Chương II Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 74/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 31/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1179 đến số 1180 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề
Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề trong các trường hợp sau:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia thì được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Nội dung nêu trên được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
1. Hội đồng trường được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
2. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường;
b) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;
c) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định của pháp luật;
d) Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc đề nghị miễn nhiệm hiệu trưởng;
đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
3. Thành phần tham gia hội đồng trường bao gồm:
a) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có);
b) Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
4. Chủ tịch hội đồng trường do thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này.
5. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
6. Thẩm quyền, thủ tục thành lập, số lượng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của hội đồng trường; nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng trường; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch và các thành viên hội đồng trường được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1. Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục.
2. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
b) Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế, tổ chức hoạt động của nhà trường;
c) Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận hiệu trưởng;
d) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;
đ) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường;
e) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
3. Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm:
a) Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;
b) Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;
c) Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo.
4. Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín.
Chủ tịch hội đồng quản trị là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diện chủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.
5. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
6. Thủ tục thành lập, số lượng, cơ cấu thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.
2. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khỏe.
3. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành các quy chế, quy định trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của trung tâm;
c) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề nghiệp; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông;
đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với cơ quan quản lý trực tiếp;
i) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận, không công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục.
5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định trong Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
1. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
2. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
3. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành các quy chế, quy định trong trường trung cấp, trường cao đẳng theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
c) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của nhà trường;
d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của nhà trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo;
e) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
h) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường;
i) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị;
k) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của hội đồng quản trị;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo đề nghị của hội đồng quản trị.
5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng.
1. Hội đồng tư vấn trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập để tư vấn cho người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi, thẩm quyền của mình.
2. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định.
1. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng không có tư cách pháp nhân độc lập, đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trường cao đẳng, chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ nơi đặt phân hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, báo cáo với người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng về các hoạt động của phân hiệu, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương.
3. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
1. Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.
4. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu đối với việc thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
6. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quyết định thành lập trường cao đẳng công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định.
Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;
c) Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
e) Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.
2. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
c) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.
3. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành bao gồm Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng.
2. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục tiêu và sứ mạng;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Tổ chức các hoạt động đào tạo;
d) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý;
đ) Nhiệm vụ và quyền của người học;
e) Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
g) Tài chính và tài sản;
h) Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và công bố công khai tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này.
4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
5. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
6. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
7. Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
8. Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
11. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.
12. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
13. Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
14. Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
15. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
16. Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
17. Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
18. Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.
19. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
20. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, người học và những người lao động khác kể cả khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc buộc phải đình chỉ hoạt động, giải thể trước thời hạn.
3. Tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của Việt Nam.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Điều 23 của Luật này.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về tổ chức, quản lý hoạt động và chất lượng đào tạo của mình.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ năng lực tự chịu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ thì tùy mức độ mà bị hạn chế quyền tự chủ và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách sau đây:
a) Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;
b) Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;
d) Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
đ) Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;
e) Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
1. Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển người khuyết tật vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật được hưởng các chính sách quy định tại Điều 26 của Luật này và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; được giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp ở nơi thuận lợi cho việc học của người khuyết tật.
1. Ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Học phí, lệ phí tuyển sinh.
4. Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
5. Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo và chi phí tuyển sinh.
2. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh theo quy định đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ toàn diện.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khác xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh theo từng chuyên ngành hoặc từng nghề căn cứ vào nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh và khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.
5. Mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh phải được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
6. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thiết bị đào tạo theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý, sử dụng tài sản được hình thành từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản hình thành từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
4. Tài sản và đất đai được Nhà nước giao cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục quản lý và tài sản mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục được tài trợ, viện trợ, biếu, tặng, cho phải được sử dụng đúng mục đích, không chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng đúng mục đích nguồn tài chính tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quản lý và sử dụng tài sản nhà nước của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Chapter II
VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS
Section 1. Organization of vocational education institutions
Article 10. Organizational structure of vocational education institutions
1. Organizational structure of a public or private vocational training school or college includes:
a) School councils of public vocational training schools, or colleges; Board of Directors of private vocational training schools or colleges;
b) Principals, Vice Principals;
c) Administrative departments;
d) Faculties, or subjects;
dd) Advisory boards;
e) School branch; organizations for scientific and technology research; organizations for training services, scientific research and application development; internal business facilities (if any).
2. Organizational structure of a public or private vocational training center includes:
a) Directors, Deputy Directors;
b) Administrative departments;
c) Subjects;
d) Advisory boards;
dd) Organizations for training services; internal business facilities (if any).
3. The foreign-invested vocational education institutions shall be given autonomy in organizational structure.
1. The School council shall be established in a public vocational training school or college.
2. The School council is an administrative organization representing the ownership of the school, which has following tasks and entitlement:
a) Decide guidelines, objectives, strategies, planning, development plans and Regulation on the organization and operation of the school;
b) Decide guidelines on training and international cooperation;
c) Decide policies on use of finance, assets and guidelines on development investment as prescribed;
d) Decide the organizational structure of the school; the establishment, acquisition, division, dissolution of the organizations of the school; and requests for dismissing the Principal from his position;
dd) Observe the implementation of Resolutions of the School council, the implementation of democratic regulations in the school.
3. Members of the School council:
a) The Principal, Vice Principals, Secretaries of party committees, President of Trade Union, Secretaries of Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, representatives of educators and departments, faculties, or internal business facilities of the school (if any);
b) Representatives of the senior authority or representatives of the relevant internal business facilities.
4. The President of the School council is appointed or dismissed by the Head of the competent agency. Requirements applied to the President of the School council are similar to the requirements applied to the Principal as prescribed in Clause 2 Article 14 of this Law.
5. Tenure of the School council is 05 years and according to the tenure of the Principal. The School council operates on the principle of collectives, under the majority rule.
6. Competence, procedures for establishment, number, organizational structure, specific tasks and power of the School council; tasks and entitlement of the President, or Secretary of the School council; the appointment, discharge, or dismissal of the President or members of the School council shall comply with the Regulations of the vocational training schools, Regulations of the colleges and Regulation on the organization and operation of vocational education institutions.
Article 12. Board of Directors
1. The Board of Directors shall be set up in the private vocational training schools or colleges.
2. The Board of Directors which is the only representative of owners of the school shall have the following tasks and entitlement:
a) Implement Resolutions of the General meeting of shareholders;
b) Decide guidelines, objectives, strategies, planning, or plans for development and regulations on organization and operation of the school;
c) Decide the organizational structure of the school; the establishment, acquisition, division, or dissolution of the organizations of the school; the appointment, discharge, or dismissal of the Principal and request for recognition or non-recognition of the Principal from the competent authorities;
d) Decide the guidelines on training activities and international cooperation;
dd) Decide the organization, personnel, finance, assets and guidelines on investment and development of the school;
e) Observe the implementation of the Resolutions of the Board of Directors, the General meeting of shareholders, and the implementation of the democratic regulations of the school.
3. Members of the Board of Directors shall consist of:
a) Representatives of the organizations or individuals holding a certain number of shares as prescribed;
b) The Principal, representatives of vocational education authorities of local government where the vocational education institution is located or representatives of the relevant internal business facilities;
c) Representatives of the Communist Parties, Unions; representatives of educators.
4. The President of the Board of Directors elected by the Board of Directors under the majority rule and ballot.
The President of the Board of Directors is the owner of school’s account and takes legal responsibility for the management of finance and assets of the school. The President of the Board of Directors may authorize the Principal to be the representative of the account, and exercise rights and fulfill obligations similarly to the account owner within his authorized scope.
5. The tenure of the Board of Directors is 5 years. The Board of Directors shall operate on the principle of collectives and under the majority rule.
6. The procedures for establishment, members, tasks and entitlement of the Board of Directors; requirements, tasks and entitlement of the President and Secretary of the Board of Directors as regulated in the Regulations of the vocational training schools, colleges and Regulations on organization and operation of vocational education institutions.
Article 13. Directors of vocational education centers
1. The Director of a vocational education center is the leader of the center, the representative of the center who takes legal responsibility and manages operation of the vocational education center.
Tenure of the Director of the vocational education center is 05 years.
2. The Director of the vocational education center must:
a) Have moral virtue;
b) Have at least a college degree;
c) Have completed refresher courses in vocational education management;
d) Attain fitness.
3. The Director of the vocational education center shall have following tasks and entitlement:
a) Issue regulations of the vocational education centers;
b) Decide the establishment, acquisition, division, or dissolution of the organizations of the vocational education centers; the appointment, discharge and dismissal of people occupying leader or vice leader positions in the organizations of the center;
c) Formulate the planning and develop teaching staff and administrative officials; decide the structure, number of employees and efficiency wages; employ officials and workers according to the needs of the vocational education center; conclude employment contract, labor contract, manage and use officials, workers and terminate the contract as prescribed;
d) Provide training activities, international cooperation, assess vocational education quality and cooperate with enterprises in the vocational training institution; offer career counseling to high school students;
dd) Manage the facilities, assets, and finance and use mobilized resource effectively to serve the operation of the vocational education centers as prescribed;
e) Follow the information and report regime and inspection or observation as prescribed;
g) Formulate and implement the democratic regulations in the institution; subject to the observation of the individual, organization, or unions in the vocational education centers;
h) Send a report on result of tasks and entitlement to the senior agency every year;
i) Other tasks and entitlement as prescribed.
4. Competence in appointment, recognition, discharge or dismissal of the Director of the vocational education center:
a) The competent persons deciding the establishment of the public vocational education center may appoint, discharge, or dismiss the Directors of the public vocational education centers affiliated to that center;
b) The President of the People’s Committee of the province may recognize or not recognize the Directors of the private vocational education centers in the administrative divisions at the request of the capital contributing members of the centers or the organizations or individuals which are the owner of private vocational education centers.
5. Procedures for the appointment, recognition, discharge or dismissal of the Director of vocational education center shall comply with the Regulations of vocational education centers.
Article 14. Principals of vocational training schools or colleges
1. The Principal of vocational training schools or colleges is the leader of the vocational training schools or the colleges, the representative who takes legal responsibility and manages the operation of the school. Tenure of the Principal is 05 years. The Principal shall be appointed and appointed again at the end of the tenure and not exceeding two consecutive tenures.
The Principal of a public vocational training school or college shall be the owner of the school’s account, take legal responsibility for the management of finance and assets of the school.
2. The Principal of the vocational training school or college must:
a) Have moral virtue, have at least 5-year experience of teaching or management of vocational education;
b) Have at least a Bachelor’s degree regarding the Principal of the vocational training school; have at least a Master’s degree regarding the Principal of the college;
c) Have completed refresher courses in vocational education management;
d) Attain fitness; ensure the age to participate in at least one tenure of the Principal regarding the appointment of the Principal of the public vocational training schools or colleges.
3. The Principal of the vocational training school or college must:
a) Issue the regulations of the vocational training schools or colleges according to the Resolutions of the School council or the Board of Directors;
b) Implement Resolutions of the School council or the Board of Directors;
c) Decide the establishment, acquisition, division, or dissolution of the organizations of the school according to the Resolutions of the School council or the Board of Directors; the appointment, discharge or dismissal of the leader or vice leader positions in organizations of the school.
d) Formulate the planning and develop teaching staff, administrative officials; decide the structure, number of employees and efficiency wages; employ officials and workers according to the demand of the vocational education center; conclude employment contract, labor contract, manage and use officials, workers and terminate the contract as prescribed;
dd) Provide training activities, international cooperation, assess vocational education quality and cooperate with enterprises in the organization of vocational training;
e) Manage the facilities, assets, and finance and use mobilized resource effectively to serve the operation of the vocational education centers as prescribed;
g) Report and subject to the inspection or observation as prescribed;
h) Formulate and implement the democratic in the institution; subject to the observation of the individuals, organizations or unions in the school;
i) Send a report on result of performance of the Principal and the School managing board to the School council or the Board of Directors every year;
k) Other tasks and entitlement as prescribed.
4. Competence in appointment, recognition, discharge or dismissal of the Director of the vocational education schools or colleges:
a) Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces, leaders of socio-political organizations may appoint, discharge or dismiss the Principal of the public affiliated vocational training schools or colleges;
b) The President of the People’s Committee of the province may recognize or not recognize the Principals of the private vocational training schools in the administrative divisions at the request of the Board of Directors;
c) The Heads of vocational education authorities in the central government may recognize or not recognize the Principals of private colleges at the request of the Board of Directors.
5. Procedures for appointment, recognition, discharge or dismissal of the Principals of vocational training schools or colleges shall comply with the Regulations of the vocational training schools or Regulations of the colleges.
1. The Advisory board in the vocational education institution shall be set up by the Head of the vocational education institution in order to offer advice to the Head of the vocational education institution on the implementation of his tasks and entitlement.
2. The organization, operation, tasks and entitlement of the Advisory board shall be regulated by the Head of the vocational education institution.
Article 16. Branches of the vocational training schools or colleges
1. A branch of a vocational training school or a vocational college shall be in the organizational structure and subject to the management of the Principal of the vocational training school or the vocational college. The branch of a vocational training school or a vocational college does not have independent legal status, is located in the central-affiliated city or province other than the province where the head office of the vocational training school or the vocational college is located, and subject to the State management as prescribed.
2. The branch of the vocational training school or the vocational college shall perform the tasks according to the management of the Principal of the vocational training school or the vocational college, send a report on operation of the branch to the Head of the vocational training school or the vocational college, or to the competent authority where the branch is located.
3. Requirements pertaining to the establishment or permission for the establishment; competence and procedures for the establishment or permission for the establishment, registration of vocational education operation relating to the branch of the vocational training school or the vocational college shall comply with Article 18 and Article 19 of this Law.
Article 17. Organizations of the Communist Party of Vietnam, unions, social organizations in the vocational education institutions
1. Organizations of the Communist Party of Vietnam, unions, and social organizations in the vocational education institutions established and operated under the Regulations of their organizations and Constitution and law.
2. The vocational education institution must enable the organizations of the Communist Party, unions and social organizations to be established and operated under regulations of Clause 1 of this Article.
Article 18. Establishment, acquisition, division or permission for establishment, acquisition, division of vocational education institutions
1. The vocational education institution is established or permitted for establishment if there is a project satisfying requirements as prescribed in regulations of the Prime Minister on vocational education authorities in the central government and it comply with the approved planning for networks of vocational education institutions.
2. The foreign-invested vocational education institution must satisfy requirements as prescribed in Clause 1 of this Article and other requirements as prescribed in law on investment.
3. The vocational education institution for the disabled must satisfy the requirements as prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article and the following requirements:
a) There are training facilities, equipment, learning materials, method and duration of training compliant with the disabled. The buildings serving the study of the disabled must satisfy technical regulations and standards as prescribed in law on construction;
b) There are teaching staff having qualification and teaching skills for the disabled.
4. The acquisition, division or separation of vocational education institutions must:
a) Conform to the planning for networks of vocational education institutions and meet requirements pertaining to socio-economic development;
b) Ensure the interests of the educators, civil servants, workers and students; and improve the quality and effect of vocational education.
5. The Heads of vocational education authorities in the central government shall impose specific regulations on requirements pertaining to the establishment, acquisition, division or permission for the establishment, acquisition, or division of the vocational education institutions.
6. Competence in establishment, acquisition, or division or permission for establishment, acquisition, or division of vocational education institutions:
a) The President of People’s Committee of province shall decide the establishment of vocational education centers, public vocational training schools of central-affiliated cities and provinces; permit the establishment of private vocational education centers or vocational training schools and foreign-invested vocational education centers or vocational training schools in the administrative divisions;
b) Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of socio-political organizations in the central governments shall decide the establishment of vocational education centers, or public vocational training schools affiliated to their authorities or organizations.
c) The Heads of vocational education authorities in the central government shall decide the establishment of public colleges; permit the establishment of private colleges or foreign-invested colleges;
d) The competent persons establishing or permitting the establishment of vocational education institutions may make acquisition or division or permit the acquisition or division of the institutions.
7. Procedures for the establishment, acquisition, or division, or permission for establishment, acquisition, or division of public or private vocational education centers, vocational training schools, or colleges shall comply with regulation of the Heads of vocational education authorities.
Procedures for the establishment, acquisition, or division, or permission for establishment, acquisition, or division of foreign-invested vocational education institutions shall comply with regulations of the Government.
Article 19. Registration of vocational education
1. A vocational education institution, a higher education institution, or an enterprise shall be granted the Certificate in vocational education registration if it meets all requirements below:
a) There is a decision on establishment or a permission for establishment;
b) There is land, facilities, or equipment meeting requirements pertaining to training activities according to the commitment;
c) There are sufficient training programs, teaching and learning materials as prescribed;
d) There are teaching staff and administrative officials of vocational education who have equalizations and sufficient quantity, uniform structure;
dd) There is necessary finance resource as prescribed to ensure the maintenance and development of the vocational education;
e) There are regulations on organization and operation.
2. The vocational education institution may only enroll students or provide training when it is granted the Certificate in vocational education registration.
3. The vocational education institution wishing change the information in the Certificate in vocational education registration shall apply for additional registration to the competent authority.
4. The Heads of vocational education authorities in the central government shall provide regulations on requirements, competence and procedures for issuance, revocation of the Certificate of vocational education registration or the Certificate of additional registration of vocational education.
Article 20. Suspension of vocational education
1. A vocational education institution shall be suspended its vocational education operation in the following cases:
a) Commit fraud acts in order to be established or permitted for establishment or receive the Certificate in vocational education registration;
b) Do not satisfy one of requirements as prescribed in Clause 1 Article 19 of this Law;
c) Organize vocational education activities when it is not granted the Certificate in vocational education registration;
d) Commit violations against law on vocational education and face administrative penalty on suspension of activities;
dd) Other cases as prescribed.
2. The Decision on suspension of vocational education activities must contain reasons for the suspension, deadline for suspension, measures ensuring lawful interests of the educators, civil servants, workers and students. The decision on suspension of vocational education shall be announced on the means of mass media.
3. The competent persons granting the Certificate in vocational education registration may suspend the vocational education activities. The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the procedures for suspension of vocational education activities.
4. After the deadline for suspension of vocational education activities expires, if the problems for suspension are solved, the competent person in charge of suspension decision may make another decision on resuming the vocational education activities.
Article 21. Dissolution of vocational education institutions
1. A vocational education institutions shall be dissolved in the following cases:
a) Commit violations against law causing serious consequences;
b) The deadline for suspension of training activities expires but the problems for the suspension have not solved;
c) The vocational college is not granted the Certificate in vocational education registration after 36 months and the vocational training school is not granted the Certificate in vocational education registration after 24 months, from the date on which the decision on establishment or the permission for establishment takes effect;
d) The vocational education institution has not operated after 24 months, from the date on which it is granted the Certificate of vocational education registration.
2. The vocational education institution shall be permitted for dissolution at the request of the organizations or individuals establishing that vocational education institution.
3. The Decision on suspension of vocational education activities must contain reasons for the dissolution, measures ensuring lawful interests of the educators, civil servants, workers and students. The decision on dissolution of vocational education institutions must be announced on the means of mass media.
4. The competent persons establishing or permitting the establishment of vocational education institutions may dissolve or permit the dissolution of vocational education institutions. The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the procedures for dissolution or permission for dissolution of vocational education institutions.
Article 22. Regulations of vocational education institutions
1. The Regulations of vocational education institution shall be issued by the Heads of vocational education authorities in the central government, including Regulation of vocational education centers, Regulation of vocational training schools, and Regulations of colleges.
2. Regulation of a vocational education institution shall contain:
a) Objectives and mission;
b) Tasks and entitlement of the vocational education institution;
c) Training activities;
d) Tasks and entitlement of educators or administrative officials;
dd) Tasks and entitlement of learners;
e) Organization and management of the vocational education institution;
g) Finance and assets;
h) Relationship between the vocational education institution, enterprises, families and social.
3. The vocational education institution shall formulate its Regulation on the organization and operation and announce at its premises pursuant to the Regulations of vocational education institutions.
Article 23. Tasks and entitlement of public or private vocational education institutions;
1. Formulate strategies and planning for vocational education institution development.
2. Provision of vocational training:
a) The vocational education center shall provide elementary-level vocational training, general vocational training and career counseling for students according to compulsory education programs;
b) The vocational training schools shall provide intermediate-level and elementary-level vocational training;
c) The vocational college shall provide college-level, intermediate-level and elementary-level vocational training.
3. Provide continuous training as prescribed in the Section 2 Chapter III of this Law.
4. Enjoy autonomy and take responsibility for enrollment and management of students.
5. Announce the objectives, training programs; requirements for teaching and learning quality assurance; tuition fees and exemption and reduction in tuition fees; results of training quality assessment; system of degrees and certificates in the vocational education institutions; jobs after graduation and measures for inspection and observation of the training quality.
6. Conduct teaching and learning activities according to the objectives and training programs; grant degrees or certificates in vocational education to learners; provide theoretic or practical courses and probation according to the contract concluded with enterprises.
7. Use foreign training programs which are recognized the quality by the foreign or international education and training organization to perform training objectives as prescribed.
8. Associate domestic training activities; associate training activities with foreign organizations as prescribed in this Law and relevant regulations of law.
9. Mobilize, manage, and use resources as prescribed.
10. Construct and invest in training facilities, equipment as required by standardization and modernization.
11. Employ and manage educators, administrative officials, civil servants, workers; enable for the educators to participate in production practice at the enterprises to update and improve the vocational skills; enable for the educators, civil servants, workers and students to participate in social activities.
12. Assess and guarantee the training quality as prescribed.
13. Give advice on training and jobs to the students without charges.
14. Qualify for enterprise establishment, or for scientific activities, production, business, or services as prescribed.
15. Introduce the subjects about language, custom, and relevant regulations of law of the country where the workers work and relevant regulations of Vietnamese law into the curriculum when sending domestic workers overseas.
16. Research science to serve and improve the training quality; apply research findings, technology transfers to the practical production, sales, and services.
17. Conform to the democratic regulations in the vocational education institution.
18. Provide a mechanism in order for the students, educators and social to evaluate the vocational training quality.
19. Report and subject to the observation and inspection as prescribed.
20. Other tasks and entitlement as prescribed.
Article 24. Tasks and entitlement of foreign-invested vocational education institutions
1. Qualify for protection of lawful rights and interests as prescribed in Vietnamese law and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Ensure the lawful rights and interests of the educators, students and other workers even if the vocational education institution is suspended, dissolved or subject to suspend or dissolve ahead of schedule.
3. Respect Vietnamese law and custom.
4. Other tasks and entitlement as prescribed in Article 23 of this Law.
Article 25. Autonomy of vocational education institutions
1. The vocational education institution has autonomy in its organization and personnel, finance and assets, training and technology, international cooperation, training quality assurance as prescribed; ensures accountability to the competent authorities, students and the social for the organization and management of its training activities and quality.
2. The public vocational education institution which ensures its total regular investment expenditures shall have autonomy and take responsibility as prescribed in regulations of the Government.
3. The vocational education institution which is incapable of self-responsibility or violates against the law in the process of enjoying the autonomy, it shall be restricted autonomy and subject to regulations of law.
Section 2: POLICIES ON VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS
Article 26: Policies on vocational education institutions
1. The vocational education institution shall benefit from the following policies:
a) Acquire land through land allocation or lease by the State; receive incentives for credit to invest in facilities and improve the training quality; tax incentives in accordance with regulations of law on taxation; tax exemption from the undivided income in the vocational education to invest in development; tax exemption and reduction as prescribed in regulations on profits earned from products or services of the training activities; tax incentives applied to the production, business or services conformable with the training activities, publishing of teaching materials, production and provision of training equipment, import of books, newspaper, materials and training equipment;
b) Participate in tender, receive the training order of the State as prescribed in law on tender, orders for public services using government budget.
c) Apply for capital incentives from domestic and foreign programs or projects;
d) Participate in programs for training of domestic and foreign vocational educators or administrative officials using the funding from the government budget;
dd) Support the investment to ensure the requirements in order to accept upper-secondary ethnic boarding school graduates to apprentice;
e) Support development in training of disciplines meeting study demands of the workers working abroad;
g) Incentive policies on private sector involvement as prescribed.
2. People’s Committees at all levels shall enable vocational education institutions in the administrative divisions to undertake training activities, propagate the progress of science, technology and technology transfers.
Article 27: Policies on vocational education institutions reserved for the disabled
1. The State encourages vocational education institutions in enrollment of the disabled; encourages organizations or individuals in establishment of vocational education institutions reserved for the disabled.
2. The vocational education institutions reserved for the disabled shall benefit from the policies as prescribed in Article 26 of this Law and receive finance support to invest in training facilities and equipment; acquire land through land allocation or lease to construct buildings which is located in the place convenient to the disabled.
Section 3: FINANCE AND ASSETS OF VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS
Article 28: Finance resources of vocational education institutions
1. Government budget (if any).
2. Investment of domestic and foreign organizations and individuals.
3. Tuition fees and enrollment charges.
4. Receipts from cooperation in training, science and technology, production, businesses and services.
5. Sponsorship, aid, gift from domestic and foreign organizations and individuals as prescribed.
6. Other receipts as prescribed.
Article 29. Tuition fees and enrollment charges.
1. The tuition fee or enrollment charge is an amount of money which is paid to the vocational education institution by the student for cost of training and enrollment.
2. The training cost includes expenditures on payment to instructors, learning materials, practicing or probation materials; depreciation of training facilities, equipment and other necessary costs.
3. The public vocational education institution having autonomy and subject to total responsibility may intentionally decide the tuition fees or enrollment charges as prescribed in regulations on total autonomous public educational institutions.
Other public vocational education institution shall decide the tuition fees or enrollment charges of every major and vocation according to methods of imposing tuition fees or enrollment charges and tuition fee or enrollment charge bracket as prescribed in regulations of the Government.
4. The private vocational education institutions or foreign vocational education institutions may intentionally decide the tuition fees or enrollment charges.
5. The tuition fees or enrollment charges must be announced in the same time with the enrollment notification.
6. The vocational education institution providing high quality training programs may collect tuition fees equivalent to the training quality.
The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the criteria for determination of high quality training programs; take responsibility for management and observation of collection of tuition fees equivalent to the training quality.
Article 30. Training facilities and equipment
The vocational education institution must ensure the training equipment is provided according to the List of minimum training equipment and facilities as prescribed in regulations of the Head of the vocational education authority in the central government.
Article 31. Management and use of finance and assets of vocational education institutions
1. The vocational education institution shall follow finance, accounting, auditing, taxation regime and financial disclosure as prescribed.
2. The vocational education institution using government budget must manage and use the government budget resources as prescribed in law on government budget.
The public vocational education institution may decide the capital mobilization, use of capital and assets associated with the tasks assigned to expand and improve the quality of training as prescribed in regulations of the Heads of vocational education authorities in the central government.
3. The vocational education institution manages and uses the assets from government budget as prescribed in law on management and use of state-owned property; enjoy autonomy and take responsibility for management and use of the assets from the government budget.
4. The assets and land allocated to the private vocational education institution by the State under form of sponsorship, aid, or gift must be used for proper purposes and they are not changed into private ownership regardless of forms.
5. The vocational education authorities in the central government, Ministries, ministerial-level agencies, and the People’s Committee of the province shall inspect the management and use of the finance resources at the vocational education institutions; management and use of state-owned property of the vocational education institutions as prescribed in regulations of the Government.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực