Chương VII Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 74/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 31/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1179 đến số 1180 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề
Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề trong các trường hợp sau:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia thì được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Nội dung nêu trên được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
c) Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; danh mục nghề đào tạo ở các trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; ban hành quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp;
d) Quy định việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
đ) Quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
e) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động đào tạo nghề nghiệp;
g) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp;
h) Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên;
i) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp;
k) Quản lý, tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về đào tạo nghề nghiệp;
l) Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp;
m) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có tham gia giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.
5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp.
2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục nghề nghiệp;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục nghề nghiệp;
d) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp trái quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái quy định của pháp luật;
d) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ;
đ) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; ngược đãi, hành hạ người học;
e) Vi phạm quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
h) Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thu tiền sai quy định hoặc vì mục đích vụ lợi;
i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chapter VII
STATE MANAGEMENT OF VOCATIONAL EDUCATION
Article 71. Responsibility of state management of vocational education
1. The Government shall be in charge of state management of vocational education
2. The vocational education authorities in central government shall take responsibility to the Government for state management of vocational education and have tasks and entitlement below:
a) Formulate, request competent agencies to issue or issue within their competence and implement strategies, planning, plans, or policies on vocational education development;
b) Formulate, request competent agencies to issue or issue within their competence and implement legislative documents on vocational education;
c) Stipulate objectives, content and methods of training; qualifications for educators; list of training vocations at all levels; requirements pertaining to training facilities and equipment; issue regulations on enrollment, tests, examination, recognition of graduation and issuance of degrees or certificates in vocational education.
d) Regulate the application and issuance of Certification of registration of vocational education;
dd) Management and organization of vocational education quality assessment;
e) Release statistics or information about organization and operation of vocational training;
g) Organization of organizational structure of vocational education;
h) Management and organization of training and refresher courses provided for vocational education administrative officials, educators of continuing training programs;
i) Mobilize, manage and use resources to develop vocational education;
k) Manage and organize activities of study, application of science and technology; production, businesses and services in vocational training;
l) Manage and organize international cooperation in vocational education;
m) Inspect the observance of the law on vocational education; deal with complaints or denunciation and actions on violations against law on vocational education.
3. Ministries, ministerial agencies shall cooperate with vocational education authorities in central government in state management of vocational education within their competence and directly manage vocational education institutions of their Ministries or agencies (if any).
4. The People’s Committee of the province shall be responsible for state management of vocational education according to the classification of the Government; formulate and implement plans for vocational education in conformity with human resources of local governments; inspect the implementation of law on vocational education conducted by vocational education institutions, organizations and individuals involved in vocational education in the administrative divisions within their competence; make investment in private sector involvement in vocational education; improve quality and effectiveness of vocational education in the local governments.
5. The Government provides guidance on competence and content of state management of vocational education.
Article 72. Inspection of vocational education
1. The vocational education authority shall be vocational education inspector.
2. Vocational education inspector shall have tasks and entitlement below:
a) Inspect the implementation of law and policies on vocational education;
b) Detect, prevent and handle within their competence or request competent agencies to take actions to violations against law on vocational education;
c) Verify or request competent agencies to deal with complaints or denunciation of vocational education;
d) Other tasks and entitlement as prescribed in regulations of law on inspection.
3. Organization and operation of vocational education inspectors shall comply with regulations of law on inspection.
Article 73. Actions to violations
1. Any person commit violation(s) below shall be disciplined, face penalties for administrative violations or criminal prosecution according to his/her nature and severity of the violations; if he/she cause damages, he/she must pay compensation as prescribed;
a) Establish vocational education institutions or perform vocational education operation contrary to regulations of law;
b) Commit violations against regulations on organization and operation of vocational education institutions;
c) Publish, print, or release materials contrary to regulations of law;
d) Making fake documents, violate regulations on enrollment, examination, tests, recognition of graduation and issuance of degrees and certificates;
dd) Infringe human dignity and bodies of vocational educators, administrative officials; maltreat or persecute learners;
e) Violate regulations on vocational education quality assessment;
g) Disturb public security and order in the vocational education institutions;
h) Loss funding, misuse vocational education operation to collect money contrary to regulations or out of self-seeking purposes;
i) Cause damage to facilities of vocational education institutions;
k) Other violations against law on vocational education.
2. The Government shall provide guidance on penalties for administrative violations against law on vocational education.
Article 74. Complaints or denunciation and resolution of complaints or denunciation
The complaints or denunciation and resolution of complaints or denunciation in vocational education shall comply with regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực