Chương VI Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 74/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 31/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1179 đến số 1180 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề
Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề trong các trường hợp sau:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia thì được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Nội dung nêu trên được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Có đội ngũ cán bộ quản lý và kiểm định viên đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
4. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; được thu phí kiểm định theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; điều kiện và thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Nộp phí kiểm định chất lượng cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
6. Được lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục nghề nghiệp.
7. Được khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Hằng năm, báo cáo kết quả tự đánh giá với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để:
1. Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
2. Người học lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp;
3. Người sử dụng lao động tuyển dụng lao động;
4. Nhà nước thực hiện đầu tư, đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chapter VI
VOCATIONAL EDUCATION QUALITY ASSESSMENT
Article 65. Objectives, entities, and rules for vocational education quality assessment
1. Objectives of vocational education quality assessment:
a) Ensure and improve the vocational education quality;
b) Certify the satisfaction of objectives of vocational education in every certain period of the vocational education institution or the vocational education programs.
2. Entities of vocational education quality assessment:
a) Vocational education institutions;
b) Training programs of vocational education at all levels.
3. The vocational education quality assessment must follow the rules below:
a) Independent, objective and lawful;
b) Honest, public and transparent;
c) Equal, periodical;
d) Compulsory with vocational education institutions and training programs providing major disciplines of the nation, region or the world; vocational education institutions and training programs providing disciplines serving the state management.
Article 66. Organization and management of vocational education quality assessment
1. The organization for education quality assessment shall assess and recognize the vocational education institutions and vocational education programs satisfying the requirements pertaining to vocational education quality.
2. Organizations for vocational education quality assessment include:
a) Organizations for vocational education quality assessment established by the State;
b) Organizations for vocational education quality assessment established by organizations or individuals.
3. A0An organization for vocational education quality assessment established according to projects must:
a) Have facilities, equipment and finance meeting the requirements pertaining to the organization for vocational education quality assessment;
b) Have administrative official and assessor staff meeting the requirements pertaining to the organization for vocational education quality assessment.
4. The organizations for education quality assessment shall have legal status, take legal responsibility for their operation; and they are eligible to collect assessment fees as prescribed in regulations of law.
5. The Head of vocational education authority shall provide guidance on requirements, procedures and periods of vocational education quality assessment; conditions and competence in establishment, permission for establishment, dissolution of the organizations for vocational education quality assessment; rights and obligations of organizations for vocational education quality assessment; recognition of assessment results of the organizations for vocational education quality assessment; issuance and revocation of certificate of vocational education quality assessment; criteria, rights and obligations of assessors; management and issuance of vocational education quality assessor’s cards.
Article 67. Tasks and entitlement of the vocational education institutions in vocational education quality assessment
1. Formulate and carry out the long-term or annual plans for improvement of vocational education quality.
2. Assess vocational education quality themselves according to the requirements and procedures for vocational education assessment.
3. Provide information or materials relating to vocational education quality assessment.
4. Carry out vocational education quality assessment at the request of competent agencies.
5. Pay quality assessment fees to organizations for vocational education quality assessment.
6. Select organizations for vocational education business organizations to carry out the assessment and vocational education programs.
7. Send complaints or denunciation of decisions, conclusions, and violations of organizations of individuals conducting vocational education quality assessment against law to the competent agencies.
Article 68. Certification of vocational education quality standards
1. If any vocational education institution or training program satisfies requirements pertaining to quality assessment, it shall be granted a Certification of vocational education quality standards. The Certification shall be valid for 05 years.
2. If any vocational education institution or training program fail to satisfy requirements pertaining to quality assessment, it shall be revoked the Certification of vocational education quality standards.
Article 69. Tasks and entitlement of a vocational education institutions obtaining Certification of vocational education quality standards
1. Maintain and keep improving vocational education quality.
2. Send a report to vocational education authority every year.
3. Benefit from policies on investment support to improve the vocational education quality and lodge tender to fulfill the vocational education quotas according to the order of the State.
Article 70. Use of results of vocational education quality assessment
The results of vocational education quality assessment shall be used in the following cases:
1. Evaluate the reality of training quality of vocational education institutions;
2. Learners select vocational education institutions, or training programs at all levels of vocational education;
3. The employers employ workers;
4. The State invest, lodge tender, place orders and assign training tasks to vocational education institutions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực