Thông tư 12/2024/TT-BGTVT
Số hiệu: | 12/2024/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Nguyễn Xuân Sang |
Ngày ban hành: | 15/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 05/06/2024 | Số công báo: | Từ số 689 đến số 690 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển từ 01/7/2024
Ngày 15/5/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.
Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế 01/7/2024
Đối với với hoạt động hàng hải quốc tế đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển gồm có:
- Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển;
- Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải.
Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa 01/7/2024
Cụ thể đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển nội địa bao gồm:
- Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
- Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
Thông tư 12/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024 và thay thế Thông tư 39/2023/TT-BGTVT .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2024/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2024 |
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, bao gồm: giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải; khung giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; khung giá dịch vụ bốc dỡ container; khung giá dịch vụ lai dắt tàu biển (sau đây gọi tắt là giá dịch vụ tại cảng biển).
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí là tàu thuyền phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ dầu khí.
2. Tàu lai là tàu được thiết kế, đăng kiểm và đăng ký hoạt động làm dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu vào, rời cập cầu, bến, phao neo.
3. Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
4. Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.
5. Hàng hoá trung chuyển là hàng hoá được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
6. Hàng hoá quá cảnh là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.
7. Lượt dẫn tàu là việc hoa tiêu hàng hải dẫn tàu liên tục từ vị trí hoa tiêu lên tàu đến vị trí hoa tiêu rời tàu theo quy định.
8. Một chuyến được tính là tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng hải 01 lượt.
9. Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo bao gồm các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam được công bố theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:
a) Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển;
b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải.
2. Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:
a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
b) Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
d) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
3. Tàu công vụ không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.
4. Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, chất lượng dịch vụ và tình hình thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển quyết định mức giá cụ thể không cao hơn giá tối đa đối với dịch vụ hoa tiêu hàng hải hoặc thuộc khung giá đối với dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; dịch vụ bốc dỡ container; dịch vụ lai dắt tại cảng biển theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế.
2. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa.
3. Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Đơn vị tính dung tích: Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ tại cảng biển. Đối với tàu thuyền không ghi GT chọn phương thức quy đổi có GT lớn nhất như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT;
b) Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền tính bằng 06 GT;
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT;
đ) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: tính bằng tổng dung tích của cả đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn, bao gồm: sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.
2. Đơn vị tính công suất máy: công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW tính tròn là 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
3. Đơn vị thời gian:
a) Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;
b) Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.
4. Đơn vị khối lượng hàng hoá (kể cả bao bì) là tấn hoặc mét khối (m³); phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m³ không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m³ trở lên tính bằng 01 tấn hoặc 01 m³. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính giá là 01 tấn hoặc 01 m³. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 02 m³ trở lên thì cứ 02 m³ tính bằng 01 tấn.
5. Đơn vị khoảng cách tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải là hải lý (HL); phần lẻ dưới 01 HL tính bằng 01 HL.
6. Đơn vị tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo đối với tàu thuyền là mét (m) cầu, bến, phao neo; phần lẻ dưới 01 m tính bằng 01 m.
Khu vực tính giá đối với dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt được chia thành 03 khu vực như sau:
1. Khu vực I: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ trở lên phía Bắc và các cảng biển: từ Quảng Ninh đến Nam Định.
2. Khu vực II: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ đến dưới vĩ tuyến 20 độ và các cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
3. Khu vực III: bao gồm các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ trở vào phía Nam và các cảng biển: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.
1. Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ hoa tiêu, trong đó:
a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định, không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn;
b) Đối với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
2. Khi yêu cầu dịch vụ hoa tiêu hàng hải, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 06 giờ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến tối thiểu là 03 giờ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi là 08 giờ.
3. Hoa tiêu đã hoàn thành việc dẫn tàu, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi và tiền chờ đợi được tính theo số giờ giữ lại thực tế.
4. Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hoa tiêu huỷ bỏ yêu cầu hoa tiêu thì người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó.
5. Tàu thuyền có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn thì được áp dụng bằng 110% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6. Tàu thuyền không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật mà phải sử dụng tàu lai thì được áp dụng bằng 150% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7. Tàu thuyền yêu cầu hoa tiêu đột xuất thì được áp dụng bằng 110% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
8. Tàu thuyền phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi bến cảng theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp cảng thì áp dụng theo giá dịch vụ hoa tiêu dịch chuyển trong cảng.
9. Tàu thuyền hoạt động vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa hoặc đóng mới mà không bốc dỡ hàng hoá, không đón, trả khách, thì được áp dụng bằng 70% giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Tàu thuyền neo, buộc tại nhiều vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc khu vực hàng hải của một cảng biển thì giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo được tính bằng tổng thời gian thực tế neo, buộc tại từng vị trí.
2. Trường hợp tàu thuyền không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 1 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thuyền khác theo lệnh điều động của Giám đốc cảng vụ hàng hải thì không tính giá dịch vụ cầu, bến, phao neo trong thời gian không làm hàng.
3. Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, trong đó:
a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định, không phân biệt tàu có hay không có két nước dằn;
b) Đối với tàu thuyền chở khách: dung tích toàn phần tính bằng 100% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
1. Giá dịch vụ bốc dỡ đối với container hàng hoá quá khổ, quá tải, container chứa hàng nguy hiểm, container có yêu cầu bốc dỡ, chất xếp, bảo quản đặc biệt mà phát sinh thêm chi phí, khung giá áp dụng không vượt quá 150% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong trường hợp doanh nghiệp cảng biển phải bố trí thêm các thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ việc bốc, dỡ hàng hóa, giá dịch vụ của thiết bị phát sinh do hai bên tự thỏa thuận.
2. Dịch vụ Tàu (Sà lan) ↔ Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng chỉ được thực hiện khi hàng hoá đã đáp ứng được các quy định về giám sát hải quan, kiểm tra trọng tải và các nội dung khác theo quy định trước khi bốc hoặc dỡ hàng lên tàu.
3. Đối với các tuyến container mới tại các bến cảng Khu vực II và các bến cảng thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, doanh nghiệp cảng được phép áp dụng khung giá dịch vụ bốc dỡ container bằng 80% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong thời hạn 03 năm kể từ ngày chính thức mở tuyến mới.
1. Cách tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền
a) Thời gian lai dắt thực tế được tính từ thời điểm tàu lai bắt đầu thực hiện việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai cho đến khi kết thúc việc hỗ trợ lai, kéo, đẩy tàu thuyền được lai theo yêu cầu của thuyền trưởng tàu được lai và hoa tiêu hàng hải dẫn tàu. Trường hợp thời gian lai dắt thực tế nhỏ hơn 01 giờ được phép làm tròn là 01 giờ. Thời gian lai dắt thực tế để tính giá dịch vụ tối đa là 02 giờ. Trường hợp thời gian lai dắt trên 02 giờ phải có xác nhận của thuyền trưởng hoặc hoa tiêu dẫn tàu, giá lai dắt chỉ được tính bằng 10% khung giá của 01 giờ cho toàn bộ thời gian lai dắt vượt quá 02 giờ;
b) Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức tối thiểu quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải khu vực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng và công suất tàu lai tối thiểu quy định tại nội quy cảng biển khu vực và khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để tính giá dịch vụ lai dắt;
c) Trường hợp cung cấp tàu lai với số lượng và công suất của tàu lai lớn hơn mức tối thiểu quy định tại nội quy cảng biển của cảng vụ hàng hải khu vực theo yêu cầu của cảng vụ hàng hải, hoa tiêu, thuyền trưởng hoặc hãng tàu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt căn cứ số lượng, công suất tàu lai thực tế và khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để tính giá dịch vụ lai dắt tàu thuyền;
d) Trường hợp dịch vụ lai dắt tàu thuyền không đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền vào khu vực cảng, bên thuê lai dắt được quyền ký kết hợp đồng thuê tàu lai từ khu vực khác;
đ) Trường hợp dịch vụ lai dắt tàu thuyền không đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền vào khu vực cảng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt phải điều động tàu lai từ khu vực khác đến vị trí lai dắt, giá do hai bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 70% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và theo số giờ điều động thực tế;
e) Trường hợp doanh nghiệp cung cấp tàu lai không đáp ứng được công suất yêu cầu theo quy định tại nội quy cảng biển, phải sử dụng từ hai tàu lai trở lên thì giá dịch vụ lai dắt tàu biển tính theo khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tương ứng với công suất tàu lai tối thiểu theo quy định của nội quy cảng biển.
2. Đối với tàu lai chuyên dùng Azimuth hoặc tàu lai VSP (Voith Schneider Propeller) được áp dụng khung giá tối đa bằng 150% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Trường hợp tàu lai đã tới vị trí đón tàu được lai dắt đúng thời gian theo yêu cầu của chủ tàu được lai và được cảng vụ hàng hải chấp thuận nhưng tàu được lai dắt chưa tới khiến tàu lai phải chờ đợi thì bên thuê lai dắt phải trả thêm tiền chờ đợi bằng 50% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và theo số giờ chờ đợi thực tế.
4. Trường hợp tàu lai đã tới vị trí đón tàu được lai dắt đúng giờ mà bên thuê lai dắt đã yêu cầu và được cảng vụ hàng hải chấp thuận nhưng tàu yêu cầu được lai dắt không sẵn sàng để điều động, tàu lai phải trở về vị trí xuất phát hoặc chuyển sang hoạt động khác thì bên thuê lai dắt phải trả bằng 50% khung giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và theo số giờ điều động thực tế.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Bãi bỏ Thông tư số 39/2023/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành biểu khung giá dịch hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.
1. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Trường hợp các yếu tố hình thành giá thay đổi có thể làm cho giá dịch vụ tại cảng biển thấp hơn mức giá tối thiểu hoặc cao hơn mức giá tối đa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm định phương án giá báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét điều chỉnh giá theo quy định.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF TRANSPORT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 12/2024/TT-BGTVT |
Hanoi, May 15, 2024 |
ON MECHANISMS AND POLICIES FOR MANAGEMENT OF SERVICE CHARGES AT VIETNAMESE SEAPORTS
Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;
Pursuant to the Law on Prices dated June 19, 2023;
Pursuant to the Government’s Decree No. 56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;
At the request of the Director of the Department of Transportation and the General Director of Vietnam Maritime Administration;
The Minister of Transport hereby promulgates a Circular on mechanisms and policies for management of service charges at Vietnamese seaports.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope: This Circular provides for mechanisms and policies for management of service charges at Vietnamese seaports, which include: maximum charges for pilotage service; charge bracket for use of wharves, docks and mooring buoys; charge bracket for container handling services; charge bracket for towage services (hereinafter referred to as “seaport service charges”).
2. Regulated entities: This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals related to provision and use of services at Vietnamese seaports.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes of this Circular, the following terms are understood as follows:
1. “special purpose vessel used in petroleum industry” (hereinafter referred to as “the oil vessel”) means a vessel that serves petroleum exploration and extraction or engages in activities related to petroleum industry.
2. “tugboat” means a boat designed and registered to tow and assist vessels in entering and leaving wharves, docks and mooring buoys.
3. “exports” mean commodities whose place of delivery (origin) is Vietnam and place of receipt (destination) is overseas.
4. “imports” mean commodities whose place of delivery (origin) is overseas and place of receipt (destination) is Vietnam.
5. “transshipped commodities” mean merchandise carried from abroad to a seaport of Vietnam and preserved in a transshipment area of the seaport in a certain period before being loaded onto and carried by a vessel out of Vietnam’s territory.
6. “commodities in transit” mean merchandise whose place of delivery (origin) and place of receipt (destination) are outside Vietnam’s territory and which pass through or are handled at a seaport of Vietnam or are stored in a warehouse to continue their excursion.
7. "pilotage trip” means a maritime pilot’s continuous maneuvering of a vessel from the position at which the pilot boards the vessel to the position at which he/she disembarks as per regulations.
8. “visit” means a vessel’s 01 entry into and subsequent exit from a maritime zone, which is considered one visit.
9. “waterway route between a mainland’s coast and an island” means a waterway route of transport between a mainland’s coast and an island in a territorial water of Vietnam, which is made public as prescribed by law.
Article 3. Vessels, commodities, and passengers on which seaport service charges are levied
1. The seaport service charges shall be levied on the following international maritime vessels, commodities, and passengers:
a) Vessels that enter, exit, transit or anchor in maritime zones; and the foreign vessels that operate in Vietnamese waters that are not part of seaport waters;
b) Vessels that carry imports, exports, commodities transshipped or in transit in maritime zones;
c) Passenger vessels departing from Vietnam for a foreign country or vice versa; special purpose vessels which operate on international voyages entering, exiting, transiting or anchoring in maritime zones;
d) Imports, exports, commodities transshipped or in transit that are loaded, unloaded, delivered, preserved and stored in maritime zones;
dd) Passengers on passenger vessels departing from a foreign country to Vietnam (or vice versa) by sea or by inland waterway through maritime zones.
2. The seaport service charges shall be levied on the following domestic maritime vessels and commodities:
a) Domestic marine vessels that enter, exit, pass through or anchor in maritime zones;
b) Domestic maritime vessels that carry cargoes and passengers enter, exit, pass through or anchor in maritime zones;
c) Vessels that operate on waterway routes between mainland’s coasts and islands;
d) Domestic cargoes that are loaded, unloaded, delivered, preserved and stored in maritime zones;
dd) Oil vessels which operate at offshore platforms and at the ports specialized in petroleum industry (hereinafter referred to as “petroleum ports”) under the management of a maritime port authority.
3. Service charges shall not be levied on state-owned vessels in accordance with regulations of this Circular.
4. Charges for pilotage service and use of wharves, docks and mooring buoys shall not be levied on vessels that enter or leave a port to avoid storms or transfer people in distress at sea without commodity handling, discharge or embarkation of passengers, provided that the event is confirmed by the port authority; vessels that participate in rescue and salvage or in combating against a storm, flood or natural disaster under an order or endorsement of a competent government authority.
Article 4. Principles of seaport service pricing
In accordance with applicable laws on seaport service pricing, the service quality and the market conditions, the providers of seaport services shall specify their charges but not exceeding the maximum charges for pilotage service; or within the charge bracket for use of wharves, docks and mooring buoys; the charge bracket for container handling services; and the charge bracket for towage services according to the decision of the Minister of Transport.
1. The charges for pilotage service, use of wharves, docks and mooring buoys, container handling services and towage service shall be levied on international vessels in Vietnam Dong or United States Dollar.
2. The charges for pilotage service, use of wharves, docks and mooring buoys, container handling services and towage service shall be levied on domestic vessels in Vietnam Dong.
3. The conversion of United States Dollar to Vietnam Dong shall be made as prescribed by law.
Article 6. Pricing unit and number rounding
1. Unit of volume: Gross tonnage (GT) is one of the basic units for pricing of seaport services. If the GT of a vessel is not specified, the conversion method that results in the largest GT shall apply. To be specific:
a) Ocean-going ships and self-propelled inland waterway vehicles: 1,5 deadweight tonnes shall be equivalent to 01 GT;
b) Barges: 01 deadweight tonne shall be equivalent to 01 GT;
c) Tugboats, passenger vessels (including seaplanes) and crane vessels: 01 horse power (HP, CV) shall be equivalent to 0,5 GT; 01 kW shall be equivalent to 0,7 GT; 01 tonne in a crane vessel’s hoisting capacity shall be equivalent to 06 GT;
d) Passenger vessels whose engine power is not specified: 01 passenger seat shall be equivalent to 0,67 GT; 01 berth shall be equivalent to 04 GT;
dd) The gross tonnage of all barges, towboats or tugboats in a fleet of tugboats, towboats or pusher boats shall total up that of the fleet.
2. Unit of engine power: The unit of a vessel’s main engine power shall be HP, CV or KW and rounded up to the nearest integer.
3. Unit of time:
a) Day: 01 day equals 24 hours; a period of 12 hours or less shall be considered 0,5 day, while a period of more than 12 hours shall be considered 01 day;
b) Hour: 01 hour equals 60 minutes; a period of 30 minutes or less shall be considered 0,5 hour, while a period of more than 30 minutes shall be considered 01 hour.
4. The unit of weight of goods (with packing) is tonne or cubic meter (m3) and shall be rounded to the nearest integer (rounded down if the digit in the tenths place is less than 5; rounded up if the digit in the tenths place is 5 or greater). In a single bill of lading, the minimum chargeable weight shall be 01 tonne or 01 m3. If each tonne of goods occupies 02 m3 or more, every 02 m3 occupied shall be converted to 01 tonne.
5. The unit of distance is nautical mile (NM) and rounded up to the nearest integer.
6. The pricing unit for a wharf, dock or mooring buoy is meter (m) of wharf, dock or mooring buoy, and rounded up to the nearest integer.
Article 7. Division of seaport regions
Regarding container handling services and towage service, Vietnam’s seaport system is divided into 03 following regions:
1. Region I: seaports located on 20 degrees north latitude, including seaports from Quang Ninh to Nam Dinh.
2. Region II: seaports located between 11,5 degrees latitude and 20 degrees latitude, including seaports in Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan.
3. Region III: seaports located on 11,5 degrees south latitude, including seaports in Ho Chi Minh city, Ba Ria - Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong, Tien Giang, Ben Tre, Dong Thap, Can Tho, An Giang, Vinh Long, Ca Mau, Kien Giang, Long An, Soc Trang and Tra Vinh.
Article 8. Pilotage service charges
1. Gross tonnage (GT) is one of the fundamental units for pricing of pilotage service, where:
a) The gross tonnage of a vessel carrying liquid cargo shall be 85% of the maximum GT shown in the certificate issued by a registry issued to the vessel as per regulations, regardless of the availability of ballast tanks on such vessel;
b) The gross tonnage of a passenger vessel shall be 50% of the maximum GT shown in the certificate issued by a registry to the vessel as per regulations.
2. A carrier has to notify the pilotage organization at least 06 hours prior to its use of the maritime pilotage service and at least 24 hours prior to its use of the pilotage service at an offshore oil rig. In case of change in pilotage time or cancellation of pilotage service, the carrier must inform the pilotage organization at least 03 hours before the intended time, or 08 hours in case of an offshore oil rig.
3. If the pilot is retained after completing the pilotage, the captain of the vessel shall incur an additional wait charge for the duration during which the pilot is retained.
4. If the pilot has boarded the vessel but cancel the request of pilotage service, the vessel shall be subject to 80% of the charge for pilotage service commensurate with the requested distance of pilotage according to the charge.
5. The charge for pilotage service for a vessel on a voyage to test its machinery or to calibrate its compass shall be 110% of the maximum charge in a given decision of the Minister of Transport.
6. In case a vessel is inoperable due to technical issues and a tugboat has to be used, the charge for pilotage service shall be 150% of the maximum charge in a given decision of the Minister of Transport.
7. The charge for pilotage service requested ad hoc shall be 110% of the maximum charge in a given decision of the Minister of Transport.
8. The pilotage charge for a vessel that moves between the wharves in a port at the request of the director of the port company shall apply the pilotage charges for maritime vessels moving within a port.
9. The pilotage charge for a vessel that enters and exits a maritime zone for fuel, food, drinking water, crew replacement, repair, dismantling or test run shall be 70% of the maximum charge in a given decision of the Minister of Transport.
Article 9. Charges for use of wharves, docks and mooring buoys
1. Vessels mooring at multiple positions in dedicated waters inside of maritime zones of a seaport shall incur a charge commensurate to total actual length of time that they moor at a single position.
2. A vessel that is unable to perform from cargo handling due to bad weather conditions for a period of more than 1 day (24 consecutive hours) or concedes its wharf space to another vessel under an order of the director of the port authority shall be exempted from charges for the period of time over which such vessel is not in the process of cargo handling.
3. Gross tonnage (GT) is one of the basic units for pricing of charges for utilization of wharfs, docks and mooring buoys, where:
a) The gross tonnage of a vessel carrying liquid cargo shall be 85% of the maximum GT shown in the certificate issued by a registry issued to the vessel as per regulations, regardless of the availability of ballast tanks on such vessel;
b) The gross tonnage of a passenger vessel shall be 100% of the maximum GT shown in the certificate issued by a registry to the vessel as per regulations.
Article 10. Charges for container handling services
1. The handling service charge bracket levied on oversized and overloaded freight containers, containers that carry dangerous cargo and containers subject to special handling and storage requirements must not exceed 150% of the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport. In case the seaport enterprise needs to use specialized equipment to assist in the cargo handling, the extra charge shall be negotiated by the two parties.
2. The "Vessels (barges) ↔ Barges, cars, boxcars at wharves" service shall only be provided when the cargo has fully complied with regulations on customs supervision, weight inspection and other regulations before being loaded or unloaded.
3. Regarding new container transport routes at the ports in Region II and the Mekong Delta, port enterprises may apply container handling charges that are 80% of the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport for 03 years from the day on which the new route is officially opened.
Article 11. Charges for towage service
1. The charge for towage service shall be calculated as follows:
b) The actual towing time begins from the time the towing vessel starts towing, tugging or pushing the towed vessel to the time such towage is completed at the request of the captain of the towed vessel and the pilot. If the actual towing time is less than 01 hour, it can be rounded up to 01 hour. The maximum towing time shall be 02 hours. If the towing time is more than 02 hours, it must be confirmed by the captain or pilot, and the towage charge shall be 10% of the charge for 01 hour for the entire towing time in excess of 02 hours.
b) In case of provision of a tugboat with the quantity and power higher than the minimum level prescribed in seaport regulation of the regional maritime port authority, the towage service provider shall calculate the charge for towage service according to the minimum quantity and power of the tugboat prescribed in seaport regulation of the regional maritime port authority and the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport;
c) In case of provision of a tugboat with the quantity and power higher than the minimum level prescribed in seaport regulation of the regional maritime port authority at the request of the port authority, pilot, captain or shipping line, the towage service provider shall calculate the charge for towage service according to the actual quantity and power of the tugboat and the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport;
d) If the towage service fails to satisfy the vessel’s demands for entry into to a port, the charterer is entitled to sign another towage contract;
dd) If the towage service fails to satisfy the vessel’s demands for entry into to a port, the towage service provider shall maneuver a tugboat from another area to the towing position. The charge for tugboat maneuver shall be agreed upon by the two parties but must not exceed 70% of the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport and the actual number of hours of maneuver;
e) If the towage service provider provides a tugboat that fails to satisfy power requirement in accordance with the seaport regulation and at least 02 tugboats have to be used, the charge for towage service shall be calculated according to the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport corresponding to the tugboat power in accordance with the seaport regulation.
2. For Azimuth or VSP (Voith Schneider Propeller) tugboats, the charge must not exceed 150% of the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport.
3. If the tugboat arrives at the towed vessel pickup position punctually at the request of towed vessel owner and an approval from the port authority is obtained but the vessel to be towed is absent and keeps the tugboat waiting, the charterer shall incur a wait charge of 50% of the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport and according to the actual number of hours during which a vessel is kept waiting.
4. If the tugboat arrives at the towed vessel pickup position punctually at the request of charterer and an approval from the port authority is obtained but the vessel to be towed is not ready to be maneuvered and the tugboat has to return to the departure position or has to be used for other purposes, the charterer shall incur a wait charge of 50% of the charge bracket in a given decision of the Ministry of Transport and according to the actual number of hours of maneuver.
1. This Circular comes into force as of July 1, 2024.
2. Circular No. 39/2023/TT-BGTVT dated December 25, 2023 of the Minister of Transport on charge brackets for pilotage, use of wharves, docks and mooring buoys, container handling and towage services at Vietnamese Seaports is hereby annulled.
1. The Vietnam Maritime Administration shall organize the implementation of this Circular. In the cases where the change to pricing factors makes the seaport service charges falls below the minimum charge or rise above the maximum charge specified in a given decision of the Ministry of Transport, Vietnam Maritime Administration shall appraise the pricing plan and request the Minister of Transport to adjust the charges as prescribed.
2. Chief of the Office of the Ministry, Chief inspector of the Ministry, General Directors of General Departments, General Director of the Vietnam Maritime Administration, heads of organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular./.
|
PP. THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực