Thông tư 29/2024/TT-BTC
Số hiệu: | 29/2024/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Lê Tấn Cận |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 21/06/2024 | Số công báo: | Từ số 735 đến số 736 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 29/2024/TT-BTC quy định về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và kinh phí bảo đảm cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
Đối tượng thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường từ 01/7/2024
Theo đó, đối tượng thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường bao gồm:
- Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá); các Bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là các Bộ);
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích dự báo giá thị trường cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết);
- Các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
Về chế độ báo cáo giá thị trường được quy định như sau:
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường tổng hợp định kỳ của địa phương, báo cáo giá thị trường đột xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng hợp định kỳ, đột xuất phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá, kiểm soát lạm phát;
- Các Bộ chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý trình trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu; gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BTC ;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường thuộc địa bàn quản lý trình trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu; gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BTC ;
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường trình cấp có thẩm quyền theo phân công được giao.
Xem chi tiết tại Thông tư 29/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 116/2028/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, DỰ BÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, DỰ BÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và kinh phí bảo đảm cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
Thông tư này quy định về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường bao gồm những nguyên tắc, nội dung của hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích, dự báo giá thị trường và chế độ báo cáo, xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường (sau đây gọi là báo cáo giá thị trường) đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo do các cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương thực hiện để phục vụ công tác tham mưu, quản lý, điều tiết giá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; kinh phí bảo đảm cho các hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương và địa phương.
2. Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Đối tượng thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường:
a) Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá); các Bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là các Bộ);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích dự báo giá thị trường cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết);
c) Các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
2. Chế độ báo cáo giá thị trường:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường tổng hợp định kỳ của địa phương, báo cáo giá thị trường đột xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng hợp định kỳ, đột xuất phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá, kiểm soát lạm phát;
b) Các Bộ chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý trình trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu; gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường thuộc địa bàn quản lý trình trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu; gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này;
d) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường trình cấp có thẩm quyền theo phân công được giao.
1. Nguyên tắc thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Giá.
2. Yêu cầu đối với việc tổ chức thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ:
a) Khách quan, kịp thời, giá thu thập là giá thực mua, thực bán trên thị trường tại thời điểm thu thập thông tin. Trường hợp thu thập theo giá kê khai thì phải chú thích rõ mức giá gắn với tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;
b) Đúng địa điểm cần báo cáo giá và thời điểm báo cáo giá thị trường;
c) Khu vực khảo sát thu thập thông tin giá thị trường phải là những nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, ổn định, đại diện cho khu vực thành thị, nông thôn tại tỉnh, thành phố;
d) Phân định rõ giá khảo sát, thu thập là giá bán lẻ, giá kê khai; giá phổ biến trên thị trường thu thập được; chú thích rõ thông tin về các yếu tố khác liên quan như: giá đã bao gồm hay chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, giá bán tại cửa hàng, nơi sản xuất, giá bán tới địa điểm người mua (nơi giao hàng), tính đặc thù thị trường.
3. Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện từ một hoặc một số nguồn thông tin sau:
a) Giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ được khảo sát trên thị trường;
b) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;
c) Giá kê khai của các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Giá khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và các cơ sở dữ liệu về giá tại các Bộ, địa phương;
đ) Giá trúng đấu giá, đấu thầu;
e) Giá từ các nguồn hợp pháp khác.
4. Phương pháp thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ gồm các phương pháp sau:
a) Phương pháp trực tiếp: Cán bộ được phân công nhiệm vụ thu thập thông tin giá thị trường trực tiếp (sau đây gọi là cán bộ thị trường) đến các nhà máy sản xuất, chế biến; trung tâm bán buôn, chợ đầu mối; các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ, cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh; các cơ sở giáo dục đào tạo (đối với dịch vụ đào tạo); các cơ sở khám chữa bệnh (đối với dịch vụ khám chữa bệnh) để khảo sát, thu thập thông tin và ghi chép lại thông tin thu thập được vào Phiếu khảo sát, thu thập thông tin giá thị trường theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Phương pháp gián tiếp: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường thực hiện thu thập thông tin giá hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết quả thống kê giá kê khai; hoặc giá do cơ quan, tổ chức thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường mua thông tin; hoặc giá được cung cấp bởi cơ quan, tổ chức có dữ liệu, thông tin về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ. Các thông tin thu thập được phải chú thích rõ nguồn thông tin và được ghi nhận trong báo cáo giá thị trường hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định (nếu có);
c) Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đoàn khảo sát giá thị trường để phục vụ công tác thu thập thông tin giá thị trường đảm bảo chính xác, đáp ứng yêu cầu báo cáo. Các thông tin thu thập được phải chú thích rõ nguồn thông tin và được ghi nhận trong báo cáo giá thị trường hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định (nếu có).
1. Nguyên tắc phân tích giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Giá.
2. Yêu cầu đối với phân tích giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ:
a) Phản ánh chính xác, trung thực tình hình giá hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập được;
b) Đầy đủ, phù hợp với yêu cầu, mục đích của báo cáo phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá.
3. Nội dung phân tích giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ gồm:
a) Tổng hợp thông tin giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ đã thu thập được để phân tích, đánh giá diễn biến giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ (xu hướng giá tăng/giảm, mức giá tăng/giảm, so sánh mức giá với cùng kỳ, so với kỳ liền trước hoặc các kỳ gốc khác); đánh giá tác động của biến động giá thị trường, phương án điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý, định giá đến mặt bằng giá thị trường, mục tiêu kiểm soát lạm phát;
b) Phân tích nguyên nhân biến động giá hàng hóa, dịch vụ (quan hệ cung cầu, yếu tố tác động từ thị trường thế giới và trong nước, yếu tố tiền tệ, tỷ giá, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và các yếu tố liên quan khác).
1. Dự báo giá thị trường là việc đưa ra các nhận định, số liệu dự toán về diễn biến giá của hàng hóa, dịch vụ hoặc xu hướng biến động của mặt bằng giá thị trường trong một thời điểm hoặc thời kỳ tương lai trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố có khả năng tác động lên giá hàng hóa, dịch vụ để phục vụ việc hoạch định chính sách, ra quyết định trong công tác quản lý, điều tiết giá của cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Nguyên tắc dự báo giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Giá.
3. Yêu cầu đối với việc dự báo giá hàng hóa, dịch vụ:
a) Thực hiện dựa trên các nguồn thông tin tin cậy;
b) Đầy đủ, đáp ứng với yêu cầu, mục đích của báo cáo phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá.
4. Dự báo giá thị trường bao gồm dự báo giá cho từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể và đánh giá tác động dự kiến của diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ đó đến chỉ số giá tiêu dùng (sau đây gọi là chỉ số CPI) để trên cơ sở đó dự báo biến động chỉ số CPI nhằm đề xuất các giải pháp về quản lý, điều tiết giá góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
1. Báo cáo giá thị trường tổng hợp của Bộ Tài chính (sau đây gọi là báo cáo giá thị trường tổng hợp).
2. Báo cáo giá thị trường của các Bộ (sau đây gọi là báo cáo giá thị trường chuyên ngành).
3. Báo cáo giá thị trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là báo cáo giá thị trường địa phương).
4. Báo cáo giá thị trường của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
1. Nội dung của báo cáo giá thị trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Giá.
2. Báo cáo giá thị trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; Báo cáo giá thị trường tổng hợp của Bộ Tài chính trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
1. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo cho Bộ Tài chính như sau:
a) Gửi báo cáo định dạng thống nhất theo đường văn bản hành chính điện tử (hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử) và gửi vào hòm thư điện tử csgia@mof.gov.vn; trường hợp chưa có điều kiện gửi theo đường văn bản hành chính điện tử thì thực hiện gửi văn bản giấy qua dịch vụ bưu chính;
b) Đồng thời cập nhật vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, phân hệ “Báo cáo giá thị trường” được tích hợp trong hệ thống tại địa chỉ https://csdlgiaquocgia.mof.gov.vn (nếu có). Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đã đảm bảo triển khai đầy đủ cho các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phương thức cập nhật báo cáo vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá thì các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lựa chọn chỉ cập nhật báo cáo vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và không phải thực hiện phương thức gửi báo cáo tại điểm a của khoản này;
c) Các phương thức gửi báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính trong trường hợp báo cáo đột xuất.
2. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan khác khi được yêu cầu phối hợp, thực hiện báo cáo gửi cho Bộ chuyên ngành chủ trì thực hiện báo cáo thì thực hiện báo cáo theo đường văn bản hành chính điện tử (hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử) hoặc đường văn bản giấy qua dịch vụ bưu chính (trường hợp chưa có hệ thống quản lý và văn bản điện tử); trường hợp báo cáo đột xuất thì đồng thời gửi theo phương thức khác theo yêu cầu của Bộ chuyên ngành chủ trì thực hiện báo cáo.
3. Bộ Tài chính, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo đường văn bản hành chính điện tử (hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử) và các phương thức khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Định dạng báo cáo:
a) Báo cáo gửi điện tử phải bao gồm bản điện tử dùng thống nhất bộ mã tiếng Việt Unicode và văn bản quét có đủ chữ ký và dấu của đơn vị phát hành. Đối với trường hợp các báo cáo đột xuất, định dạng gửi báo cáo theo hướng dẫn tại văn bản yêu cầu báo cáo cụ thể của Bộ Tài chính hoặc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thực hiện báo cáo (nếu có);
b) Quy ước ký hiệu tệp văn bản báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
1. Bộ Tài chính thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này và xây dựng báo cáo tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu:
a) Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổng hợp báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo cơ chế phối hợp quy định tại Luật Giá và pháp luật có liên quan;
d) Xây dựng báo cáo giá thị trường tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và phù hợp với yêu cầu báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không yêu cầu cụ thể về thời gian chốt số liệu báo cáo thì Bộ Tài chính tự xác định thời gian chốt số liệu báo cáo đảm bảo phù hợp với mục đích, yêu cầu báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo số liệu trong thời gian đã được xác định.
3. Thời hạn gửi báo cáo: Bộ Tài chính thực hiện gửi báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện gửi báo cáo cho Bộ Tài chính đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo kịp thời tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Tài chính thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này và xây dựng báo cáo tổng hợp định kỳ, đột xuất trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá như sau:
a) Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổng hợp báo cáo giá thị trường chuyên ngành của các Bộ;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo cơ chế phối hợp quy định tại Luật Giá và pháp luật có liên quan;
d) Xây dựng báo cáo giá thị trường tổng hợp về kết quả công tác điều hành giá và định hướng công tác điều hành giá trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và phù hợp với yêu cầu báo cáo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
2. Tần suất thực hiện báo cáo và thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ:
a) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá được lập định kỳ cho 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm (sau đây gọi là báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm);
b) Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ:
- Báo cáo quý: Tính từ ngày 23 của tháng cuối quý liền kề trước đến ngày 22 của tháng cuối cùng trong quý kỳ báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 23 của tháng 12 năm liền kề trước đến ngày 22 của tháng 6 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng: Tính từ ngày 23 của tháng 12 năm liền kề trước đến ngày 22 của tháng 9 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo năm: Tính từ ngày 23 của tháng 12 năm liền kề trước đến ngày 22 của tháng 12 trong năm kỳ báo cáo.
3. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ: Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo của các Bộ trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá trước ngày 05 của tháng đầu tiên của quý liền kề sau quý đang thực hiện báo cáo đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp sau năm đang thực hiện báo cáo đối với báo cáo năm; đối với tháng 6, tháng 9, cả năm thực hiện báo cáo tương ứng quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm.
4. Đối với báo cáo đột xuất: Thời gian chốt số liệu báo cáo, thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá; trường hợp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá không có yêu cầu cụ thể về thời gian chốt số liệu báo cáo thì Bộ Tài chính tự xác định thời gian chốt số liệu báo cáo đảm bảo phù hợp với mục đích, yêu cầu báo cáo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Bộ Tài chính thực hiện gửi báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá; các Bộ thực hiện gửi báo cáo cho Bộ Tài chính đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo kịp thời tổng hợp trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
1. Bộ Tài chính thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này và xây dựng báo cáo giá thị trường tổng hợp của các địa phương trên cả nước định kỳ gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan khác có liên quan để cung cấp thông tin phục vụ quản lý, điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát như sau:
a) Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổng hợp báo cáo giá thị trường địa phương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Xây dựng báo cáo giá thị trường tổng hợp theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan khác có liên quan để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá, kiểm soát lạm phát của các cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
2. Tần suất thực hiện báo cáo và thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ:
a) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo tổng hợp của các địa phương gửi Thủ tướng Chính phủ được lập cho 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm (sau đây gọi là báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm);
b) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
- Báo cáo quý: Tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý kỳ báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày cuối cùng của tháng 6 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng: Tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày cuối cùng của tháng 9 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày cuối cùng của tháng 12 trong năm kỳ báo cáo.
3. Thời hạn gửi báo cáo: Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo của các địa phương gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan khác có liên quan trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý liền kề sau quý đang thực hiện báo cáo đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp sau năm đang thực hiện báo cáo đối với báo cáo năm; đối với báo cáo 6 tháng, 9 tháng và cả năm, thực hiện báo cáo tương ứng quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm.
1. Các Bộ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Thông tư này và xây dựng báo cáo đột xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu như sau:
a) Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định tại Thông tư này;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ chủ trì thực hiện báo cáo phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; việc phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo cơ chế phối hợp quy định tại Luật Giá và pháp luật có liên quan;
c) Xây dựng báo cáo giá thị trường chuyên ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 8 của Thông này và phù hợp với yêu cầu báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp chung báo cáo, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không có yêu cầu cụ thể về thời gian chốt số liệu báo cáo thì Bộ chủ trì thực hiện báo cáo tự xác định thời gian chốt số liệu báo cáo đảm bảo phù hợp với mục đích, yêu cầu báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Thời hạn gửi báo cáo: Bộ chủ trì thực hiện báo cáo gửi báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thực hiện gửi báo cáo cho Bộ chủ trì thực hiện báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ đó để đảm bảo kịp thời tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Các Bộ xây dựng báo cáo chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá. Các Bộ thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo và xây dựng báo cáo theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8 của Thông tư này; thực hiện báo cáo theo danh mục thông tin, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và yêu cầu của Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
2. Tần suất thực hiện và thời gian chốt số liệu của báo cáo định kỳ gửi Bộ Tài chính:
a) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ gửi Bộ Tài chính được lập cho hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm (sau đây gọi là báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm);
b) Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ:
- Báo cáo tháng: Tính từ ngày 23 của tháng liền kề trước đến ngày 22 của tháng kỳ báo cáo.
- Báo cáo quý: Tính từ ngày 23 của tháng cuối quý liền kề trước đến ngày 22 của tháng cuối cùng trong quý kỳ báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 23 của tháng 12 năm liền kề trước đến ngày 22 của tháng 6 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng: Tính từ ngày 23 của tháng 12 năm liền kề trước đến ngày 22 của tháng 9 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo năm: Tính từ ngày 23 của tháng 12 năm liền kề trước đến ngày 22 của tháng 12 trong năm kỳ báo cáo.
3. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ: Các Bộ xây dựng báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 25 của tháng kỳ báo cáo đối với báo cáo tháng và trước ngày 25 của tháng cuối cùng trong quý đang thực hiện báo cáo đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm; đối với báo cáo 6 tháng, 9 tháng và cả năm, thực hiện báo cáo tương ứng quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm.
4. Đối với báo cáo đột xuất: Thời gian chốt số liệu báo cáo, thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá; trường hợp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá không có yêu cầu cụ thể về thời gian chốt số liệu báo cáo thì các Bộ thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính và gửi báo cáo cho Bộ Tài chính đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo kịp thời tổng hợp trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng báo cáo đột xuất trên cơ sở thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định tại Thông tư này để trực tiếp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu; đồng thời gửi Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp chung báo cáo, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất trên cơ sở thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường để gửi báo cáo cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tổng hợp theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
1. Nội dung báo cáo giá thị trường địa phương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này; thực hiện báo cáo theo danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
2. Tần suất thực hiện, thời gian chốt số liệu và thời hạn của báo cáo định kỳ gửi Bộ Tài chính tổng hợp:
a) Tần suất thực hiện báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ xây dựng báo cáo hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm (sau đây gọi là báo cáo tháng, quý, báo cáo 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm);
b) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
- Báo cáo tháng: Tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng kỳ báo cáo.
- Báo cáo quý: Tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý kỳ báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày cuối cùng của tháng 6 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng: Tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày cuối cùng của tháng 9 trong năm kỳ báo cáo.
- Báo cáo năm: Tính từ ngày 01 của tháng 01 đến ngày cuối cùng của tháng 12 trong năm kỳ báo cáo.
c) Thời hạn gửi báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ xây dựng báo cáo và gửi báo cáo giá thị trường về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) trước ngày 03 của tháng tiếp theo sau tháng kỳ báo cáo đối với báo cáo tháng và trước ngày 05 của tháng tiếp theo sau tháng cuối cùng của kỳ báo cáo đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; đối với báo cáo 6 tháng, 9 tháng và cả năm, thực hiện báo cáo tương ứng quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm.
3. Đối với báo cáo đột xuất: Thời gian chốt số liệu báo cáo, thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo kịp thời tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện báo cáo giá thị trường của địa phương gồm các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, phù hợp với yêu cầu công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, chỉ đạo, điều tiết giá, bình ổn giá của các cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu, ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện thu thập số liệu và báo cáo giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường xây dựng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trên cơ sở thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường để trình cấp có thẩm quyền. Việc tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường cho tổ chức, cá nhân.
1. Kinh phí bảo đảm thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Các nội dung chi:
a) Chi khoán công tác phí cho cán bộ được phân công nhiệm vụ thu thập giá thị trường trực tiếp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 của Thông tư này;
b) Chi công tác phí cho các đoàn công tác khảo sát, điều tra, thu thập thông tin giá thị trường điểm c khoản 4 Điều 4 của Thông tư này;
c) Chi tiền họp tại các cuộc họp phục vụ xây dựng báo cáo giá thị trường;
d) Chi văn phòng phẩm, nước uống, biên soạn và in ấn tài liệu cho các cuộc họp phục vụ xây dựng báo cáo giá thị trường;
đ) Chi xây dựng các báo cáo giá thị trường.
1. Căn cứ yêu cầu, tính chất của nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cơ quan thực hiện tổng hợp phân tích, dự báo giá thị trường có trách nhiệm bố trí nguồn ngân sách nhà nước được phân cấp, giao hằng năm của mình để chi cho các hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo các nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 2 Điều này để phục vụ xây dựng báo cáo giá thị trường phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Thông tư này.
2. Mức chi của các nội dung chi cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường như sau:
a) Cán bộ được phân công nhiệm vụ thu thập giá thị trường trực tiếp được hưởng tiền công tác phí khoán theo tháng theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
b) Công tác phí cho các đoàn công tác khảo sát, điều tra, thu thập thông tin giá thị trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
c) Mức tiền họp tại các cuộc họp phục vụ xây dựng báo cáo giá thị trường:
- Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp.
- Các thành viên tham dự: mức chi 100.000 đồng/người/cuộc họp.
d) Mức chi văn phòng phẩm, nước uống, biên soạn và in ấn tài liệu cho các cuộc họp thực hiện thanh toán theo thực tế hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
đ) Mức chi xây dựng các báo cáo giá thị trường:
- Báo cáo giá thị trường chuyên ngành của các Bộ, báo cáo giá thị trường của địa phương: 1.200.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo giá thị trường tổng hợp định kỳ và đột xuất của Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, báo cáo phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá: 8.000.000 đồng/báo cáo.
Việc lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí cho hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
1. Các cơ quan thực hiện tổng hợp, phân tích dự báo giá thị trường theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này có trách nhiệm xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin giá thị trường; tổ chức công tác thu thập và báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý, địa bàn do mình quản lý; phân công cán bộ thực hiện thu thập giá thị trường trực tiếp trong trường hợp cần thiết; chịu trách nhiệm về thực hiện báo cáo giá thị trường theo quy định tại Thông tư này; cung cấp thông tin liên lạc của một cán bộ đầu mối về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo gửi về Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính để chủ động phối hợp khi phát sinh các vấn đề cần trao đổi trực tiếp.
2. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường trên cơ sở phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu thập giá thị trường trực tiếp và xây dựng báo cáo giá thị trường trong phạm vi phụ trách; gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; tổ chức triển khai các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo tổng hợp định kỳ, đột xuất để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định tại Thông tư này. Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời trên cơ sở theo dõi nắm bắt tình hình chung giá thị trường trên phạm vi cả nước để tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt gửi Thủ tướng Chính phủ và gửi báo cáo giá thị trường tới các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan khác có liên quan để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá, kiểm soát lạm phát của các cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương;
b) Quản lý về nội dung toàn bộ cơ sở dữ liệu giá thị trường hàng hóa, dịch vụ của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi về;
c) Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính tổ chức hướng dẫn việc báo cáo theo hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Bộ Tài chính; hướng dẫn xử lý các vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cập nhật, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; bảo mật các thông tin được chia sẻ.
4. Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Quản lý, triển khai, quản trị, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đảm bảo vận hành thông suốt, ổn định; bảo đảm an toàn, an ninh mạng hệ thống thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;
b) Phối hợp với Cục Quản lý giá hướng dẫn, sử dụng, hỗ trợ kỹ thuật phần mềm và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa phần mềm giá tại các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và thay thế Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo giá thị trường.
2. Các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được quy định tại Thông tư này và tại các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) để hướng dẫn giải quyết và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
|
DANH MỤC THÔNG TIN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH
(Kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TT |
Danh mục báo cáo |
1 |
Thông tin về quản lý xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, tình hình thị trường hàng hóa, cung cầu trong nước và quốc tế, tình hình sản xuất, xu hướng diễn biến giá, công tác quản lý, điều tiết giá các mặt hàng xăng dầu, điện, than, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), thép; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá, đánh giá tác động và kiến nghị biện pháp quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Công Thương. |
2 |
Thông tin về nguồn cung, sản xuất, công tác quản lý, điều tiết giá và tình hình diễn biến giá, giá các mặt hàng thóc, gạo, thực phẩm tươi sống, lợn hơi, thịt lợn, phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp quan trọng; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá và kiến nghị biện pháp quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
3 |
Thông tin về công tác quản lý, điều tiết giá và tình hình diễn biến giá các mặt hàng dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, dịch vụ cảng biển, cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, cước vận tải hành khách bằng taxi; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá và kiến nghị biện pháp quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải. |
4 |
Thông tin về công tác quản lý, điều tiết giá và tình hình diễn biến giá thị trường mặt hàng thuốc phòng, chữa bệnh cho người; diễn biến giá và tình hình thực hiện lộ trình giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập; công tác quản lý kê khai giá thuốc chữa bệnh cho người, công tác quản lý giá trang thiết bị y tế; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá và kiến nghị biện pháp quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Y tế. |
5 |
Thông tin về công tác quản lý, điều tiết giá và tình hình diễn biến giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (học phí), sách giáo khoa; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự kiến phương án giá điều chỉnh và kiến nghị biện pháp quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
6 |
Thông tin về công tác quản lý, điều tiết giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm); dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; dịch vụ môi giới theo hợp đồng môi giới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự kiến phương án giá điều chỉnh và kiến nghị biện pháp quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. |
7 |
Thông tin về công tác quản lý giá đất; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá và kiến nghị đối với công tác quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
8 |
Thông tin về công tác quản lý, điều tiết giá và tình hình thị trường, diễn biến giá các mặt hàng xi măng, thép, bất động sản mua, bán, cho thuê; nhà ở xã hội cho thuê, mua; vật liệu xây dựng quan trọng; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá và kiến nghị đối với công tác quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Xây dựng. |
9 |
Thông tin về công tác quản lý, điều tiết giá và tình hình thị trường, diễn biến giá dịch vụ bưu chính, viễn thông; tình hình thực hiện quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý; dự báo diễn biến giá và kiến nghị đối với công tác quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Thông tin và Truyền thông. |
10 |
Thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế; tổng quan thị trường, giá cả, phân tích chỉ số giá tiêu dùng; dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước; dự báo các yếu tố tác động và đề xuất kịch bản lạm phát, kiến nghị đối với công tác quản lý, điều tiết giá theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
11 |
Tình hình điều hành chính sách tiền tệ, thị trường ngoại hối (Đô la Mỹ); thông tin phân tích đánh giá về diễn biến lạm phát cơ bản; đề xuất phương hướng điều hành chính sách tiền tệ phối hợp với các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát chung và lạm phát cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Tên tệp: ………..
|
BẢNG GIÁ THỊ TRƯỜNG THÁNG …… NĂM ……..
(Kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT |
Mã hàng hóa |
Tên hàng hóa, dịch vụ |
Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, quy cách |
Đơn vị tính |
Giá phổ biến kỳ báo cáo |
Giá bình quân kỳ trước |
Giá bình quân kỳ này |
Mức tăng (giảm) giá bình quân |
Tỷ lệ tăng (giảm) giá bình quân (%) |
Nguồn thông tin |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) = (8-7) |
(10) = (9/7) |
(11) |
(12) |
I. |
01 |
LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM |
|||||||||
1 |
01.001 |
Thóc tẻ |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
01.002 |
Gạo tẻ |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
01.003 |
Thịt lợn hơi (Thịt heo hơi) |
|
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
01.004 |
Thịt lợn nạc thăn (Thịt heo nạc thăn) |
|
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
01.005 |
Thịt bò thăn |
Loại 1 hoặc phổ biến |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
01.006 |
Thịt bò bắp |
Bắp hoa hoặc bắp lõi, loại 200 - 300 gram/ cái |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
01.007 |
Gà ta |
Còn sống, loại 1,5 - 2kg /1 con hoặc phổ biến |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
01.008 |
Gà công nghiệp |
Làm sẵn, nguyên con, bỏ lòng, loại 1,5 - 2kg /1 con hoặc phổ biến |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
01.009 |
Cá quả (cá lóc) |
Loại 2 con/1 kg hoặc phổ biến |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
01.010 |
Cá chép |
Loại 2 con/1 kg hoặc phổ biến |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
11 |
01.011 |
Tôm thẻ chân trắng |
Loại 40-45 con/kg |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
12 |
01.012 |
Bắp cải trắng |
Loại to vừa khoảng 0,5-1kg/bắp |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
13 |
01.013 |
Cải xanh |
Cải ngọt hoặc cải cay theo mùa |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
14 |
01.014 |
Bí xanh |
Quả từ 1-2 kg hoặc phổ biến |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
15 |
01.015 |
Cà chua |
Quả to vừa, 8-10 quả/kg |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
16 |
01.016 |
Giò lụa |
Loại 1kg |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
17 |
01.017 |
Đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
02 |
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP |
|||||||||
18 |
02.001 |
Phân đạm; phân DAP; phân NPK |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
|
|
|
|
|
|
|
|
19 |
02.002 |
Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
||
III |
03 |
VẬT LIỆU XÂY DỰNG, CHẤT ĐỐT |
|||||||||
20 |
03.001 |
Xi măng PCB 30 |
bao 50 kg |
đ/bao |
|
|
|
|
|
|
|
21 |
03.002 |
Xi măng PCB 40 |
bao 50 kg |
đ/bao |
|
|
|
|
|
|
|
22 |
03.003 |
Xi măng PCB 50 |
bao 50 kg |
đ/bao |
|
|
|
|
|
|
|
23 |
03.004 |
Thép cuộn |
D6 CB 240 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
24 |
03.005 |
Thép cuộn |
D8 CB 240 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
25 |
03.006 |
Thép thanh vằn |
D10 CB 300 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
26 |
03.007 |
Phôi thép vuông |
100 x 10, dài 12m |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
27 |
03.008 |
Phôi thép dẹt |
40 x 4, dài 6m |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
28 |
03.009 |
Phôi thép dẹt |
50 x 5 , dài 6m |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
29 |
03.010 |
Thép góc |
L50 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
30 |
03.011 |
Thép góc |
L60 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
31 |
03.012 |
Thép góc |
L63-65 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
32 |
03.013 |
Thép góc |
L70-75 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
33 |
03.014 |
Thép góc |
L80-100 |
đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
34 |
03.015 |
Cát xây |
Mua rời dưới 2m3/lần, tại nơi cung ứng (không phải nơi khai thác) |
đ/m3 |
|
|
|
|
|
|
|
35 |
03.016 |
Cát vàng |
Mua rời dưới 2m3/lần, tại nơi cung ứng (không phải nơi khai thác) |
đ/m3 |
|
|
|
|
|
|
|
36 |
03.017 |
Cát đen đổ nền |
Mua rời dưới 2m3/lần, tại nơi cung ứng (không phải nơi khai thác) |
đ/m3 |
|
|
|
|
|
|
|
37 |
03.018 |
Gạch xây |
Gạch ống 2 lỗ, cỡ rộng 10 x dài 22, loại 1, mua rời tại nơi cung ứng hoặc tương đương |
đ/viên |
|
|
|
|
|
|
|
38 |
03.019 |
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
04 |
DỊCH VỤ Y TẾ |
|||||||||
39 |
04.001 |
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
|
|
|
|
|
|
|
|
40 |
04.002 |
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân |
|
|
|
|
|
|
|
||
V |
05 |
GIAO THÔNG |
|||||||||
41 |
05.001 |
Trông giữ xe máy |
|
đ/lượt |
|
|
|
|
|
|
|
42 |
05.002 |
Trông giữ ô tô |
|
đ/lượt |
|
|
|
|
|
|
|
43 |
05.003 |
Dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
|
|
|
|
|
|
|
|
44 |
05.004 |
Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi |
|
|
|
|
|
|
|
||
VI |
06 |
DỊCH VỤ GIÁO DỤC |
|||||||||
45 |
06.001 |
Học phí, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc phạm vi Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giáo dục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
46 |
06.002 |
Học phí, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc phạm vi Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giáo dục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
47 |
06.003 |
Học phí, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc phạm vi Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giáo dục và pháp luật về giáo dục đại học |
(Theo quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật) |
|
|
|
|
|
|
|
|
48 |
06.004 |
Học phí, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
||
VII |
|
GIÁ CÁC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KHÁC KHI CÓ YÊU CẦU BÁO CÁO ĐỘT XUẤT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH |
Chú thích:
- Bảng giá này được lập trên chương trình Excel hoặc theo định dạng trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
- Cột 3, cột 4: Hàng hóa, dịch vụ khi thu thập phải đồng nhất về tên gọi, đặc điểm kỹ thuật, đơn vị tính và loại giá để đảm bảo khả năng so sánh giữa các kỳ báo cáo. Trường hợp mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá theo quy định của pháp luật có danh mục chi tiết kê khai giá được cấp có thẩm quyền ban hành thì lựa chọn tối thiểu 3 mặt hàng chi tiết đại diện để thu thập giá và mô tả rõ đặc điểm kỹ thuật mặt hàng đó theo quy định tại danh mục chi tiết kê khai giá tại Cột 4 (Ví dụ: Mặt hàng phân NPK có các loại NPK 1 hạt, NPK 3 màu, NPK phức hợp, các NPK theo hàm lượng đạm...thì chỉ chọn 03 trong các loại phân NPK này để thu thập giá); nếu danh mục chi tiết kê khai giá có từ 03 mặt hàng trở xuống thì thực hiện thu thập giá tất cả mặt hàng chi tiết.
- Cột 6: Giá phổ biến là một khoảng giá tập hợp của các mức giá mua, bán của một loại hàng hóa, dịch vụ với tần suất xuất hiện nhiều lần, rộng rãi được nhiều người mua, người bán giao dịch theo các mức giá đó. Hàng hóa, dịch vụ khi thu thập phải đồng nhất trong tất cả kỳ báo cáo về giá phổ biến lấy theo khoảng giá trong khoảng thời gian chốt số liệu báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này, cụ thể như sau:
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ lấy thông tin từ nguồn thu thập giá thị trường: Thực hiện thu thập các mức giá trên thị trường để xác định giá phổ biến theo khoảng giá (Ví dụ về cách ghi khoảng giá phổ biến: Giá trông giữ xe máy từ 3.000 - 5.000 đồng/xe) từ nguồn thông tin thu thập giá theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này (trừ giá kê khai); trường hợp có phân công cán bộ thị trường thực hiện khảo sát giá thị trường thì cán bộ thị trường cần đảm bảo thời gian đi khảo sát được hưởng mức khoán công tác phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của Thông tư này và các lần lấy giá tương đối cách đều nhau; địa điểm khảo sát giá lựa chọn tối thiểu 3 địa điểm trên địa bàn dễ lấy giá.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ lấy thông tin từ nguồn kê khai giá tại địa phương: Thực hiện thu thập các mức giá kê khai của tối thiểu 3 tổ chức kinh doanh kê khai (có quy mô bán hàng và thị phần lớn tại địa phương) để xác định giá phổ biến theo khoảng của một mặt hàng cụ thể trong danh mục chi tiết kê khai giá.
- Cột 7, 8: là mức giá bình quân số học các mức giá thu thập của các ngày trong kỳ báo cáo, cụ thể như sau:
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ lấy thông tin từ nguồn thu thập giá thị trường: Thực hiện thu thập các mức giá trên thị trường từ nguồn thông tin thu thập giá theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này (trừ giá kê khai) để xác định mức giá bình quân số học các mức giá thu thập được đảm bảo số lần tối thiểu lấy giá trong kỳ báo cáo hàng tháng là 3 lần tương đối cách đều nhau về thời điểm lấy giá; trường hợp có phân công cán bộ thị trường thì cán bộ thị trường thực hiện lấy giá như quy định tại Cột 6.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ lấy thông tin từ nguồn kê khai giá tại địa phương: Thực hiện thu thập các mức giá kê khai của tối thiểu 3 tổ chức kinh doanh kê khai (có quy mô bán hàng và thị phần lớn tại địa phương) của cùng một mặt hàng thuộc danh mục chi tiết kê khai giá để xác định mức giá bình quân số học các mức giá thu thập được; trường hợp một tổ chức kinh doanh kê khai giá có nhiều thương hiệu hàng hóa của cùng một mặt hàng thì chỉ chọn 01 thương hiệu hàng hóa để thu thập giá (Ví dụ: Tổ chức kinh doanh A kê khai giá mặt hàng phân NPK, trong đó có phân NPK thương hiệu Đầu Trâu (của Bình Điền), thương hiệu JVF (của Việt Nhật), NPK Phú Mỹ thì chọn tối thiểu 01 thương hiệu phân bón cụ thể trong 03 thương hiệu phân bón để thu thập giá).
- Cột 11: Ghi rõ nguồn thông tin dữ liệu về giá là:
+ Từ nguồn thu thập giá thị trường: Nguồn thông tin thu thập giá theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này (trừ giá kê khai), trường hợp chỉ lấy duy nhất nguồn do cán bộ đi khảo sát lấy thông tin giá trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 của Thông tư này thì ghi rõ “cán bộ thị trường’'.
+ Từ thống kê kê khai giá của tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Cột 12: Ghi rõ các nội dung cần thiết khác để làm rõ thông tin trong bảng giá.
QUY ƯỚC ĐẶT KÝ HIỆU TỆP BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
A. Mã tỉnh: đặt theo ký hiệu viết tắt chung của ngành Tài chính
ID |
Địa phương |
Viết tắt |
1 |
TP. Hà Nội |
HAN |
2 |
TP. Hải Phòng |
HPH |
3 |
Tp. Hồ Chí Minh |
HCM |
4 |
TP. Đà Nẵng |
DNA |
5 |
Tỉnh Nam Định |
NDI |
6 |
Tỉnh Hà Nam |
HNA |
7 |
Tỉnh Hải Dương |
HDU |
8 |
Tỉnh Hưng Yên |
HYE |
9 |
Tỉnh Thái Bình |
TBI |
10 |
Tỉnh Long An |
LAN |
11 |
Tỉnh Tiền Giang |
TGI |
12 |
Tỉnh Bến Tre |
BTR |
13 |
Tỉnh Đồng Tháp |
DTH |
14 |
Tỉnh Vĩnh Long |
VLO |
15 |
Tỉnh An Giang |
AGI |
16 |
Tỉnh Kiên Giang |
KGI |
17 |
Tỉnh Cần Thơ |
CTH |
18 |
Tỉnh Bạc Liêu |
BLI |
19 |
Tỉnh Cà Mau |
CMA |
20 |
Tỉnh Trà Vinh |
TVI |
21 |
Tỉnh Sóc Trăng |
STR |
22 |
Tỉnh Bắc Ninh |
BNI |
23 |
Tỉnh Bắc Giang |
BGI |
24 |
Tỉnh Vĩnh Phúc |
VPH |
25 |
Tỉnh Phú Thọ |
PTH |
26 |
Tỉnh Ninh Bình |
NBI |
27 |
Tỉnh Thanh Hóa |
THO |
28 |
Tỉnh Nghệ An |
NAN |
29 |
Tỉnh Hà Tĩnh |
HTI |
30 |
Tỉnh Quảng Bình |
QBI |
31 |
Tỉnh Quảng Trị |
QTR |
32 |
Tỉnh Thừa Thiên Huế |
HUE |
33 |
Tỉnh Bình Thuận |
BTH |
34 |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
BRV |
35 |
Tỉnh Đồng Nai |
DON |
36 |
Tỉnh Bình Dương |
BDU |
37 |
Tỉnh Bình Phước |
BPH |
38 |
Tỉnh Tây Ninh |
TNI |
39 |
Tỉnh Quảng Nam |
QNA |
40 |
Tỉnh Bình Định |
BDI |
41 |
Tỉnh Khánh Hòa |
KHH |
42 |
Tỉnh Quảng Ngãi |
QNG |
43 |
Tỉnh Phú Yên |
PHY |
44 |
Tỉnh Ninh Thuận |
NTH |
45 |
Tỉnh Thái Nguyên |
TNG |
46 |
Tỉnh Bắc Cạn |
BCA |
47 |
Tỉnh Cao Bằng |
CBA |
48 |
Tỉnh Lạng Sơn |
LSO |
49 |
Tỉnh Tuyên Quang |
TQU |
50 |
Tỉnh Hà Giang |
HGI |
51 |
Tỉnh Yên Bái |
YBA |
52 |
Tỉnh Lào Cai |
LCA |
53 |
Tỉnh Hòa Bình |
HBI |
54 |
Tỉnh Sơn La |
SLA |
55 |
Tỉnh Điện Biên |
DBI |
56 |
Tỉnh Quảng Ninh |
QNI |
57 |
Tỉnh Lâm Đồng |
LDO |
58 |
Tỉnh Gia Lai |
GLA |
59 |
Tỉnh Đắk Lắk |
DLA |
60 |
Tỉnh Kon Tum |
KTU |
61 |
Tỉnh Hậu Giang |
HAG |
62 |
Tỉnh Đắk Nông |
DNO |
63 |
Tỉnh Lai Châu |
LCH |
B. Cách đặt ký hiệu tệp văn bản báo cáo:
Ký hiệu tên tệp văn bản báo cáo đặt theo số phụ lục và thời gian lập báo cáo, địa phương gửi báo cáo (theo cột ký hiệu viết tắt ở bảng trên). Cách đặt tên cụ thể như sau:
Báo cáo tháng: Ký hiệu: tháng-năm-địa phương
Ví dụ: Báo cáo tháng 5 năm 2024 của tỉnh Phú Thọ, có ký hiệu tên tệp là: 05-2024-PTH
Báo cáo quý: Ký hiệu quý-năm-địa phương
Ví dụ: Báo cáo quý I năm 2024 của tỉnh Phú Thọ, có ký hiệu tên tệp là: QI-2024-PTH
Báo cáo 6 tháng: Ký hiệu 6 tháng-năm-địa phương
Ví dụ: Báo cáo 6 tháng năm 2024 của tỉnh Phú Thọ, có ký hiệu tên tệp là: 6Th-2024-PTH
Báo cáo 9 tháng: Ký hiệu 9 tháng-năm-địa phương
Ví dụ: Báo cáo 9 tháng năm 2024 của tỉnh Phú Thọ, có ký hiệu tên tệp là: 9Th-2024-PTH
Báo cáo năm: Ký hiệu: năm-địa phương
Ví dụ: Báo cáo năm 2024 của tỉnh Phú Thọ, có ký hiệu tên tệp là: 2024-PTH
Báo cáo đột xuất: Ký hiệu: ĐX-năm-địa phương
Ví dụ: Báo cáo đột xuất lần 1 năm 2024 của tỉnh Phú Thọ, có ký hiệu tên tệp là: ĐX1-2024-PTH
MẪU BÁO CÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG1
(Kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
(CƠ QUAN THỰC HIỆN BÁO CÁO) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
………., ngày…… tháng……năm……… |
BÁO CÁO
Giá thị trường……….2,
Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo)
………3……….. báo cáo tình hình giá thị trường ……….2………. như sau:
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG, GIÁ CẢ……..2
1. Mặt bằng giá thị trường và diễn biến mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ:
a) Thế giới (nếu có):...
b) Trong nước:....
2. Nguyên nhân biến động mặt bằng giá thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ:
(Phân tích các nguyên nhân và đánh giá đánh giá tác động kinh tế, chính trị trong nước và thế giới (nếu có) đến công tác quản lý, điều tiết giá và mặt bằng giá thị trường)
3. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (nếu có): (Chỉ áp dụng đối với báo cáo giá thị trường của địa phương)
(Phân tích diễn biến CPI của địa phương hoặc cả nước trong kỳ báo cáo (nếu có); Phân tích thực trạng, nguyên nhân của các yếu tố tác động đến CPI (nếu có))
4. Thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ: Bảng phụ lục kèm theo (Chỉ áp dụng với báo cáo giá thị trường của địa phương)
(Thực hiện thống kê giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Thông tư).
II. DIỄN BIẾN GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THIẾT YẾU
(Báo cáo diễn biến giá của từng hàng hóa, dịch vụ bao gồm mức giá hiện hành; mức tăng giảm tuyệt đối, tương đối so với kỳ trước hoặc kỳ cần so sánh. Phân tích, đánh giá diễn biến giá thị trường của từng hàng hóa, dịch vụ và nguyên nhân biến động giá, tác động của biến động giá đến kinh tế, xã hội trên địa bàn hoặc cả nước và tác động của biến động giá đến chỉ số CPI (nếu có))
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT GIÁ
1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá:...
2. Tình hình triển khai chương trình bình ổn thị trường và các biện pháp bình ổn giá (nếu có):...
3. Công tác định giá của các Bộ, địa phương:
(Báo cáo tình hình định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền như số lượng văn bản định giá đã ban hành, mức giá hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện điều chỉnh tăng/giảm, các khó khăn nếu có trong quá trình thực hiện định giá,... và phương án điều chỉnh giá dự kiến (nếu có)).
4. Tình hình thực hiện kê khai giá:...
5. Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá:...
6. Các nội dung liên quan khác (nếu có)
IV. DỰ BÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG
1. Dự báo diễn biến mặt bằng giá thị trường và giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và đánh giá tác động dự kiến lên CPI (nếu có):...
2. Dự kiến phương án điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (nếu có):
(Báo cáo dự kiến phương án điều chỉnh và đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá đến kinh tế - xã hội và mục tiêu kiểm soát lạm phát)
3. Kịch bản lạm phát nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát: (chỉ áp dụng với báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)) phục vụ họp Ban Chỉ đạo điều hành giá)
V. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT GIÁ
Nơi nhận: |
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN |
___________________
1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được điều chỉnh kết cấu, nội dung của báo cáo để đảm bảo cung cấp, báo cáo đầy đủ thông tin theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
2 Ghi rõ kỳ báo cáo: ví dụ tháng 1 hoặc quý I hoặc năm 2024
3 Tên Cơ quan thực hiện báo cáo
MẪU BÁO CÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG TỔNG HỢP CỦA BỘ TÀI CHÍNH TRÌNH TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ VÀ PHỤC VỤ HỌP BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… |
……, ngày…..tháng……năm……. |
BÁO CÁO
Kết quả công tác quản lý, điều hành giá ……1, định hướng công tác điều hành giá……….1
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH GIÁ ………..1
1. Tổng quan tình hình kinh tế và lạm phát thế giới
(Báo cáo, phân tích các thông tin về yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có tác động liên quan đến diễn biến giá, lạm phát trên thị trường thế giới, các chính sách tài chính, tiền tệ, lãi suất, kinh tế trên thế giới (nếu có),...)
2. Tổng quan mặt bằng giá thị trường trong nước
- Mặt bằng giá thị trường và diễn biến mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ
(Báo cáo tình hình chung diễn biến mặt bằng giá thị trường và các thông tin liên quan đến cung, cầu thị trường trong nước tác động đến mặt bằng giá thị trường, diễn biến chỉ số CPI,...)
- Phân tích nguyên nhân tác động đến chỉ số CPI
(Phân tích các yếu tố làm tăng/giảm chỉ số CPI trong kỳ báo cáo)
3. Công tác điều hành cụ thể trong nước
(Báo cáo công tác điều hành chính sách tài khóa và điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, công tác điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu).
II. DỰ BÁO VÀ KIẾN NGHỊ
1. Dự báo
(Dự báo diễn biến giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và đánh giá tác động dự kiến lên CPI; dự kiến phương án điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (nếu có))
2. Kịch bản lạm phát
3. Kiến nghị biện pháp quản lý, điều hành giá
|
NHÓM GIÚP VIỆC |
___________________
1 Ghi rõ kỳ báo cáo: ví dụ quý I năm 2024
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT, THU THẬP THÔNG TIN GIÁ THỊ TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Thông tin cán bộ thị trường: Ghi rõ họ và tên, đơn vị công tác.
2. Thời gian khảo sát, thu thập: Ghi rõ thời gian theo ngày, tháng, năm và ghi rõ giờ (nếu cần thiết).
3. Thông tin thu thập, khảo sát:
TT |
Tên hàng hóa, dịch vụ |
Địa điểm khảo sát |
Đơn vị tính |
Giá ngày khảo sát (VNĐ) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
(Ví dụ: Thịt lợn hơi) |
(Ví dụ: Chợ A) |
(đ/kg) |
(55.000) |
|
(Ví dụ: Chợ B) |
(đ/kg) |
(53.000) |
|
||
2 |
(Ví dụ: Bắp cải trắng) |
(Ví dụ: Quầy số 102 - Trung tâm A) |
(đ/kg) |
(6.000) |
|
(Ví dụ: Quầy số 105 - Trung tâm A) |
(đ/kg) |
(5.500) |
|
||
3 |
…… |
|
|
|
|
4. Các nội dung khác (nếu có):....
Chú thích:
- Cột (2), (4) của mục 3: Ghi theo tên hàng hóa, dịch vụ và đơn vị tính quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
- Cột (3), (5) của mục 3: Ghi theo thông tin khảo sát, thu thập thực tế.
- Mục 4: Các ghi chép cần thiết khác của cán bộ thị trường liên quan đến quá trình khảo sát, thu thập thông tin (nếu có).
|
CÁN BỘ THỊ TRƯỜNG |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực