Chương III Luật khám bệnh chữa bệnh 2023: Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 15/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 09/01/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 19/02/2023 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.
Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng sự thay đổi khi chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.
Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mục 1. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ
Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;
b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.
Điều 22. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;
b) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;
c) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;
đ) Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;
e) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.
4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 25. Hội đồng Y khoa Quốc gia
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
d) Tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Mục 3. GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ
Điều 26. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
Điều 27. Giấy phép hành nghề
1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.
4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép hành nghề.
Điều 28. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề
1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
1. Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết; giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;
c) Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 26 của Luật này.
2. Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người có giấy phép hành nghề gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế, bao gồm đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề và bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
3. Nội dung đánh giá để thừa nhận cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài bao gồm:
a) Đánh giá về hệ thống đào tạo;
b) Đánh giá về hệ thống, quy trình, thủ tục cấp giấy phép hành nghề và các quy định về chức danh, phạm vi hành nghề.
4. Người có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận tại Việt Nam không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này và không phải tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề
1. Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
a) Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;
c) Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
a) Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.
5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề
1. Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề hết hạn.
2. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y bao gồm:
a) Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;
c) Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề bao gồm tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
5. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề theo chương trình do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng khi bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 34. Đình chỉ hành nghề
1. Người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
c) Không đủ sức khỏe để hành nghề.
2. Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề
1. Giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định;
b) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
c) Cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
d) Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa;
đ) Người hành nghề thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 của Luật này;
e) Người hành nghề bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
g) Người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
h) Người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
i) Người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;
k) Trường hợp khác do Chính phủ quy định sau khi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Sau khi thu hồi giấy phép hành nghề, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này hoặc đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 4. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ
Điều 36. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
1. Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.
2. Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.
3. Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.
4. Thời gian hành nghề.
5. Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này.
Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như sau:
a) Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp thay đổi người hành nghề trong quá trình hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký hành nghề tại Mục 4 Chương III của Luật này.
Mục 5. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 39. Quyền hành nghề
1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Điều 41. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
1. Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.
2. Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
3. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.
Điều 42. Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Điều 43. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Mục 6. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 44. Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
1. Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật này.
Điều 46. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
1. Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.
Điều 47. Nghĩa vụ đối với xã hội
1. Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.
3. Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;
b) Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;
b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;
b) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;
c) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;
đ) Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;
e) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.
4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
d) Tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.
4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép hành nghề.
1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết; giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;
c) Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 26 của Luật này.
2. Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người có giấy phép hành nghề gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế, bao gồm đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề và bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
c) Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
3. Nội dung đánh giá để thừa nhận cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài bao gồm:
a) Đánh giá về hệ thống đào tạo;
b) Đánh giá về hệ thống, quy trình, thủ tục cấp giấy phép hành nghề và các quy định về chức danh, phạm vi hành nghề.
4. Người có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận tại Việt Nam không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này và không phải tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
a) Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;
c) Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
a) Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.
5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại
khoản 3 Điều 27 của Luật này;
c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;
d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề;
b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề hết hạn.
2. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y bao gồm:
a) Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;
c) Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề bao gồm tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
5. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề theo chương trình do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng khi bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
c) Không đủ sức khỏe để hành nghề.
2. Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định;
b) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
c) Cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
d) Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa;
đ) Người hành nghề thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 của Luật này;
e) Người hành nghề bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
g) Người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
h) Người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;
i) Người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;
k) Trường hợp khác do Chính phủ quy định sau khi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Sau khi thu hồi giấy phép hành nghề, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này hoặc đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.
2. Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.
3. Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.
4. Thời gian hành nghề.
5. Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như sau:
a) Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp thay đổi người hành nghề trong quá trình hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký hành nghề tại Mục 4 Chương III của Luật này.
1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
1. Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.
2. Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
3. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật này.
1. Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.
1. Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.
3. Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;
b) Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chapter III
MEDICAL PRACTITIONERS
Section 1. CONDITIONS FOR PRACTICE OF MEDICINE
Article 19. Conditions for an individual’s eligibility to practise medicine
1. Any individual shall be permitted to provide medical services in Vietnam when fully meeting the following requirements:
a) His/her certificate of practice of medicine remains valid;
b) He/she has obtained registration for practice of medicine, except as prescribed in clause 3 of Article 36 herein;
c) He/she satisfies language proficiency requirements in healthcare as set out in Article 21 herein;
d) He/she reaches health standards required by the Minister of Health;
dd) He/she is not any of those covered in Article 20 herein.
2. Any individual may practise as a medical practitioner without being required to satisfy the conditions specified in point a, b and c of clause 1 of this Article when:
a) he/she is a learner or student studying at a health training institution; a person who is practising as a medical intern before being eligible for a practicing license; a person who is waiting for a practicing license to be conferred and only practice medicine under the supervision of a practitioner;
b) as a village health worker, village midwife or health worker working at a health care agency, unit or organization that is not incorporated as a medical establishment, he/she may only practise medicine within the range of assigned duties and after completing a training course in specialties or professional skills decided by the Minister of Health;
c) he/she is one of the subjects of application of clause 1 of Article 115 herein;
d) he/she is someone else participating in the process of medical care as instructed by the Government.
3. Any foreigner or overseas Vietnamese who has obtained a practicing license issued by a competent foreign agency or organization may organize humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals, cooperate in provision of training courses on medicine involving medical internship, or transfer professional techniques in medicine under the provisions of this Law, without the encumbrance of the conditions specified in point a and b of clause 1 of this Article.
4. Any person participating in a community-based medical emergency who is not an out-of-hospital paramedic shall not be required to satisfy the conditions specified in clause 1 of this Article.
Article 20. Medical practitioners subject to prohibition of the practice of medicine
1. Any medical practitioner who is criminally prosecuted for any offence involving their application of professional and technical expertise in healthcare.
2. Any medical practitioner who is serving a suspended sentence or non-custodial correctional sentence for any offence involving their application of professional and technical expertise in healthcare.
3. Any person or individual previously serving imprisoned for an offence involving their application of professional and technical expertise in healthcare, but released on conditional parole, who is being put on probation.
4. Any medical practitioner who serves a prison sentence or is incurring an administrative penalty by being forced into a compulsory reform school or detoxification center.
5. Any medical practitioner who is banned from practicing medicine under a criminal judgment of the court of legal effect, or is subject to a restriction on the practice of medicine pursuant to the decision of a competent authority.
6. Any medical practitioner that loses his/her capacity to perform civil acts or has impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform his/her civil acts.
Article 21. Use of languages in the practice of medicine
1. The language used in the delivery of healthcare is Vietnamese, except as defined in clause 2 of this Article.
2. Any medical practitioner who is a foreigner or overseas Vietnamese (hereinafter referred to as foreign practitioner) may use other languages rather than Vietnamese to provide medical care to patients if:
a) these patients and their practitioners use the same language; these patients are proficient in the languages that medical practitioners have registered for use in their practice of medicine;
b) these patients are foreigners and are not covered in point a of this clause;
c) the humanitarian outreach healthcare campaign organized at intervals; the transfer of professional and technical expertise in healthcare takes place under the cooperation agreement between a medical establishment of Vietnam and a foreign medical establishment.
3. The usage of language prescribed in clause 2 of this Article shall conform to the following regulations:
a) When providing medical care as defined in point b and c of clause 2 of this Article, a language interpreter shall be required;
b) Information required for the delivery of healthcare shall be given in the language that the foreign medical practitioner has registered for usage, and be translated into Vietnamese.
4. The Government shall elaborate on this Article; shall impose regulations on qualification criteria of the language interpreter referred to in point a of clause 3 of this Article; on the usage of language in the distribution of healthcare services to ethnic minorities who are incapable of using Vietnamese; people with language disorder or impairment; foreign patients.
Article 22. Continuously updating medical knowledge
1. Any medical practitioner holding one of the titles as a doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist shall be responsible for keeping themselves continuously updated with the latest medical knowledge relevant to the scope of their practice of medicine.
2. Ways to continuously update medical knowledge, including:
a) Participating in short-term training courses, conferences and workshops on medicine designed to be relevant to the scope of practice of medicine;
b) Getting involved in designing professional curricula, syllabi and materials relating to healthcare;
c) Conducting scientific and academic researches in medicine relevant to the scope of practice of medicine;
d) Self-education and others.
3. Medical establishments shall be responsible for encouraging medical practitioners to continuously acquire updated medical knowledge.
4. The Minister of Health shall elaborate on this Article.
Section 2. CONDUCT OF ASSESSMENT OF QUALIFICATION FOR PRACTICE OF MEDICINE
Article 23. Practicing as medical interns
1. Any person applying for a practising license as a doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist shall be required to practise as a medical intern to provide medical care according to the principles specified in clause 2 of this Article, except if:
a) he/she has completed a training course in specialization;
b) he/she has been awarded a practising license issued by a competent foreign body or entity, and recognized pursuant to Article 29 herein.
2. Practising as medical interns providing healthcare shall follow the principles stated hereunder:
a) The awarded academic qualification must be relevant;
b) The objectives of medical internship must fit into the scope of operations of a medical establishment;
c) The required duration of practicing as a medical intern must be suitable for each professional title;
d) The medical establishment accepting medical interns must assign its staff as instructors to give medical internship guide, register the list of medical interns on its premises on the healthcare management information system, and give medical interns written confirmation of their medical internship;
dd) All of the assigned instructors must be medical practitioners whose professional duties are suitable for the instruction on the medical interns’ practice of medicine and must be responsible for the medical interns’ professional activities during internship, except where the medical interns intentionally violate laws;
e) Medical interns must submit to the command and guidance of their instructors, and respect patients’ rights and obligations.
3. The Government shall elaborate on this Article.
Article 24. Assessment of qualification for practice of medicine (hereinafter referred to as qualification test)
1. Taking the qualification test shall be prerequisite for application for practising licenses to be awarded to medical practitioners holding the titles of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist.
2. In order to be eligible to take a qualification test, a candidate must:
a) hold an academic qualification appropriate for each professional title specified in clause 1 of this Article;
b) complete the medical internship as defined in Article 23 herein.
3. Qualification tests shall be conducted by the Vietnam’s National Medical Council (VNMC) acting as a presiding body.
4. Candidates taking qualification tests shall be liable for fees, costs and expenses incurred from these tests.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 25. Vietnam’s National Medical Council (VNMC)
1. VNMC is an organization created by the Prime Minister that functions as an independent appraiser of qualification for the practice of medicine; has its own seal and headquarter.
2. It shall have the following tasks and duties:
a) Preside over and cooperate with healthcare socio-professional organizations and other relevant agencies and organizations in developing a benchmarking toolkit for assessment and measurement of qualification for the practice of medicine;
b) Adopt the aforesaid benchmarking toolkit;
c) Conduct qualification tests;
d) Receive, process and handle requests and complaints, or cooperate with state agencies in handling complaints and denunciations relating to qualification test results;
dd) Perform other tasks and duties assigned by the Prime Minister.
3. The Prime Minister shall impose regulations on VNMC’s organization and operation.
Section 3. PRACTISING LICENSES
Article 26. Professional ranks or titles requiring practising licenses
1. Below are professional ranks or titles requiring practising licenses:
a) Doctors;
b) Physician assistants;
c) Nurses;
d) Midwives;
dd) Medical technicians;
e) Clinical nutritionists;
g) (Out-of-hospital) paramedics;
h) Clinical psychologists;
i) Herbalists;
k) Holders of folk remedies or therapies.
2. The Government shall lay down regulations for professional ranks or titles; conditions for issuance, re-issuance, renewal, modification or revision, suspension of medical practice, and revocation or withdrawal of practicing licenses with respect to professional ranks or titles that are added in the list of professional ranks or titles specified in clause 1 of this Article to keep up with the socio-economic developments of our country over periods of time after presenting the updated list to the National Assembly’s Standing Committee to seek its approval.
3. The Minister of Health shall impose regulations on the scope of medical activities involved in the practice of medicine to be applied to specific professional ranks or titles.
Article 27. Practising licenses
1. Each medical practitioner may be awarded only one practising license that is valid for use nationwide.
2. The validity period of each practising license shall be 05 years.
3. Each practising license shall include but not limited to the following information:
a) Full name; date of birth; personal identification number for Vietnamese practitioners; Passport number and nationality for foreign practitioners;
b) Professional title;
c) Scope of practice;
d) Validity period or expiry date of the practicing license.
4. Applicants for issuance, re-issuance, renewal, revision or modification of practising licenses shall pay fees defined in law on fees and charges, except as it is the fault of an agency having jurisdiction to issue practising licenses that a practising license needs to be issued, re-issued, renewed, revised or modified .
5. The Minister of Health shall elaborate on this Article and decide on the practising license design or format.
Article 28. Authority to issue, reissue, renew, modify or revise practising licenses; suspend practice of medicine, revoke or withdraw practising licenses
1. Authority to issue, reissue, renew, modify or revise practising licenses shall be regulated as follows:
a) The Ministry of Health shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for the title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist if holders thereof are working for medical establishments under its jurisdiction;
b) The Ministry of National Defence shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for the title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist if holders thereof are working for medical establishments under its jurisdiction;
c) The Ministry of Public Security shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for the title of doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist if holders thereof are working for medical establishments under its jurisdiction;
d) Medical agencies under provincial People’s Committees shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for those titles specified in clause 1 of Article 26 herein, except as prescribed in point a, b and c of this clause.
2. Authority to suspend, withdraw or revoke practising licenses shall be regulated as follows:
a) The Ministry of Health shall be empowered to suspend medical practitioners working for medical establishments nationwide from their practice of medicine; revoke or withdraw practising licenses of medical practitioners working for medical establishments under its jurisdiction;
b) The Ministry of National Defence shall be empowered to enforce suspension of practice of medicine, revocation or withdrawal of practising licenses on medical practitioners working for medical establishments under its jurisdiction;
c) The Ministry of Public Security shall be empowered to enforce suspension of practice of medicine, revocation or withdrawal of practising licenses on medical practitioners working for medical establishments under its jurisdiction;
d) Medical agencies under provincial People’s Committees shall be empowered to suspend medical practitioners working for medical establishments falling within their remit from their practice of medicine; revoke or withdraw practising licenses of medical practitioners working for medical establishments under their jurisdiction.
Article 29. Recognition of practising licenses issued by competent foreign bodies or entities
1. Practising licenses issued by competent foreign bodies or entities shall be considered for recognition when fully meeting the following conditions:
a) These practising licenses are recognized under international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state, or international agreements to which Vietnam is a signatory; are issued by competent foreign bodies or entities that have been assessed and recognized by the Ministry of Health as prescribed in clause 3 of this Article;
b) These practising licenses remain valid at the time of application for recognition;
c) These practising licenses contain information about professional titles that shall be equivalent to one of the professional titles specified in point a, b, c, d, dd, e, g and h of clause 1 of Article 26 herein.
2. Recognition procedures shall be as follows:
a) The practising license holder sends the application package for recognition to the Ministry of Health, including the application form for recognition and the valid copy of the practising license in question;
b) Within 30 days of receipt of the application package, the Ministry of Health is obliged to send a response stating acceptance or refusal of grant of recognition;
c) Where it is necessary to verify matters relating to the applicant’s training in foreign countries, the duration of decision to grant recognition shall be 30 days from the day on which verification results are available.
3. Assessment for accreditation of a foreign body or entity issuing practising licenses shall deal with:
a) its training system;
b) its system, processes and procedures for award of practising licenses, and regulations on professional titles and scope of practice.
4. Holders of the practising licenses issued by competent foreign bodies or entities that are recognized in Vietnam shall be exempted from the requirement for practising as medical interns that are set forth in Article 23 herein, and taking qualification tests that are specified in Article 24 herein.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 30. Issuance of practising licenses
1. A practising license may be issued to:
a) a person who first applies for the practising license;
b) a medical practitioner whose professional title specified in his/her practising license is changed;
c) a person whose practising license is revoked as prescribed in regulations on issuance of practising licenses of the Government;
d) Other persons as decided by the Government.
2. Conditions for issuance of practising licenses applied to those holding the professional titles as doctors, physician assistants, nurses, midwives, medical technicians, clinical nutritionists, out-of-hospital paramedics or clinical psychologists shall be as follows:
a) Applicants are accredited for the practice of medicine by passing qualification tests specified in Article 24 herein, or hold practising licenses recognized pursuant to Article 29 herein;
b) Applicants have good health to practice medicine;
c) Foreign applicants satisfy Vietnamese proficiency requirements under the Government's regulations;
d) Applicants do not get into the situations specified in Article 20 herein, or are punished for administrative offences involving the unlicensed practice of medicine within the time limit assigned for deeming that they have not yet been punished for administrative offences.
3. Conditions for issuance of practising licenses applied to those holding the professional titles as herbalists, holders of folk remedies or therapies shall be as follows:
a) Applicants hold herbalist certificates or certificates of holders of folk remedies or therapies;
b) Applicants satisfy the conditions laid down in point b, c and d of clause 2 of this Article.
4. An application package for issuance of a practising license shall be composed of:
a) Application form;
b) Documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 or 3 of this Article with respect to corresponding professional titles.
5. Procedures for issuance of a practising license shall be regulated hereunder:
a) The applicant submits the set of documents specified in clause 4 of this Article to the competent licensing agency;
b) The competent licensing agency is required to issue the requested practising license within 30 days of receipt of all required documents; in case of rejection, a written response, clearly stating reasons for such rejection, shall be sent to the applicant;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to issue a practising license shall be 30 days from the day on which verification results are available.
6. The Government shall elaborate on this Article.
Article 31. Re-issuance of practising licenses
1. A practising license may be re-issued if:
a) it is lost or damaged;
b) there is any change in the information specified in point a of clause 3 of Article 27 herein, or any error in the information specified in clause 3 of Article 27 herein;
c) the person whose practising license is revoked meets the Government’s regulations on re-issuance of practising licenses;
d) it is issued ultra vires;
dd) other circumstances specified in the Government’s regulations arise.
2. Conditions for re-issuance of a practising license shall be as follows:
a) The practising license already exists;
b) Conditions fitted to the content of the application for re-issuance are satisfied;
c) Any of the cases prescribed in Article 20 herein does not occur.
3. An application package for re-issuance of a practising license shall be composed of:
a) Application form;
b) Documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article.
4. Procedures for re-issuance of a practising license shall be regulated hereunder:
a) The applicant submits the application package defined in clause 3 of this Article to the competent licensing agency;
b) The competent licensing agency is required to re-issue the requested practising license within 15 days of receipt of all required documents; in case of rejection, a written response, clearly stating reasons for such rejection, shall be sent to the applicant;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to re-issue a practising license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 32. Renewal of practising licenses
1. A practising license may be renewed if the practising license expires.
2. Conditions for renewal of practising licenses applied to those holding the professional titles as doctors, physician assistants, nurses, midwives, medical technicians, clinical nutritionists, out-of-hospital paramedics, clinical psychologists or herbalists shall be as follows:
a) Satisfy the requirements for continuously updating medical knowledge set out in Article 22 herein;
b) Have good health to practice medicine;
c) Be obliged to complete renewal procedures at least 60 days before the practising license expires, unless otherwise required under the Government's regulations;
d) Any of the cases prescribed in Article 20 herein does not occur.
3. Conditions for renewal of practising licenses applied to those holding the professional titles as holders of folk remedies or therapies shall comprise the conditions set out in point b, c and d of clause 2 of this Article.
4. The application package for renewal of a practising license shall be composed of the documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 or 3 of this Article.
5. Procedures for renewal of a practising license shall be regulated hereunder:
a) The applicant submits the application package defined in clause 4 of this Article to the competent licensing agency;
b) During the period from the date of receipt of all required application documents to the expiry date printed on a practising license, the competent licensing agency shall be responsible for renewing it or replying in writing to the license holder with clear reasons for rejection of renewal; where there is no written reply till the expiry date printed on the foregoing practising license, it shall be renewed as per clause 2 of Article 27 herein;
c) Where it is necessary to verify whether the applicant participates in medical knowledge updating programs run by a qualified foreign entity or organization, the duration of decision to renew the practising license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
6. The Government shall elaborate on this Article.
Article 33. Modification or revision of practising licenses
1. Practising licenses awarded to medical practitioners holding the titles as doctors, physician assistants, nurses, midwives, medical technicians, clinical nutritionists, out-of-hospital paramedics or clinical psychologists may be modified or revised when there is any change in the scope of medical practice.
2. Conditions for modification or revision of a practising license shall be as follows:
a) The applicant has been certified in writing to complete a training course to adapt his/her professional and technical expertise in healthcare to the scope of medical practice in question by a qualified training institution or hospital;
b) The applicant meets the medical internship requirements applied to several fields of specialization;
c) Any of the cases prescribed in Article 20 herein does not occur.
3. An application package for modification or revision of a practising license shall be composed of:
a) The application form;
b) The documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article.
4. Procedures for modification or revision of a practising license shall be regulated hereunder:
a) The applicant submits the application package defined in clause 3 of this Article to the competent licensing agency;
b) The competent licensing agency is required to modify or revise the foregoing practising license within 15 days of receipt of all required documents; in case of rejection, a written response, clearly stating reasons for such rejection, shall be sent to the applicant;
c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to modify or revise a practising license shall be 15 days from the day on which verification results are available.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 34. Suspension of practice of medicine
1. A medical practitioner shall be suspended from his/her practice of medicine if:
a) the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that he/she has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine due to the fact that such error does not cause him/her to deserve the more severe sanction of revocation or withdrawal of his/her practising license;
b) the competent authority establishes that he/she has committed a violation against professional ethics which is not so severe that the sanction of revocation or withdrawal of his/her practising license is imposed;
c) he/she is not healthy enough to practise medicine.
2. Depending on the nature and severity of an error related to professional and technical expertise in healthcare, violation of professional ethics and his/her health status, the medical practitioner may be suspended from practice of medicine for 1 to 24 months.
3. After being suspended from practising medicine, depending on the nature and severity of his/her error in professional and technical expertise in healthcare, the medical practitioner shall be required to keep up with the most updated medical knowledge according to the conclusion of the Expert Panel pursuant to Article 101 herein.
4. The Government shall elaborate on this Article.
Article 35. Revocation or withdrawal of practising licenses
1. A practising license shall be revoked if:
a) the application package for award of that practising license fails to meet regulations;
b) there is any fraudulent document enclosed in the application package for issuance of the practising license;
c) the professional title or the scope of practice printed in that practising license is different from those stated in the application package for issuance of the practising license;
d) the medical practitioner holding the practising license has not practiced medicine for 24 consecutive months, except when he/she takes a medical training course;
d) the medical practitioner is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1,2, 3, 4 and 6 of Article 20 herein;
e) the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that the medical practitioner holding that practising license has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of revocation or withdrawal of his/her practising license;
g) the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that the medical practitioner holding that practising license has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare for the second time to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine;
h) the competent state agency establishes that the medical practitioner holding that practising license has violated professional ethics to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine within the validity period of that practising license;
i) that practising license is revoked or withdrawn at the request of the medical practitioner holding it;
k) other circumstances regulated by the Government after being presented to the National Assembly’s Standing Committee.
2. After his/her practising license is revoked or withdrawn, the medical practitioner who wishes to carry on his/her practice of medicine shall be required to apply for a new practising license to be issued in accordance with point c of clause 1 of Article 30 herein, or apply for another practising license to be re-issued in accordance with point c of clause 1 of Article 31 herein.
3. The Government shall elaborate on this Article.
Section 4. REGISTRATION FOR PRACTICE OF MEDICINE
Article 36. Registration principles
1. A medical practitioner may register for his/her practice of medicine at different medical establishments provided that his/her working hours at these medical establishments do not overlap.
2. A medical practitioner may hold one or more professional positions listed hereunder on registration with a medical establishment on condition that he/she is required to perform well in his/her assignments:
a) Providing medical services according to his/her practising license;
b) Being in charge of a specialized department;
c) Assuming professional responsibilities at his/her employing medical establishments.
3. A medical practitioner may practice medicine without being required to apply for registration for practice of medicine if:
a) he/she provides emergency care off the premises, except out-of-hospital emergency care;
b) he/she is mobilized and dispatched by the competent body or person to participate in medical examination and treatment activities in response to a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency;
c) he/she takes part in humanitarian outreach healthcare campaigns organized at intervals;
d) he/she temporarily provides medical care during the period of transfer of professional and technical expertise in healthcare or technical assistance at another medical establishment;
dd) Other circumstances regulated by the Minister of Health arise.
Article 37. Information required for registration
1. Full name, reference number of the practising license.
2. Professional title or rank of the medical practitioner.
3. Information about the practice location, including name and address of the medical establishment granting registration to the medical practitioner.
4. Working hours and days.
5. The language used by the foreign medical practitioner in the delivery of healthcare. This information is required for those defined in point a and b of clause 2 of Article 21 herein.
Article 38. Responsibilities arising from registration for practice of medicine
1. A medical establishment shall acts as follow to get registration for their medical practitioners:
a) Sending the list of medical practitioners applying for registration together with the application for issuance of an operating license to the agency having jurisdiction to grant operating licenses;
b) If any change of medical practitioners on the list occurs pending issuance of the operating license or during its operation, the application form for registration shall be sent to the agency having jurisdiction to award operating licenses.
2. The agency having jurisdiction to issue operating licenses shall have the duty to publish the list of registered medical practitioners on the healthcare management information system
a) at the same time as issuance of the operating license with respect to the original list specified in point a, and the updated list specified in point b of clause 1 of this Article;
b) within 05 working days of receipt of the application form for practice of medicine with respect to the updated list specified in point b of clause 1 of this Article.
3. The Government shall imposed detailed regulations on registration for practice of medicine specified in Section 4 of Chapter III herein.
Section 5. MEDICAL PRACTITIONERS’ RIGHTS
Article 39. Right to practise medicine
1. Practise medicine according to the permitted scope of practice.
2. Make decisions pertaining to medical diagnosis and therapy if the scope of practice permits.
3. Practise medicine at different medical establishments in compliance with regulations on registration for practice of medicine enshrined herein.
4. Become members of healthcare socio-professional organizations.
Article 40. Right of refusal to provide medical care
Medical practitioners may refuse to provide medical care in the following cases:
1. If the medical prognosis indicates that a patient’s disease is beyond the competence or scope of practice of the medical practitioner receiving that patient, he/she may refuse to provide medical care, but must refer the patient to another medical practitioner or other suitable medical establishment, and must perform the practice of first aid, emergency care, monitoring, care and treatment of the patient until such referral is completed;
2. Such medical care is in breach of laws or professional ethics;
3. The patient needing medical care or his/her family or relatives commit an act of infringing upon the body, health and life of the medical practitioner on duty, except if that patient suffers from mental illness or other diseases causing impairment of his/her cognition or behavior control;
4. The patient requires the method of medical examination or treatment that is not permitted by regulations on professional and technical expertise in healthcare;
5. The patient, the patient's representative referred to in point a of clause 2 and point a of clause 3 of Article 15 herein fails to comply with the medical practitioner's prescription for the medical diagnosis or therapy after being consulted or encouraged by the medical practitioner despite the fact that such non-compliance is prone to harm the patient's health and life.
Article 41. Right to improvement of professional qualification
1. Have access to training courses designed to improve professional qualification.
2. Receive continuous updates on medical knowledge that are appropriate to the scope of practice.
3. Participate in training sessions, and exchange healthcare information and knowledge about laws on medicine.
Article 42. Right to be protected in case of occurrence of medical incidents
1. Medical practitioners shall be afforded protection by law, and granted exemption from any blame for medical incidents if they practise medicine in compliance with regulations.
2. Medical practitioners may request healthcare agencies, entities or socio-professional organizations to protect their legitimate rights and interests in case of occurrence of medical incidents.
Article 43. Right to personal safety during practice of medicine
1. Enjoy workplace safety and hygiene standards while on duty as per laws on occupational safety and hygiene.
2. Be offered protection of their honor, dignity, health and life.
3. Gain permission to temporarily leave their workplace to avoid any threat to their health and life posed by other person on condition that they promptly notify the person in charge of professional practices or the shift-working chief at the medical establishment, or the police authority or the nearest local authority.
Section 6. MEDICAL PRACTITIONERS’ OBLIGATIONS
Article 44. Obligations to patients
1. Promptly provide first aid, emergency care or medical care to patients, except as specified in clause 2, 3, 4 and 5 of Article 40 herein.
2. Respect patients’ rights; have a considerate and gentle attitude towards patients.
3. Provide counsels and information pursuant to clause 1 of Article 9 herein.
4. Treat patients equally; avoid allowing personal interests or discrimination to influence their professional decisions.
5. Request patients to pay costs of medical services as permitted by law.
Article 45. Obligations relating to the medical profession
1. Comply with regulations pertaining to professional and technical expertise in healthcare.
2. Assume responsibility for their delivery of healthcare.
3. Continuously learn and update their medical knowledge.
4. Offer whole-hearted medical services.
5. Protect the privacy in terms of patients’ medical condition, information provided by patients and their medical records, except as agreed by patients to share such information and defined in clause 3 and 4 of Article 69 herein.
6. Report any act of patient deception or violation against this Law committed by medical practitioners to competent persons.
Article 46. Obligations to colleagues
1. Cooperate with their colleagues in healthcare.
2. Respect the dignity and prestige of their colleagues.
Article 47. Social obligations
1. Participate in first aid, health protection and health education in the community.
2. Join in supervising the medical skills and competence and professional ethics of other practitioners.
3. Observe temporary job rotation decisions issued by their immediately supervisory agencies; mobilization or dispatch decisions from competent agencies or persons to join in providing medical services in case of a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency with the exceptions mentioned hereunder:
a) Medical practitioners who are pregnant or nursing a child under 24 months of age, unless they volunteer;
b) Medical practitioners who are in a high-risk category for epidemics and otherwise regulated by the Minister of Health.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
Mục 5. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 112. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân
Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong
Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Điều 88. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
Điều 93. Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng
Điều 103. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 104. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 105. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh