Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Số hiệu: | 91/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2020 |
Ngày công báo: | 24/08/2020 | Số công báo: | Từ số 837 đến số 838 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Theo đó, bổ sung mức phạt liên quan đến gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo và gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.
Cụ thể, phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với tổ chức có các hành vi sau (cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ so với tổ chức):
- Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 1 số điện thoại trong vòng 24h mà không có sự thỏa thuận với người sử dụng;
- Gọi điện quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08h đến 17h mỗi ngày mà không có sự thỏa thuận khác với người sử dụng;
- Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện quảng cáo;…
Xem chi tiết tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP (có hiệu lực 01/10/2020 và thay thế Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008, Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2020 |
CHỐNG TIN NHẮN RÁC, THƯ ĐIỆN TỬ RÁC, CUỘC GỌI RÁC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Nghị định này quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo bằng tin nhắn (SMS, MMS, USSD), thư điện tử và gọi điện thoại; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet.
2. Tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.
3. Doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ thư điện tử.
4. Người quảng cáo bằng tin nhắn, thư điện tử và gọi điện thoại (sau đây gọi là Người quảng cáo).
5. Người sử dụng tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại liên quan hoạt động quảng cáo (sau đây gọi là Người sử dụng).
6. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo là tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân; tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông.
2. Tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông là tin nhắn do doanh nghiệp viễn thông gửi đến các khách hàng của mình đang sử dụng dịch vụ viễn thông chỉ để thông báo về các hoạt động, tính năng tiện ích của dịch vụ viễn thông đó.
3. Tin nhắn rác bao gồm các loại sau:
a) Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này;
b) Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
4. Thư điện tử rác bao gồm các loại sau:
a) Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định này;
b) Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
5. Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:
a) Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này;
b) Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
6. Danh sách đen địa chỉ IP/tên miền là danh sách IP/dải IP hoặc tên miền bị đánh dấu là nguồn phát tán thư điện tử rác của những tổ chức thống kê các máy chủ gửi thư điện tử rác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo từng thời kỳ.
7. Người có quyền sử dụng địa chỉ điện tử là người tạo ra hoặc được cấp địa chỉ điện tử đó.
8. Tiêu đề (header) thư điện tử là phần thông tin được gắn kèm với phần nội dung thư điện tử bao gồm thông tin về nguồn gốc, đích đến, tuyến đường đi, chủ đề và những thông tin khác về thư điện tử đó.
9. Chủ đề (subject) thư điện tử là một phần của tiêu đề nhằm trích yếu nội dung thư điện tử.
1. Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
5. Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
6. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
7. Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
1. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
3. Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức, xây dựng, định kỳ cập nhật và công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) Danh sách đen địa chỉ IP/tên miền phát tán thư điện tử rác.
2. Tổ chức, Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng Danh sách đen địa chỉ IP/tên miền để ngăn chặn phát tán thư điện tử rác.
1. Hướng dẫn Người sử dụng dịch vụ về cách thức chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
2. Hướng dẫn, cung cấp cho Người sử dụng các công cụ, ứng dụng để phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cho phép Người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
3. Thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
4. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chủ động đặt ngưỡng tần suất và điều chỉnh tần suất để xác định thuê bao nghi ngờ phát tán tin nhắn rác và đạt được hiệu quả chặn tin nhắn rác tùy theo tính chất, phạm vi và thời điểm chặn tin nhắn rác.
6. Xây dựng, vận hành hệ thống kỹ thuật để chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các giải pháp công nghệ tiên tiến.
7. Cung cấp, cập nhật và chia sẻ các mẫu tin nhắn rác dùng chung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác.
8. Xây dựng, kết nối hệ thống kỹ thuật quản lý tên định danh của mình tới Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia; ngăn chặn người quảng cáo gửi tin nhắn sử dụng tên định danh không do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp.
9. Lưu trữ thông tin đăng ký quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối, thông tin xác nhận từ chối của Người sử dụng trong trường hợp Người sử dụng thực hiện các hành động đăng ký, từ chối, xác nhận từ chối quảng cáo bằng hình thức tin nhắn qua hệ thống của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong thời gian tối thiểu là 01 năm.
10. Xây dựng, cập nhật, cung cấp và chia sẻ Danh sách đen địa chỉ IP/tên miền phát tán thư điện tử rác dùng chung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet khác.
11. Căn cứ vào bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác để thực hiện các biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
12. Chặn lọc các địa chỉ IP/tên miền phát tán hoặc bị lạm dụng phát tán thư điện tử rác thuộc quyền quản lý của mình.
13. Phối hợp với Người quảng cáo, các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trong nước và quốc tế để ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
14. Thực hiện các biện pháp đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông của mình và báo cáo, thống kê định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
15. Không được thu cước tin nhắn khi:
a) Người sử dụng nhắn tin từ chối nhận quảng cáo;
b) Các tin nhắn quảng cáo lỗi;
c) Tin nhắn có nội dung, giá cước không chính xác mà người quảng cáo đã công bố.
16. Báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hướng dẫn Người sử dụng về cách thức chống thư điện tử rác.
2. Hướng dẫn, cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép Người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác.
3. Có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác và có giải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của Người sử dụng.
4. Giám sát, kiểm soát, rà quét hệ thống máy chủ thư điện tử của mình để đảm bảo không trở thành nguồn phát tán thư điện tử rác.
5. Căn cứ vào bộ tiêu chí nhận diện thư điện tử rác để thực hiện các biện pháp chống, ngăn chặn thư điện tử rác.
6. Lưu lại phần tiêu đề thư điện tử trong thời gian tối thiểu là 180 ngày để phục vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thư điện tử quảng cáo.
7. Báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Phải kiểm tra Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này để tránh việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách này.
2. Chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo qua một trong các cách sau:
a) Đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo sau khi Người quảng cáo gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất;
b) Khai báo và xác nhận vào mẫu đăng ký trên giấy in, Cổng/Trang thông tin điện tử, các ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội của Người quảng cáo;
c) Gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến tổng đài thoại của Người quảng cáo để đăng ký;
d) Sử dụng phần mềm hỗ trợ đăng ký nhận quảng cáo.
3. Cung cấp cho Người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Chịu trách nhiệm và phải có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của Người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo.
5. Có giải pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Người sử dụng trong việc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo theo Điều 16, thư điện tử quảng cáo theo Điều 20 Nghị định này.
6. Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và các cơ quan tổ chức khác có liên quan trong việc quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
7. Lưu trữ thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận từ chối của người sử dụng để phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian tối thiểu là 01 năm.
1. Chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác về hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) hoặc của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử.
2. Được quyền nhận hoặc từ chối nhận quảng cáo.
3. Phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử, Người quảng cáo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
1. Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
2. Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.
3. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
4. Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
5. Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
6. Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
7. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
8. Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
1. Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.
2. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.
3. Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].
1. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
b) Phải có phần hướng dẫn Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo mà người sử dụng đã đăng ký trước đó;
c) Trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng tin nhắn có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về từ chối theo quy định tại các điểm b và điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối bằng tin nhắn;
b) Từ chối qua gọi điện thoại.
3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi tin nhắn quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
1. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Có thông tin về Người quảng cáo theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
4. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
5. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
1. Mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn.
2. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề.
3. Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].
1. Thông tin về Người quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý, địa chỉ Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội (nếu có).
2. Thông tin về Người quảng cáo bằng thư điện tử phải được thể hiện một cách rõ ràng và đặt liền trước phần lựa chọn cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo.
1. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
b) Phải có phần khẳng định Người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;
c) Trong trường hợp cần thiết, Người quảng cáo bằng thư điện tử phải cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về các từ chối theo các điểm b, điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội;
b) Từ chối bằng thư điện tử;
c) Từ chối qua điện thoại.
3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi thu điện tử quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
1. Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo đều phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi điện thoại quảng cáo (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
2. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo, Người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng đó.
1. Là hệ thống có chức năng quản lý, lưu trữ tên định danh trên phạm vi toàn quốc.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có thể thực hiện tra cứu thông tin về tên định danh trên Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia, dưới hình thức trực tuyến tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.
1. Tên định danh (brandname) người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại (sau đây gọi tắt là tên định danh) bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.
3. Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp và có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp.
4. Việc đăng ký và sử dụng tên định danh được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Bình đẳng, không phân biệt đối xử; đăng ký trước được quyền sử dụng trước; tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên định danh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng, tính chính xác của thông tin đăng ký và tính xác thực của các tài liệu, thông tin trong hồ sơ đăng ký.
6. Tổ chức, cá nhân không được sử dụng các tên định danh không phải do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp hoặc đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh cho phép, không được xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã đăng ký tên định danh.
7. Tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên định danh sau khi bị thu hồi.
8. Tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh bao gồm:
1. Đối với tổ chức
a) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
2. Đối với cá nhân
a) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Việc nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:
1. Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
2. Nộp hồ sơ trực tuyến tại Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn.
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận hồ sơ bằng cách gửi thư điện tử hoặc tin nhắn thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, trong nội dung thông báo ghi cụ thể ngày, giờ đã nhận hồ sơ.
2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và quyết định một trong các trường hợp sau:
a) Cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp lệ phí theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thông qua thư điện tử;
b) Không cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ, tổ chức, cá nhân bổ sung, giải hình, hoàn thiện hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn.
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận tên định danh có sự thay đổi một trong những thông tin liên quan tới tên định danh đã được cấp hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân thực hiện gửi bản khai tên định danh với các thông tin cập nhật theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này với thời hạn giữ nguyên như giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.
1. Gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh là việc cấp Giấy chứng nhận tên định danh cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh với thời hạn mới.
2. Trước thời điểm hết hạn ít nhất 15 ngày, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi Bản khai tên định danh với các thông tin cập nhật theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các tài liệu có liên quan đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này, tên định danh được gia hạn nhiều lần, thời gian cho 01 lần gia hạn tên định danh là 03 năm.
1. Việc thu hồi tên định danh thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc thực hiện cuộc gọi rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chậm nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh quá thời gian 30 ngày;
c) Tên định danh hết hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng tên định danh;
đ) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) thông báo việc thu hồi tên định danh và gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn và công bố công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử www.ais.gov.vn.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh có hách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
2. Doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
3. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tin nhắn có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
1. Thời gian báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm thực hiện trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, thời gian chốt số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Báo cáo (thông tin chi tiết về cách thức báo cáo được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin)) theo hình thức gửi bản mềm có xác thực gửi về hòm thư điện tử baocaospam@ais.gov.vn và cập nhật vào Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.
“Điều 94. Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;
d) Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
đ) Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
p) Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
q) Gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
r) Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo;
s) Không cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn đăng ký quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
g) Gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
7a. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
“Điều 95. Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại quảng cáo, dịch vụ nội dung qua tin nhắn
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác;
d) Không có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác hoặc không có giải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của người sử dụng;
đ) Không giám sát, kiểm soát, rà quét hệ thống máy chủ thư điện tử của mình để đảm bảo không trở thành nguồn phát tán thư điện tử rác;
e) Không báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Không xây dựng, cập nhật, cung cấp và chia sẻ danh sách đen địa chỉ IP/tên miền phát tán thư điện tử rác dùng chung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) và các doanh nghiệp viễn thông, Internet khác.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
l) Không cung cấp cho người sử dụng các công cụ, ứng dụng để phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cho phép người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác;
m) Không cung cấp, cập nhật và chia sẻ các mẫu tin nhắn rác dùng chung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) và các doanh nghiệp viễn thông khác;
n) Không chặn lọc các địa chỉ IP/tên miền phát tán hoặc bị lạm dụng phát tán thư điện tử rác thuộc quyền quản lý của mình;
o) Không thực hiện các biện pháp đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông của mình.
3a. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các tên định danh không phải do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp hoặc đã được Bộ Thông tin Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp cho tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh đó cho phép hoặc sử dụng tên định sau khi bị thu hồi.
3b. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4a. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Không thực hiện các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đến Danh sách không quảng cáo;
b) Không ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không xây dựng, vận hành hệ thống kỹ thuật để phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác;
d) Không xây dựng, kết nối hệ thống kỹ thuật quản lý tên định danh của mình tới Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia;
đ) Không thực hiện các nhiệm vụ điều phối ngăn chặn, xử lý thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).”.
“Điều 120. Phân định thẩm quyền xử phạt
2. Công an nhân dân:
e) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 7a, Điều 32 Nghị định này;
g) Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế có quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 7a, Điều 32 Nghị định này.”.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm chuyển hồ sơ (bản điện tử) các tên định danh đã được khai báo về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Trong vòng 180 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) công bố danh sách các tên định danh hợp pháp trên cơ sở xem xét hồ sơ đã được doanh nghiệp viễn thông cung cấp. Các tên định danh đã khai báo không nằm trong danh sách tên định danh hợp pháp phải tiến hành thủ tục đăng ký cấp tên định danh mới theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định này.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm chuyển hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 sang hệ thống tiếp nhận phản ánh trên đầu số mới 5656.
Đối với quy định tại Điều 33 về việc bổ sung khoản 3a, khoản 3b Điều 95 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác phòng chống, đấu tranh với các hoạt động gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại có mục đích lừa đảo, quấy rối, phát tán mã độc, phần mềm gây hại hoặc vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Bản khai tên định danh |
Mẫu số 02 |
Giấy chứng nhận tên định danh |
Mẫu số 03 |
Giấy ủy quyền |
Mẫu số 04 |
Báo cáo định kỳ của các tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh |
Mẫu số 05 |
Báo cáo định kỳ của Doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh |
Mẫu số 06 |
Báo cáo định kỳ về tin nhắn đối với doanh nghiệp viễn thông |
BẢN KHAI………………. (1) TÊN ĐỊNH DANH
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày tháng năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
……(2) đề nghị được ……… (1) tên định danh với các nội dung sau:
Phần 1: Thông tin chung
1. Tên định danh đăng ký |
□□□□□□□□□□□ |
|||
2. Hình thức sử dụng (Cuộc gọi hoặc tin nhắn): 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh (đề nghị cung cắp tài liệu về sản phẩm, dịch vụ,... kèm theo) |
|
|||
4. Lĩnh vực hoạt động (xem danh sách tại website) |
|
|||
5. Dự kiến sử dụng tên định danh trên các mạng |
Viettel □ MobiFone □ Vinaphone □ Vietnamobile □ Gtel □ Mạng khác □ |
|||
|
|
|
||
6. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký |
|
7. Người quản lý tên định danh (phải là cá nhân) |
||
6.1. Tên Cá nhân, Tổ chức/doanh nghiệp*
|
|
7.1. Họ và tên *
|
||
6.2. Giấy ĐKKD, CMND/Hộ chiếu
|
|
7.2. CMND/Hộ chiếu
7.3. Ngày tháng năm sinh
7.4. Giới tính*/Chức vụ
|
||
6.3. Địa chỉ *
|
|
|
||
6.4. Điện thoại *
6.5. Fax
5.6. Email *
|
|
7.5. Địa chỉ* |
||
|
|
7.6. Điện thoại *
7.7. Fax
7.8. Email*
|
||
|
|
|
||
|
|
|
|
|
8. Người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh (phải là cá nhân). (3) |
8.1. Họ và tên * |
8.2. CMND/Hộ chiếu 8.3 Ngày tháng năm sinh 8.4 Giới tính*/Chức vụ
|
8.5. Địa chỉ *
|
8.6 Điện thoại * 8.7. Fax 8.8. Email* |
Phần 2. Tài liệu kèm theo
1 ......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
Phần 3. Cam kết
…………(2) xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị ...... (1) tên định danh và các tài liệu kèm theo.
2. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký và sử dụng tên định danh đúng quy định và không vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức khác.
3. Cập nhật kịp thời thông tin liên quan tới tên định danh mỗi khi có thay đổi.
4. Nếu được ………(1) tên định danh, ………(2) sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng tên định danh, quảng cáo qua tin nhắn, gọi điện thoại và các quy định khác có liên quan./.
|
………, ngày.... tháng năm... |
*Ghi chú:
1. Cấp/cấp lại/gia hạn.
2. Tên Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
3. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký, hai bên làm Giấy Ủy quyền theo Mẫu số 03.
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: …………/CATTT-TĐD Tên định danh đăng ký sử dụng: ……………………………………………………………………... Tên cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp: …………………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………………….......................................... Quyết định thành lập/Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp/CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ……………………………………………………………………………………………………………. Thời hạn sử dụng tên định danh: Từ ngày ………….. đến ngày……………… Việc gia hạn hiệu lực sử dụng tiếp theo sẽ được xác định trên cơ sở đóng chi phí duy trì tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký./.
Số Thông báo:……../TB-CATTT Vào sổ số: ………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
…………….., ngày …… tháng ……. năm 20……. chúng tôi gồm có:
1. Bên Ủy quyền:
- Họ tên: …………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
- Số CMND: ……………….. cấp ngày: ……………. nơi cấp: …………………….
- Quốc tịch: ……………………………………………………………………………
- Là đại diện cho Công ty ……….., địa chỉ tại ………………….., giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………………………………………………………………………………………….
2. Bên được Ủy quyền:
- Họ tên: ....………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: ....………………………………………………………………………………………………
- Số CMND: …………… cấp ngày: …………………… nơi cấp: …………………………………..
- Quốc tịch:
- Là đại diện cho Công ty …………………………………………………………………., địa chỉ tại …. ………………………………………………………………………………., giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………………………………………..
3. Nội dung ủy quyền:
Thực hiện các thủ tục đăng ký tên định danh với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
4. Thời hạn ủy quyền:
Từ ngày …….. tháng ………. năm……….. đến ngày …… tháng ………. năm ……………
5. Cam kết
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ………… bản.
BÊN ỦY QUYỀN |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… |
……, ngày … tháng …. năm ….. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP TÊN ĐỊNH DANH
(Kỳ báo cáo từ ngày ... /….. /20…. đến ……/…../20……)
Kính gửi: Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tên doanh nghiệp/tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
1. Tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ quảng cáo bằng tên định danh trong kỳ báo cáo
- Tổng doanh thu trong kỳ báo cáo: …………………………………………………………….
- Mức độ tăng trưởng so với kỳ báo cáo trước ……………………………………………….
2. Tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ nội dung bằng tên định danh trong kỳ báo cáo
- Tổng doanh thu trong kỳ báo cáo: ………………………………………………………
- Mức độ tăng trưởng so với kỳ báo cáo trước ………………………………………….
3. Tổng hợp thống kê về việc sử dụng tên định danh
a) Đối với quảng cáo bằng tin nhắn
Tên chương trình quảng cáo gửi tin nhắn sử dụng tên định danh |
Tên định danh sử dụng |
Nội dung gửi (theo từng chương trình và tên định danh sử dụng) |
Số lượng gửi tin |
Thời gian gửi tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với quảng cáo bằng cuộc gọi
Tên chương trình quảng cáo gọi điện thoại sử dụng tên định danh |
Tên định danh sử dụng |
Nội dung gọi điện (theo từng chương trình và tên định danh sử dụng) |
Số lượng cuộc gọi |
Thời gian gọi điện |
|
|
|
|
|
4. Kiến nghị:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. |
……, ngày … tháng …. năm ….. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐƯỢC CẤP TÊN ĐỊNH DANH
(Kỳ báo cáo từ ngày …../…../20..... đến …./…../20…..)
Kính gửi: Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ quảng cáo bằng tên định danh trong kỳ báo cáo
- Tổng doanh thu trong kỳ báo cáo: ………………………………………………………..
- Mức độ tăng trưởng so với kỳ báo cáo trước: ………………………………………….
2. Thống kê số lượng tên định danh được sử dụng (phát sinh lưu lượng tin nhắn, cuộc gọi)
- Tổng số lượng tên định danh đã khai báo trên hệ thống: ……………………………………
- Tổng số tên định danh phát sinh lưu lượng tin nhắn: ………………………………………..
- Tổng số tên định danh phát sinh lưu lượng cuộc gọi: ……………………………………….
3. Tổng hợp thống kê về việc sử dụng tên định danh
Khách hàng |
Số kịch bản quảng cáo sử dụng tên định danh |
Số tin nhắn sử dụng tên định danh |
Số cuộc gọi sử dụng tên định danh |
||||
Tổng số |
Tăng/giảm (so với kỳ trước) |
Tổng số |
Tăng giảm (so với kỳ trước) |
Tổng Số |
Tăng/ giảm (so với kỳ trước) |
Tổng số |
Tăng/ giảm (so với kỳ trước) |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Tổng hợp thống kê về việc sử dụng tên định danh theo sản phẩm, dịch vụ
STT |
Sản phẩm, dịch vụ |
Số kịch bản quảng cáo sử dụng tên định danh |
Số tin nhắn sử dụng tên định danh |
Số cuộc gọi sử dụng tên định danh |
|||
Tổng số |
Tăng giảm (so với kỳ trước) |
Tổng số |
Tăng giảm (so với kỳ trước) |
Tổng số |
Tăng giảm (so với kỳ trước) |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Thống kê các mức cước tin nhắn sử dụng tên định danh
STT |
Sản phẩm, dịch vụ |
Mức cước tương ứng |
Số kịch bản quảng cáo |
Số tin nhắn quảng cáo |
Số cuộc gọi quảng cáo |
|
|
|
|
|
|
Chú thích: Các cột Tăng/giảm thể hiện % mức độ tăng/giảm so với kỳ báo cáo trước. Dấu (+) thể hiện tăng, dấu (-) thể hiện giảm; kịch bản quảng cáo là một bản tin (mẫu) quảng cáo, cuộc gọi (mẫu) quảng cáo, đại diện cho một chương trình (campaign) quảng cáo.
6. Kiến nghị
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
….., ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ TIN NHẮN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
(Kỳ báo cáo từ ngày …./…./20…. đến …./…/20…..)
Kính gửi: Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
1. Tổng hợp thống kê về tình hình trao đổi tin nhắn trong kỳ báo cáo
Tin nhắn |
Tin nhắn quảng cáo |
||||||||||
Gửi đi (1) |
Nhận (2) |
Từ người quảng cáo |
|||||||||
Tổng số tin nhắn |
Tăng giảm |
Tổng số thuê bao |
Tăng giảm |
Tổng số |
Tăng giảm |
Tổng số thuê bao |
Tăng giảm |
Tổng số tin nhắn |
Tăng giảm |
Tổng số người quảng cáo |
Tăng giảm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tổng hợp thống kê về tình hình tin nhắn rác trong kỳ báo cáo
Số báo cáo tin nhắn rác nhận được |
Tin nhắn rác đã được ngăn chặn |
||||||
Tổng số |
Tăng giảm |
Số lượng đã được xử lý |
Tổng Số |
Tăng giảm |
Lượng tin nhắn chặn sai (3) |
||
Tổng số |
Tăng giảm |
|
Tổng số |
Tăng giảm |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: Các cột Tăng/giảm thể hiện % mức độ tăng/giảm so với năm trước. Dấu (+) thể hiện tăng, dấu (-) thể hiện giảm.
(1) Tin nhắn gửi tới các thuê bao của doanh nghiệp viễn thông.
(2) Tin nhắn đi từ các thuê bao của doanh nghiệp viễn thông.
(3) Tin nhắn chặn sai do người sử dụng phản ánh.
3. Kiến nghị
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 91/2020/ND-CP |
Hanoi, August 14, 2020 |
FIGHTING SPAM MESSAGES, SPAM EMAILS AND SPAM CALLS
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Electronic transaction dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Telecommunications dated November 23, 2009;
Pursuant to the Law on Actions Against Administrative Violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Advertising dated June 21, 2012;
Pursuant to the Law on Cyberinformation Security dated November 19, 2015;
Pursuant to Cybersecurity Law dated June 12, 2018;
At the request of the Minister of Information and Communications;
The Government promulgates a Decree on fighting spam messages, spam emails and spam calls.
This Decree provides for the fighting of spam messages, spam emails and spam calls; regulations on advertising messages (SMS, MMS, USSD), emails and calls; rights and obligations of organizations and individuals; additional regulations on administrative penalties for sending and making spam messages, spam emails and spam calls.
This Decree applies to organizations and individuals involved in the fight against spam messages, spam emails and spam calls; the sending of advertising messages, emails and making of advertising calls in Vietnam, including:
1. Providers of telecommunications services and/or Internet services.
2. Organization establishing private telecommunications networks.
3. Enterprises and organizations providing emailing services.
4. Senders of advertising messages, emails and calls (hereinafter referred to as “advertises”)
5. Recipients of advertising messages, emails and calls (hereinafter referred to as “users”)
6. Relevant organizations and individuals.
1. Advertising messages, advertising emails, advertising calls are messages, emails and calls that are meant to introduce profitable/non-profitable products and services and their sellers to the public; except news; social policies; personal information; customer service messages of telecommunication enterprises.
2. Customer service messages of telecommunication enterprises are messages sent by telecommunication enterprises to their users to inform them of activities and utilities of the services.
3. Spam messages include:
a) Advertising messages that are sent without users’ prior consent or advertising messages that violate the regulations of this Decree on sending advertising messages;
b) Messages that has prohibited contents specified in Article 9 of the Law on Electronic Transactions, Article 12 of the Law on Information Technology, Article 12 of the Law on Telecommunications, Article 8 of the Law on Advertising, Article 7 of the Law on Cyberinformation Security and Article 8 of the Cybersecurity Law.
4. Spam emails include:
a) Advertising emails that are sent without users’ prior consent or advertising emails that violate the regulations of this Decree on sending advertising emails;
b) Emails that has prohibited contents specified in Article 9 of the Law on Electronic Transactions, Article 12 of the Law on Information Technology, Article 12 of the Law on Telecommunications, Article 8 of the Law on Advertising, Article 7 of the Law on Cyberinformation Security and Article 8 of the Cybersecurity Law.
5. Spam calls include:
a) Advertising calls that are made without users’ prior consent or advertising calls that violate the regulations of this Decree on making advertising calls;
b) Calls that has prohibited contents specified in Article 9 of the Law on Electronic Transactions, Article 12 of the Law on Information Technology, Article 12 of the Law on Telecommunications, Article 8 of the Law on Advertising, Article 7 of the Law on Cyberinformation Security and Article 8 of the Cybersecurity Law.
6. Blacklists of IP addresses/domains are the lists of IP addresses and domains that are flagged as spamming by certain servers and periodically sent to the Ministry of Information and Communications.
7. “electronic address holder” means the person who creates or is provided with the electronic address.
8. “header” of an email is part of the information of an email that contains information about the sender, recipient(s), routing information, subject and other information about the email.
9. “subject” of an email is part of the header that summarizes the content of the email.
FIGHTING SPAM MESSAGES, SPAM EMAILS AND SPAM CALLS
Section 1. MEASURES FOR FIGHTING AND PREVENTION OF SPAM MESSAGES, SPAM EMAILS AND SPAM CALLS
Article 4. MEASURES FOR FIGHTING AND PREVENTION OF SPAM MESSAGES, SPAM EMAILS AND SPAM CALLS
1. Develop and launch systems for fighting and prevention of spam messages, spam emails and spam calls.
2. Establish criteria for recognition of spam messages, spam emails and spam calls.
3. Carryout surveillance and supervision; share information about sources of spam messages, spam emails and spam calls.
4. Receive and process feedbacks about spam messages, spam emails and spam calls.
5. Supervise the provision of advertising services by messages, emails and calls.
6. Block, revoke electronic addresses that send out spam messages, spam emails and spam calls.
7. Enhance domestic and international cooperation in anti-spam efforts.
8. Spread knowledge and raise awareness of the anti-spam efforts
Article 5. Systems for receiving feedbacks about spam messages, spam emails and spam calls
1. Authority of Information Security (AIS) of the Ministry of Information and Communications shall develop and operate the system for receiving feedbacks about spam messages, spam calls (on 5656 prefix) and spam emails (hereinafter referred to as “anti-spam feedbacks”).
2. When running advertising campaigns, advertisers that send advertising messages shall also send their copies to the system for receiving anti-spam feedbacks mentioned in Clause 1 of this Article.
3. Users of telecommunications, Internet, emailing services may send feedbacks and evidence to the system for receiving anti-spam mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 6. Coordinating anti-spam activities
1. Information and data from the system for receiving anti-spam feedbacks and other sources of information and data shall be used for coordinating the prevention and handling of spam messages, spam emails and spam calls.
2. AIS shall coordinate the prevention and handling of spam messages, spam emails and spam calls.
3. Providers of telecommunications, Internet and emailing services and advertisers shall comply with requests of AIS regarding prevention and handling of spam messages, spam emails and spam calls.
Article 7. Do-Not-Call Register
1. Do-Not-Call Register is the list of phone numbers that have been registered by their subscribers who do not want to receive any opt-in message, advertising message or advertising call.
2. Users of telecommunications services are entitled to register or withdraw their legally held phone numbers from the Do-Not-Call Register.
3. Advertisers, providers of telecommunications and Internet services must not make advertising calls, send opt-in messages or advertising messages to any of the phone number on the Do-Not-Call Register.
4. AIS shall organize the development, maintenance and operation of the Do-Not-Call Register management system; instruct users to subscribe to and unsubscribe from the Do-Not-Call Register; make the list publicly available on the website/web portal of AIS.
Article 8. Blacklist of IP addresses sending spam emails
1. AIS shall organize, develop and periodically update the blacklist of IP addresses sending spam emails on its website/web portal.
2. Organizations, enterprises and individuals may use this blacklist to block spam emails.
Section 2. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS, ENTERPRISES AND USERS
Article 9. Responsibilities of providers of telecommunications services, Internet services and organizations establishing private telecommunications networks
1. Provide users with instructions on how to fight spam messages and spam calls.
2. Provide users with instructions, tools and applications for reporting and blocking spam messages and spam calls.
3. Strictly implement the measures for prevention of advertising messages and advertising calls to the Do-Not-Call Register mentioned in Clause 1 Article 7 of this Decree.
4. Block and revoke electronic addresses used for sending spam messages, spam emails or making spam calls at the request of competent authorities.
5. Establish and adjust sending frequency limits to detect subscriber numbers suspicious of sending spam messages and improve effectiveness of blocking spam messages according to the nature, scope and time of blocking spam messages.
6. Establish and operate anti-spam systems that apply artificial intelligence, big data and technological advances.
7. Provide, update and share samples of spam messages for AIS and other providers of telecommunications services.
8. Establish and connect their brandname management systems to the National Brandname Management System; prevent advertisers from sending messages using the brandnames that are not issued by AIS.
9. Retain subscribing messages, unsubscribing requests and confirmations of unsubscribing from users after the send these messages through the system of the telecommunications service provider for at least 01 year.
10. Compile, update and share blacklists of IP addresses/domains sending spam emails with AIS and other providers of telecommunications and/or Internet services.
11. Implement measures for fighting and preventing spam messages and spam calls using the criteria for recognition of spam messages and spam calls.
12. Filter IP addresses/domains that send or are used to send spam emails under their management.
13. Cooperate with advertisers, domestic and international providers of telecommunications and Internet services in preventing spam messages, spam emails and spam calls.
14. Implement various measures to evaluate the seriousness of spam messages and spam calls on their telecommunications networks; prepare periodic reports and statistics as instructed by AIS.
15. Do not collect charges for:
a) Unsubscribing requests sent by users;
b) Erroneous advertising messages;
c) Messages whose contents and charges are different from those announced by the advertisers.
16. Prepare periodic reports and statistics as prescribed by competent authorities.
Article 10. Responsibilities of providers of emailing services
1. Provide users with instructions how to fight spam emails.
2. Provide users with instructions, tools and applications for reporting and blocking spam emails.
3. Implement measures to block, filter, update sources of spam emails; have solutions to prevent loss and accidental blocking of users’ email addresses.
4. Monitor, inspect and scan their emailing servers to make sure they are not on the sources of spam emails.
5. Implement measures for fighting and preventing spam emails using the criteria for recognition of spam emails.
6. Retain the titles of emails for at least 180 days to serve settlement of advertising email complaints (if any).
7. Prepare periodic reports and statistics as prescribed by competent authorities.
Article 11. Responsibilities of advertisers
1. Check the Do-Not-Call Register mentioned in Clause 1 Article 7 of this Decree to avoid sending opt-in messages, advertising messages and making advertising calls to the numbers on the Register.
2. Only send advertising messages, advertising emails and make advertising calls to users that have given their prior consent by:
a) Agreeing to receive advertising messages after the advertiser sends the first and only opt-in message;
b) Completing the form and making a confirmation on paper or on the website/web portal, online application or social network of the advertiser;
c) Calling or sending a message to the advertiser’s call center to subscribe;
d) Using a software program to subscribe.
3. Provide users with tools to access or retain agreements on subscribing to and unsubscribing from advertising messages, advertising emails and advertising calls on their website/web portal to facilitate inspection and complaint settlement.
4. Take responsibility for and verify users’ prior consents when sending advertising messages, advertising emails and making advertising calls.
5. Have appropriate solutions and enable users to refuse to receive advertising messages in accordance with Article 16 and advertising emails in accordance with Article 20 of this Decree.
6. Cooperate with providers of telecommunications, Internet, mailing services and relevant organizations in advertising by messaging, emailing and calling.
7. Retain advertisement subscription requests, unsubscribing requests and confirmation messages for at least 01 year to facilitate inspection and supervision.
Article 12. Rights and obligations of users
1. Forwards information about spam messages, spam emails and spam calls to the system for receiving anti-spam feedbacks of AIS or that of providers of telecommunications, Internet and emailing services.
2. Decide whether to receive or refuse to receive advertisements.
3. Cooperate with providers of telecommunications, Internet, mailing services, advertisers and competent authorities in the fight against spam messages, spam emails and spam calls.
ADVERTISING BY MESSAGES, EMAILS AND CALLS
Section 1. REGULATIONS ON ADVERTISING BY MESSAGES, EMAILS AND CALLS
Article 13. Rules for sending advertising messages and advertising emails, making advertising calls
1. Do not send advertising messages or make advertising calls to the numbers on the Do-Not-Call Register mentioned in Clause 1 Article 7 or without prior consents from the users.
2. Advertisers may only send first and only opt-in message to a phone number that is not on the Do-Not-Call Register. The Ministry of Information and Communications shall elaborate regulations on sending opt-in messages.
3. In case the user refuses to receive advertisements or does not answer the first and only opt-in message, the advertiser must not send any additional opt-in message or advertising message to that number.
4. Stop sending advertising messages and advertising emails and making advertising calls to the user after receiving the user’s unsubscribing request.
5. Each advertiser may send up to 03 advertising messages to a phone number, up to 03 advertising emails to an email address, and make 01 advertising call to a phone number within 24 hours unless otherwise agreed by the user.
6. Advertising messages may only be sent during 07:00 – 22:00; advertising calls may only be made during 08:00 – 17:00 unless otherwise agreed by the user.
7. Advertisement contents shall be conformable with advertising laws.
8. Only send advertising messages or make advertising calls after an brandname is issued; Do not use phone numbers to send advertising messages or advertising calls.
Article 14. Advertising message requirements
1. Advertising messages shall be tagged in accordance with Article 15 of this Decree.
2. Advertisements of charged services shall specify the charges.
3. Recipients have the option to refuse in accordance with Article 16 of this Decree.
Article 15. Tagging advertising messages
1. All advertising messages shall be tagged.
2. The tag shall be placed at the beginning of the message.
3. The tag shall be [QC] or [AD].
Article 16. Option to unsubscribe from advertising messages
1. The user’s option to unsubscribe from advertising messages shall:
b) be clearly displayed at the end of the advertising message;
b) instruct the user to unsubscribe from advertising messages to which the user previously subscribed;
c) allow the user to reject a specific product or group of products where necessary; and
d) contain clear instructions on how to unsubscribe in the cases specified in Point b and Point c Clause 1 and the unsubscribing methods specified in in Clause 2 of this Article.
2. The unsubscribing request can be made by:
a) sending a message; or
b) making a call.
3. Right after the user’s unsubscribing request, the advertiser shall send a confirmation and stop sending the refused type of advertising messages to the user.
4. The confirmation shall:
a) clearly state that the unsubscribing request has been received, time of receipt of the request and stopping sending advertising messages;
b) be successfully sent once and not contain any advertisement.
Article 17. Advertising email requirements
1. The email title shall match the email content and the advertisement therein shall be conformable with advertising laws.
2. Advertising emails shall be tagged in accordance with Article 18 of this Decree.
3. Every advertising email shall contain information about the advertisers in accordance with Article 19 of this Decree.
4. Advertisements of charged services shall specify the charges.
5. Recipients have the unsubscribing option in accordance with Article 20 of this Decree.
Article 18. Tagging advertising emails
1. All advertising emails shall be tagged.
2. The tag shall be placed at the beginning of the email title.
3. The tag shall be [QC] or [AD].
Article 19. Mandatory information about the advertiser in an advertising email
1. Information about the advertiser shall include the advertiser’s name, phone number, email address, geographical address, website/web portal, social network (if any).
2. Information about the advertiser shall be clearly displayed and placed right before the unsubscribing option.
Article 20. Option to unsubscribe from advertising emails
1. The user’s option to unsubscribe advertising emails shall:
b) be clearly displayed at the end of the advertising email;
b) contains the statement that the user is entitled to refuse all products from the advertiser;
c) allow the user to reject a specific product or group of products where necessary; and
d) contain clear instructions to unsubscribe in the cases specified in Point b and Point c Clause 1 and the unsubscribing methods specified in in Clause 2 of this Article.
2. The unsubscribing request can be made by:
a) submitting a request on the website, web portal or social network;
b) sending an email; or
c) making a call.
3. Right after the user’s unsubscribing request is received, the advertiser shall send a confirmation and stop sending the unsubscribed advertising emails to the user.
4. The confirmation shall:
a) clearly state that the unsubscribing request has been received, time of receipt and stopping sending advertising emails;
b) be successfully sent once and not contain any advertisement.
Article 21. Advertising call requirements
1. All advertising calls shall contain adequate information about the caller (name and address) which is provide before the advertisement contents. Charges shall be specified if charged services are advertised.
2. If the user refuses to receive advertising calls, the advertiser shall promptly stop calling the user.
Section 2. BRAND NAME MANAGEMENT SYSTEM
Article 22. National Brandname Management System
1. National Brandname Management System is a system for management and storage of brandnames nationwide.
2. Every organization and individual may access the National Brandname Management System on tendinhdanh.ais.gov.vn.
3. AIS shall develop and operate the National Brandname Management System.
1. A brandname used for sending advertising messages or making advertising calls (hereinafter referred to as “brandname”) shall consist of up to 11 continuous Latin letters, digits (from 0 to 9), the symbols (-), (_), (.) and spaces and does not discriminate between upper case and lower case letters; must not contain only digits; is used for displaying or identifying the sender.
2. All organizations and individuals are entitled to register for and use an unlimited number of brandnames for advertising by messaging or calling.
3. An brandname issued by AIS in the National Brandname Management System shall be unique and valid for 03 years from the issuance date/
4. The registration and use of brandnames shall adhere to the principles of equality, non-discrimination, first-come-first served; avoid confusion or misunderstanding caused by homophones and multiple-meaning words or lack of Vietnamese diacritics.
5. The brandname user shall be legally responsible for the purposes of the brandname, accuracy of information and documents in the application.
6. An organization or individual must not use a brandname that is not issued by AIS or that has been issued by AIS to another organization or individual, unless otherwise accepted by the latter; must not violate lawful rights and interests of any other brandname holder.
7. A brandname must not be used after it is revoked.
8. The organization or individual that is issued with a brandname shall pay the issuance and maintenance fee in accordance with regulations of the Ministry of Information and Communications on fees and charges.
Article 24. Application for brandname issuance
An application for brandname issuance shall consist of:
1. If the application is an organization:
a) A certified true copy of the organization’s establishment decision or Certificate of Enterprise Registration. In case multiple brandnames are registered under one application, only 01 certified true copy of the Certificate of Enterprise Registration or establishment decision is required;
b) The Brandname Application Form No. 01 enclosed herewith;
c) Relevant documents about intellectual property rights and trademark registration (if any).
2. If the application is an individual:
a) A certified true copy of the ID card or passport;
b) The Brandname Application Form No. 01 enclosed herewith;
c) Relevant documents about intellectual property rights and trademark registration (if any).
Article 25. Submission of the application for brandname issuance
The application for brandname issuance may be submit:
1. by post to AIS; or
2. electronically on tendinhdanh.ais.gov.vn.
Article 26. Issuance of the brandname certificate
1. Right after the application is received, AIS shall send a confirmation email or message to the applicant specifying the date and time of receipt.
2. Within 01 working day from the receipt of the application, AIS shall consider its validity and decide whether to:
a) Issue the brandname and inform the applicant by email or messaging. After the fee has been fully paid by the applicant, AIS shall send the brandname certificate (Form No. 02 enclosed herewith) by email.
b) Reject the applicant and provide explanation by email or messaging, in which case the applicant shall supplement the application and submit it again in accordance with Article 25 of this Decree.
Article 27. Reissuance of the brandname certificate
1. In case any of the information relevant to an issued brandname or the brandname certificate is lost, the holder shall complete and submit the completed Brandname Application Form No. 01 enclosed herewith to AIS in accordance with Article 25 of this Decree.
2. AIS shall reissue the brandname certificate in accordance with Article 26 of this Decree with the same expiry date.
Article 28. Renewal of the brandname certificate
1. Renewal of the brandname certificate means reissuance of the brandname certificate with a new expiry date.
2. At least 15 days before the expiry date, the certificate holder shall complete and submit the completed Brandname Application Form No. 01 enclosed herewith and relevant documents to AIS in accordance with Article 25 of this Decree.
3. AIS shall renew the Brandname Certificate in accordance with Article 26 of this Decree. A brandname may be renewed multiple times. Each renewal shall be 03 years.
Article 29. Revocation of brandname
1. A brandname will be revoked in the following cases:
a) The brandname is used for sending spam messages or making spam calls or providing illegal services as concluded by a competent authority;
b) The brandname maintenance fee is not paid within 30 days from the due date;
c) The brandname has expired and has not been renewed;
d) The revocation is requested by the brandname holder;
d) The revocation is requested by a competent authority.
2. AIS shall send a notification of the revocation to the brandname holder by email or messaging and make an announcement on www.ais.gov.vn.
1. Brandname holders shall submit annual reports (Form No. 04 enclosed herewith) or ad hoc reports at the request of AIS.
2. Brandname holders shall submit annual reports according to Form No. 05 enclosed herewith and ad hoc reports at the request of AIS.
3. Telecommunication enterprises that provide messaging services shall submit annual reports according to Form No. 06 enclosed herewith and ad hoc reports at the request of AIS.
Article 31. Reporting time and methods
1. Annual reports shall be submitted before December 31 of the reporting year. An annual report shall contain data obtained during the period from December 15 of the preceding year to December 14 of the reporting year.
2. Soft copies of reports shall be sent to baocaospam@ais.gov.vn and updated on the National Brandname Management System. Instructions on reporting shall be posted on the AIS’s website.
Article 32. Addition of Points c, d, dd to Clause 2; Points p, q, r, s to Clause 4; Points e, g to Clause 6; Point c to Clause 10 of Article 94; Clause 7a to Article 94 of the Government’s Decree No. 15/2020/NĐ-CP dated February 03, 2020 on administrative penalties for violations against regulations on postal services, telecommunications, radio frequencies, information technology and electronic transactions
“Article 94. Violations against regulations on emails and messages providing product/service-related information”
2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
c) Making advertising calls to users without their clear prior consent;
d) Making advertising calls to users who have unsubscribed to advertising calls;
c) Sending opt-in message after the user has refused or does not response.
4. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
p) Making more than 01 advertising call to 01 phone number within 24 hours unless otherwise agreed by the user;
q) Making advertising calls outside the 08:00 – 17:00 period unless otherwise agreed by the user;
r) Failure to verify users’ prior consents when sending advertising messages, advertising emails or making advertising calls;
s) Failure to provide users with tools to access or retain agreements on subscribing and unsubscribing from advertising calls and opt-in messages on the website/web portal to facilitate inspection and complaint settlement.
6. A fine ranging from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
e) Sending opt-in messages against regulations of the Ministry of Information and Communications;
g) Sending an opt-in message to any phone number on the Do-Not-Call Register.
7a. A fine ranging from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for sending advertising messages or making advertising calls to any of the phone number on the Do-Not-Call Register.
10. Remedial measures:
c) Enforced revocation of the phone numbers used for commission of the violations in Point 1 of this Article.”.
Article 33. Addition of Points c, d, dd, e to Clause 1; Point e to Clause 2; Points l, m, n, o to Clause 3 of Article 95, Clauses 3a, 3b, 4a to Article 95 of Decree No. 15/2020/NĐ-CP
“Article 95. Violations against regulations on provision of advertising email/message/call services and message-based content services
1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
c) Failure to provide tools and applications for users to report and block spam emails themselves;
d) Failure to have measures to block, filter, update sources of spam emails or failure to have solutions to prevent loss and accidental blocking of users’ email addresses;
dd) Failure to monitor, inspect and scan their emailing servers to make sure they are not on the sources of spam emails;
e) Failure to prepare periodic reports and statistics as prescribed by competent authorities.
2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
e) Failure to compile, update and share blacklists of IP addresses/domains sending spam emails with AIS and other providers of telecommunications and/or Internet services.
3. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
l) Failure to provide tools and application for users to report and block spam messages and spam calls themselves;
m) Failure to provide, update and share samples of spam messages with AIS and other providers of telecommunications services;
n) Failure filter IP addresses/domains that send or are used to send spam emails under their management;
o) Failure to evaluate the seriousness of spam messages and spam calls on their telecommunications networks.
3a. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for use of a brandname that is not issued by Authority of Information Security or that has been issued by AIS to another organization or individual without the latter’s consent; use of a revoked brandname.
3b. A fine ranging from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed use of a brandname for sending spam messages or providing illegal services as concluded by a competent authority.
4a. A fine ranging from VND 140,000,000 to VND 170,000,000 shall be imposed for the commission of any of the following violations:
a) Failure to have measures to block advertising messages and advertising calls to the Do-Not-Call Register;
b) Failure to block and revoke electronic addresses used for sending spam messages, spam emails or making spam calls at the request of competent authorities;
c) Failure to develop and operate anti-spam systems;
d) Failure to establish and connect their brandname management system to the National Brandname Management System;
d) Failure to comply with requests of AIS regarding prevention and handling of spam messages, spam emails and spam calls and implementation of other professional measures.”.
Article 34. Addition of Points e, g to Clause 2 Article of Decree No. 15/2020/NĐ-CP
“Article 120. Determination of power to impose penalties
2. The People’s public security forces:
e) Directors of provincial police authorities shall have the power to impose penalties for the administrative violations in Clause 7a Article 32 of this Decree;
g) The Directors of police departments specialized in high-tech crimes (A05), social order-related crimes (C02), corruption, smuggling, economic crimes (C03), administrative management and social order, drug-related crimes, internal political affairs, economic security shall have the power to impose penalties for the administrative violations in Clause 7a Article 32 of this Decree .”.
1. This Decree comes into force from October 01, 2020.
2. This Decree supersedes the Government’s Anti-spam Decree No. 90/2008/NĐ-CP dated August 13, 2008 and the Government’s Decree No. 77/2012/NĐ-CP on amendments to Decree No. No. 90/2008/NĐ-CP.
Article 36. Transition clauses
Within 90 days from the effective date of this Decree, telecommunication enterprises shall send electronic documents about declared brandnames to AIS.
Within 180 days from the effective date of this Decree, AID shall publish the list of lawful brandnames according to the documents provided by telecommunication enterprises. Declared brandnames that are not on the list shall undergo the procedures for issuance of new brandnames specified in Articles 24, 25, 26 of this Decree.
Within 90 days from the effective date of this Decree, AIS shall move the system for receiving feedbacks about spam messages from 456 prefix to 5656 prefix.
Article 33 on addition of Clause 3a and Clause 3b to Article 95 of Decree No. 15/2020/NĐ-CP shall be effective on March 01, 2021.
Article 37. Organizing the implementation
1. The Ministry of Information and Communications shall provide guidance on implementation of this Decree within the scope of its functions and power.
2. The Ministry of Public Security shall cooperate with the Ministry of Information and Communications in the fight against unsolicited messages and calls that are meant to commit scam, harassment, spread malicious codes or software or have banned contents prescribed by law.
Article 38. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
APPENDIX
(Enclosed with the Government’s Decree No. 91/2020/NĐ-CP dated August 14, 2020)
Form No. 01 |
Brandname Application Form |
Form No. 02 |
Brandname certificate |
Form No. 03 |
Authorization Letter |
Form No. 04 |
Periodic report of brandname holder |
Form No. 05 |
Periodic report of use of brandnames by telecommunication enterprise |
Form No. 06 |
Periodic messaging report of telecommunication enterprise |
Pursuant to the Government’s Decree No. ... /2020/NĐ-CP dated ... on prevention of spam messages, spam emails and spam calls.
……(2) hereby applies for the ... (1) of the brandname with the following information:
Part 1: General information
1. Brandname: |
□□□□□□□□□□□ |
|||
2. Use (calling or messaging): 3. Products/services using the brandname (provide documents about these products/services) |
|
|||
4. Business lines (see the list on the website) |
|
|||
5. Network operator |
Viettel □ MobiFone □ Vinaphone □ Vietnamobile □ Gtel □ Other □ |
|||
|
|
|
||
6. Applicant (an organization or individual) |
|
7. Brandname manager (an individual) |
||
6.1. Applicant’s name*
|
|
7.1. Full name *
|
||
6.2. Certificate of Business Registration/ID card/Passport number
|
|
7.2. ID/Passport number
7.3. Date of birth
7.4. Gender*/Position
|
||
6.3. Address *
|
|
|
||
6.4. Phone number *
6.5. Fax
5.6. Email *
|
|
7.5. Address * |
||
|
|
7.6. Phone number *
7.7. Fax
7.8. Email *
|
||
|
|
|
||
|
|
|
|
|
8. Applicant’s representative (an individual) (3) |
8.1. Full name * |
8.2. ID/passport No. 8.3 Date of birth 8.4 Gender*/Position
|
8.5. Address *
|
8.6 Phone number * 8.7. Fax 8.8. Email* |
Part 2. Enclosures
1 ......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
Part 3. Commitments
…………(2) hereby declares that I/we:
1. Take the legal responsibility for the accuracy and legitimacy of the contents of this application and the enclosures.
2. Take the legal responsibility for the purposes and accuracy of the information provided, and that the brandname is lawfully registered and used, and that its use will not violate lawful rights and interests of other organizations.
3. Will promptly update information about the brandname every time a change occurs.
4. If this brandname is issued/reissued/renewed, I/we will strictly comply with Vietnam’s regulations of law on use of brandnames, advertising by messaging and calling, and relevant regulations./.
|
[location and date] |
*Notes:
1. Issuance/Reissuance/Renewal.
2. Applicant’s name.
3. Complete Form No. 03 in case another unit is authorized to apply.
MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
No.: …………/CATTT-TĐD Registered brandname: ……………………………………………………………………... Brandname holder: …………………………………………………………………. Address: …………………………………………………………………….......................................... Establishment Decision/Certificate of Enterprise Registration /ID/Passport No.: ……………………………………………………………………………………………………………. Brandname validity period: From ………….. to ……………… Renewal of the brandname is subject to renewal fee payment by the brandname holder./.
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
Pursuant to the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam
Pursuant to of applicable constitutional documents.
[location, date]:
1. The Authorizing Party:
- Full name: …………………………………………………………………………………
- Address: …………………………………………………………………………………
- ID No.: ……………….. issued on: ……………. by : …………………….
- Nationality: ……………………………………………………………………………
- Representative of ……….., address: ………………….., Certificate of Business Registration No. ………………………………………………………………………………………………….
2. The Authorized Party:
- Full name: …………………………………………………………………………………
- Address: …………………………………………………………………………………
- ID No.: ……………….. issued on: ……………. by : …………………….
- Nationality:
- Representative of ……….., address: ………………….., Certificate of Business Registration No. ………………………………………………………………………………………………….
3. The Authorizing Party hereby authorizes the Authorized Party to:
Complete procedures for registration of brandname with Authority of Information Security.
4. Authorization period:
From ................ to ................
5. Both parties hereby declare that:
- Both parties are fully responsible to the law for the information declared herein.
- All disputes between the parties shall be settled by the parties themselves.
This authorization letter will be made into ... copies; each party shall keep ... copies.
AITHORIZING PARTY |
AITHORIZED PARTY |
BRANDNAME HOLDER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………… |
[Location, date] |
PERIODIC REPORT OF BRANDNAME HOLDER
(Reporting period: From ..... to ....... )
To: Authority of Information Security - Ministry of Information and Communications
Name of brandname holder: …………………………………………………………………
Address: …………………………………………………………………………………
1. Total revenue and growth from advertising services under the brandname in the period
- Total revenue: …………………………………………………………….
- Growth ……………………………………………….
2. Total revenue and growth from content-based services under the brandname in the period
- Total revenue: …………………………………………………………….
- Growth ……………………………………………….
3. Brandname use statistics
a) Advertising messages
Name of advertising messaging campaign using brandname(s) |
Brandname(s) used |
Message content (by campaign and brandname) |
Message quantity |
Messaging time |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Advertising calls
Name of advertising call campaign using brandname(s) |
Brandname(s) used |
Call content (by campaign and brandname) |
Call quantity |
Call time |
|
|
|
|
|
4. Proposals:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
|
BRANDNAME HOLDER’S REPRESENTATIVE |
ENTERPRISE’S NAME |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………… |
[Location, date] |
PERIODIC REPORT OF USE OF BRANDNAMES BY TELECOMMUNICATION ENTERPRISE
(Reporting period: From ..... to ....... )
To: Authority of Information Security - Ministry of Information and Communications
1. Total revenue and growth from brandname-based advertising services in the period
- Total revenue: …………………………………………………………….
- Growth: ……………………………………………….
2. Quantity of brandnames used for messaging and/or calling: ……………………………………………………………………...
- Registered brandname: ……………………………………………………………………...
- Quantity of brandnames used for messaging: ………………………………………..
- Quantity of brandnames used for calling: ………………………………………..
3. Brandname use statistics
Client |
Quantity of advertisement scripts brandnames |
Quantity of messages using brandnames |
Quantity of calls using brandnames |
||||
Total |
Increase/decrease |
Total |
Increase/decrease |
Total |
Increase/decrease |
Total |
Increase/decrease |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Use of brandnames by products and services
No. |
Product/service |
Quantity of advertisement scripts brandnames |
Quantity of messages using brandnames |
Quantity of calls using brandnames |
|||
Total |
Increase/decrease |
Total |
Increase/decrease |
Total |
Increase/decrease |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Charges for messages using brandnames
No. |
Product/service |
Charge |
Advertisement script quantity |
Advertising message quantity |
Advertising call quantity |
|
|
|
|
|
|
Note: Increase/decrease is the percentage of increase/decrease compared to the previous period. Plus (+) means increase, minus (-) means decrease; advertisement script means the content of an advertisement or call, representing an advertising campaign.
6. Proposals:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
ENTERPRISE’S REPRESENTATIVE |
ENTERPRISE’S NAME |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: ………… |
[Location, date] |
PERIODIC MESSAGING REPORT OF TELECOMMUNICATION ENTERPRISE
(Reporting period: From ..... to ....... )
To: Authority of Information Security - Ministry of Information and Communications
Enterprise’s name: ……………………………………………………………………….
Address: …………………………………………………………………………………
1. Message exchange statistics: …………………………………………………………….
Message |
Advertising messages |
||||||||||
Outgoing (1) |
Incoming (2) |
From advertisers |
|||||||||
Total messages |
Increase/ decrease |
Total subscribers |
Increase/ decrease |
Total |
Increase/ decrease |
Total subscribers |
Increase/ decrease |
Total messages |
Increase/ decrease |
Total advertisers |
Increase/ decrease |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Spam message statistics: …………………………………………………………….
Received spams |
Blocked spams |
||||||
Total |
Increase/decrease |
Handled |
Total |
Increase/decrease |
Incorrectly blocked (3) |
||
Total |
Increase/decrease |
|
Total |
Increase/decrease |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
Notes: Increase/decrease is compared to the previous year and expressed by percentage (%). Plus (+) means increase, minus (-) means decrease.
(1) Messages sent to the enterprise’s subscribers.
(2) Messages sent by the enterprise’s subscribers.
(3) Incorrectly blocked messages due to users’ feedbacks.
3. Proposals:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
ENTERPRISE’S REPRESENTATIVE |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực