Chương III Luật Công nghệ thông tin 2006: Phát triển công nghê thông tin
Số hiệu: | 67/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2006 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.
Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin.
1 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin.
2. Nhà nước ưu tiên dành một khoản từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề tài nghiên cứu - phát triển phần mềm; ưu tiên hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin ở trường đại học, viện nghiên cứu; phát triển các mô hình gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất về công nghệ thông tin.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức tuyển chọn cơ sở nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.
1. Việc quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, công bố tiêu chuẩn cơ sở và phải bảo đảm sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
3. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được quản lý thông qua các hình thức sau đây:
a) Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
b) Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
c)Kiểm định chất lượng.
4. Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cần áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế; ban hành và công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; quy định cụ thể về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin; quy định các điều kiện đối với cơ quan đo kiểm trong nước và nước ngoài để phục vụ cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và công bố cơ quan đo kiểm về công nghệ thông tin có thẩm quyền.
5. Việc thừa nhận lẫn nhau về đánh giá phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm công nghệ thông tin giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài và với tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.Nhà nước có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
2. Chương trình, dự án ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải có hạng mục đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
3. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin tương đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
5.Nhà nước có chính sách hỗ trợ giáo viên, sinh viên và học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân truy nhập Internet tại các cơ sở giáo dục.
Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện hoạt động đào tạo công nghệ thông tin và cấp chứng chỉ công nghệ thông tin, việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam.
1. Người hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc.
2. Tiêu chuẩn ngành nghề, chức danh về công nghệ thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam tham gia các hoạt động về công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật của nước sở tại và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuyển dụng lao động trong nước để phát triển, sản xuất, gia công sản phẩm công nghệ thông tin.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích phổ cập kiến thức công nghệ thông tin trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng và triển khai các hoạt động phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho tổ chức, cá nhân trong địa phương mình.
3.Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện phổ cập kiến thức công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc học tập, phổ cập kiến thức công nghệ thông tin đối với người tàn tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng ưu tiên khác phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
1. Công nghiệp phần cứng là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần cứng, bao gồm phụ tùng, linh kiện, thiết bị số.
2. Công nghiệp phần mềm là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần mềm, bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển, tự động hóa và các sản phẩm tương tự khác; cung cấp các giải pháp cài đặt, bảo trì, hướng dẫn sử dụng.
3. Công nghiệp nội dung là công nghiệp sản xuất các sản phẩm thông tin số, bao gồm thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học - giáo dục, thông tin văn hóa - giải trí trên môi trường mạng và các sản phẩm tương tự khác.
1. Nhà nước có chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.
2. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, đầu tư phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ.
3. Chính phủ quy định cụ thể mức ưu đãi, ưu tiên và các điều kiện khác cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển thị trường công nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm:
1 Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để mua sắm, sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin được sản xuất trong nước;
2 Xúc tiến thương mại, tổ chức triển lãm, hội chợ trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế, quảng bá, tiếp thị hình ảnh công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam trên thế giới;
3. Phương pháp định giá phần mềm phục vụ cho việc quản lý các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
1. Sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm là sản phẩm công nghệ thông tin bảo đảm được một trong những yêu cầu sau đây:
a) Thị trường trong nước có nhu cầu lớn và tạo giá trị gia tăng cao;
b) Có tiềm năng xuất khẩu;
c) Có tác động tích cực về đổi mới công nghệ và hiệu quả kinh tế đối với các ngành kinh tế khác;
d) Đáp ứng được yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố danh mục và xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
3. Các sản phẩm công nghệ thông tin thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm quy định tại khoản 2 Điều này được Nhà nước ưu tiên đầu tư nghiên cứu - phát triển, sản xuất.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ; được Nhà nước ưu tiên đầu tư và được hưởng một phần tiền bản quyền đối với sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư phải đáp ứng các điều kiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; không được chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ, giải pháp phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư khi chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu sự kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động nghiên cứu - phát triển, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.
1. Khu công nghệ thông tin tập trung là loại hình khu công nghệ cao, tập trung hoặc liên kết cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghệ thông tin. Tổ chức, cá nhân đầu tư và hoạt động trong khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với khu công nghệ cao.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung theo quy hoạch của Chính phủ.
1. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về công nghệ thông tin.
2. Tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật.
4. Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.
5. Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.
6. Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.
7. Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin.
8. Đào tạo công nghệ thông tin.
9. Chứng thực chữ ký điện tử.
10. Dịch vụ khác.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.
2. Chính phủ quy định cụ thể chế độ ưu đãi và các điều kiện khác cho một số loại hình dịch vụ công nghệ thông tin.
INFORMATION TECHNOLOGY DEVELOPMENT
Section 1. INFORMATION TECHNOLOGY RESEARCH AND DEVELOPMENT
Article 38.- Promotion of information technology research and development
1. The State encourages organizations and individuals to research into and develop technologies and information technology products for socio-economic development, defense and security maintenance, and improvement of people's material and spiritual life.
2. Organizations and individuals engaged in research and development of technologies and information technology products for socio-economic management and technological renewal are entitled to tax, credit and other preferences under the provisions of law.
3. The State creates conditions for organizations and individuals engaged in scientific and technological activities to transfer results of research into, and development of, technologies and information technology products for wide application to production and life.
Article 39.- Material and technical foundations in service of information technology research and development activities
The State shall mobilize capital sources for investment in the construction of material and technical foundations of information technology research and development organizations; encourage organizations and individuals to invest in the construction of material and technical foundations in service of information technology research and development; invest in a number of international-standard key information technology laboratories; and promulgate a regulation on the use of key information technology laboratories.
Article 40.- Research into, and development of, technologies and information technology products
1. The State encourages organizations and individuals to participate in research into, and development of, technologies and information technology products.
2. The State shall set aside part of the state budget for software research and development programs and subjects; prioritize the information technology research and development activities in universities and research institutes; and develop information technology-related models which associate research and training with production.
3. Agencies in charge of state management of information technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies in charge of state management of science and technology in, selecting research and training establishments and enterprises to conduct research into, and development of, key information technology products.
Article 41.- Standardization and quality control in information technology application and development activities
1. The management of standards and quality of information technology products and services shall comply with the law on standardization and quality control.
2. To encourage organizations and individuals to produce and provide information technology products and services, publicize institution standards, ensuring their products' and services' conformity with publicized standards.
3. The quality of information technology products and services shall be managed in the following forms:
a/ Certification of the conformity with standards and technical regulations;
b/ Publicization of the conformity with standards and technical regulations;
c/ Quality assessment.
4. The Ministry of Post and Telematics shall publicize information technology products and services subject to the application of national or international standards; promulgate, and publicize the application of, technical regulations; specify the management of the quality of information technology products and services; set criteria for domestic and foreign testing agencies in service of management of the quality of information technology products and services and announce competent information technology-testing agencies.
5. The mutual recognition of assessment of information technology products' conformity with standards between the Socialist Republic of Vietnam and foreign countries or international organizations shall comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Section 2. DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY HUMAN RESOURCES
Article 42.- Policies on development of information technology human resources
1. The State shall adopt policies to expand the scale and raise the quality of training of information technology human resources.
2. The State's priority and key programs and projects on information technology application and development must have contents on training of information technology human resources.
3. Organizations and individuals are encouraged to set up information technology human resource-training establishments in accordance with law.
4. Training establishments are entitled to preferences in information technology-related training activities like those applicable to software production enterprises.
5. The State shall adopt policies to support teachers, students and pupils in the national education system in accessing the Internet at educational establishments.
Article 43.- Information technology certificates
The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, specifying the conditions for information technology-related training activities, granting information technology certificates, and recognizing foreign organizations' information technology certificates used in Vietnam.
Article 44.- Employment of information technology human resources
1. People specialized in information technology application and development in state agencies are entitled to preferential working conditions.
2. Information technology-related professional criteria and titles shall be promulgated by competent state agencies.
Article 45.- Vietnamese guest workers
1. The State encourages organizations and individuals to seek and expand labor markets with a view to creating overseas jobs for Vietnamese laborers to take part in information technology-related activities according to the provisions of Vietnamese law, laws of host countries and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. The State shall adopt preferential policies for foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to recruit domestic laborers for the development, production and outsourcing of information technology products.
Article 46.- Universalization of information technology knowledge
1. The State shall adopt policies to encourage the universalization of information technology knowledge nationwide.
2. Provincial/municipal People's Committees shall organize and carry out activities of universalizing information technology knowledge for organizations and individuals in their respective localities.
3. The Ministry of Education and Training shall formulate, and organize the execution of, programs on the universalization of information technology knowledge in the national education system.
4. The State shall adopt policies to support the learning and universalization of information technology knowledge for disabled people, poor people, ethnic minority people and other policy beneficiaries, suitable to development requirements in each period under the Government's regulations.
Section 3. DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY INDUSTRY
Article 47.- Types of information technology industry
1. Hardware industry means an industry of producing hardware products, including accessories, components and digital equipment.
2. Software industry means an industry of producing software products, including system software, applied software, control software, automation and other similar products; providing installation and maintenance solutions and use instructions.
3. Content industry means an industry of producing digital information products, including socio-economic information, science-education information, culture-entertainment information in the network environment, and other similar products.
Article 48.- Policies on development of information technology industry
1. The State shall adopt preferential and priority policies on investment in the development of information technology industry, paying special attention to software industry and content industry, in order to make it a key economic sector in the national economy.
2. The State encourages investors to make venture investment in the information technology industry, development investment, and supply of low-price digital equipment.
3. The Government shall specify preference and priority levels and other conditions for development of the information technology industry.
Article 49.- Development of information technology industry market
Competent state agencies shall promulgate regulations on, and organize activities of development of the information technology industry market, including:
1. Promoting information technology application; prioritizing the use of state budget capital for the procurement and use of home-made information technology products;
2. Promoting trade, organizing domestic exhibitions and trade fairs, supporting enterprises to participate in international exhibitions and trade fairs, advertising for and marketing the image of Vietnam's information technology industry in the world;
3. Methods of valuating software in service of the management of information technology application and development projects.
Article 50.- Key information technology products
1. Key information technology products are information technology products satisfying one of the following requirements:
a/ The domestic market has a great demand for them and they can generate a high added value;
b/ Being exportable;
c/ Having positive impacts on technological renewal and having economic efficiency for other economic sectors;
d/ Meeting defense and security requirements.
2. The Ministry of Post and Telematics shall publicize lists, and formulate programs on development of, key information technology products in each period suitable to the planning on information technology industry development.
3. Information technology products on the lists of key information technology products specified in Clause 2 of this Article are prioritized by the State for investment in research, development and production.
4. Organizations and individuals engaged in research, development and production of key information technology products are entitled to preferences under the Government's regulations, to the state investment priority and part of the copyright royalties for key information technology products invested by the State.
5. Organizations and individuals engaged in research into, development and production of, key information technology products invested by the State shall satisfy conditions set by competent state agencies; neither hand over nor transfer technologies or solutions to development of key information technology products invested by the State without the consent of competent state agencies; submit to inspection and control by, and observe the reporting regime of, competent state agencies with regard to research into, development, production and trade promotion of key information technology products.
Article 51.- Information technology parks
1. Information technology parks are hi-tech parks or combined information technology-related research, development, production, business and training establishments. Organizations and individuals investing and operating in information technology parks are entitled to state preferential policies applicable to hi-tech parks.
2. To encourage domestic and foreign organizations and individuals to invest in and build information technology parks under the Government's planning.
Section 4. DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY SERVICES
Article 52.- Types of information technology service
1. Investigation, survey and probing of the information technology market.
2. Consultancy, analysis, planning, classification and design in the information technology sector.
3. System integration, trial run, application management services, updating and confidentiality.
4. Design, storage and maintenance of websites.
5. Warranty, maintenance, and assurance of network and information safety.
6. Data updating, search, storage and processing, and database exploitation.
7. Distribution of information technology products.
8. Information technology-related training.
9. Certification of e-signatures.
10. Other services.
Article 53.- Policies on development of information technology services
1. The State shall adopt policies to encourage the development of information technology services.
2. The Government shall specify preferential regimes and other conditions for several types of information technology service.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Điều 47. Loại hình công nghiệp công nghệ thông tin
Điều 48. Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Điều 50. Sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm
Điều 51. Khu công nghệ thông tin tập trung
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
Điều 25.Điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 26. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Điều 27. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng