Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT
Số hiệu: | 20/2023/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Nguyễn Quốc Trị |
Ngày ban hành: | 15/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 31/12/2023 | Số công báo: | Từ số 1363 đến số 1364 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phương pháp định khung giá rừng từ ngày 01/7/2024
Ngày 15/12/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT quy định phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng.
Phương pháp định khung giá rừng từ ngày 01/7/2024
- Xác định diện tích các loại rừng trong khu vực rừng định giá, gồm:
+ Diện tích các trạng thái rừng tự nhiên theo rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
+ Diện tích các loại rừng trồng đặc dụng, phòng hộ ven biển; rừng trồng đặc dụng, phòng hộ khác;
+ Diện tích các loại rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ, gỗ lớn.
- Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các trạng thái rừng, loại rừng đã xác định tại khoản 1 Điều Điều 23 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT phục vụ cho xác định giá rừng, gồm:
+ Điều tra diện tích, trữ lượng gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
+ Điều tra, thu thập thông tin về giá bán gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo phương pháp điều tra, phỏng vấn tại các cơ sở, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán lâm sản. Tỷ lệ điều tra khảo sát tối thiểu là 30% số cơ sở, cá nhân có hoạt động mua, bán lâm sản hợp pháp trong khu vực. Mẫu Phiếu khảo sát giá lâm sản tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT ;
+ Các thông tin khác phục vụ định giá rừng được thực hiện theo quy định tại Chương II và Chương III Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT .
- Định giá các loại rừng đã xác định ở khu vực rừng cần định giá thực hiện theo phương pháp quy định tại Chương II và Chương III Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT .
- Xác định giá tối thiểu, tối đa và khung giá rừng:
+ Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối thiểu là giá trị trung bình thấp nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định cho cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
+ Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối đa là giá trị trung bình cao nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định đối với cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
+ Giá trị rừng tối thiểu, tối đa thành phần được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;..,
+ Giá rừng tối thiểu, tối đa xác định trong các trường hợp được quy định tại Mục 2 Chương II và Mục 2 Chương III và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
+ Khung giá rừng xác định là khoảng giá trị từ giá trị trung bình thấp nhất đến giá trị trung bình cao nhất của tất cả các loại rừng định giá; khung giá rừng xây dựng cho các trường hợp định giá rừng.
- Ví dụ về xác định giá tối thiểu, tối đa, khung giá trị lâm sản nêu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT .
Xem chi tiết tại Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2023/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023 |
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG; HƯỚNG DẪN ĐỊNH KHUNG GIÁ RỪNG
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng.
Thông tư này quy định phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân.
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến định giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân.
2. Khuyến khích áp dụng phương pháp định giá rừng quy định tại Thông tư này để định giá rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giá trị lâm sản để tính giá rừng trong Thông tư này bao gồm giá trị gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ. Phạm vi lâm sản ngoài gỗ cho định giá rừng gồm tre, nứa, song, mây và các loại lâm sản ngoài gỗ khác có thể xác định được.
2. Bãi giao là nơi tập kết lâm sản để vận chuyển bằng phương tiện xe cơ giới, phương tiện giao thông thuận tiện nhất.
3. Giá trị môi trường rừng là các giá trị sinh thái của rừng, bao gồm giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, chức năng sinh thái của rừng về bảo vệ đất, nguồn nước, chu trình dinh dưỡng, hấp thụ và lưu giữ các-bon, điều hòa khí hậu.
1. Định giá rừng, định khung giá rừng tuân thủ các quy định tại khoản 12 Điều 2, khoản 1, khoản 2 Điều 90 Luật Lâm nghiệp năm 2017; khoản 1 Điều 22 Luật Giá năm 2023.
2. Định giá rừng, định khung giá rừng đảm bảo phù hợp với từng trạng thái rừng, loại rừng cho các trường hợp cụ thể được quy định tại Mục 2 Chương II và Mục 2 Chương III Thông tư này.
3. Định khung giá rừng căn cứ vào nhu cầu của địa phương trong quản lý rừng và kết quả định giá rừng; khung giá rừng tính theo đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, được tổng hợp cho toàn tỉnh.
1. Kết quả điều tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 03 năm gần nhất.
3. Báo cáo tài chính của các chủ rừng được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bảng giá tính thuế tài nguyên với sản phẩm rừng tự nhiên, giá bán lâm sản trong các trường hợp thanh lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Các tiêu chuẩn quốc gia về phân loại gỗ; phân loại, đánh giá rừng trồng sau kiến thiết cơ bản, rừng tự nhiên sau khoanh nuôi tái sinh; các quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng, công trình lâm sinh; hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng; phương án quản lý rừng bền vững; các tài liệu liên quan khác.
Giá trị rừng tự nhiên (Gtn) được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng (đồng/ha), bao gồm giá trị lâm sản (Gls), giá trị quyền sử dụng rừng (Gsd) và giá trị môi trường rừng (Gmt). Công thức tính như sau:
Gtn = Gls + Gsd + Gmt
Trong đó:
Gls là giá trị lâm sản được tính bằng tiền đối với 01 ha (đồng/ha) của khu rừng cần định giá, xác định theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
Gsd là giá trị quyền sử dụng rừng được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng theo quy định trong thời gian giao rừng, cho thuê rừng quy về thời điểm định giá, xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
Gmt là giá trị môi trường rừng được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng (đồng/ha) của khu rừng dựa trên giá trị lâm sản và hệ số K, xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
1. Thu thập, tổng hợp, xác định tổng trữ lượng lâm sản của khu rừng cần định giá, bao gồm:
a) Điều tra, thu thập thông tin về diện tích, trữ lượng gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ;
b) Xác định diện tích, trữ lượng gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
c) Tổng hợp trữ lượng gỗ tính theo nhóm gỗ và theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12619-2:2019; trữ lượng củi và lâm sản ngoài gỗ của khu rừng cần định giá, tính bình quân cho 01 ha.
2. Xác định giá bán gỗ tròn, giá bán củi và lâm sản ngoài gỗ tại bãi giao, bao gồm:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin giá bán gỗ tròn, giá bán củi và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tại khu vực định giá hoặc khu vực liền kề; thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên;
b) Điều tra bổ sung, tổng hợp thông tin tại các khu vực có khai thác rừng và phỏng vấn các cơ sở mua bán lâm sản và các bên liên quan;
c) Xác định giá bán gỗ tròn theo nhóm gỗ, giá bán củi và lâm sản ngoài gỗ. Trường hợp không xác định được giá gỗ tròn, củi và lâm sản ngoài gỗ tại bãi giao, thì căn cứ vào giá gỗ tròn, củi và lâm sản ngoài gỗ ở địa bàn lân cận có đặc điểm và điều kiện tương đồng hoặc dựa vào giá gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ đang giao dịch trên thị trường để quyết định.
3. Xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ từ rừng đến bãi giao, thuế tài nguyên và các chi phí hợp lý khác, bao gồm:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin về định mức cho hoạt động khai thác rừng;
b) Thu thập tài liệu, hồ sơ tính toán chi phí khai thác rừng trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá; các quy định về thuế tài nguyên, phí và các thông tin liên quan khác;
c) Thu thập thông tin, phỏng vấn các bên liên quan về chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ từ rừng tới bãi giao và các chi phí hợp lý khác;
d) Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ đến bãi giao. Trường hợp không có thông tin về chi phí khai thác thì ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển ở nơi có khai thác và điều kiện tương đồng;
đ) Thu thập, tổng hợp thông tin về thuế tài nguyên phải nộp theo quy định.
4. Tính giá trị lâm sản:
a) Giá trị lâm sản (Gls) được tính bằng tiền đối với 01 ha (đồng/ha) của khu rừng cần định giá theo công thức sau:
Gls =
Trong đó:
Mgi là trữ lượng gỗ của nhóm gỗ (i) tính bằng m3;
Ggi là giá gỗ tròn tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác của nhóm gỗ (i) tính bằng đồng cho 01 m3 gỗ tròn;
n là số lượng nhóm gỗ phân loại theo quy định áp dụng;
Mc là trữ lượng củi, tính bằng m3 hoặc ster;
Gc là giá bán củi, tính bằng đồng/m3 hoặc đồng/ster;
Mmj là trữ lượng lâm sản ngoài gỗ loại (j), tính bằng đơn vị phù hợp với lâm sản ngoài gỗ cho 01 ha;
Gmj là giá bán lâm sản ngoài gỗ loại (j) tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác, tính bằng đồng cho 01 đơn vị lâm sản ngoài gỗ;
m là số lượng loại lâm sản ngoài gỗ xác định.
b) Ví dụ về cách tính giá trị lâm sản tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng cần định giá trong 03 năm liền kề trước năm định giá, bao gồm:
a) Doanh thu từ khai thác lâm sản theo quy định;
b) Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c) Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Xác định tổng chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước năm định giá, bao gồm:
a) Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, khai thác tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác lâm sản;
b) Chi phí bảo vệ rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên và cải tạo rừng tự nhiên;
c) Chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;
đ) Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã thực hiện; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước được tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
3. Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
4. Xác định tỷ lệ lãi suất theo tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng thương mại trên địa bàn, cụ thể:
a) Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của 01 năm cao nhất và của 01 năm thấp nhất trong 03 năm liền kề trước năm định giá;
b) Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 12 tháng dựa trên giá trị trung bình của tỷ lệ lãi suất cao nhất và thấp nhất đã xác định.
5. Tính giá trị quyền sử dụng rừng:
a) Giá trị quyền sử dụng rừng (Gsd) của khu rừng cần định giá được tính theo công thức sau:
Gsd =
Trong đó:
B là tổng doanh thu bình quân năm của khu rừng cần định giá (đồng/năm) xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này;
C là tổng chi phí bình quân năm của khu rừng cần định giá (đồng/năm) xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này;
t là thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t bằng 1, 2, 3... n);
r là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình năm của ngân hàng thương mại, được tính dựa trên tỷ lệ lãi suất kỳ hạn 12 tháng của 01 năm thấp nhất và của 01 năm cao nhất trong 03 năm liền kề trước đó.
b) Trường hợp không xác định chính xác được thu nhập và chi phí của khu rừng cần định giá, thì áp dụng mức thu nhập và chi phí đối với khu rừng khác ở khu vực liền kề có đặc điểm, điều kiện tương đồng và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá;
c) Tính giá trị quyền sử dụng rừng cho 01 ha dựa trên giá trị quyền sử dụng rừng và diện tích của khu rừng cần định giá;
d) Ví dụ về cách tính giá trị quyền sử dụng rừng được thể hiện tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Giá trị môi trường rừng đối với 01 ha rừng tự nhiên được tính bằng tiền (đồng/ha) theo công thức sau:
Gmt = Gls x K
Trong đó:
Gmt là giá trị môi trường rừng;
Gls là giá trị lâm sản;
K là hệ số điều chỉnh giá trị môi trường rừng.
2. Hệ số K được quy định như sau:
a) Với rừng đặc dụng, hệ số K là 3;
b) Với rừng phòng hộ, hệ số K là 2;
c) Với rừng sản xuất, hệ số K là 1.
1. Giá khởi điểm cho thuê rừng đối với 01 ha rừng tự nhiên được tính bằng tiền (đồng/ha) theo công thức sau:
GTtn =
Trong đó:
GTtn là giá khởi điểm cho thuê rừng tự nhiên (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;
Gsd là giá trị quyền sử dụng rừng tính cho 01 năm (đồng/ha/năm) dựa trên cách tính tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này;
r là tỷ lệ chiết khấu xác định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8 Thông tư này;
T là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm;
k là thứ tự năm cho thuê, tính từ thời điểm định giá (k bằng 1, 2,... n).
2. Giá cho thuê rừng xác định thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
1. Giá trị rừng phải bồi thường (BTtn) đối với 01 ha rừng tự nhiên được tính bằng tiền (đồng/ha) bao gồm giá trị lâm sản, giá trị quyền sử dụng và giá trị môi trường rừng do hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng. Công thức tính như sau:
BTtn = Tls + Tsd + Tmt
Trong đó:
Tls là giá trị lâm sản bị thiệt hại;
Tsd là giá trị quyền sử dụng rừng trong thời gian sử dụng rừng còn lại tính từ ngày rừng bị thiệt hại và xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
Tmt là giá trị môi trường rừng của khu rừng bị thiệt hại và xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Xác định giá trị lâm sản bị thiệt hại (Tls):
a) Áp dụng phương pháp xác định giá trị lâm sản được quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Căn cứ khối lượng lâm sản bị thiệt hại của khu rừng thông qua hồ sơ quản lý rừng và điều tra hiện trường.
3. Thiệt hại về môi trường rừng xác định dựa trên thiệt hại về giá trị lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều này và hệ số K.
4. Thiệt hại về giá trị quyền sử dụng rừng xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
1. Giá rừng khi thu hồi rừng được tính bằng giá trị quyền sử dụng rừng, áp dụng khi thời gian (t) bằng 1 và xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Giá rừng khi góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước được tính bằng giá trị rừng tự nhiên và xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Giá trị rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền đối với 01 ha rừng trồng (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Giá trị rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đầu tư tạo rừng (CPrt), thu nhập dự kiến (TNrt) và giá trị môi trường rừng (Gmt) trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng. Công thức tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt + Gmt
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đầu tư xác định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
TNrt là thu nhập dự kiến xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
Gmt là giá trị môi trường rừng xác định theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
1. Tổng chi phí đầu tư đối với 01 ha rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) theo công thức sau:
CPrt =
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đầu tư tạo rừng;
Cn là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm n;
a là tuổi rừng tính bằng năm, xác định dựa trên năm định giá và năm bắt đầu trồng rừng;
n là thứ tự các năm từ khi bắt đầu trồng rừng đến năm định giá (n bằng 1, 2,... a);
r là tỷ lệ chiết khấu (%) được tính theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này.
2. Chi phí đầu tư là tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp tính từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
a) Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí cây giống, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng);
b) Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, lập dự toán, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Các chi phí khác.
3. Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư tạo rừng làm cơ sở xác định giá rừng trồng thì chi phí đầu tư tạo rừng xác định bằng với chi phí đầu tư tạo rừng theo thiết kế, dự toán được phê duyệt của loại rừng tương ứng tại thời điểm định giá hoặc áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đồng và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Đối với rừng mới trồng chưa đạt các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-1; TCVN 12509-2; TCVN 12509-3; TCVN 12510-1 và TCVN 12510-2, giá rừng trồng tối thiểu xác định bằng tổng chi phí đầu tư tạo rừng (CPrt).
5. Ví dụ về cách tính chi phí đầu tư được thể hiện tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Xác định chu kỳ kinh doanh:
a) Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chu kỳ kinh doanh được thống nhất mặc định áp dụng là 20 năm;
b) Đối với rừng sản xuất, chu kỳ kinh doanh xác định dựa vào thông tin trong phương án quản lý rừng bền vững hoặc hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với chủ rừng là tổ chức hoặc kế hoạch quản lý, kinh doanh rừng đối với các chủ rừng khác.
2. Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính theo công thức sau:
TNrt =
Trong đó:
TNrt là thu nhập dự kiến của rừng trồng;
Bi là tổng doanh thu (đồng/ha) của khu rừng cần định giá từ lâm sản; dịch vụ môi trường rừng; hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập và các nguồn thu hợp pháp khác tại năm (t) tính từ thời điểm định giá đến hết chu kỳ kinh doanh;
Ci là tổng chi phí (đồng/ha) của khu rừng cần định giá tại năm (t) tính từ thời điểm định giá đến hết chu kỳ kinh doanh;
r là tỷ lệ chiết khấu (%) được tính theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này;
i là thứ tự các năm (tính bằng năm) tính từ năm định giá đến hết thời hạn của chu kỳ kinh doanh (i bằng 1, 2, 3... n).
3. Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng trồng thì áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều kiện tương đồng và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo vị trí và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Ví dụ về cách tính thu nhập dự kiến tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Giá trị môi trường rừng áp dụng đối với rừng trồng đạt tiêu chuẩn sau thời gian kiến thiết cơ bản quy định tại các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-1; TCVN 12509-2; TCVN 12509-3; TCVN 12510-1; TCVN 12510-2; và được tính theo công thức sau:
Gmt = CPrt x K
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đầu tư xác định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
Hệ số K quy định như sau: Đối với rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ, hệ số K là 0,5; đối với rừng trồng sản xuất gỗ lớn, hệ số K là 1; đối với rừng trồng đặc dụng, phòng hộ ven biển, hệ số K là 3; các loại rừng trồng đặc dụng, phòng hộ khác, hệ số K là 1,5.
1. Khảo sát, thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trạng rừng, công trình lâm sinh, kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại thời điểm định giá.
2. Thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí hợp lý đầu tư tạo rừng tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
3. Xác định nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng tại thời điểm định giá.
4. Xác định lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn của năm định giá.
5. Xác định các khoản lãi suất tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng đối với khoản chi phí đầu tư trong thời gian từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
6. Xác định giá rừng trồng trên cơ sở các thông tin được thu thập, tổng hợp và phân tích theo trình tự định giá.
1. Giá khởi điểm cho thuê đối với 01 ha rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) theo công thức sau:
GTrt = TNrt
Trong đó:
GTrt là giá khởi điểm cho thuê rừng trồng (đồng/ha);
TNrt là thu nhập dự kiến từ rừng trồng (đồng/ha) xác định theo khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
2. Giá cho thuê rừng trồng xác định thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
1. Giá trị phải bồi thường đối với 01 ha rừng trồng (BTrt) bị thiệt hại do phá rừng, gây cháy rừng được tính theo công thức sau:
a) Đối với rừng trồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản:
BTrt = CPrt x Drt
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đầu tư tạo rừng đối với 01 ha rừng trồng bị thiệt hại, xác định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) cho 01 ha rừng trồng bị thiệt hại.
b) Đối với rừng trồng đạt tiêu chuẩn sau thời gian kiến thiết cơ bản:
BTrt = (CPrt + TNrt + Gmt) x Drt
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đầu tư tạo rừng của khu rừng bị thiệt hại, xác định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
TNrt là thu nhập dự kiến trong thời gian quản lý, sử dụng đối với 01 ha rừng trồng còn lại kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại, xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
Gmt là giá trị môi trường rừng xác định theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) cho 01 ha rừng trồng bị thiệt hại.
2. Giá trị phải bồi thường đối với 01 ha rừng trồng (BTrt) bị thiệt hại do khai thác gỗ và lâm sản trái phép, được tính theo công thức sau:
BTrt = Vls x Gls
Trong đó:
Vls là khối lượng lâm sản bị thiệt hại tính bằng m3 đối với gỗ hoặc bằng đơn vị phù hợp với các loại lâm sản ngoài gỗ, xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
Gls là giá bán gỗ, lâm sản ngoài gỗ tại bãi giao tại thời điểm định giá.
1. Giá rừng khi thu hồi rừng được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian quản lý cho thuê còn lại và xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Giá rừng trồng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước được tính bằng giá trị rừng trồng xác định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Xác định diện tích các loại rừng trong khu vực rừng định giá, gồm:
a) Diện tích các trạng thái rừng tự nhiên theo rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
b) Diện tích các loại rừng trồng đặc dụng, phòng hộ ven biển; rừng trồng đặc dụng, phòng hộ khác;
c) Diện tích các loại rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ, gỗ lớn.
2. Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các trạng thái rừng, loại rừng đã xác định tại khoản 1 Điều này phục vụ cho xác định giá rừng, gồm:
a) Điều tra diện tích, trữ lượng gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
b) Điều tra, thu thập thông tin về giá bán gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo phương pháp điều tra, phỏng vấn tại các cơ sở, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán lâm sản. Tỷ lệ điều tra khảo sát tối thiểu là 30% số cơ sở, cá nhân có hoạt động mua, bán lâm sản hợp pháp trong khu vực. Mẫu Phiếu khảo sát giá lâm sản tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các thông tin khác phục vụ định giá rừng được thực hiện theo quy định tại Chương II và Chương III Thông tư này.
3. Định giá các loại rừng đã xác định ở khu vực rừng cần định giá thực hiện theo phương pháp quy định tại Chương II và Chương III Thông tư này.
4. Xác định giá tối thiểu, tối đa và khung giá rừng:
a) Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối thiểu là giá trị trung bình thấp nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định cho cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
b) Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối đa là giá trị trung bình cao nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định đối với cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
c) Giá trị rừng tối thiểu, tối đa thành phần được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
d) Giá rừng tối thiểu, tối đa xác định trong các trường hợp được quy định tại Mục 2 Chương II và Mục 2 Chương III và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
đ) Khung giá rừng xác định là khoảng giá trị từ giá trị trung bình thấp nhất đến giá trị trung bình cao nhất của tất cả các loại rừng định giá; khung giá rừng xây dựng cho các trường hợp định giá rừng.
5. Ví dụ về xác định giá tối thiểu, tối đa, khung giá trị lâm sản nêu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định khung giá rừng trong phạm vi địa bàn quản lý và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng theo quy định.
1. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Thông tư tới các địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư này tại các địa phương.
3. Tổng hợp, báo cáo tình hình định giá rừng, định khung giá rừng trên phạm vi cả nước.
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.
2. Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, báo cáo tình hình triển khai định giá rừng, định khung giá rừng và các vấn đề phát sinh tại địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
VÍ DỤ XÁC ĐỊNH GIÁ RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Giả thiết và yêu cầu
Một khu rừng phòng hộ là rừng tự nhiên có tổng diện tích là 35 ha, được giao cho chủ rừng năm 2020 với thời hạn sử dụng 20 năm. Xác định giá trị rừng, giá khởi điểm cho thuê rừng, giá đền bù thiệt hại rừng và giá rừng khi nhà nước thu hồi rừng tại thời điểm định giá là năm 2023.
2. Xác định giá rừng
2.1. Giá trị lâm sản (Gls)
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xác định tổng trữ lượng lâm sản của khu rừng cần định giá
Dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá tại hiện trường, trữ lượng gỗ, tre luồng và mây trung bình trong 01 ha của khu rừng cần định giá xác định tại Bảng số 01 dưới đây.
Bảng số 01: Trữ lượng trung bình của các lâm sản trong 01 ha
TT |
Nhóm gỗ/lâm sản |
Trữ lượng |
Đơn vị tính |
1 |
Gỗ nhóm quý, hiếm, đặc biệt |
0 |
m3/ha |
2 |
Gỗ nhóm I |
0 |
m3/ha |
3 |
Gỗ nhóm II |
0 |
m3/ha |
4 |
Gỗ nhóm III |
7,7 |
m3/ha |
5 |
Gỗ nhóm IV |
44,3 |
m3/ha |
6 |
Gỗ nhóm V |
67,8 |
m3/ha |
7 |
Củi |
43,9 |
ster/ha |
8 |
Tre luồng |
0,8 |
tấn/ha |
9 |
Mây |
0,05 |
tấn/ha |
Bước 2: Xác định giá bán gỗ tròn, giá bán củi và lâm sản ngoài gỗ tại bãi giao
Kết quả thu thập thông tin về giá gỗ tròn dựa trên đấu giá gỗ và thông tin về giá bán tre, luồng và mây tại bãi giao dựa trên phỏng vấn các cơ sở thu mua tre, luồng và mây tại địa phương được tổng hợp trong Bảng số 02 dưới đây.
Bảng số 02: Giá bán tại bãi giao của các lâm sản
TT |
Nhóm gỗ/lâm sản |
Giá bán |
Đơn vị tính |
1 |
Gỗ nhóm quý, hiếm, đặc biệt |
14.000.000 |
đồng/m3 |
2 |
Gỗ nhóm I |
6.500.000 |
đồng/m3 |
3 |
Gỗ nhóm II |
4.800.00 |
đồng/m3 |
4 |
Gỗ nhóm III |
3.700.000 |
đồng/m3 |
5 |
Gỗ nhóm IV |
2.700.000 |
đồng/m3 |
6 |
Gỗ nhóm V |
1.350.000 |
đồng/m3 |
7 |
Củi |
580.000 |
đồng/ster |
8 |
Tre luồng |
8.500.000 |
đồng/tấn |
9 |
Mây |
4.800.000 |
đồng/tấn |
Bước 3: Xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ từ rừng đến bãi giao, thuế tài nguyên và các chi phí hợp lý khác
Kết quả xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ đến bãi giao dựa trên hồ sơ thiết kế khai thác rừng tự nhiên trong quá khứ và phỏng vấn người dân địa phương được tổng hợp trong Bảng số 03 dưới đây.
Bảng số 03: Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển của các loại lâm sản
TT |
Loại lâm sản |
Chi phí khai thác |
Đơn vị tính |
1 |
Gỗ nhóm quý, hiếm, đặc biệt |
1.000.000 |
đồng/m3 |
2 |
Gỗ nhóm I |
650.000 |
đồng/m3 |
3 |
Gỗ nhóm II |
550.000 |
đồng/m3 |
4 |
Gỗ nhóm III |
400.000 |
đồng/m3 |
5 |
Gỗ nhóm IV |
360.000 |
đồng/m3 |
6 |
Gỗ nhóm V |
300.000 |
đồng/m3 |
7 |
Củi |
280.000 |
đồng/ster |
8 |
Tre luồng |
2.950.000 |
đồng/tấn |
9 |
Mây |
1.680.000 |
đồng/tấn |
Thuế tài nguyên được tính dựa trên biểu mức thuế suất thuế tài nguyên và giá bán tương ứng của các loại lâm sản của khu rừng được định giá được tổng hợp tại Bảng số 04 dưới đây.
Bảng số 04: Thuế tài nguyên áp dụng cho các loại lâm sản
TT |
Nhóm gỗ/lâm sản |
Quy định về thuế suất |
Mức thuế tài nguyên phải nộp (Thuế suất x Giá bán) |
||
Thuế suất |
Đơn vị tính |
Thuế suất |
Đơn vị tính |
||
1 |
Gỗ nhóm quý, hiếm, đặc biệt |
35 |
% |
4.900.000 |
đồng/m3 |
2 |
Gỗ nhóm I |
35 |
% |
2.275.000 |
đồng/m3 |
3 |
Gỗ nhóm II |
30 |
% |
1.140.000 |
đồng/m3 |
4 |
Gỗ nhóm III |
20 |
% |
740.000 |
đồng/m3 |
5 |
Gỗ nhóm IV |
18 |
% |
486.000 |
đồng/m3 |
6 |
Gỗ nhóm V |
12 |
% |
162.000 |
đồng/m3 |
7 |
Củi |
12 |
% |
144.000 |
đồng/ster |
8 |
Tre luồng |
12 |
% |
1.020.000 |
đồng/tấn |
9 |
Mây |
12 |
% |
576.000 |
đồng/tấn |
Bước 4: Tính giá trị lâm sản
Giá trị lâm sản của khu rừng cần định giá được tính dựa trên thông tin về trữ lượng lâm sản, giá bán lâm sản tại bãi giao, chi phí khai thác lâm sản và thuế tài nguyên. Kết quả tính giá lâm sản cho 01 ha rừng được tổng hợp tại Bảng số 05 dưới đây.
Bảng số 05: Giá trị lâm sản của 01 ha rừng định giá
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nhóm gỗ/lâm sản |
Doanh thu (Trữ lượng khai thác x Giá bán) |
Chi phí khai thác (Trữ lượng khai thác x Chi phí khai thác) |
Thuế tài nguyên (Doanh thu x Thuế suất) |
Giá trị lâm sản (Doanh thu - Chi phí khai thác - Thuế tài nguyên) |
1 |
Gỗ nhóm quý, hiếm, đặc biệt |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Gỗ nhóm I |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Gỗ nhóm II |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Gỗ nhóm III |
28.490.000 |
3.080.000 |
5.698.000 |
19.712.000 |
5 |
Gỗ nhóm IV |
119.610.000 |
15.948.000 |
21.529.800 |
82.132.200 |
6 |
Gỗ nhóm V |
91.530.000 |
20.340.000 |
10.983.600 |
60.206.400 |
7 |
Củi |
25.462.000 |
12.292.000 |
3.055.440 |
10.114.560 |
8 |
Tre luồng |
6.800.000 |
2.360.000 |
816.000 |
3.624.000 |
9 |
Mây |
240.000 |
84.000 |
28.800 |
127.200 |
Giá trị lâm sản (Gls) |
175.916.360 |
Như vậy:
- Giá trị lâm sản bình quân của 01 ha rừng cần định giá là:
Gls = 175.916.360 đồng
- Giá trị lâm sản của toàn bộ diện tích rừng cần định giá (35 ha) là:
Gls = 175.916.360 đồng/ha x 35 ha = 6.157.072.600 đồng
2.2. Giá trị quyền sử dụng rừng (Gsd)
Bước 1: Xác định tổng doanh thu bình quân từ khu rừng cần định giá trong 03 năm liền kề trước năm định giá
Theo kết quả khảo sát tại hiện trường, hàng năm khu rừng cần định giá có nguồn thu từ 03 hoạt động: (i) khai thác lâm sản, (ii) kinh doanh du lịch sinh thái và (iii) chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thông tin về các nguồn thu được tổng hợp trong Bảng số 06 dưới đây.
Bảng số 06: Doanh thu từ diện tích rừng định giá
Đơn vị tính: đồng/năm
STT |
Nguồn thu |
Năm |
Trung bình |
||
2020 |
2021 |
2022 |
|||
1 |
Khai thác lâm sản |
50.000.000 |
55.000.000 |
54.000.000 |
53.000.000 |
2 |
Kinh doanh du lịch sinh thái |
10.000.000 |
13.000.000 |
10.000.000 |
11.000.000 |
3 |
Chi trả dịch vụ môi trường rừng |
14.000.000 |
13.000.000 |
18.000.000 |
15.000.000 |
Tổng doanh thu bình quân (B) |
79.000.000 |
Bước 2: Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước năm định giá
Theo kết quả khảo sát tại hiện trường, các chi phí liên quan đến diện tích rừng cần định giá xác định bao gồm: (i) chi phí khai thác lâm sản; (ii) chi phí kinh doanh du lịch sinh thái và (iii) chi phí quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chi phí cho diện tích rừng cần định giá được tổng hợp tại Bảng số 07 dưới đây.
Bảng số 07: Chi phí cho diện tích rừng định giá
Đơn vị tính: đồng/năm
TT |
Hạng mục chi phí |
Năm |
Trung bình |
||
2020 |
2021 |
2022 |
|||
1 |
Chi phí khai thác lâm sản |
15.000.000 |
16.500.000 |
16.200.000 |
15.900.000 |
2 |
Chi phí kinh doanh du lịch sinh thái |
6.500.000 |
9.000.000 |
8.500.000 |
8.000.000 |
3 |
Chi phí quản lý, bảo vệ và phát triển rừng |
12.250.000 |
14.400.000 |
14.700.000 |
13.650.000 |
Tổng chi phí bình quân (C) |
37.550.000 |
Bước 3: Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng
Theo thông tin, số liệu trên hồ sơ giao rừng, thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại là 17 năm.
Bước 4: Xác định tỷ lệ lãi suất
Kết quả khảo sát tại địa phương nơi có diện tích rừng cần định giá cho thấy: Hiện tại địa phương có 06 ngân hàng thương mại. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 01 năm của 06 ngân hàng thương mại trong 03 năm trước năm định giá được tổng hợp tại Bảng số 08 dưới đây.
Bảng số 08: Tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 01 năm của các ngân hàng thương mại tại địa phương
STT |
Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 01 năm |
Năm |
Trung bình |
||
2020 |
2021 |
2022 |
|||
1 |
Cao nhất (%) |
10,0 |
9,5 |
9,0 |
9,5 |
2 |
Thấp nhất (%) |
8,8 |
8,2 |
8,5 |
8,5 |
Mức lãi suất bình quân (r) (%) |
9,0 |
Bước 5: Tính giá trị quyền sử dụng rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại
Giá trị quyền sử dụng rừng được tính theo công thức quy định tại khoản 5, Điều 8 Thông tư này và tổng hợp tại Bảng số 09 dưới đây.
Bảng số 09: Giá trị quyền sử dụng rừng trong các năm còn lại
Thời gian sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t) |
B - C |
(1 + r)t (với r = 9%) |
(B - C)/(1 + r)t |
1 |
41.450.000 |
1,09 |
38.027.523 |
2 |
41.450.000 |
1,19 |
34.887.636 |
3 |
41.450.000 |
1,30 |
32.007.005 |
4 |
41.450.000 |
1,41 |
29.364.225 |
5 |
41.450.000 |
1,54 |
26.939.656 |
6 |
41.450.000 |
1,68 |
24.715.281 |
7 |
41.450.000 |
1,83 |
22.674.569 |
8 |
41.450.000 |
1,99 |
20.802.357 |
9 |
41.450.000 |
2,17 |
19.084.731 |
10 |
41.450.000 |
2,37 |
17.508.928 |
11 |
41.450.000 |
2,58 |
16.063.237 |
12 |
41.450.000 |
2,81 |
14.736.914 |
13 |
41.450.000 |
3,07 |
13.520.105 |
14 |
41.450.000 |
3,34 |
12.403.766 |
15 |
41.450.000 |
3,64 |
11.379.602 |
16 |
41.450.000 |
3,97 |
10.440.002 |
17 |
41.450.000 |
4,33 |
9.577.983 |
Gsd = |
354.133.520 |
Như vậy:
- Giá trị quyền sử dụng 35 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên trong 01 năm quy về thời điểm định giá là:
- Giá trị quyền sử dụng của 35 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên trong 17 năm còn lại quy về thời điểm định giá là:
- Giá quyền sử dụng của 01 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên trong 17 năm còn lại quy về thời điểm định giá là:
Gsd = = 10.118.101 (đồng/ha)
2.3. Giá trị môi trường rừng (Gmt)
Giá trị môi trường rừng (Gmt) được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Theo đó:
Gmt = Gls x K
Trong đó:
- Gls (giá trị lâm sản của 01 ha rừng) xác định là 175.916.360 đồng (tính tại Bảng số 05 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- Hệ số K là 2 (áp dụng cho rừng phòng hộ là rừng tự nhiên) được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
Như vậy:
Gmt = Gls x K = 175.916.360 x 2 = 351.832.720 (đồng/ha)
2.4. Giá trị rừng (Gtn)
Giá trị rừng tự nhiên của 01 ha rừng được tính dựa trên công thức được quy định Điều 6 Thông tư này. Theo đó:
Gtn = Gls + Gsd + Gmt
Trong đó:
- Gls (giá trị lâm sản) xác định là 175.916.360 đồng/ha (tính tại Bảng số 05 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- Gsd (giá trị quyền sử dụng rừng) xác định là 10.118.101 đồng/ha (tính tại mục 2.2 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- Gmt (giá trị môi trường rừng) xác định là 351.832.720 đồng/ha (tính tại mục 2.3 Phụ lục I kèm theo Thông tư này).
Như vậy:
Gtn = 175.916.360 + 10.118.101 + 351.832.720 = 537.867.181 (đồng/ha)
2.5. Giá khởi điểm cho thuê rừng (GTtn)
Giả sử toàn bộ diện tích rừng cần định giá (35 ha) sẽ được cho thuê trong 05 năm tiếp theo, giá khởi điểm cho thuê rừng sẽ được tính theo công thức được nêu tại Điều 10 Thông tư này. Theo đó:
GTtn =
Trong đó:
- Gsd (giá quyền sử dụng 35 ha rừng trong 01 năm) xác định là 38.027.532 đồng (tính tại mục 2.2 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- r (tỷ lệ chiết khấu) xác định là 9% (tính tại Bảng số 08 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- Thời gian cho thuê rừng (T) là 05 năm.
Kết quả tính giá khởi điểm cho thuê 35 ha rừng trong 05 năm tại Bảng số 10 dưới đây như sau:
Bảng số 10: Tính giá khởi điểm cho thuê rừng
Giá quyền sử dụng tính cho 01 năm (Gsd) |
Thứ tự năm cho thuê rừng tính từ thời điểm định giá (k) |
Thời gian cho thuê rừng (T) |
(T-k) |
(1+r)(T-k) |
Gsdx (1+r)(T-k) |
38.037.532 |
1 |
5 |
4 |
1,41 |
53.678.952 |
38.037.532 |
2 |
5 |
3 |
1,30 |
49.246.745 |
38.037.532 |
3 |
5 |
2 |
1,19 |
45.180.500 |
38.037.532 |
4 |
5 |
1 |
1,09 |
41.450.000 |
38.037.532 |
5 |
5 |
0 |
1,00 |
38.027.523 |
|
227.583.720
|
Như vậy:
- Giá khởi điểm cho thuê 35 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên trong 05 năm là 227.583.720 đồng.
- Giá khởi điểm cho thuê 01 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên trong 05 năm là:
GTtn = = 6.502.392 đồng/ha
2.6. Giá trị bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại với rừng; cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng (BTtn)
Giả sử trong thực tế có hành vi vi phạm pháp luật, phá toàn bộ 1,6 ha rừng trên diện tích 35 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên do chủ rừng quản lý. Thời gian quản lý của chủ rừng còn lại là 17 năm. Giá trị bồi thường được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, như sau:
BTtn = Tls + Tsd + Tmt
Trong đó:
- Tls (giá trị lâm sản thiệt hại) được ước tính là 175.916.360 đồng/ha (tính tại Bảng số 05 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- Tsd (giá trị quyền sử dụng rừng trong 17 năm còn lại bị thiệt hại quy về thời điểm hiện tại) được ước tính là 10.118.101 đồng/ha (tính tại mục 2.2 Phụ lục I kèm theo Thông tư này);
- Tmt (giá trị môi trường rừng bị thiệt hại) được ước tính là 351.832.720 đồng/ha (tính tại mục 2.3 Phụ lục I kèm theo Thông tư này).
Như vậy, mức đền bù cho 1,6 ha rừng bị thiệt hại là:
BTtn = 1,6 x (175.916.360 + 10.118.101 + 351.832.720) = 860.587.489 đồng
2.7. Giá rừng khi thu hồi rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này, giá rừng khi thu hồi rừng được tính bằng giá trị quyền sử dụng rừng, áp dụng khi thời gian (t) bằng 1, trong đó giá trị quyền sử dụng rừng áp dụng khi thời gian (t) bằng 1 là 38.027.532 đồng (tính tại mục 2.2 Phụ lục I kèm theo Thông tư này). Vậy giá rừng khi thu hồi 35 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nêu trên xác định là 38.027.532 đồng.
b) Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này, giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá trị rừng tự nhiên. Giá trị rừng tự nhiên là 537.867.181 đồng/ha (tính tại mục 2.4 Phụ lục I kèm theo Thông tư này). Vậy giá rừng khi góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước là 537.867.181 đồng/ha.
VÍ DỤ XÁC ĐỊNH GIÁ RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Giả thiết và yêu cầu
Định giá 01 ha rừng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao gồm 02 loài: Keo tai tượng (mật độ 1.000 cây/ha) và Lát hoa (mật độ 600 cây/ha) đang ở độ tuổi 05, luân kỳ 20 năm, trong đó Keo tai tượng được khai thác chọn 02 lần (lần 1: khai thác 20% trữ lượng rừng ở độ tuổi 12 và lần 2: khai thác 30% trữ lượng rừng ở độ tuổi 15), Lát hoa không được khai thác. Diện tích rừng cần định giá nằm ở khu vực đầu nguồn và được áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng với mức chi trả trung bình là 400.000 đồng/ha/năm.
2. Xác định giá trị rừng
2.1. Tổng chi phí đầu tư (CPrt)
Bước 1: Xác định chi phí đầu tư
Các khoản đầu tư vào rừng trồng xác định dựa trên hồ sơ thiết kế và dự toán trồng rừng cùng các chứng từ hợp lệ khác. Các khoản đầu tư này được tổng hợp tại Bảng số 01 dưới đây.
Bảng số 01: Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng trồng
Đơn vị tính: đồng
TT |
Hạng mục chi phí |
Năm |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
||
1 |
Chi phí trực tiếp (tạo rừng) |
16.000.000 |
8.000.000 |
4.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
2 |
Chi phí gián tiếp (quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, v.v.) |
1.500.000 |
900.000 |
400.000 |
120.000 |
0 |
3 |
Chi phí khác |
1.000.000 |
640.000 |
0 |
0 |
0 |
Tổng chi phí (Cn) |
18.500.000 |
9.540.000 |
4.400.000 |
1.120.000 |
1.000.000 |
Bước 2: Xác định tỷ lệ lãi suất
Kết quả khảo sát tại địa phương nơi có diện tích rừng cần định giá cho thấy hiện nay tại địa phương có 06 ngân hàng thương mại. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của 06 ngân hàng thương mại trong 03 năm liền kề trước năm định giá được tổng hợp tại Bảng số 02 dưới đây.
Bảng số 02: Tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 01 năm của các ngân hàng thương mại
TT |
Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 01 năm |
Năm |
Trung bình |
||
2020 |
2021 |
2022 |
|||
1 |
Cao nhất (%) |
10,0 |
9,5 |
9,0 |
9,5 |
2 |
Thấp nhất (%) |
8,8 |
8,2 |
8,5 |
8,5 |
Mức lãi suất bình quân (r) (%) |
9,0 |
Bước 3: Tính tổng chi phí đầu tư quy về thời điểm định giá
Tổng chi phí đầu tư cho rừng trồng quy về thời điểm định giá được tính theo công thức được quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này. Theo đó:
Tổng chi phí đầu tư quy về thời điểm định giá được tính tại Bảng số 03 dưới đây.
Bảng số 03: Tổng chi phí đầu tư của 01 ha rừng
Năm (t) |
Tổng chi phí (Cn) (đồng) |
Tuổi rừng (a) |
(a-n) |
(1+r)(a-n) |
Tổng chi phí quy về thời điểm định giá Cnx(1+r)(a-n) (đồng) |
1 |
18.500.000 |
5 |
4 |
1,41 |
26.114.260 |
2 |
9.540.000 |
5 |
3 |
1,30 |
12.354.577 |
3 |
4.400.000 |
5 |
2 |
1,19 |
5.227.640 |
4 |
4.400.000 |
5 |
1 |
1,09 |
4.796.000 |
5 |
1.000.000 |
5 |
0 |
1,00 |
1.000.000 |
Tổng chi phí đầu tư quy về thời điểm định giá (CPrt) |
49.492.476 |
2.2. Tổng thu nhập dự kiến (TNrt)
Bước 1: Xác định doanh thu dự kiến trong luân kỳ
Kết quả khảo sát tại hiện trường cho thấy doanh thu từ rừng trồng trong khoảng thời gian còn lại (từ năm thứ 06 đến năm thứ 20) bao gồm:
- Doanh thu từ khai thác chọn Keo tai tượng trong năm thứ 12 (20% trữ lượng rừng trồng) và năm thứ 15 (30% trữ lượng rừng trồng);
- Doanh thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng: 400.000 đồng/ha/năm.
Trong đó, doanh thu từ khai thác chọn Keo tai tượng được ước tính dựa trên các số liệu được khảo sát tại hiện trường như sau:
Tại năm thứ 12, trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng là 150 m3/ha; tỷ lệ lợi dụng gỗ là 70%, giá bán gỗ tròn tại bãi giao là 1.200.000 đồng/m3, giá bán củi tại bãi giao là 450.000 đồng/ster.
- Tại năm thứ 15, trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng là 155 m3/ha; tỷ lệ lợi dụng gỗ là 75%, giá bán gỗ tròn tại bãi giao là 1.500.000 đồng/m3; giá bán củi tại bãi giao là 500.000 đồng/ster.
Doanh thu dự kiến từ hoạt động khai thác chọn Keo tai tượng được ước tính tại Bảng số 04 dưới đây.
Bảng số 04: Doanh thu dự kiến từ hoạt động khai thác chọn Keo tai tượng
Thông số |
Tuổi 12 |
Tuổi 15 |
Trữ lượng rừng trồng (m3/ha) |
150 |
155 |
Trữ lượng được khai thác (m3/ha) |
30 |
46,5 |
Trữ lượng gỗ khai thác được (m3/ha) |
21 |
34,9 |
Trữ lượng củi khai thác được (ster/ha) |
9 |
11,6 |
Giá bán gỗ tại bãi giao (đồng/m3) |
1.200.000 |
1.500.000 |
Giá bán củi tại bãi giao (đồng/ster) |
450.000 |
500.000 |
Doanh thu từ gỗ (đồng/ha) |
25.200.000 |
52.312.500 |
Doanh thu từ củi (đồng/ha) |
4.050.000 |
5.812.500 |
Tổng doanh thu dự kiến từ hoạt động khai thác chọn (đồng/ha) |
29.250.000 |
58.125.000 |
Như vậy, tổng doanh thu dự kiến từ 01 ha rừng phòng hộ là rừng trồng trong thời gian còn lại của luân kỳ được tổng hợp trong Bảng số 05 dưới đây.
Bảng số 05: Doanh thu dự kiến từ diện tích rừng trồng cần định giá
Số năm còn lại trong luân kỳ (t) |
Doanh thu (đồng) |
|||
Từ lâm sản (Sản lượng x Giá bán) |
Từ chi trả DVMTR |
Khác |
Tổng doanh thu (B) |
|
1 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
2 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
3 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
4 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
5 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
6 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
7 |
29.250.000 |
400.000 |
0 |
29.650.000 |
8 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
9 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
10 |
58.125.000 |
400.000 |
0 |
58.525.000 |
11 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
12 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
13 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
14 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
15 |
0 |
400.000 |
0 |
400.000 |
Bước 2: Xác định chi phí dự kiến trong luân kỳ
Kết quả khảo sát tại hiện trường cho thấy chi phí liên quan đến diện tích rừng trồng phòng hộ trong khoảng thời gian còn lại (từ năm thứ 06 đến năm thứ 20) bao gồm:
- Chi phí quản lý, bảo vệ rừng: 300.000 đồng/ha/năm;
- Chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi ra bãi giao của hoạt động khai thác chọn Keo tai tượng các tại năm thứ 12 và năm thứ 15: 350.000 đồng/m3;
- Thuế tài nguyên áp dụng cho các loại lâm sản được khai thác: 12% doanh thu của lượng lâm sản được khai thác.
- Chi phí khác: 0 đồng.
Chi phí dự kiến trong thời gian còn lại của luân kỳ được tổng hợp trong Bảng số 06 dưới đây.
Bảng số 06: Chi phí dự kiến đối với diện tích rừng trồng cần định giá
Số năm còn lại trong luân kỳ (t) |
Chi phí (đồng) |
||||
Bảo vệ rừng |
Khai thác vận xuất, vận chuyển (Trữ lượng khai thác x Chi phí khai thác) |
Thuế tài nguyên (Doanh thu x Thuế suất) |
Khác |
Tổng chi phí (C) |
|
1 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
2 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
3 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
4 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
5 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
6 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
7 |
300.000 |
10.500.000 |
3.510.000 |
0 |
14.310.000 |
8 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
9 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
10 |
300.000 |
16.275.000 |
6.975.000 |
0 |
23.550.000 |
11 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
12 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
13 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
14 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
15 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
300.000 |
Bước 3: Xác định tỷ lệ lãi suất
Tỷ lệ lãi suất (r) xác định là 9% (tính tại Bảng số 02 Phụ lục II kèm theo Thông tư này).
Bước 4: Xác định thu nhập dự kiến của rừng trồng quy về thời điểm định giá
Thu nhập dự kiến của rừng trồng cần định giá được tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này. Theo đó:
TNrt =
Tổng thu nhập dự kiến của diện tích rừng trồng cần định giá được tính tại Bảng số 07 dưới đây.
Bảng số 07: Tổng thu nhập dự kiến giá quy về thời điểm định giá
Số năm còn lại trong luân kỳ (t) |
Thu nhập dự kiến (B-C) (đồng) |
(1+r)t |
Thu nhập dự kiến quy về thời điểm định giá |
|
1 |
100.000 |
1,09 |
91.743 |
|
2 |
100.000 |
1,19 |
84.168 |
|
3 |
100.000 |
1,30 |
77.218 |
|
4 |
100.000 |
1,41 |
70.843 |
|
5 |
100.000 |
1,54 |
64.993 |
|
6 |
100.000 |
1,68 |
59.627 |
|
7 |
15.340.000 |
1,83 |
8.391.505 |
|
8 |
100.000 |
1,99 |
50.187 |
|
9 |
100.000 |
2,17 |
46.043 |
|
10 |
34.975.000 |
2,37 |
14.773.818 |
|
11 |
100.000 |
2,58 |
38.753 |
|
12 |
100.000 |
2,81 |
35.553 |
|
13 |
100.000 |
3,07 |
32.618 |
|
14 |
100.000 |
3,34 |
29.925 |
|
15 |
100.000 |
3,64 |
27.454 |
|
Tổng thu nhập dự kiến trong thời gian còn lại của luân kỳ quy về thời điểm định giá (TNrt) |
23.874.448 |
|
2.3. Giá trị môi trường rừng (Gmt)
Do diện tích rừng cần định giá đã đạt tiêu chuẩn sau thời gian kiến thiết cơ bản (36 tháng đối với loài Keo và 60 tháng đối với loài Lát hoa) nên giá trị môi trường của rừng trồng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao xác định theo công thức quy định tại Điều 17 Thông tư này. Theo đó:
Gmt = CPrt x K
Trong đó:
- CPrt (chi phí rừng trồng quy về thời điểm định giá) xác định là 49.492.476 đồng/ha (tính tại mục 2.1 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- Hệ số K là 1.5 (áp dụng cho rừng trồng phòng hộ, đặc dụng không phải là rừng ven biển) được quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Như vậy:
Gmt = 49.492.476 x 1,5 = 74.238.715 (đồng/ha)
2.4. Giá trị rừng (Grt)
Giá trị 01 ha rừng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao 2 loài, gồm Keo tai tượng và Lát hoa đang ở độ tuổi 05 tuổi với luân kỳ kinh doanh 20 năm xác định theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này. Theo đó:
Grt = CPrt + TNrt + Gmt
Trong đó:
- CPrt (tổng chi phí đầu tư tạo rừng quy về thời điểm định giá) xác định là 49.492.476 đồng/ha (tính tại mục 2.1 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- TNrt (thu nhập dự kiến của rừng trồng quy về thời điểm định giá) xác định là 23.874.448 đồng/ha (tính tại Bảng số 07 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- Gmt (giá trị môi trường rừng) xác định là 74.238.715 đồng/ha (tính tại mục 2.3 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- Như vậy, giá trị 01 ha rừng trồng cần định giá là:
Grt = 49.492.476 + 23.874.448 + 74.238.715 = 147.605.639 (đồng/ha)
2.4. Giá khởi điểm cho thuê rừng (GTrt)
Giả sử 01 ha rừng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao 05 tuổi nêu trên được cho thuê trong 08 năm tiếp theo thì giá khởi điểm cho thuê được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này. Theo đó:
GTrt = TNrt
Như vậy, giá khởi điểm cho thuê được tính tại Bảng số 05 dưới đây.
Bảng số 05: Tính khởi điểm cho thuê 01 ha rừng
Thời gian thuê rừng (t) |
Thu nhập dự kiến (đồng/ha) |
(1+r)t |
Thu nhập dự kiến quy về thời điểm định giá (đồng/ha) |
|
1 |
100.000 |
1,09 |
91.743 |
|
2 |
100.000 |
1,19 |
84.168 |
|
3 |
100.000 |
1,30 |
77.218 |
|
4 |
100.000 |
1,41 |
70.843 |
|
5 |
100.000 |
1,54 |
64.993 |
|
6 |
100.000 |
1,68 |
59.627 |
|
7 |
15.340.000 |
1,83 |
8.391.505 |
|
8 |
100.000 |
1,99 |
50.187 |
|
Giá khởi điểm thuê 01 ha rừng (GTrt) |
8.890.284 |
|
2.5. Giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng (BTrt)
a) Giả sử trong thực tế có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho 0,4 ha rừng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao nêu trên. Do diện tích rừng cần định giá đã đạt tiêu chuẩn sau thời gian kiến thiết cơ bản (36 tháng đối với loài Keo tai tượng và 60 tháng đối với loài Lát hoa) nên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư này, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng bị thiệt hai do phá rừng, gây cháy rừng xác định như sau:
BTrt = (CPrt + TNrt + Gmt) x Drt
Trong đó:
- CPrt (tổng chi phí đầu tư rừng trồng quy về thời điểm định giá) xác định là 49.492.476 đồng/ha (tính tại mục 2.1 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- TNrt (thu nhập dự kiến tính bằng năm trong thời gian quản lý, sử dụng rừng còn lại kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại) xác định là 23.874.448 đồng/ha (tính tại Bảng số 07 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- Gmt (giá trị môi trường rừng) xác định là 74.238.715 đồng/ha (tính tại mục 2.3 Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
- Drt xác định là 40%.
Như vậy:
BTrt = (49.492.476+23.874.448+74.238.715) x 40% = 59.042.255 (đồng)
b) Giả sử trong thực tế có hành vi khai thác gỗ trái phép, gây thiệt hại 12,5 m3 gỗ Keo tai tượng (tuổi 05); giá bán gỗ Keo tai tượng tại bãi giao xác định là 1.000.000 đồng/m3. Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng bị thiệt hai do khai thác gỗ trái phép xác định như sau:
BTrt = Vls x Gls
Trong đó:
- Vls (khối lượng lâm sản bị thiệt hại) xác định là 12,5 m3;
- Gls (giá bán gỗ tại bãi giao) xác định là 1.000.000 đồng/m3.
Như vậy:
BTrt = 12,5 x 1.000.000 = 12.500.000 (đồng)
2.6. Giá rừng khi thu hồi rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước
a) Tính giá rừng khi thu hồi rừng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 21, giá rừng trồng trong trường hợp này được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian quản lý cho thuê còn lại. Như vậy, giá của 01 ha rừng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao nêu trên xác định bằng 23.874.448 đồng (tính tại Bảng số 07 Phụ lục II kèm theo Thông tư này).
b) Tính giá rừng khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước: Theo quy định tại khoản 2 Điều 21, giá rừng trong các trường hợp này xác định bằng giá trị rừng trồng. Như vậy, giá của 01 ha rừng phòng hộ là rừng trồng hỗn giao nêu trên là 147.605.639 đồng (tính tại mục 2.4 Phụ lục II kèm theo Thông tư này).
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁ MUA, BÁN GỖ, CỦI VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Thông tin về người điều tra
1. Họ và tên:..........................................................................................................
2. Ngày điều tra:....................................................................................................
3. Mã số phiếu điều tra:.........................................................................................
II. Thông tin cơ sở điều tra
1. Tên cơ sở điều tra:.............................................................................................
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Loại hình kinh doanh: □ Cá nhân □ Tổ chức
4. Họ tên người cung cấp tin:...............................................................................
5. Thông tin liên hệ: ĐT:..................................... Email:......................................
III. Thông tin khảo sát
1. Loại lâm sản tham gia mua, bán (chọn các ô phù hợp)
a) Gỗ tròn các loại □ Năm bắt đầu mua bán:......................
b) Củi □ Năm bắt đầu mua bán:......................
c) Các loại lâm sản khác (tre, nứa, vv) □ Năm bắt đầu mua bán:.....................
2. Giá bán gỗ tròn
2.1. Giá các loại gỗ tròn đang bán tại nơi khảo sát (liệt kê giá bán gỗ tròn theo loài cây, kích thước như: độ dài, đường kính; theo thể tích; biến động giá bán trong 03 năm qua):
TT |
Loài cây |
ĐVT (theo kích thước, m3) |
Giá bán hiện tại (1.000 đồng/ĐVT) |
Ước tính biến động giá bán (%) giảm/tăng |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
2.2. Phương thức mua gỗ tròn
a) Tại cơ sở □
b) Mua từ các điểm khác và vận chuyển về cơ sở □
Nếu chọn (b) chuyển xuống nội dung 2.3.
2.3. Ước tính chi phí vận chuyển
a) Cự ly vận chuyển trung bình về đến cơ sở (km):..........
b) Chi phí vận chuyển trong giá bán (%):.........................
2.4. Ước tính chi phí thuế tài nguyên (nếu có) tính bằng % trong giá bán:..........
3. Giá bán củi
Giá các loại củi đang bán tại nơi khảo sát, biến động giá bán trong 03 năm qua:
TT |
Loại củi (theo chất lượng, kích thước...) |
ĐVT (Ster, m3) |
Giá bán hiện tại (1.000 đồng/ĐVT) |
Ước tính biến động giá bán (%) giảm/tăng |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
4. Giá bán lâm sản ngoài gỗ
4.1. Giá các loại lâm sản ngoài gỗ (tre, nứa, song, mây...) đang bán tại nơi khảo sát (liệt kê giá bán theo đơn vị tính phù hợp với lâm sản ngoài gỗ, biến động giá bán trong 03 năm qua):
TT |
Tên lâm sản |
ĐVT (kg, tấn,...) |
Giá bán hiện tại (1.000 đồng/ĐVT) |
Ước tính biến động giá bán (%) giảm/tăng |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
4.2. Phương thức mua lâm sản khác:
a) Tại cơ sở □
b) Mua từ các địa điểm khác và vận chuyển về cơ sở □
Nếu chọn (b) chuyển xuống nội dung 4.3.
4.3. Ước tính chi phí vận chuyển:
a) Cự ly vận chuyển trung bình về đến cơ sở (km):.............................................
b) Chi phí vận chuyển trong giá bán (%):............................................................
4.4. Ước tính chi phí thuế tài nguyên (nếu có), tính bằng % trong giá bán:.........
Người khảo sát
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
XÁC ĐỊNH GIÁ TỐI THIỂU, TỐI ĐA, KHUNG GIÁ TRỊ LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Giả thiết và yêu cầu
Xác định giá trị lâm sản tối thiểu, tối đa và khung giá trị lâm sản cho khu vực rừng định giá có diện tích ước tính là 200 ha và thuộc rừng phòng hộ.
2. Thực hiện
2.1. Thực hiện các bước nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23, đã điều tra tại 05 vị trí (S1, S2, S3, S4 và S5) và xác định được diện tích (ha) và giá trị lâm sản (đồng/ha) của các loại rừng tại các vị trí này như tại Bảng số 01 và Bảng số 02 dưới đây.
Bảng số 01: Diện tích các loại rừng tại khu vực định giá rừng
Đơn vị tính: ha
TT |
Loại rừng |
S1 |
S2 |
S3 |
S4 |
S5 |
Tổng |
1 |
Rừng gỗ tự nhiên giàu |
10 |
5 |
6 |
3 |
4 |
28 |
2 |
Rừng gỗ tự nhiên nghèo |
20 |
25 |
15 |
10 |
40 |
110 |
3 |
Rừng tre nứa |
5 |
3 |
4 |
4 |
10 |
26 |
Tổng |
164 |
Bảng số 02: Giá trị lâm sản các loại rừng tại các điểm điều tra
Đơn vị tính: đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Gls1 |
Gls2 |
Gls3 |
Gls4 |
Gls5 |
1 |
Rừng gỗ tự nhiên giàu |
120.000.000 |
95.000.000 |
105.000.000 |
115.000.000 |
150.000.000 |
2 |
Rừng gỗ tự nhiên nghèo |
50.000.000 |
70.000.000 |
45.000.000 |
72.000.000 |
45.000.000 |
3 |
Rừng hỗn giao gỗ tre nứa |
25.000.000 |
15.000.000 |
28.000.000 |
30.000.000 |
10.000.000 |
2.2. Tính giá trị lâm sản trung bình cho các loại rừng dựa trên kết quả xác định giá trị lâm sản tại 05 địa điểm điều tra. Công thức tổng quát tính giá trị bình quân gia quyền cho từng loại rừng như sau:
Glstb = (Gls1 x S1 + Gls2 x S2 + Gls3 x S3+ Gls4 x S4+Gls5 x S5)/(S1 +S2 +S 3+S4 +S5)
Kết quả tính giá trị lâm sản trung bình cho các loại rừng được thể hiện tại Bảng số 03 dưới đây.
Bảng số 03: Kết quả tính giá trị lâm sản trung bình cho các loại rừng
Đơn vị tính: đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Giá trị lâm sản trung bình |
1 |
Rừng gỗ tự nhiên giàu |
116.071.429 |
2 |
Rừng gỗ tự nhiên nghèo |
54.045.455 |
3 |
Rừng hỗn giao gỗ tre nứa |
19.307.692 |
Như vậy giá trị lâm sản tối thiểu của khu vực này là 19.307.692 đồng/ha và giá trị lâm sản tối đa là 116.071.429 đồng/ha. Theo đó khung giá trị lâm sản của các loại rừng trong khu vực này là từ 19.307.692 đồng/ha đến 116.071.429 đồng/ha.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực