc phòng ngừa sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân
1. Khi tiếp nhận, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có thân nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.
2. Trong thời gian 48 giờ kể từ khi tiếp nhận người bệnh mà vẫn không thể xác định được thân nhân của người bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để báo tìm thân nhân của người bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trường hợp người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn không thể xác định được thân nhân và thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
4. Trường hợp người bệnh tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm giải quyết theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong thời gian từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành thủ tục chuyển người bệnh đến cơ sở trợ giúp xã hội hoặc đến khi người bệnh tử vong.
6. Chính phủ quy định việc chi trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng quy định tại Điều này và việc xử lý đối với người bệnh không có thân nhân là người nước ngoài.
Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong
1. Việc xử lý trường hợp người được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng đã tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có giấy tờ tùy thân và liên hệ được với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của người đó để tiếp nhận thi thể;
b) Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không thể liên hệ với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận thi thể.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo.
2. Việc xử lý trường hợp tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp giấy báo tử; tiến hành kiểm thảo tử vong; hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ bệnh án của người bệnh tử vong; lấy và lưu trữ mẫu của thi thể để phục vụ việc xác định nhân thân người bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thông báo cho thân nhân của người bệnh để tổ chức mai táng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh tử vong đối với trường hợp người bệnh tử vong mà không có người nhận hoặc từ chối tiếp nhận.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định việc xử lý trường hợp người nước ngoài tử vong mà không có thân nhân và việc chi trả chi phí mai táng đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 74. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Giám sát nhiễm khuẩn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các bệnh có nguy cơ gây dịch;
b) Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn;
c) Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền;
d) Kiểm soát nhiễm khuẩn đối với dụng cụ, thiết bị y tế;
đ) Vệ sinh tay;
e) Vệ sinh môi trường;
g) Phòng ngừa và xử trí lây nhiễm liên quan đến vi sinh vật;
h) An toàn thực phẩm;
i) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và thân nhân của người bệnh;
d) Tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 75. Quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 76. Điều trị ngoại trú
Điều trị ngoại trú được áp dụng đối với các trường hợp không phải điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 77. Điều trị nội trú
1. Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
3. Việc chuyển khoa được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh;
b) Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới.
4. Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh quy định tại Điều 15 của Luật này, người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định;
b) Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.
6. Khi người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án;
b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Cung cấp giấy ra viện cho người bệnh.
Điều 78. Điều trị ban ngày
1. Điều trị ban ngày áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà theo chỉ định của người hành nghề thì người bệnh không phải lưu lại qua đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc điều trị ban ngày được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật này.
Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
1. Các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động bao gồm:
a) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp ngoài địa điểm khám bệnh, chữa bệnh ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, khám sức khỏe tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.
2. Điều kiện thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cung cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ người hành nghề, thiết bị y tế, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lưu động, trừ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại nhà do nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản thực hiện;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này;
c) Được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
1. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
2. Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Điều 81. Khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình
1. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học gia đình thực hiện.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn hoạt động;
b) Tư vấn, dự phòng bệnh, tật và nâng cao sức khỏe;
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
d) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời tại nhà;
đ) Quyết định việc chuyển người bệnh thuộc đối tượng quản lý đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; tiếp nhận, quản lý sức khỏe người bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.
Điều 82. Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 83. Khám sức khỏe
1. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
a) Khám sức khỏe định kỳ;
b) Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
c) Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
d) Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
đ) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
e) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
g) Hình thức khám sức khỏe khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 84. Giám định y khoa
1. Giám định y khoa bao gồm giám định lần đầu, giám định lại, giám định phúc quyết và giám định lần cuối.
2. Kết luận giám định phải theo đúng nội dung mà cơ quan, tổ chức, cá nhân trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Cơ quan, người kết luận giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
1. Hoạt động cấp cứu bao gồm:
a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp cứu ngoại viện.
2. Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh. Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.
3. Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
b) Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;
c) Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
d) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
5. Hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
a) Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện;
b) Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện.
6. Hệ thống cấp cứu ngoại viện được tổ chức dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:
a) Phù hợp với quy mô dân số;
b) Phù hợp với đặc điểm địa lý của từng địa bàn;
c) Bảo đảm khả năng tiếp nhận và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất.
7. Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước; hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu; chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước;
b) Người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 và Điều 110 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện của Nhà nước trên địa bàn quản lý.
9. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm kinh phí cho hoạt động cấp cứu quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
1. Việc khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc phải tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
2. Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh, áp dụng điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc điều trị nội trú. Trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;
c) Hội chẩn khác.
3. Các phương thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn trực tiếp;
b) Hội chẩn từ xa.
4. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.
1. Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này.
2. Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnh không có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
1. Chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm:
a) Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;
b) Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;
c) Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;
d) Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.
1. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
b) Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.
1. Nguyên tắc thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Phòng ngừa và giảm ảnh hưởng của khuyết tật; khám phát hiện để can thiệp phục hồi chức năng sớm;
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh;
c) Các biện pháp can thiệp phải được thực hiện liên tục, toàn diện theo các giai đoạn tiến triển của bệnh tật;
d) Phối hợp giữa chuyên khoa phục hồi chức năng với các chuyên khoa khác; giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cá nhân, gia đình, cộng đồng và cơ quan, tổ chức khác; thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2. Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh;
b) Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác;
c) Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng;
d) Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe;
đ) Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
a) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, có giường lưu để theo dõi, điều trị người bệnh và cơ sở cấp cứu ngoại viện phải tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh liên tục theo thời gian hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động, kể cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ, để kịp thời cấp cứu và duy trì các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Trực khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các thành phần sau đây:
a) Trực lãnh đạo;
b) Trực lâm sàng;
c) Trực cận lâm sàng;
d) Trực hậu cần, quản trị.
3. Trực khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện phải bảo đảm đầy đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều này; trực khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này mà không phải là bệnh viện thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công người trực;
b) Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị y tế và thuốc thiết yếu sử dụng trong các trường hợp cấp cứu;
c) Bảo đảm chế độ báo cáo đối với mỗi phiên trực.
1. Việc phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo, giải pháp phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho người bệnh.
Các khuyến cáo, giải pháp phòng ngừa sự cố y khoa được công bố công khai trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc phòng ngừa sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Khi tiếp nhận, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có thân nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.
2. Trong thời gian 48 giờ kể từ khi tiếp nhận người bệnh mà vẫn không thể xác định được thân nhân của người bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để báo tìm thân nhân của người bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trường hợp người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn không thể xác định được thân nhân và thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
4. Trường hợp người bệnh tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm giải quyết theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong thời gian từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành thủ tục chuyển người bệnh đến cơ sở trợ giúp xã hội hoặc đến khi người bệnh tử vong.
6. Chính phủ quy định việc chi trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng quy định tại Điều này và việc xử lý đối với người bệnh không có thân nhân là người nước ngoài.
1. Việc xử lý trường hợp người được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng đã tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có giấy tờ tùy thân và liên hệ được với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của người đó để tiếp nhận thi thể;
b) Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không thể liên hệ với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận thi thể.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo.
2. Việc xử lý trường hợp tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp giấy báo tử; tiến hành kiểm thảo tử vong; hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ bệnh án của người bệnh tử vong; lấy và lưu trữ mẫu của thi thể để phục vụ việc xác định nhân thân người bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thông báo cho thân nhân của người bệnh để tổ chức mai táng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh tử vong đối với trường hợp người bệnh tử vong mà không có người nhận hoặc từ chối tiếp nhận.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định việc xử lý trường hợp người nước ngoài tử vong mà không có thân nhân và việc chi trả chi phí mai táng đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
1. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Giám sát nhiễm khuẩn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các bệnh có nguy cơ gây dịch;
b) Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn;
c) Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền;
d) Kiểm soát nhiễm khuẩn đối với dụng cụ, thiết bị y tế;
đ) Vệ sinh tay;
e) Vệ sinh môi trường;
g) Phòng ngừa và xử trí lây nhiễm liên quan đến vi sinh vật;
h) An toàn thực phẩm;
i) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và thân nhân của người bệnh;
d) Tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Giám sát nhiễm khuẩn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các bệnh có nguy cơ gây dịch;
b) Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn;
c) Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền;
d) Kiểm soát nhiễm khuẩn đối với dụng cụ, thiết bị y tế;
đ) Vệ sinh tay;
e) Vệ sinh môi trường;
g) Phòng ngừa và xử trí lây nhiễm liên quan đến vi sinh vật;
h) An toàn thực phẩm;
i) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và thân nhân của người bệnh;
d) Tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều trị ngoại trú được áp dụng đối với các trường hợp không phải điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
3. Việc chuyển khoa được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh;
b) Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới.
4. Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh quy định tại Điều 15 của Luật này, người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định;
b) Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.
6. Khi người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án;
b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Cung cấp giấy ra viện cho người bệnh.
1. Điều trị ban ngày áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà theo chỉ định của người hành nghề thì người bệnh không phải lưu lại qua đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc điều trị ban ngày được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật này.
1. Các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động bao gồm:
a) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp ngoài địa điểm khám bệnh, chữa bệnh ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, khám sức khỏe tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.
2. Điều kiện thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cung cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ người hành nghề, thiết bị y tế, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lưu động, trừ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại nhà do nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản thực hiện;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này;
c) Được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
2. Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
1. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học gia đình thực hiện.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn hoạt động;
b) Tư vấn, dự phòng bệnh, tật và nâng cao sức khỏe;
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
d) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời tại nhà;
đ) Quyết định việc chuyển người bệnh thuộc đối tượng quản lý đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; tiếp nhận, quản lý sức khỏe người bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
a) Khám sức khỏe định kỳ;
b) Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
c) Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
d) Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
đ) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
e) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
g) Hình thức khám sức khỏe khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Giám định y khoa bao gồm giám định lần đầu, giám định lại, giám định phúc quyết và giám định lần cuối.
2. Kết luận giám định phải theo đúng nội dung mà cơ quan, tổ chức, cá nhân trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Cơ quan, người kết luận giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
Chapter V
PROFESSIONAL AND TECHNICAL EXPERTISE IN HEALTHCARE
Article 61. Emergency care
1. Emergency care activities shall include the following:
a) In-hospital emergency;
b) Out-of-hospital emergency.
2. Emergency must be performed on the basis of assessment, classification and application of professional and technical measures appropriate to the patient's health condition. Where it is necessary to apply urgent emergency measures without the consent from the patient's representative, the person in charge of professional practices or the shift-working chief at a medical establishment shall have the right to make the final decision.
3. When the work of emergency care requires professional and technical assistance, in the specific circumstances, the medical establishment receiving the patient in need of emergency care must perform one or a number of the following activities:
a) Hold a medical consultation pursuant to Article 64 herein;
b) Request other medical establishment to assist in emergency care;
c) Offer support by providing remote healthcare services;
d) Refer the patient in need of emergency care to an appropriate medical establishment.
4. Medical establishments shall be responsible for reserving the optimum conditions in terms of their human resources, medical equipment and medications for the work of emergency care of patients and transferring patients in need of emergency care to appropriate medical establishments.
5. Out-of-hospital emergency care service shall include the following activities:
a) First aid procedures performed by persons who have knowledge about, or are trained in out-of-hospital emergency care;
b) Emergency care procedures performed by paramedics or medical practitioners.
6. The out-of-hospital emergency care system shall be organized according to the following basic criteria:
a) It must be commensurate with the population size;
b) It is fitted to the geographical characteristics of each local area;
c) It is capable of receiving and transporting patients to medical establishments in the shortest time possible.
7. Sources of funding for the out-of-hospital emergency care shall include the following:
a) The state budget’s funding for investment in setting up the state-owned system of out-of-hospital emergency care facilities; the system of receiving information and coordinating emergency services; payment of costs of ambulance rides and charges for medical crew services on emergency ambulances in case of accidents, natural disasters, calamities, particularly dangerous infectious diseases capable of very rapid and/or widespread transmission, those causing high death rate, or those with unknown causative agents; payment of general and administrative expenses for management and operation of state-owned out-of-hospital emergency facilities;
b) Charges for out-of-hospital emergency services paid by users of these services pursuant to Article 18 and 110 herein, except as defined in point a of this clause.
8. Provincial People’s Committees shall have the duty to organize the state-owned out-of-hospital emergency care system in local areas falling within their remit.
9. The Government shall impose detailed regulations on provision of funding for emergency services as referred to in point a of clause 7 of this Article.
Article 62. Medical examination, prescription for treatment methods (or therapies) and medications
1. Medical examination, prescription for treatment methods (or therapies) and medications shall follow regulations on professional and technical expertise in healthcare issued or endorsed by the Minister of Health.
2. Medical practitioners assigned the duties to provide medical care shall assume the following responsibilities:
a) Carry out the medical examination, prescription for treatment methods (or therapies) and medications in a timely, accurate and accountable manner;
b) Based on a patient's medical condition, the medical practitioner can prescribe him/her outpatient, day or inpatient treatment. If the medical establishment does not have any bed available for that patient needing the inpatient treatment, they must refer him/her to another appropriate medical establishment.
Article 63. Medication administration in treatment
1. Administration of medications in healthcare shall adhere to the following principles:
a) Ensure that medications are prescribed only when really needed; serve the right purposes; are administered in a safe, reasonable and efficacious manner;
b) The prescription of medications must be closely associated with a patient's diagnosis and medical condition;
c) Storage, dispensing and use of medications must be lawful.
2. When prescribing any medication, a medical practitioner must fully and clearly enter in a prescription or medical record such information as name, content, dosage regimen, directions for use and duration of use; shall not be allowed to include functional food products in a prescription.
3. When dispensing medications to a patient, the medical practitioner charged with dispensing prescription medications shall assume the following responsibilities:
a) Check over the prescription, itemized drug receipt, drug name, concentration, content, dosage regimen and directions for use;
b) Check again the prescription against such information as drug name, concentration, content, shelf life and quantity when receiving the medication;
c) Check through the patient’s name, drug name, dosage form, content, concentration, dosage regimen, directions for use and duration of use before dispensing medications to patients;
d) For a patient undergoing inpatient treatment, fully record the time of dispensing of medications; monitor and promptly detect complications, and notify the medical practitioner directly in charge of the patient case.
4. Patients shall be responsible for taking medicines as instructed by medical practitioners. Patients or patients’ representatives must promptly inform medical practitioners or medical establishments of any abnormal sign after the patients take the prescribed drugs.
Article 64. Medical consultations
1. A medical consultation shall be held when a patient case goes beyond the diagnosis and treatment competence of the medical practitioner or medical establishment, or when the patient’s health condition does not improve or worsens after the treatment course. Results of the medical consultation must be recorded and stored in the medical record.
2. Forms of medical consultation shall be as follows:
a) Intradepartmental, interdepartmental and entire-hospital consultation;
b) Inter-institutional consultation between domestic medical establishments; between domestic and foreign medical establishments;
c) Others.
3. Types of consultations shall be as follows:
a) In-person consultation;
b) Telehealth (telemedicine) consultation.
4. Based on consultation results, the medical practitioner directly in charge of the patient case shall make the decision on appropriate diagnosis or treatment for the patient.
Article 65. Implementation of surgical and other invasive procedures
1. Surgical operations and other invasive procedures may be performed only after receiving the consent from patients or their representatives referred to in point a, b, c and d of clause 2 of Article 8 herein.
2. Surgical operations or other invasive procedures may be rendered to the patients who lose their capacity to perform civil acts; have difficulties in cognition, behavior control; have the limited capacity to perform civil acts; minor patients; the patients without families as specified in Article 15 herein.
Article 66. Patient care
1. Patient care is the act of implementation of professional and supportive intervention techniques to care for patients during the healthcare process as prescribed by medical practitioners.
2. Patient care shall encompass the following activities:
a) Determine the needs of clinical care; make the nursing diagnosis; prescribe patient care intervention medicine;
b) Divide levels of care;
c) Perform medical intervention and support procedures to care for patients, and guide patients or patient family caregivers to perform several care activities;
d) Monitor the patient's condition; measure care intervention results.
Article 67. Nutrition in healthcare
1. Nutrition in healthcare is a clinical nutrition activity and involves the counseling and guidance on nutrition regimes in healthcare.
2. Objectives of nutrition in healthcare shall comprise the following:
a) Examination, assessment, classification of malnutrition, counseling, professional guidance on pathological nutrition and monitoring of nutritional status of patients;
b) Nutrition education and communication.
Article 68. Functional rehabilitation
1. Principles of delivery of functional rehabilitation medicine shall include the following:
a) Prevent and reduce the effects of disability; carry out medical examination for implementation of early rehabilitation interventions;
b) Assess the needs for functional rehabilitation interventions in the course of medical examination and treatment of patients;
c) Ensure that intervention measures must be carried out in a continuous and comprehensive manner according to the stages of disease progression;
d) Cooperate between the rehabilitation department and others; between medical establishments on one side, and individuals, families and community and other agencies and organizations on the other side; implement community-based rehabilitation.
2. Functional rehabilitation shall comprise the following activities:
a) Examine, diagnose and determine the patient's rehabilitation needs;
b) Utilize movement therapy, physical therapy, occupational therapy, speech therapy, psychotherapy, chiropractic, medical devices, rehabilitation equipment and other interventions;
c) Offer patients and their families counsels on rehabilitation, psychology, education, career guidance and community integration;
d) Adjust and improve access to living environment suitable for health status;
dd) Propagate the practice of prevention of disabilities and diseases.
Article 69. Medical record
1. Patients undergoing inpatient treatment, day treatment or outpatient treatment in medical establishments shall have their medical records created or updated.
Physical and electronic medical records shall be of the same legal value. Forms or templates of medical records and medical record summaries shall be made available for use by the Minister of Health.
2. Medical records shall be safekept and kept confidential in accordance with law; if the medical record is classified as a state secret, the regulatory provisions of law on protection of state secrets shall govern. Depositing or archiving of medical records shall be subject to the regulatory provisions regarding archives.
3. Access to medical records of patients in treatment shall be as follows:
a) Learners, students, trainees, researchers of research institutions, training institutions, medical practitioners, persons directly involved in the treatment of patients at medical establishments may read medical records, and may copy medical records only when obtaining the consent from the safekeeping medical establishments;
b) Practitioners from other medical establishments may read and copy them with the consent of the safekeeping medical establishments.
4. Access to medical records of patients completing treatment that are kept as archives shall be as follows:
a) Representatives of state management agencies in charge of health, investigative agencies, procuracies, courts, health inspectors, forensic organizations, forensic psychiatrists, and patients' lawyers shall be allowed to access and provide medical records to perform their tasks in accordance with relevant laws;
b) Learners, students, trainees, researchers of research institutions, training institutions, medical practitioners at medical establishments may borrow medical records to read on the spot, or may copy medical records for later use in their researches or the work relating to their professional expertise with the consent of the safekeeping medical establishments;
c) Representatives of social insurance agencies or state compensation settlement agencies may borrow medical records to read or take notes on the spot, or request copies of the given medical records to serve the purpose of performing their assigned tasks with the consent of the safekeeping medical establishments;
d) Patients or their representatives specified in point c and d of clause 2 of Article 8 herein shall be entitled to read, view, copy and take notes from their medical records, and be provided with medical record summaries upon written request;
dd) Patients’ representatives specified in point a and d of clause 2 of Article 8 herein shall be entitled to medical record summaries upon written request.
5. When using information included in medical records, those specified in clause 3 and 4 of this Article must treat such information completely confidential and only use them for the given purposes as registered with the medical establishments.
Article 70. Shift work in healthcare
1. Medical establishments with inpatient beds and/or beds for monitoring and treatment of patients and out-of-hospital emergency care centers shall organize the on-call and continuous medical shift system according to the working hours specified in operating licenses, including holidays, New Year's Days or days-off, in order to promptly give emergency care and maintain other medical activities.
2. Shift work practice in healthcare shall cover the following components:
a) Leadership shift work;
b) Clinical shift work;
c) Subclinical shift work;
d) Logistics and administrative shift work.
3. Shift work practice in healthcare at medical establishments shall include all of the foregoing components; Shift work in healthcare defined in clause 1 of this Article at a medical establishment which is not a hospital shall be subject to the regulations promulgated by the Minister of Health.
4. Heads of medical establishments defined in clause 1 of this Article shall assume the following responsibilities:
a) Design the shift worker’s schedule;
b) Ensure the sufficient number of emergency ambulances according to the form of organization of healthcare of each medical establishment; fully provide essential medical equipment and medications used in emergencies;
c) Implement the shift-based reporting regime.
Article 71. Prevention of medical incidents at medical establishments
1. The prevention of medical incidents shall be practised on the basis of identifying; reporting; conducting analyses to find the causes of; giving cautions and solutions to prevent and avoid the recurrence of medical incidents to improve the quality of healthcare services and patient safety.
Cautions and solutions aimed at preventing medical incidents shall be published on the healthcare management information system.
2. Heads of medical establishments and staff working for medical establishments shall be charged with the prevention of incidents in hospital.
Article 72. Reception and management of patients without families
1. When receiving patients without families and rendering healthcare services to them, medical establishments shall be responsible for tallying, making a tally report of and keeping the patient's belongings.
2. Within 48 hours after receiving a patient, if it is impossible for a medical establishment to identify a patient’s family, the medical establishment shall have the following responsibilities:
a) Report the patient case to the commune-level People's Committee of the locality where the medical establishment is located in order for it to post the notification of search for the patient’s missing family via mass media;
b) If the child patient under 6 months of age is abandoned at the medical establishment, the receiving medical establishment shall submit an application package for admission of the social protection beneficiary to the social welfare centers in accordance with laws on social protection.
3. With regard to a patient who loses his/her capacity to perform civil acts; faces impaired cognition, difficulties in behavior control; has limited capacity to perform civil acts, if the receiving medical establishment fails to identify his/her family after his/her being restored to a stable condition after end of the treatment, that medical establishment shall submit an application package for admission as an extremely disadvantaged social protection beneficiary to a social welfare center in accordance with laws on social protection.
4. If a patient is dead, the medical establishment receiving that patient shall take action under Article 73 herein.
5. Medical establishments shall be responsible for offering care, nursing, medical examination and treatment services for a patient during the period from reception to completion of referral to social welfare centers, or until that patient is dead.
6. The Government shall impose regulations on payment of costs of care, nursing, medical examination and treatment services to those beneficiaries referred to herein, and on management of patients without families who are foreign nationals.
Article 73. Management of death cases
1. Management of death cases prior to arrival at a medical establishment shall be subject to the following regulations:
a) If the receiving medical establishment manages to find the dead patient’s identification documents and successfully contacts his/her family, they shall inform his/her family of the death and request them to come to claim the dead body;
b) If the receiving medical establishment finds out the dead patient’s identification documents; or finds out the dead patient’s identification documents, and fails to contact his/her family, in either case, they shall issue a notification of the dead patient to the commune-level People’s Committee of the locality where that medical establishment is located within 24 hours from the time of receipt of the dead body.
The commune-level People's Committee of the locality where the receiving medical establishment is located shall receive and bury the dead body within a maximum of 48 hours after receipt of the aforesaid notification.
2. A medical establishment shall manage a death case according to the following regulations:
a) That medical establishment shall have the duty to issue a death notice; conduct a death review meeting; complete and deposit the patient's medical record; take and store any specimen of the dead body needed for later identification of the patient's identities as specified in point b of clause 1 of this Article; notify the patient's family in order for them to prepare for burial activities;
b) That medical establishment shall have the duty to notify the commune-level People's Committee of the locality where the medical establishment is located within 24 hours from the time of the death of the patient if the patient's dead body is left unclaimed or denied.
The commune-level People's Committee of the locality where the receiving medical establishment is located shall receive and bury the dead body within a maximum of 48 hours after receiving the notification specified in point b of this clause.
3. The Government shall impose regulations on management of death cases involving foreign patients without families, and on payment of costs of the burial service specified in point b of clause 1 and point b of clause 2 of this Article.
Article 74. Hospital-acquired infection control
1. Infection control in the healthcare setting shall include the following measures:
a) Surveillance of healthcare-associated infections and epidemic-prone diseases;
b) Monitoring of compliance with infection control practices;
c) Standard precautions, transmission-based precautions;
d) Infection control for medical instruments and equipment;
dd) Hand hygiene;
e) Environmental hygiene;
g) Prevention and treatment of microorganism-associated infections;
h) Food safety;
i) Other infection control measures.
2. Medical establishments shall assume the following responsibilities:
a) Implement infection control measures specified in clause 1 of this Article;
b) Sufficiently provide physical facilities, equipment, protective clothing, and personal hygiene conditions for hospital staff, patients and other healthcare visitors subject to hospital-acquired infection control requirements;
c) Offer patients and their families counsels on infection control measures;
d) Organize infection control systems in place at medical establishments.
Article 75. Medical waste management and environmental protection in the healthcare setting
Medical establishments shall be responsible for medical waste management and environmental protection at medical establishments in accordance with laws on environmental protection.
Article 76. Outpatient treatment
When the inpatient treatment is not required, the outpatient treatment may be applied.
Article 77. Inpatient treatment
1. Inpatient treatment shall be applied when the patient must remain at a medical establishment to receive medical care as recommended by the medical practitioner.
2. Depending on its corresponding specialization and operational condition, a medical establishment may provide inpatient treatment services. Private polyclinics located in poor, extremely poor areas, border areas or islands; state-owned regional polyclinics; maternity wards; commune health stations are allowed to set medical beds ready for monitoring and treatment of patients within a maximum of 72 hours, except in case of force majeure events, such as natural disasters, catastrophes or epidemics.
3. Interdepartmental referral shall be carried out as follows:
a) Such referred shall be permitted if it is discovered that other specialized department is suitable to treat a patient's condition;
b) The referring department is required to complete the patient’s medical record, transfer the patient and his/her medical record to the receiving department.
4. Where an inter-institutional referral is required, the referring medical establishment shall complete the medical record and refer the patient to the receiving one.
If such inter-institutional referral is carried out at the request of the patient referred to in Article 15 herein, or his/her representative, that patient or his/her representative shall be required to give a written commitment on his/her personal responsibility for such referral.
5. A patient may leave a medical establishment when:
a) that patient has recovered or his/her condition is stable;
b) the patient who loses his/her capacity to perform civil acts, has impaired cognition or difficulties in behavior control or limited capacity to perform civil acts; the minor patient; or his/her representative applies for such leaving and submits their commitment.
6. When a patient is leaving, the medical establishment shall assume the following responsibilities:
a) Complete his/her medical record;
b) Provide self-care instructions;
c) Recommend the patient to undergo the outpatient treatment where necessary;
d) Deal with payments on medical bills;
dd) Give out the completed hospital discharge form.
Article 78. Day treatment
1. A patient may undergo the day treatment when they are prescribed the inpatient treatment by the medical practitioner without needing to remain in hospital.
2. Day treatment shall be as specified in Article 77 herein.
Article 79. Mobile healthcare
1. Mobile healthcare services shall include the following:
a) Mobile or outreach health activities taking place at venues other than the official address specified in the operating license of the medical establishment organizing these activities;
b) Home or workplace healthcare services
c) Humanitarian outreach healthcare campaigns organized at intervals.
2. Conditions for provision of mobile healthcare services shall be as follows:
a) The mobile health care activities and services specified in point a and b of clause 1 of this Article must be provided by a medical establishment with a sufficient number of medical practitioners, equipment, facilities and other suitable conditions corresponding to the scale and scope of mobile health services, except for home healthcare services performed by local village or community health workers and midwives;
b) The mobile health care activities and services specified in point c of clause 1 of this Article must conform to the conditions set out in clause 2 of Article 88 herein;
c) The mobile healthcare services and activities specified in point a and c of clause 1 of this Article can commence with the consent of a health agency under the People's Committee of the province where they are planned to take place, except as medical establishments under the People’s armed forces render these services and activities to patients under these armed forces’ authority.
3. The Government shall elaborate on this Article.
Article 80. Telehealth and telehealth support
1. Telehealth occurring between medical practitioners and patients shall be carried out as follows:
a) It shall depend on the scope of practice of the medical practitioner; the remote treatment shall be delivered according to the nomenclature of diseases or medical conditions sanctioned by the Minister of Health;
b) Medical practitioners shall be liable for their clinical diagnosis results, prescription for therapies or remedies and medications.
2. Telehealth support occurring between medical establishments shall be carried out as follows:
a) Medical practitioners directly in charge of patient cases at the supported medical establishments shall be responsible for their medical examination and treatment results;
b) The supported medical establishments must pay costs of telehealth support to the supporting ones at the prices agreed upon between them.
3. The Government shall impose detailed regulations on telehealth and telehealth support.
Article 81. Family medicine
1. Family medicine shall be delivered by family medical establishments or other healthcare facilities whose family medicine is one of their scope of professional services or activities.
2. The medical establishments defined in clause 1 of this Article shall perform the following tasks:
a) Render primary health monitoring and care services in local areas falling within their remit;
b) Provide counsels and preventive medicine services relating to diseases, bodily impairments, and health improvement;
c) Deliver primary emergency care and medical services;
d) Provide home-based healthcare, functional rehabilitation, palliative care and end-of-life care services;
dd) Make decisions to refer patients under their management to other medical establishments; receive and manage the health of patients received from other medical establishments;
e) Perform other tasks assigned by competent authorities.
Article 82. Involuntary treatment
1. Patient cases subject to the involuntary treatment requirements in accordance with this Law shall be defined as follows:
a) Persons suffering from group-A infectious diseases that are defined in laws on prevention and control of infectious diseases;
b) Persons with depression susceptible to suicidal thoughts and behaviors; persons with mental illness in an agitated state that is likely to harm himself or with behaviors harming other persons, or destroying property;
c) Others defined by law.
2. The Government shall regulate involuntary treatment measures applied to those defined in clause 1 of this Article.
Article 83. Medical examination
1. Types of medical examination shall be as follows:
a) Periodic health check-ups;
b) Health checks for health classification for study and employment;
c) Health screenings at school for pupils and students;
d) Health checks designed for particular occupations or job positions;
dd) Health screenings for detection of occupational diseases;
e) On-demand health checks;
g) Others.
2. The Minister of Health shall lay down regulations on medical examination standards and medical examination activities prescribed in clause 1 of this Article, except as defined in clause 3 of this Article.
3. The Minister of National Defence and the Minister of Public Security shall promulgate regulations on particular health standards and medical examination activities applied to persons undergoing medical examination under their authority.
Article 84. Medical assessment
1. Medical assessment is classified into initial assessment, reassessment, review assessment and final assessment.
2. Assessment conclusions must be relevant to questions of the assessment sought or requested by entities or persons. Entities or persons publishing assessment findings shall be legally responsible for these findings.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
Mục 5. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 112. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân
Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong
Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 88. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
Điều 93. Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng
Điều 103. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 104. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 105. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh