Chương I Luật Giá 2023: Những quy định chung
Số hiệu: | 16/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 19/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 28/07/2023 | Số công báo: | Từ số 859 đến số 860 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ tháng 7/2024
Quốc hội thông qua Luật Giá 2023, trong đó danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có sự thay đổi.
Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ tháng 7/2024
Nhìn chung Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Luật Giá 2023 kế thừa từ Luật Giá 2012 và có một số điểm thay đổi đáng chú ý như sau:
- Muối ăn và điện không còn nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nữa.
- Phân DAP và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là những hàng hóa được thêm mới vào danh mục bình ổn giá.
Cụ thể, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, sẽ bao gồm:
- Xăng, dầu thành phẩm.
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
- Thóc tẻ, gạo tẻ.
- Phân đạm; phân DAP; phân NPK.
- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
- Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Thuốc bảo vệ thực vật.
- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Các biện pháp bình ổn giá từ tháng 7/2024
Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
- Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
- Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ;
Việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Giá 2023;
- Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá.
Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
Quy định về quản lý, trích lập, chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá, thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, điều tiết giá khác với quy định tại Luật Giá thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
3. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành có quy định bổ sung hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì phải đánh giá tác động chính sách; hàng hóa, dịch vụ đó phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; đồng thời quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm định giá, hình thức định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đó, xác định cụ thể về căn cứ, phương pháp định giá, việc ban hành văn bản định giá thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định tại Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
4. Việc định giá của Nhà nước đối với một số mặt hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan như sau:
a) Giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Giá nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
c) Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực;
d) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
e) Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là sản phẩm có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường.
2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau.
3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
4. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở cung, cầu và do các yếu tố thị trường quyết định trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.
5. Mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).
6. Giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại; giá nhập khẩu hàng hóa;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
7. Yếu tố hình thành giá bao gồm giá thành toàn bộ thực tế; lợi nhuận (nếu có) hoặc khoản lỗ (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
8. Điều tiết giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này để hạn chế các bất cập của kinh tế thị trường nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Nhà nước và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, phát triển kinh tế - xã hội.
9. Bình ổn giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các giải pháp, biện pháp theo quy định của Luật này nhằm ổn định giá hàng hóa, dịch vụ khi có biến động bất thường về giá trong một khoảng thời gian nhất định.
10. Biến động bất thường về giá là hiện tượng mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp so với mặt bằng giá thị trường của một thời kỳ nhất định trước đó.
11. Định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ.
12. Phương án giá là bản thuyết minh về các căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá, yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ.
13. Hiệp thương giá là phương thức thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có vai trò trung gian của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật này.
14. Kê khai giá là việc tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này gửi thông báo mức giá sau khi định giá, điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
15. Niêm yết giá là hình thức công khai mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.
17. Tài sản thẩm định giá bao gồm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá theo nhu cầu hoặc các trường hợp pháp luật quy định phải thẩm định giá.
18. Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá.
19. Báo cáo thẩm định giá là văn bản trình bày về quá trình thẩm định giá, làm căn cứ lập chứng thư thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, trong đó:
a) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập, thể hiện ý kiến của thẩm định viên về giá và được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá xem xét, phê duyệt;
b) Đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước, báo cáo thẩm định giá do hội đồng thẩm định giá lập, thể hiện ý kiến của các thành viên hội đồng và ý kiến biểu quyết thống nhất của hội đồng.
20. Thông báo kết quả thẩm định giá là văn bản do hội đồng thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá.
21. Thông đồng về giá, thẩm định giá là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi trao đổi để thống nhất làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi.
1. Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
3. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Chủ trương, đề án, báo cáo về biện pháp quản lý, điều tiết giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; văn bản quy phạm pháp luật về giá;
b) Văn bản định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trừ hàng dự trữ quốc gia;
c) Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thẩm định viên về giá; danh sách doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; danh sách người bị tước, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này;
c) Mức giá của hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp;
b) Thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số lượng chứng thư đã phát hành hàng năm;
c) Bảng giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại Điều này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
5. Việc công khai các thông tin quy định tại Điều này được thực hiện theo hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc hình thức phù hợp khác. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì công khai bằng hình thức gửi văn bản đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá; đối với các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì công khai bằng hình thức cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá:
a) Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá và tổ chức, cá nhân hoạt động thẩm định giá;
b) Cố tình tiết lộ, sử dụng thông tin về giá do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
2. Đối với tổ chức, cá nhân:
a) Loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết trong các giao dịch mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, phương thức vận chuyển, thanh toán, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi;
d) Cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
e) Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định viên về giá;
g) Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
3. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
c) Kê khai không chính xác, không trung thực, giả mạo hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, hồ sơ đăng ký hành nghề của thẩm định viên về giá;
d) Phát hành khống chứng thư thẩm định giá;
đ) Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
4. Đối với thẩm định viên về giá:
a) Thông tin không chính xác, không trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Giả mạo, cho thuê, cho mượn, sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
c) Lập chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với tư cách cá nhân;
d) Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này;
đ) Thực hiện thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
e) Lập khống báo cáo thẩm định giá, các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
g) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
5. Đối với hội đồng thẩm định giá:
a) Chỉ đạo, can thiệp vào hoạt động thẩm định giá làm ảnh hưởng đến tính độc lập về chuyên môn của thành viên hội đồng thẩm định giá nhằm vụ lợi;
b) Lập khống thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá;
c) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
6. Đối với thành viên hội đồng thẩm định giá:
a) Lập khống các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
7. Đối với khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba có tên trong hợp đồng thẩm định giá:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá;
b) Sử dụng chứng thư thẩm định giá đã hết hiệu lực; sử dụng chứng thư thẩm định giá không theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với tài sản thẩm định giá, số lượng tài sản thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá;
c) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành văn bản có các hình thức, điều kiện nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá trái quy định của Luật này.
This Law provides for the rights and obligations of agencies, organizations, individuals, and consumers concerning prices and valuation; price management and regulation of the State; price summary, analysis, and forecast; databases on prices; valuation; specialized price inspectorate, inspection of compliance with laws on prices and valuation.
This Law applies to organizations and individuals engaging in the business of goods and services (hereinafter referred to as “suppliers of goods and services”); consumers; state agencies; other organizations and individuals relevant to prices and valuation in Vietnam’s territory.
Article 3. Application of the Law on Prices and relevant laws
1. In case of different regulations between the Law on Prices and other laws promulgated before the effective date of the Law on Prices, the Law on Prices shall prevail, except for cases prescribed in Clause 4 of this Article.
2. In case of other laws promulgated after the effective date of the Law on Prices that require particular regulations on the management and regulation of prices different from the ones prescribed in the Law on Prices, it is obligatory to determine the specific content that is implemented under or not under the Law on Prices and the content that is implemented under that such laws.
3. In case other laws promulgated after the effective date of the Law on Prices stipulate additional regulations on goods and services priced by the State, it is obligatory to conduct a policy impact assessment; such goods and services must meet at least one of the criteria prescribed in Clause 1 Article 21 of this Law. At the same time, it is obligatory to elaborate on the competence and responsibility for pricing, pricing forms for the mentioned goods and services, and determine the grounds and methods of pricing and the promulgation of pricing documents that are implemented under or not under the Law on Prices and contents that are implemented under such other laws.
4. Certain goods shall be priced by the State in compliance with relevant laws as follows:
a) The determination of land prices shall comply with land laws;
b) The determination of housing prices shall comply with housing laws;
c) The determination of electricity prices and electric services shall comply with electricity laws;
d) The determination of medical service prices shall comply with medical examination and treatment laws;
dd) The determination of tuition fees and prices for services in education, training, and vocational education shall comply with education, higher education, and vocational education laws;
e) The determination of royalty for the utilization and use of published works, audios, or videos in case of limitation of copyrights or relevant rights, compensation for rights to use transferred inventions under compulsory decisions in case of disagreement between the persons granted the right to use such inventions and the right holders, and compensation for the right to use transferred plant varieties under compulsory decisions shall be implemented under laws on intellectual property.
Article 4. Interpretation of terms
For the purpose of this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Goods refer to products that may be exchanged, purchased, and sold on the market.
2. Services refer to invisible products with their production inseparable from consumption.
3. Essential goods and services refer to the goods and services required to meet the basic demand of humans, such as primary ingredients, fuels, materials, and services for production and circulation in conformity with the socio-economic context of each period.
4. Market prices refer to the prices of goods and services established based on supply and demand and decided by market factors within a certain period of space.
5. Market price refers to the average of general prices of goods and services on the market in a certain period of space, measured by the consumer price index (CPI) or production price index (PPI) (in any).
6. Aggregate cost of goods and services include:
a) The production costs of goods and services; purchase prices of goods and services of organizations and individuals engaging in commercial operations; import prices of goods;
b) Circulation costs of goods and services.
7. Price determinants refer to the actual aggregate cost; profits (if any) or losses (if any); financial obligations as prescribed by laws.
8. Price regulation refers to when competent state agencies apply measures under this Law to limit the inadequacies of the market economy to protect legitimate rights and benefits of consumers, suppliers of goods and services, and the State and implement objectives for inflation control and socio-economic development.
9. Price stabilization refers to when competent state agencies perform solutions or measures under this Law to stabilize the prices of goods and services when there are abnormal fluctuations in prices within a certain period.
10. Abnormal fluctuations in prices refer to the phenomenon where the market prices of goods and services increased too high or too low compared to the market prices of a previous period.
11. Pricing means the process of determining the prices of goods and services performed by competent state agencies or suppliers of goods and services.
12. Price schemes refer to the presentation of grounds for pricing or adjusting prices or determinants of prices of goods and services.
13. Price negotiation refers to the agreement among organizations providing goods and services on purchase prices and sale prices of goods and services that are intermediaries of state agencies as prescribed by this Law.
14. Price declaration means notifications of prices after pricing or adjustment provided by organizations providing goods and services subject to price declaration according to Clause 2 Article 28 of this Law for competent state agencies for market price summary, analysis, and forecast.
15. Price listing means the form of disclosing purchase and sale prices of goods and services of suppliers of goods and services to make sure they are easily seen by customers and competent state agencies.
16. Valuation means advisory operations of evaluating assets at a certain location and period for specific purposes performed by valuation enterprises or valuation councils under the Valuation Standards of Vietnam.
17. Assets subject to valuation include assets, goods, and services subject to valuation upon requests from agencies, organizations, or individuals or due to other cases.
18. Valuation certificates are documents issued by valuation enterprises or their branches after the valuation to notify customers and relevant organizations or individuals (if any) prescribed in valuation contracts of the value of the valuation assets and the main contents of valuation reports.
19. Valuation reports means documents presenting the valuation process used as the basis for preparing valuation certificates of valuation enterprises or issuing notifications of results of the valuation of valuation councils. To be specific:
a) Regarding the provision of valuation services, valuation reports are prepared by a valuer specifying his/her opinions on prices and are considered and approved by legal representatives of the valuation enterprise or heads of such enterprise’s branches;
b) Regarding valuation operations of the State, valuation reports are prepared by valuation councils, specifying the opinions of council members and unanimous suggestions of the councils.
20. Notifications of valuation results are documents issued by valuation councils after the valuation operation to notify agencies, organizations, and individuals competent to establish valuation councils of the values of valuation assets and the main contents of valuation reports.
21. Collusion of prices and valuation refers to acts of agreeing on the falsification of prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes of agencies, organizations, or individuals.
Article 5. State's principles of price management and regulation
1. Manage and regulate prices based on market policies in conformity with socio-economic development policies in each period; ensure transparency and respect for the rights of suppliers of goods and services to pricing and price-based competition according to laws.
2. Protect legitimate rights and benefits of consumers, suppliers of goods and services, and the State.
3. Contribute to macro-economic stability, ensure social security and sustainable development; promote private investment in the provision of public services; adopt policies appropriate to areas with disadvantaged or extremely disadvantaged socio-economic conditions, and other cases as prescribed by laws.
Article 6. Disclosure of information on prices and valuation
1. State agencies and state affiliates shall disclose:
a) Guidelines, schemes, and reports on measures to manage and regulate prices approved by competent state agencies; legislative documents on prices;
b) Documents on pricing of goods and services included in the list of goods and services priced by the State, except for state reserves;
c) Lists of eligible valuation enterprises and valuers; lists of valuation enterprises that are suspended or have their certificates of eligibility for valuation services revoked; lists of persons with revoked valuer cards.
2. Suppliers of goods and services shall disclose:
a) Specific prices of goods and services they determined within the price brackets, maximum prices, and minimum prices promulgated by competent state agencies;
b) Prices of goods and services subject to price declarations as prescribed in Clause 2 Article 28 of this Law;
c) Prices of goods and prices subject to price listing
3. Valuation enterprises shall disclose:
a) Lists of their valuers;
b) Basic information on their operations, including certificates of eligibility for valuation services and the number of certificates issued annually;
c) Price lists of valuation services.
4. Agencies, units, organizations, and individuals responsible for disclosing information prescribed in this Article shall ensure accuracy, truthfulness, and punctuality and take responsibility for the disclosed contents. The disclosure of information does not apply to information included in the list of state secrets and cases where disclosure is forbidden as prescribed by laws.
Information and communications about policies of laws on prices and price management and regulation mechanisms shall ensure objectivity and truthfulness as prescribed by laws.
5. The disclosure of information prescribed in this Article shall be posted on the websites (if any) of agencies, units, organizations, and individuals or be disclosed under other appropriate forms. For cases prescribed in Point b Clause 1 of this Article, the information shall be disclosed by sending written documents to relevant agencies, units, organizations, and individuals and updated to databases on prices. Regarding contents prescribed in Point a and Point b Clause 2 of this Article, the information shall be disclosed via updates to databases on prices.
Article 7. Forbidden acts concerning prices and valuation
1. Regarding price and valuation authorities; persons with positions and entitlements prescribed by laws on prevention and combat against corruption of price and valuation authorities:
a) Interfering in the implementation of rights and obligations of suppliers of goods and services or consumers concerning prices and organizations or individuals engaging in valuation operations contrary to their functions, tasks, and entitlements as prescribed by laws.
b) Deliberately disclosing or using information on prices provided by suppliers of goods and services contrary to regulations of competent state agencies;
c) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or vales of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
2. Regarding organizations and individuals:
a) Spreading or disseminating false and inaccurate information on socio-economic situations causing disturbances in the market information and prices of goods and services;
b) Conducting fraudulent pricing by deliberately changing contents committed in transactions without informing customers in advance regarding the time, location, and conditions for purchase and sale, methods of transport and payment, quality, quantity, features, functions, goods, and services at the time of delivering goods or providing services;
c) Taking advantage of emergencies, incidents, tragedies, natural disasters, or epidemics to increase the sale prices of goods or services contrary to the fluctuation of aggregate cost compared to normal conditions for self-seeking purposes;
d) Obstructing the price management, regulation, or valuation operations of competent state agencies;
dd) Forging or providing forged certificates of valuation or using forged certificates of valuation for purposes prescribed in Clause 4 Article 55 of this Law;
e) Preparing or providing certificates of valuation when they are ineligible for providing valuation services or using such certificates for purposes prescribed in Clause 4 Article 55 of this Law; signing certificates of valuation or reports on valuation when they are not valuers;
g) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
3. Regarding valuation enterprises:
a) Conducting acts of unhealthy competition as prescribed by laws on competition; providing inaccurate information on the qualifications, experience, and capacity of service provision of valuers or valuation enterprises;
b) Providing valuation services for persons related to valuation enterprises according to laws on enterprises;
c) Providing inaccurate or false declarations, forging applications for issuance or re-issuance of certificates of eligibility for valuation services, applications for valuer practicing certificates;
d) Issuing false certificates of valuation;
dd) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
4. Regarding valuers:
a) Providing inaccurate information on the qualifications, experience, and capacity of service provision of valuers or valuation enterprises;
b) Forging, leasing, lending, or using valuer cards contrary to this Law and relevant laws;
c) Independently preparing certificates of valuation or reports on valuation;
d) Signing certificates of valuation or reports on valuation contrary to specialty or notifications of state agencies on permitted practicing fields; signing certificates of valuation or reports on valuation when not meeting conditions for valuation practice according to Clause 1 Article 45 of this Law;
dd) Performing valuation for persons related to valuation enterprises according to laws on enterprises;
e) Preparing false reports on valuation or documents related to valuation operations according to Valuation Standards of Vietnam;
g) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
5. Regarding valuation councils:
a) Directing or interfering in valuation operations affecting the professional independence of council members for self-seeking purposes;
b) Issuing false notifications of results of the valuation or reports on valuation;
c) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
6. Regarding members of valuation councils:
a) Preparing false documents related to valuation operations according to Valuation Standards of Vietnam;
b) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
7. Regarding customers and third parties in valuation contracts:
a) Deliberately providing false information on assets subject to valuation;
b) Using expired certificates of valuation; using certificates of valuation contrary to valuation purposes in association with assets subject to valuation and the number of such assets prescribed in valuation contracts;
c) Conducting bribery, collusion, or agreements to falsify the prices of goods and services or values of assets subject to valuation for self-seeking purposes; colluding in prices and valuation.
8. Regarding agencies, organizations, and individuals: issuing documents with forms and methods limiting the operations of valuation enterprises and valuers contrary to this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực