Chương III Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 74/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 31/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1179 đến số 1180 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề
Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề trong các trường hợp sau:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
- Đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia thì được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Nội dung nêu trên được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quyền xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
2. Việc tổ chức tuyển sinh được thực hiện như sau:
a) Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định;
b) Tuyển sinh trình độ sơ cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển;
c) Tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có thể quyết định việc sơ tuyển trước khi tiến hành xét tuyển hoặc thi tuyển.
3. Các trường hợp được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng bao gồm:
a) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
b) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá, đã có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
c) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo.
1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.
3. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.
1. Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;
b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
1. Giáo trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập hội đồng thẩm định giáo trình; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định việc tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp.
1. Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.
2. Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.
1. Chương trình đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở nhưng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng theo quy định đối với từng chương trình đào tạo.
2. Người học tích lũy đủ số mô-đun hoặc tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình; những mô-đun, tín chỉ đã tích lũy được công nhận và không phải học lại khi học các chương trình đào tạo khác.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ và việc liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
1. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp;
b) Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;
c) Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.
2. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp in phôi và cấp bằng, chứng chỉ đào tạo cho người học; công bố công khai các thông tin liên quan về bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định về quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ đào tạo; quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo tại Việt Nam; quy định việc công nhận tương đương đối với những người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài; quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.
1. Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.
2. Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
b) Địa điểm đào tạo;
c) Thời gian hoàn thành khóa học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
e) Thanh lý hợp đồng;
g) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:
a) Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
b) Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
c) Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
4. Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
1. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
2. Chương trình đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo cho mình;
b) Chương trình đào tạo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 34 của Luật này.
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.
2. Thời gian đào tạo thực hiện theo niên chế đối với các chương trình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này có thể dài hơn thời gian quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Phương pháp đào tạo thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
1. Người dạy các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này là nhà giáo, nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi.
2. Người dạy các chương trình đào tạo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này là nhà giáo đáp ứng các tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này.
1. Việc tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề được tổ chức đào tạo đối với các chương trình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng được tổ chức đào tạo đối với chương trình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này khi đã bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đào tạo chính quy và được cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo có thẩm quyền cho phép.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về đào tạo thường xuyên.
1. Các chương trình đào tạo nghề thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này áp dụng hình thức kiểm tra hoặc thi khi kết thúc mô-đun, môn học, chương trình tùy thuộc vào từng chương trình, do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định.
2. Việc kiểm tra, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với chương trình đào tạo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Người học học hết chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề cấp chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung đào tạo, thời gian khóa học.
1. Lớp đào tạo nghề do tổ chức, cá nhân thành lập để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Trường hợp mở lớp đào tạo nghề theo đặt hàng của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
2. Tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
a) Các khoản chi cho hoạt động của lớp đào tạo nghề được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Được tham gia các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Được cấp chứng chỉ đào tạo cho người học;
d) Được cử người dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;
đ) Người học được hỗ trợ đào tạo nếu lớp đào tạo nghề thuộc các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước.
3. Lớp đào tạo nghề đáp ứng các điều kiện sau đây thì được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp với nghề đào tạo;
b) Có báo cáo bằng văn bản về hoạt động đào tạo nghề với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở lớp đào tạo nghề.
1. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
4. Bồi dưỡng, trao đổi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học.
5. Trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo.
6. Tham gia các tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
7. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài.
8. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
1. Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.
2. Chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình đào tạo của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phê duyệt chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài.
3. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo và phải bảo đảm điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo.
Cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài thực hiện liên kết với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong nước phải có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc được công nhận theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
Điều kiện cụ thể, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không duy trì điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).
1. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.
2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động;
c) Đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;
d) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được chấm dứt hoạt động theo đề nghị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
b) Bị thu hồi giấy phép do văn phòng đại diện không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép;
c) Có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
d) Thực hiện những hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép;
đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
1. Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tham gia giảng dạy, nghiên cứu, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.
Chapter III
TRAINING ACTIVITIES AND INTERNATIONAL COOPERATION IN VOCATIONAL EDUCATION
1. A vocational education institution may determine its enrollment quotas according to requirements pertaining to quantity and quality of the teaching staff, training facilities and equipment which is conformable to the requirements related to socio-economic development and planning for human resource development.
2. The enrollment shall be carried out as follows:
a) The vocational education institution shall carry out the enrollment once a year or twice a year according to the determined enrollment quotas;
b) The elementary-level enrollment shall be carried in the form of admission;
c) The intermediate-level, or college-level enrollment shall be carried out in the form of admission or examination or the combination between admission and examination. The Principal of the vocational training school or vocational college may decide the shorlisting before performing the admission or examination according to the specific requirements of the major or vocation.
3. Cases of enrollment without examination at the college level include:
a) Students obtaining upper-secondary degrees or students who learned and passed the exams which satisfy the requirements pertaining to upper-secondary knowledge, or students obtaining at least very good elementary-level vocational degrees and they have registered the same major or profession
b) Students obtaining upper-secondary degrees or students who learned and passed the exams which satisfy the requirements pertaining to upper-secondary knowledge, or students obtaining at least good elementary-level vocational degrees, having at least two working experience and they have registered the same major or vocation;
c) Other cases as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Law.
4. The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the determination of enrollment quotas of the vocational education institutions and issuance of the enrollment regulations.
Article 33. Duration of training
1. The duration of training of elementary-level shall last from 03 months to under 01 year, provided that the minimum-learning hours are 300 hours with regard to students having education conformable with their vocations.
2. The duration of training of intermediate-level applied to year-based program shall last from 01 year to 02 years with regard to the lower-secondary graduates according to their majors or vocational training.
The duration of training of intermediate-level according to the accumulated duration of modules or credits is the time in which the number of modules or credits accumulated with regard to every training program.
If a student obtaining lower-secondary degree wishes to reach college education, he/she must learn and pass the exams which satisfy the requirements pertaining to upper-secondary knowledge.
3. The duration of training of the college-level applied to year-based program shall last from 02 to 03 years with regard to the upper-secondary graduates according to their majors or vocations; from 01 to 02 years with regard to the intermediate-level graduates according to their disciplines and the upper-secondary graduates or they have learned and passed the exams which satisfy the requirements pertaining to upper-secondary knowledge.
The duration of training of college-level according to the method of accumulation of modules or credits is the time in which the number of modules or credits are accumulated with regard to every training programs with regard to the upper-secondary graduates or the students who have learned and passes the exams which satisfy the requirements pertaining to upper-secondary knowledge.
4. The Minister of Education and Training shall regulate the upper-secondary knowledge which is required from the students wishing to study at the college-level.
1. A vocational training program must meet all requirements below:
a) Clarify the training objectives for elementary-level, intermediate-level, or college-level; introduce regulations on knowledge and skills of the graduates; scope and structure of curriculum, methods and types of training; methods of assessment of learning outcomes applied to every module, course credit, subject, major, or vocation and level;
b) Ensure the a scientific, modern, systematic, practical, and flexible program to adapt to the variation in the labor market; arrange reasonably the duration of body of knowledge and professional skills; ensure the connectivity in the national education system;
c) Update and supplement periodically the program conformable with the technology in production, businesses and services.
2. The Head of the vocational education institution shall have autonomy and take responsibility for compile or selection and approval for training programs of vocational education levels.
3. The foreign-invested vocational education institutions shall have autonomy and take responsibility for formulation and performance of training programs as prescribed in regulations of the Heads of vocational training authorities in central government.
4. The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the minimum body of knowledge, requirements pertaining to qualifications of graduates of every vocational education level; process of formulation, assessment and issuance of training programs of elementary-level, intermediate-level and college-level.
Article 35. Training materials
1. Training materials of elementary-level, intermediate-level, or college-level shall concretize requirements pertaining to body of knowledge and skills of every module, credit, or subject in the training program, and facilitate the positive teaching methods. The Head of the vocational education institution shall decide to establish the assessment council of training materials; compile or select the training materials; approve the training materials used as official teaching and learning materials.
2. The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the compilation, selection, assessment, approval and use of the vocational education materials.
Article 36. Requirements pertaining to training methods
1. The training methods applied to elementary-level must attach special importance to vocational practice skills and promotion of the positiveness and self-awareness of students.
2. The training methods applied to intermediate-level or college-level must combine the vocational practice skills and vocational knowledge; promote the positiveness, self-awareness, dynamic, independent working and working in groups; use teaching software and apply information technology and communication to teaching and learning.
Article 37. Training organization and management
1. The training program shall be a year-based program or a credit-based or module-based program. The vocational education institution shall have autonomy or take responsibility for implementation of year-based, credit-based, or module-based training program subject to the condition of the institution, provided that it must ensure the quality applied to every training program.
2. Any student accumulating enough modules or credits as defined in the training program shall be recognized as completion of the program; the accumulated modules or credits shall be recognized and he/she is not required to learn them again in other training programs.
3. The Heads of vocational training authorities in central government shall regulate the implementation of year-based, module-based, or credit-based training programs and association of implementation of training programs.
Article 38. Degrees and certificates in vocational education
1. |Degrees and certificates in vocational education shall be granted to vocational training graduates (at all levels). The degrees and certificates in vocational education shall be granted as follows:
a) A student finishing the training program at elementary-level may take an end of course test, if he/she passes the test, he/she shall be granted the Certificate in elementary-level vocational training by the Head of vocational education institution or an enterprise providing vocational training;
b) A student finishing the year-based training program at intermediate-level passes an graduation exam or a student finishing the module-based or credit-based training program as prescribed, the Principal of the vocational training school or vocational college shall be recognition of graduation and granted a Degree of vocational secondary schools;
c) A student finishing the year-based training program at college-level passes an graduation exam or protection of graduation thesis or a student finishing the module-based or credit-based training program as prescribed, the Principal of the vocational training school or vocational college, or higher education institution providing college-level shall be recognized as graduation and granted a Degree of college-level and recognition of practice bachelor or practicing engineers.
2. The vocational education institution shall print blank degrees/certificates and grant them to students; and announce information about the degrees/certificates on its website.
3. The Heads of vocational training authorities in central government shall provide regulations on tests, examination, and recognition of graduation; in forms of degrees/certificates, the printing, management, dispense, revocation, and cancelation of them; on responsibility of the foreign-invested vocational education institution in the grant of degrees/certificates in Vietnam; on mutual recognition applied to overseas vocational training graduates; and on procedures for recognition of vocational training degrees/certificates granted by the foreign vocational education institution.
Section 2: CONTINUING TRAINING
Article 39. Contract of training
1. A contract of training is an agreement concluded verbally or in writing on rights and obligations between the head of a vocational education institution, organization(s), individual(s) and students involving in the continuing training program as prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 of Article 40 of this Law and when the enterprise employ and train workers in order for they to work for it.
2. A contract of training must contain:
a) Name(s) of vocation or vocational skills;
b) Location of training;
c) Duration of the course;
d) Tuition fees and method of payment of tuition fees;
dd) Responsibility for compensation in case of breaches of the contract committed by each party;
e) Termination of contract;
g) Other agreements which are not unlawful and immoral.
3. If the enterprise trains employed people to work for it, except for regulations in Clause 2 of this Article, the contract of training shall contain:
a) Commitment of trainees to the duration of working at the enterprise;
b) Commitment of the enterprise to employ the trainees after completion of training;
c) Agreement on working time and wage paid to the trainees who directly or indirectly make products for the enterprise over the duration of training.
4. The contract of training in the form of apprenticeship, except regulations in Clause 2 of this Article, there shall be agreement on the date on which the trainees are paid wage and the wages paid to learners in certain periods.
Article 40. Continuing training programs
1. Continuing training programs include:
a) Continuing training programs at the request of students; refresher courses in update and improvement of vocational knowledge and skills;
b) Training programs in the forms of apprenticeship;
c) Technology transfer programs;
d) Other training programs lasting under 03 months;
dd) Continuing training programs which grant degrees of college-level or vocational secondary schools and certificates in elementary-level vocational training.
2. A continuing training program must meet all requirements below:
a) The training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 of this Article must ensure the practicality and enable students to perform tasks of the profession which they have learned, improve the working productivity or conversion of vocations. The Heads of vocational education institutions, enterprises, or vocational training classes which provide training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 of this Article shall have autonomy and take responsibility for formulation and selection of their training programs.
b) The training program prescribed in Point dd Clause 1 of this Article must meet the requirements prescribed in Article 34 of this Law.
Article 41. Duration and methods of continuing training
1. The duration of programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 of Article 40 of this Law depends on every program provided that it is flexible and appropriate to every student.
2. The duration of year-based programs prescribed in Point dd Clause 1 Article 40 of this Law may be longer than the duration prescribed in Article 33 of this Law.
3. The methods of continuing training must promote active roles, self-training capacity and experience of students; use modern equipment and information technology and communication in order to improve the quality and effectiveness of teaching and learning.
Article 42. Instructors of continuing training programs
1. The instructors of training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law are educators, scientists, engineers, technical officials, craftsmen, skilled workers, or productive farmers.
2. The instructors of training programs prescribed in Point dd Clause 1 Article 40 of this Law are educators who satisfy the qualifications prescribed in Article 53 and Article 54 of this Law.
Article 43. Organization and management of continuing training
1. The organization and management of continuing training shall be carried out as prescribed in Article 37 of this Law.
2. The vocational education institutions, enterprises, or vocational training classes may provide training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law.
3. The vocational education institutions or higher education institutions providing colleges may provide training programs prescribed in Point dd Clause 1 Article 40 of this Law if they have provided formal training and they are permitted by the training authority.
4. The Heads of vocational education authorities in the central government shall provide guidance on continuing training.
Article 44. Degrees or certificates in continuing training
1. The continuing vocational training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law shall apply tests or exams when the modules, subjects, or programs are finished depending on every program, which decided by the Heads of vocational education institution, enterprises, or the Heads of organizations or individuals providing vocational training classes.
2. The tests, exam or issuance of degrees or certificates in vocational education pertaining to the training program prescribed in Point dd Clause 1 Article 40 of this Law shall be carried out as prescribed in Article 39 of this Law.
3. The students finishing the continuing training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law shall be issued the certificates in vocational training by the Heads of vocational education institutions, enterprises, or vocational training classes. The certificate in vocational training must contain content of vocational training and duration of courses.
Article 45. Vocational training classes
1. The vocational training classes shall be established by organizations or individuals to provide training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law.
If the vocational training class is established according to the order of the State, the organization or individual establishing the vocational training class must meet the requirements prescribed in regulations of the Heads of vocational education authority in the central government.
2. If the organizations or individuals establishing vocational training classes meeting all requirements prescribed in Clause 2 of this Article, they shall benefit from incentive policies below:
a) Expenditures on operation of the vocational training classes shall be subtracted from taxable income in accordance with regulations of law on taxation.
b) They are eligible to participate in vocational programs or projects of the State if they meet all requirements as prescribed;
c) They are eligible to issue certificates in vocational training to students;
d) They are eligible to assign vocational instructors to attend pedagogical refresher courses, update technology knowledge in their majors;
dd) The students shall be provided training support if the vocational training classes belong to vocational training programs or projects of the State.
3. A vocational training class satisfying the following requirements shall benefit from incentive policies of the State:
a) It has facilities, equipment, instructors, and training programs in conformity with the training vocations;
b) It has sent a report on vocational training operation to the People’s Committee of the commune, ward or town where the vocational training class is located.
Section 3: INTERNATIONAL COOPERATION IN VOCATIONAL EDUCATION
Article 46: International cooperation objectives in vocational education
1. Improve vocational training quality oriented to modernity, access advanced vocational education level of the regions and the world.
2. Enable vocational education institution to develop stably, provide qualified and skilled human resources to serve the industrialization and modernization of the country.
Article 47: Types of international cooperation in vocational education
1. Educational association.
2. Establishment of representative offices of the foreign vocational education institutions in Vietnam.
3. Cooperation in scientific research, technology transfers and organization of scientific meetings or seminars.
4. Provide fresher courses for or exchange educators, administrative officials of vocational education and students.
5. Exchange of information about training operation; provision of training programs; exchange of publications, materials and outcomes of training operation.
6. Participation in regional and international educational organizations or non-trading partnership.
7. Establishment of representative offices of the Vietnamese vocational education institutions overseas.
8. Other type of cooperation as prescribed in regulations of law.
Article 48. Training association with foreign institutions
1. Training association with foreign institutions means the formulation and provision of the training association programs between Vietnamese vocational education institutions and foreign vocational education institutions without establishment of new legal entity in order to provide training programs and issue degrees or certificates in vocational education.
2. The training program used in training association with foreign institutions is the foreign training program or the program formulated by two parties. The training program shall be provided wholly in Vietnam or partly in Vietnam and partly overseas. The Head of the vocational education institutions shall approve the training program used in the training association with foreign institutions.
3. The vocational education institution associated with foreign vocational education institutions must obtain a certificate in registration of training association and satisfy requirements pertaining to teaching staff, facilities, training equipment, programs and content of training.
The foreign vocational education institution associated with the Vietnamese vocational education institution must obtain a quality evaluation certificate in vocational education issued by a foreign quality assessment agency or recognized as prescribed in regulations of the Head of vocational education authority in the central government.
Specific requirements, competence, or procedures for issuance of certificate in registration of training association with foreign institutions shall comply with regulations of the Government.
4. In case the training association programs with foreign institutions are suspended from enrollment or terminated because the institutions fail to satisfy requirements prescribed in Clause 3 of this Article, they must make a refund of fees to students, pay teaching salaries, ensure other lawful rights and interests of students, teaching staff, civil servants, and workers according to their labor contracts or collective bargaining agreement; and pay tax liabilities and other liabilities (if any).
Article 49. Representative offices
1. The representative office of a foreign vocational education institution shall represent that institution.
2. The representative office has following tasks and entitlement:
a) Enhance the corporation with Vietnamese vocational education institutions through corporation programs and projects in the vocational education sector;
b) Organize activities of exchanges, consultancy, and exchange of information, seminar, or exhibition in the vocational education sector in order to introduce the foreign vocational education institution;
c) Expedite and observe the performance of agreement on vocational education corporation concluded between the foreign vocational education institution and Vietnamese vocational education institution;
d) Do not conduct vocational education operation which directly profit in Vietnam and do not establish any branch which is affiliated to the representative office of the foreign vocational education institution in Vietnam.
3. The foreign vocational education institution shall be granted license for establishment of a representative office in Vietnam if it:
a) Has legal status;
b) Has principles and operation purposes;
c) Has operated vocational education for at least 05 years in its home country;
d) Has Regulation on the organization and operation of the prospective representative office in Vietnam in accordance with regulations of Vietnamese law.
The Heads of vocational education authorities in the central government shall regulate the procedures for dissolution or permission for dissolution of vocational education institutions.
5. The representative office of foreign vocational education institution shall terminate its operation at the request of the foreign vocational education institution or be terminated in the following cases:
a) The deadline stated in the license expires,
b) The licensed is revoked because the representative office has not operated after 06 months, from the date on which the license is granted for the first time or after 03 months, from the date on which the license is granted extension;
c) The application for representative office establishment license is falsified;
d) Conduct operation other than operation stated in the license;
dd) Commit violations against other regulations of Vietnamese law.
Article 50: Policies on development of international cooperation in vocational education
1. The State shall expand and develop international cooperation in vocational education according to the rules of respect for national sovereignty and mutual benefits.
2. The State shall enable foreign organizations or individuals, international organizations, overseas Vietnamese to teach, study, invest, finance, cooperate, apply science or technology transfers in vocational education in Vietnam; they are protected their lawful rights and interests as prescribed in Vietnamese law and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. The Government shall provide guidance on international cooperation in vocational education.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực