Chương IV Luật Giá 2023: Hoạt động quản lý, điều tiết giá của nhà nước
Số hiệu: | 16/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 19/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 28/07/2023 | Số công báo: | Từ số 859 đến số 860 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ tháng 7/2024
Quốc hội thông qua Luật Giá 2023, trong đó danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có sự thay đổi.
Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ tháng 7/2024
Nhìn chung Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Luật Giá 2023 kế thừa từ Luật Giá 2012 và có một số điểm thay đổi đáng chú ý như sau:
- Muối ăn và điện không còn nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nữa.
- Phân DAP và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là những hàng hóa được thêm mới vào danh mục bình ổn giá.
Cụ thể, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, sẽ bao gồm:
- Xăng, dầu thành phẩm.
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
- Thóc tẻ, gạo tẻ.
- Phân đạm; phân DAP; phân NPK.
- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
- Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Thuốc bảo vệ thực vật.
- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các biện pháp bình ổn giá từ tháng 7/2024
Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
- Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
- Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ;
Việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Giá 2023;
- Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá.
Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
Quy định về quản lý, trích lập, chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
a) Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
b) Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật này. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Nguyên tắc bình ổn giá được quy định như sau:
a) Công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng;
b) Phù hợp với điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát;
d) Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá trong các trường hợp sau đây:
a) Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
b) Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường.
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
2. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định biện pháp bình ổn giá xác định trên cơ sở xác định nguyên nhân của biến động giá; căn cứ tình hình thực hiện, diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế có thể kết thúc bình ổn giá trước thời hạn hoặc gia hạn thời hạn áp dụng.
1. Việc thực hiện bình ổn giá trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này được triển khai như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đánh giá mức độ biến động mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân; có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá;
b) Trên cơ sở chủ trương bình ổn giá của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm chủ trì triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một hoặc một số phương thức: kiểm tra yếu tố hình thành giá hoặc yêu cầu doanh nghiệp báo cáo một số yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; đánh giá cung cầu hàng hóa, dịch vụ để xác định nguyên nhân, làm cơ sở cho việc lựa chọn áp dụng biện pháp, thời hạn và phạm vi bình ổn giá phù hợp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì triển khai;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá và thời hạn, phạm vi áp dụng bình ổn giá; tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện biện pháp bình ổn giá và báo cáo Chính phủ kết quả bình ổn giá, đồng thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai biện pháp bình ổn giá và báo cáo kết quả gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì triển khai;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm chấp hành biện pháp bình ổn giá được công bố và thực hiện kê khai lần đầu, kê khai lại giá theo quy định tại Điều 28 của Luật này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc thực hiện bình ổn giá trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Luật này được triển khai như sau:
a) Đối với việc bình ổn giá trên phạm vi cả nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đánh giá diễn biến thực tế và mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ; có văn bản gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp, thời hạn bình ổn giá phù hợp. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần bình ổn giá không nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nhưng cần thực hiện ngay, trên cơ sở đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương, biện pháp, thời hạn bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo phân công của Chính phủ;
b) Đối với việc bình ổn giá tại phạm vi địa phương, sở quản lý ngành, lĩnh vực đánh giá diễn biến thực tế và mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn; có văn bản gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương, biện pháp, thời hạn bình ổn giá phù hợp. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về kết quả bình ổn giá, đồng thời gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm chấp hành biện pháp bình ổn giá được công bố và thực hiện kê khai lần đầu, kê khai lại giá theo quy định tại Điều 28 của Luật này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp và có quy định khác về việc thực hiện bình ổn giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:
a) Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
b) Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
c) Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;
d) Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân;
b) Bộ Tài chính định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý; hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn.
4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hình thức định giá và thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Luật này. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp chưa có quy định thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền.
5. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
c) Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
2. Căn cứ định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
1. Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này;
b) Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng.
1. Văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành là văn bản hành chính. Việc ban hành văn bản được thực hiện như sau:
a) Lập phương án giá;
b) Thẩm định phương án giá;
c) Trình và ban hành văn bản định giá, điều chỉnh mức giá.
2. Văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; không thuộc các trường hợp phải đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
2. Có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán mà bên mua, bên bán phụ thuộc nhau, khó thay thế được.
1. Nguyên tắc hiệp thương giá được quy định như sau:
a) Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật này;
b) Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;
c) Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.
Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.
1. Khi nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ, cơ quan hiệp thương giá tổ chức rà soát, đánh giá việc đáp ứng tiêu chí của hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Luật này. Trường hợp cần thiết, cơ quan hiệp thương giá có văn bản đề nghị các bên bổ sung thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
2. Cơ quan hiệp thương giá tổ chức hội nghị hiệp thương giá để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá trên cơ sở hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên. Bên mua và bên bán có văn bản cử người đại diện của mình tham gia hội nghị hiệp thương giá.
3. Tại hội nghị hiệp thương giá, cơ quan hiệp thương giá có vai trò trung gian để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá và không được can thiệp vào mức giá mà các bên đã thương lượng.
4. Tại hội nghị hiệp thương giá, trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương giá kết thúc; cơ quan hiệp thương giá lập biên bản để các bên ký ghi nhận kết quả hiệp thương. Mức giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng vụ việc mua, bán và khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá; mức giá hiệp thương không có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác. Bên mua và bên bán chịu trách nhiệm về mức giá hiệp thương mà 02 bên đã thoả thuận.
5. Trong trường hợp bên mua và bên bán không thỏa thuận được mức giá và tiếp tục đề nghị cơ quan hiệp thương giá xác định mức giá để 02 bên thực hiện thì cơ quan hiệp thương giá lập biên bản về các nội dung này. Cơ quan hiệp thương giá tiếp tục tổ chức xác định mức giá để 02 bên thực hiện. Văn bản xác định mức giá của cơ quan hiệp thương giá chỉ được áp dụng 01 lần cho đúng đối tượng đề nghị hiệp thương, theo đúng vụ việc mua, bán, khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị và không có giá trị để áp dụng cho các trường hợp khác. Bên mua và bên bán chịu trách nhiệm tuân thủ mức giá do cơ quan hiệp thương giá đã xác định.
1. Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
2. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
c) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
3. Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
4. Đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có quyền quyết định giá; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.
6. Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá tự quyết định giá hàng hóa, dịch vụ, có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá theo quy định và chịu trách nhiệm về mức giá, nội dung kê khai giá của mình.
7. Cơ quan tiếp nhận kê khai có trách nhiệm tổ chức việc cập nhật thông tin giá kê khai vào cơ sở dữ liệu về giá; được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.
1. Giá tham chiếu là mức giá của hàng hóa, dịch vụ tại thị trường trong nước, quốc tế do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố để các cơ quan và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc thỏa thuận, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ.
2. Chính phủ quyết định hàng hóa, dịch vụ áp dụng giá tham chiếu và quy định việc công bố, sử dụng giá tham chiếu.
1. Kiểm tra yếu tố hình thành giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để rà soát, đánh giá về tính hợp lý, hợp lệ của các yếu tố hình thành giá, cung cầu của hàng hóa, dịch vụ nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ để xem xét, quyết định thực hiện các giải pháp, biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp.
2. Việc kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Giá hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có biến động bất thường, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, mặt bằng giá thị trường;
b) Giá hàng hóa, dịch vụ khác có biến động bất thường khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phục vụ công tác quản lý, điều hành giá.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
1. Việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bảo đảm công khai, minh bạch và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân; xác định rõ đối tượng, thời hạn kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá.
2. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá có văn bản thông báo về việc kiểm tra gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra yếu tố hình thành giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến yếu tố hình thành giá;
c) Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo yêu cầu; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 15 ngày;
d) Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá và đề xuất các biện pháp phù hợp. Việc lập báo cáo kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bao gồm các nội dung về mục đích, yêu cầu, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân.
3. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
PRICE MANAGEMENT AND REGULATION OF THE STATE
Section 1. PRICE STABILIZATION
Article 17. Goods and services subject to price stabilization
1. Goods and services included in the list of goods and services subject to price stabilization must:
a) Be essential goods and services;
b) Have a great influence on socio-economic development, production, business, and life of the people.
2. The list of goods and services subject to price stabilization is prescribed in Appendix No. 01 enclosed hereof. Ministries and ministerial agencies in charge of specific fields and sectors on goods and services shall stipulate the economic-technical characteristics of goods and services included in the list of goods and services subject to price stabilization.
3. In cases where it is necessary to adjust the list of goods and services subject to price stabilization, Ministries, ministerial agencies in charge of specific fields and sectors, and People's Committees of provinces shall prepare documents requesting adjustments and submit them to the Ministry of Finance of Vietnam for summary and reports to the Government of Vietnam for presentation to the Standing Committee of Vietnam for consideration and decisions.
4. The Government of Vietnam shall elaborate on the procedure for providing presentations for the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam for adjustments to the list of goods and services subject to price stabilization prescribed in Clause 3 of this Article.
Article 18. Principles and cases of price stabilization
1. Price stabilization principles are as follows:
a) Assurance of publicity, transparency, and beneficial balance between suppliers of goods and services and consumers;
b) Assurance of conformity with international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
c) Assurance of conformity with socio-economic situations and objectives of controlling inflation;
d) Clear determination of the local and national implementation time and scale.
2. Competent state agencies shall consider performing the price stabilization in the following cases:
a) Market prices of goods and services included in the list of goods and services subject to price stabilization have abnormal fluctuations, greatly impacting socio-economic situations, production, business, and life of the people;
b) Competent agencies declare emergencies, incidents, tragedies, natural disasters, and epidemics; market prices of goods and services have abnormal fluctuations.
Article 19. Price stabilization measures
1. Price stabilization measures include:
a) Demand and supply regulation: regulation of the production of domestic goods, imports, and exports; regulation of goods among regions and provinces in Vietnam via goods circulation organization; purchase or sale of state reserves or goods reserves;
b) Financial and monetary measures in conformity with laws;
c) Determination of specific prices, maximum prices, or price brackets in conformity with the nature of each kind of goods and service, such a procedure shall be implemented under principles, grounds, and methods prescribed in Section 2 of this Chapter;
d) Application of price support measures in conformity with laws and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
dd) Use of price stabilization funds (if any).
A price stabilization fund is a financial fund outside the state budget balance, extracted from prices of goods and services and other legal-financial sources that shall only be used for price stabilization. The Government of Vietnam shall decide on the establishment of price stabilization funds for goods and services included in the list of goods and services subject to price stabilization; regulations on the management, deduction, and expenditures on the use of price stabilization funds and be responsible for ensuring the publicity and transparency during the management and use of funds.
2. The application period of price stabilization measures shall be determined by competent agencies on the basis of determining the reasons for price fluctuations. The actual development of prices of goods and services may end the price stabilization period early or extend the application period depending on the performance of applied price stabilization measures.
Article 20. Price stabilization implementation
1. The price stabilization in the case prescribed in Point a Clause 2 Article 18 of this Law shall be carried out as follows:
a) Ministries, ministerial agencies in charge of specific fields and sectors shall assess the fluctuation of the market prices of goods and services, the level of impacts on socio-economic situations, production, business, and life of the people; submit documents to the Ministry of Finance of Vietnam for summary and presentation to the Government of Vietnam for consideration and decision on price stabilization guidelines;
b) Ministries and ministerial agencies in charge of specific fields and sectors shall, based on price stabilization guidelines of the Government of Vietnam, take charge and instruct People’s Committees of provinces to apply one or several of the following methods: inspecting price determinants or requesting enterprises to report on certain price determinants; controlling inventory goods; assessing the supply and demand for goods and services to identify grounds and reasons for the appropriate selection and application of price stabilization measures, period, and scope. People’s Committees of provinces shall implement and report on the results of the implementation to Ministries and ministerial agencies in charge of the implementation;
c) Ministries and ministerial agencies in charge of specific fields and sectors shall promulgate decisions on application of one or several price stabilization measures and the application period and scale; organize and instruct the implementation of price stabilization measures and report on the results of such implementation to the Government of Vietnam while sending such report to the Ministry of Finance of Vietnam for inclusion in the summarized price market report, analysis, and forecast; People's Committees of provinces shall implement price stabilization measures and report on the results to Ministries and ministerial agencies in charge of the implementation;
d) Suppliers of goods and services shall comply with the disclosed price stabilization measures and perform the first-time declaration or re-declaration of prices following Article 28 of this Law with competent state agencies.
2. The implementation in the case prescribed in Point b Clause 2 Article 18 of this Law shall be as follows:
a) Regarding the nationwide price stabilization, Ministries and ministerial agencies in charge of specific fields and sectors shall assess the actual development and level of market prices of goods and services; submit documents to the Ministry of Finance of Vietnam for summary and presentation to the Government of Vietnam for decisions on appropriate price stabilization guidelines, measures, and periods. In case of goods and services requiring immediate price stabilization that are not included in the list of goods and services subject to price stabilization, the Ministry of Finance of Vietnam shall, based on requests from Ministries and ministerial agencies in charge of specific fields and sectors, submit reports to the Government of Vietnam for presentation to the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam for consideration and decisions on price stabilization guidelines, measures, and periods for such goods and services. Ministries, ministerial agencies in charge of specific fields and sectors, and People’s Committees of provinces shall organize the implementation as assigned by the Government of Vietnam;
b) Regarding local price stabilization, departments in charge of specific fields and sectors shall assess the actual development and level of market prices of goods and services in their areas; submit documents to Departments of Finance for summary and presentation to People’s Committees of provinces for consideration and decisions on appropriate price stabilization guidelines, measures, and periods. Departments, divisions, and People’s Committees of districts shall organize the implementation as assigned by the People’s Committee of provinces. People’s Committees of provinces shall report on the results of the price stabilization to the government of Vietnam while submitting reports to the Ministry of Finance of Vietnam for inclusion in the summarized market price report, analysis, and forecast;
c) Suppliers of goods and services shall comply with the disclosed price stabilization measures and perform the first-time declaration or re-declaration of prices following Article 28 of this Law with competent state agencies;
d) In case competent agencies declare emergencies or stipulate other regulations on price stabilization implementation, comply with laws on emergencies.
3. The Government of Vietnam shall elaborate on this Article.
Article 21. Goods and services priced by the State
1. Goods and services priced by the State must meet one of the following criteria:
a) Being goods and services of fields exclusive to production and business by the State according to laws on commerce and relevant laws;
b) Being important resources according to laws on resources;
c) Being national reserves; public-interest products and services and public services funded by the state;
d) Being essential goods and services that are exclusive regarding their purchase and sale or subject to a limited competitive market with influences on socio-economic situations, life of the people, production, and business.
2. Competent state agencies shall perform the pricing under the following forms:
a) Specific price means the price that agencies, organizations, and individuals must comply with during purchase and sale;
b) Minimum price means the lowest price agencies, organizations, and individuals must comply with during pricing, purchase, and sale;
c) Maximum price means the highest price that agencies, organizations, and individuals must comply with during pricing, purchase, and sale;
d) Price bracket means a range limit of prices that agencies, organizations, and individuals must comply with during pricing, purchase, and sale.
3. Regulations on competence and responsibility for pricing:
a) The Prime Minister of Vietnam shall price extremely essential goods and services, greatly influencing the economy and life of the people;
b) The Ministry of Finance of Vietnam shall price goods and services in fields under its management; goods and services in many fields under its management that affect the state budget;
c) Ministries and ministerial agencies shall price goods and services in fields within their professional management scope as prescribed by laws;
d) People’s Committees of provinces shall price goods and services under their management scope in their areas.
4. The list of goods and services priced by the State, pricing forms, competence, and responsibilities are prescribed in Appendix No. 02 enclosed hereof. Economic-technical characteristics of goods and services included in the list of goods and services priced by the State must comply with regulations of relevant laws; in case of no regulations, Ministries, ministerial agencies, and People's Committees of provinces shall promulgate regulations under their jurisdiction.
5. In cases where it is necessary to adjust the list of goods and services priced by the State, Ministries, ministerial agencies, and People's Committees of provinces shall prepare documents requesting adjustments and submit them to the Ministry of Finance of Vietnam for summary and reports to the Government of Vietnam for presentation to the Standing Committee of Vietnam for consideration and decisions.
6. The Government of Vietnam shall elaborate on the procedure for providing presentations for the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam for adjustments to the list of goods and services priced by the State prescribed in Clause 5 of this Article.
Article 22. State's pricing principles and grounds
1. State's pricing principles:
a) Ensure that the coverage of business and production costs is reasonable and valid and profits (if any) and accumulation according to laws (if any) are in conformity with the market level; ensure conformity with the supply and demand for goods and services, market conditions at the time of pricing, and guidelines and policies on socio-economic development of the State in each period;
b) Ensure legitimate rights and benefits of the State, suppliers of goods and services, and consumers;
c) Consider adjusting prices upon changes to price determinants. In case of adjustments to prices of goods and services in public-private partnership investment projects, the adjustments shall be carried out by each period specified in the contracts.
2. State's pricing grounds:
a) Price determinants of goods and services at the time of pricing or the time for identifying price determinants in price schemes in conformity with the characteristics and nature of goods and services;
b) The relationship between supply and demand of goods and services, market demand, purchasing power of the currency, and solvency of consumers;
c) Domestic and international market prices and competitiveness of goods and services.
1. Pricing methods mean ways to price goods and services priced by the State following the forms prescribed in Clause 2 Article 21 of this Law.
2. The Minister of Finance of Vietnam shall promulgate general pricing methods for goods and services priced by the State. In the case of applying general pricing methods that contain contents requiring guidance, Ministries, ministerial agencies in charge of specific fields and sectors, and People’s Committees of provinces submit proposals to the Ministry of Finance of Vietnam for consideration and guidance.
3. Ministers and heads of ministerial agencies in charge of specific fields and sectors shall take charge and cooperate with the Minister of Finance of Vietnam and relevant Ministries and agencies in promulgating pricing methods or request competent authorities to conduct the promulgation of pricing methods for the following goods and services:
a) Goods and services prescribed in Clause 4 Article 3 of this Law;
b) Goods and services subject to independent pricing methods as prescribed by laws.
Article 24. Promulgation of documents on pricing or adjustments; documents on regulations and policies on prices
1. Documents on pricing and adjustments promulgated by competent state agencies are the main documents. The promulgation of documents shall be performed as follows:
a) Prepare price schemes;
b) Appraise price schemes;
c) Present and promulgate documents on pricing and/or adjustments.
2. Documents on regulations and policies on prices promulgated by competent state agencies are legislative documents.
3. The Government of Vietnam shall elaborate Clause 1 of this Article.
Article 25. Criteria for goods and services subject to price negotiations
1. Not being included in the list of goods and services priced by the state; not falling into cases subject to bidding or auction according to laws on procurement and auction.
2. Being exclusive in purchase or sale, in which sellers and buyers must be irreplaceably dependent on each other.
Article 26. Price negotiation principles, competence, and responsibilities
1. Price negotiation principles:
a) Those that request price negotiations must be organizations that provide goods and services purchasing or selling goods and services meeting the criteria prescribed in Article 25 of this Law;
b) The receipt and organization of price negotiations must be performed voluntarily and equally in terms of rights and obligations; sellers and buyers must have written requests for price negotiations;
c) The price negotiation process must ensure objectivity, publicity, transparency, and respect for the rights to pricing of parties requesting the price negotiation.
2. Competence and responsibilities for price negotiations:
a) Ministries and ministerial agencies shall take charge of price negotiations over the prices of goods and services under fields within their management scope in which the sellers, buyers, or both parties are 100% state-owned enterprises prescribed by laws on management and use of state capital for investment in production and business at enterprises;
b) Departments shall take charge of price negotiations over the prices of goods and services under fields within their management scope in which the sellers and buyers do not fall into the case prescribed in Point a of this Clause.
If the seller and buyer are headquartered in 2 different provinces or centrally affiliated cities, they shall make an agreement on requesting either of the provinces or centrally affiliated cities to organize the price negotiation.
If the seller and buyer cannot agree on the host of the price negotiation, the department of specific fields and sectors in areas where the seller registered for business shall take charge of the price negotiation. If the seller is a branch of an enterprise, the department in charge of specific fields and sectors in areas where such branch is registered for operations shall take charge of the price negotiation.
Article 27. Price negotiation organization
1. Upon written requests for a price negotiation of the seller and buyer of goods and services, the price negotiation agency shall review and assess the fulfillment of criteria of goods and services following Article 25 of this Law. In case of necessity, the price negotiation agency shall request related parties to provide additional information on goods and services in writing.
2. The price negotiation agency shall organize a price negotiation conference for the seller and buyer to negotiate over the price based on the cooperation and beneficial balance between parties. The seller and buyer shall appoint representatives to participate in the conference in writing.
3. At the price negotiation conference, the price negotiation agency shall be the intermediary between the buyer and seller for them to negotiate over the price and not interfere in the negotiated price.
4. At the price negotiation conference, if the seller and buyer agree on the price, the conference ends, and the price negotiation agency shall prepare a minute on the negotiation result for related parties to sign. The negotiated price shall only be applied to the purchase, sale, and quantity of goods and services as agreed by parties in the written request for the price negotiation; the negotiated price does not hold any value for other cases. The seller and buyer shall take responsibility for their negotiated price.
5. If the seller and buyer fail to agree on the price and continue to request the price negotiation agency to determine the price, the agency shall prepare a minute on such content. The price negotiation agency shall continue to determine the price for the 2 parties to implement. The document determining the price of the price negotiation agency shall only be applied once for entities that request the negotiation for the intended purchase, sale, and quantity of goods and services as agreed by parties in the written request. The determined price does not hold any value for other cases. The seller and buyer shall comply with the price determined by the agency.
6. The Government of Vietnam shall elaborate on this Article.
Section 4, PRICE DECLARATION, LISTING, AND REFERENCE
1. A declared price means the price of goods and services decided by the organization providing goods and services and is not notified to agencies competent to receive declarations.
2. Goods and services subject to price declarations include:
a) Goods and services included in the list of goods and services subject to price stabilization;
b) Goods and services whose price brackets and maximum and minimum prices are determined by the State for organizations to determine specific prices for sale to consumers;
c) Goods and services priced by enterprises based on reference prices;
d) Other essential goods and services promulgated by the Government of Vietnam.
Ministries, ministerial agencies in charge of specific fields and sectors, and People’s Committees of provinces shall stipulate the economic-technical characteristics of goods and services subject to price declarations.
3. Declaration contents include prices attached with names, types, origins (if any), quality targets (if any), and reasons for sale price adjustments between each declaration.
4. Declarants are organizations providing goods and services with business registration according to laws on enterprises that are entitled to decide prices and included in the list of agencies competent to receive declarations prescribed in Clause 5 of this Article.
5. The development and notification of lists of organizations providing goods and services subject to price declarations are as follows:
a) Ministries and ministerial agencies competent to receive declarations shall review and promulgate the lists of organizations providing goods and services subject to price declarations at Ministries and ministerial agencies;
b) People’s Committees of provinces shall review and promulgate lists of organizations providing goods and services subject to price declarations in their areas that are not included in lists promulgated by Ministries and ministerial agencies.
6. Organizations providing goods and services subject to price declarations that price their goods and services shall perform the first-time declaration or re-declaration of prices under regulations and take responsibility for their declared prices and contents.
7. Agencies receiving declarations shall update information on declared prices to databases on prices; may use the declared price in the market price summary, analysis, and forecast as per regulation.
8. The Government of Vietnam shall elaborate on this Article.
1. Price listing is a form of price disclosure. Listed prices are the purchase and sale prices of goods and services, including tax and fees (if any) of such goods and services in Vietnam Dong decided by suppliers of goods and services, except for cases subject to compliance with laws of foreign exchange. Listed prices are in association with the appropriate quantity or volume of goods and services and other information (if any) on basic specifications, origins, and purchase and sale methods.
2. Suppliers of goods and services shall list prices while ensuring clarity and not confusing customers regarding purchase and sale prices of goods and services via printing, pasting, writing information on boards, papers, or printing directly on the packaging of goods or other forms suitable for actual conditions at the place of sale of goods or provision of services or posting prices on websites for the convenience of observing and acknowledging of customers and competent state agencies.
3. Suppliers shall not make sales with prices higher than the listed ones; for goods and services priced by the State, suppliers of goods and services shall list the prices and strictly comply with such prices when making sales; for goods and services whose price brackets and minimum and maximum prices are determined by competent state agencies, suppliers of goods and services shall list the prices and strictly comply with such prices when making sales. Suppliers of goods and services shall adjust the listed prices immediately after there are changes to the prices of goods and services.
1. Reference prices are the prices of goods and services in the domestic and international markets disclosed by competent organizations or agencies for agencies and suppliers of goods and services to use them for agreements and decisions on prices of goods and services.
2. The Government of Vietnam shall decide on goods and services that apply reference prices and stipulate the disclosure and use of such prices.
Section 5. INSPECTION OF PRICE DETERMINANTS
Article 31. Purposes and requirements for the inspection of price determinants
1. The inspection of price determinants shall be performed by competent state agencies to review and assess the rationality and validity of price determinants, supply and demand for goods and services to identify factors impacting the prices of goods and services for consideration and decisions on the implementation of appropriate measures to manage and regulate prices.
2. The inspection of price determinants shall be performed in the following cases:
a) Prices of goods and services subject to price stabilization have abnormal fluctuations, affecting socio-economic situations, production, business, the life of the people, and the market price;
b) Prices of other goods and services have abnormal fluctuations during emergencies, incidents, tragedies, natural disasters, epidemics, or under directives of the Prime Minister of Vietnam, Ministers, Heads of ministerial agencies, or Chairpersons of People's Committees of Vietnam serving price management and regulation.
Article 32. Competence and responsibility for price-determinant inspection
1. Ministries and ministerial agencies in charge of specific fields and sectors shall inspect price determinants for goods and services in fields within their scope of professional management and assign inspection tasks to professional agencies and their affiliates for implementation.
2. People’s Committees of provinces shall inspect price determinants for goods and services within their management scope by areas and assign inspection tasks to professional agencies and their affiliates for implementation.
Article 33. Implementation of inspection of price determinants
1. The inspection of price determinants shall ensure publicity and transparency while limiting impacts on the production and business of organizations and individuals; identify inspection subjects and time. At the end of the inspection, inspection agencies shall report to competent authorities on the results of the inspection of price determinants.
2. Regulations on the implementation of price-determinant inspection are as follows:
a) State agencies competent to perform price-determinant inspection shall send written notifications of the inspection to suppliers of goods and services;
b) Organizations and individuals subject to price-determinant inspection shall adequately provide information, documents, and certificates related to price determinants;
c) The price-determinant inspection time is up to 30 days after receiving adequate documents as requested; in complicated cases, the time may be extended for up to 15 days;
d) At the end of the inspection, inspection agencies shall prepare reports on the results of the price-determinant inspection and propose appropriate measures. The preparation of reports on inspection results shall be performed within 10 days after the end of the inspection. Reports on price-determinant inspection results shall include purposes, requirements, inspection subjects, and inspection results and reasons.
3. During the inspection, if violations are detected, inspection agencies shall handle of transfer the issue to competent agencies for handling as prescribed by laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực