Luật an toàn thông tin mạng 2015 số 86/2015/QH13
Số hiệu: | 86/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1239 đến số 1240 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật an toàn thông tin mạng 2015 với nhiều quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng;... vừa được ban hành ngày 19/11/2015.
Luật an toàn thông tin mạng năm 2015 gồm 8 Chương, 54 Điều, được tổ chức theo các Chương sau:
- Những quy định chung
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng
- Mật mã dân sự
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng
- Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
- Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng
- Quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng
- Điều khoản thi hành
Luật 86/2015/QH13 có những điểm nổi bật sau:
- Điều 10 Luật an toàn thông tin 2015 quy định việc quản lý gửi thông tin
+ Việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm các yêu cầu sau: Không giả mạo nguồn gốc gửi thông tin; Tuân thủ Luật ATTT mạng 2015 và quy định liên quan.
+ Tổ chức, cá nhân không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận đồng ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối, trừ trường hợp người tiếp nhận có nghĩa vụ phải tiếp nhận thông tin.
- Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự tại Điều 30 Luật số 86/2015/QH13
+ Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
+ Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
- Điều 37 Luật ATTT 2015 về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng
+ Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng gồm tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở đối với hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng được công bố, thừa nhận áp dụng tại Việt Nam.
+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng được xây dựng, ban hành và áp dụng tại Việt Nam.
- Quy định việc kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng tại Điều 40 Luật an toàn thông tin mạng năm 2015
+ Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng và kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng.
+ Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng Điều 41 Luật 86 năm 2015 phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. Thời hạn của Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là 10 năm.
Luật an toàn thông tin mạng 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 86/2015/QH13 |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015 |
LUẬT
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật an toàn thông tin mạng.
Luật này quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
2. Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính.
3. Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.
4. Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là hệ thống thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
5. Chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin.
6. Xâm phạm an toàn thông tin mạng là hành vi truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin.
7. Sự cố an toàn thông tin mạng là việc thông tin, hệ thống thông tin bị gây nguy hại, ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn, tính bảo mật hoặc tính khả dụng.
8. Rủi ro an toàn thông tin mạng là những nhân tố chủ quan hoặc khách quan có khả năng ảnh hưởng tới trạng thái an toàn thông tin mạng.
9. Đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng là việc phát hiện, phân tích, ước lượng mức độ tổn hại, mối đe dọa đối với thông tin, hệ thống thông tin.
10. Quản lý rủi ro an toàn thông tin mạng là việc đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro an toàn thông tin mạng.
11. Phần mềm độc hại là phần mềm có khả năng gây ra hoạt động không bình thường cho một phần hay toàn bộ hệ thống thông tin hoặc thực hiện sao chép, sửa đổi, xóa bỏ trái phép thông tin lưu trữ trong hệ thống thông tin.
12. Hệ thống lọc phần mềm độc hại là tập hợp phần cứng, phần mềm được kết nối vào mạng để phát hiện, ngăn chặn, lọc và thống kê phần mềm độc hại.
13. Địa chỉ điện tử là địa chỉ được sử dụng để gửi, nhận thông tin trên mạng bao gồm địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, địa chỉ Internet và hình thức tương tự khác.
14. Xung đột thông tin là việc hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.
15. Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể.
16. Chủ thể thông tin cá nhân là người được xác định từ thông tin cá nhân đó.
17. Xử lý thông tin cá nhân là việc thực hiện một hoặc một số thao tác thu thập, biên tập, sử dụng, lưu trữ, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân trên mạng nhằm mục đích thương mại.
18. Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
19. Sản phẩm an toàn thông tin mạng là phần cứng, phần mềm có chức năng bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin.
20. Dịch vụ an toàn thông tin mạng là dịch vụ bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin riêng của tổ chức.
4. Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.
1. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, cung cấp; tạo điều kiện nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại mà tổ chức, cá nhân trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp.
3. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
4. Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
1. Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi;
b) Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng gồm:
a) Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ về an toàn thông tin mạng;
b) Hợp tác quốc tế trong phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; điều tra, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố;
c) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an toàn thông tin mạng.
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức sở hữu thông tin phân loại thông tin theo thuộc tính bí mật để có biện pháp bảo vệ phù hợp.
2. Thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được phân loại và bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Cơ quan, tổ chức sử dụng thông tin đã phân loại và chưa phân loại trong hoạt động thuộc lĩnh vực của mình phải có trách nhiệm xây dựng quy định, thủ tục để xử lý thông tin; xác định nội dung và phương pháp ghi truy nhập được phép vào thông tin đã được phân loại.
1. Việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không giả mạo nguồn gốc gửi thông tin;
b) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận đồng ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối, trừ trường hợp người tiếp nhận có nghĩa vụ phải tiếp nhận thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin gửi thông tin có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về lưu trữ thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân;
b) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý khi nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân về việc gửi thông tin vi phạm quy định của pháp luật;
c) Có phương thức để người tiếp nhận thông tin có khả năng từ chối việc tiếp nhận thông tin;
d) Cung cấp điều kiện kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo đảm an toàn thông tin mạng khi có yêu cầu.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn phần mềm độc hại theo hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia triển khai hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời phần mềm độc hại.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử, truyền đưa, lưu trữ thông tin phải có hệ thống lọc phần mềm độc hại trong quá trình gửi, nhận, lưu trữ thông tin trên hệ thống của mình và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có biện pháp quản lý, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn phát tán phần mềm độc hại và xử lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ, ngành có liên quan tổ chức phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên viễn thông có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật để ngăn chặn mất an toàn thông tin mạng xuất phát từ tần số, kho số, tên miền và địa chỉ Internet của mình;
b) Phối hợp, cung cấp thông tin liên quan đến an toàn tài nguyên viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet có trách nhiệm quản lý, phối hợp ngăn chặn mất an toàn thông tin mạng xuất phát từ tài nguyên Internet, từ khách hàng của mình; cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp kết nối, định tuyến để bảo đảm hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam.
1. Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng.
2. Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
c) Có sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp viễn thông, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; quy định chi tiết về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
1. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
2. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Tổ chức thực hiện theo phân cấp;
b) Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ;
c) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.
3. Hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia gồm:
a) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của địa phương;
d) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của doanh nghiệp viễn thông.
4. Trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì điều phối công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
c) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
d) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan để bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ trên mạng có trách nhiệm thông báo kịp thời cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố khi phát hiện các hành vi phá hoại hoặc sự cố an toàn thông tin mạng.
1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.
3. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.
4. Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Tiến hành thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;
b) Chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
c) Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân do mình thu thập.
3. Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ.
1. Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ hoặc ngừng cung cấp thông tin cá nhân của mình cho bên thứ ba.
2. Ngay khi nhận được yêu cầu của chủ thể thông tin cá nhân về việc cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân hoặc đề nghị ngừng cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện yêu cầu và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân hoặc cung cấp cho chủ thể thông tin cá nhân quyền tiếp cận để tự cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân của mình;
b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân; thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân đó trong trường hợp chưa thực hiện được yêu cầu do yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố khác.
3. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải hủy bỏ thông tin cá nhân đã được lưu trữ khi đã hoàn thành mục đích sử dụng hoặc hết thời hạn lưu trữ và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân do mình thu thập, lưu trữ; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin mạng.
2. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cần áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn chặn trong thời gian sớm nhất.
1. Thiết lập kênh thông tin trực tuyến để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng.
2. Định kỳ hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân; tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết.
1. Phân loại cấp độ an toàn hệ thống thông tin là việc xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin theo cấp độ tăng dần từ 1 đến 5 để áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo vệ hệ thống thông tin phù hợp theo cấp độ.
2. Hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ an toàn như sau:
a) Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
c) Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia;
d) Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia;
đ) Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
3. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.
1. Xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin.
2. Đánh giá và quản lý rủi ro an toàn hệ thống thông tin.
3. Đôn đốc, giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ hệ thống thông tin.
4. Tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
6. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.
1. Ban hành quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin.
2. Áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng.
3. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng.
4. Giám sát an toàn hệ thống thông tin.
1. Giám sát an toàn hệ thống thông tin là hoạt động lựa chọn đối tượng giám sát, thu thập, phân tích trạng thái thông tin của đối tượng giám sát nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống thông tin; báo cáo, cảnh báo hành vi xâm phạm an toàn thông tin mạng hoặc hành vi có khả năng gây ra sự cố an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin; tiến hành phân tích yếu tố then chốt ảnh hưởng tới trạng thái an toàn thông tin mạng; đề xuất thay đổi biện pháp kỹ thuật.
2. Đối tượng giám sát an toàn hệ thống thông tin gồm tường lửa, kiểm soát truy nhập, tuyến thông tin chủ yếu, máy chủ quan trọng, thiết bị quan trọng hoặc thiết bị đầu cuối quan trọng.
3. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thực hiện bảo vệ hệ thống thông tin theo quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Luật này.
2. Chủ quản hệ thống thông tin sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này và có trách nhiệm sau đây:
a) Có phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định khi thiết lập, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin;
b) Chỉ định cá nhân, bộ phận phụ trách về an toàn thông tin mạng.
1. Khi thiết lập, mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thực hiện kiểm định an toàn thông tin trước khi đưa vào vận hành, khai thác.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật này;
b) Định kỳ đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng. Việc đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng phải do tổ chức chuyên môn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện;
c) Triển khai biện pháp dự phòng cho hệ thống thông tin;
d) Lập kế hoạch bảo vệ, lập phương án và diễn tập phương án bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, Bộ Công an và bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, trừ hệ thống thông tin quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng tham gia tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
3. Bộ Công an chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Bộ Công an quản lý; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan trong việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý.
5. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức triển khai giải pháp dùng mật mã để bảo vệ thông tin trong hệ thống thông tin quan trọng quốc gia của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia trong việc giám sát an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;
c) Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Chính phủ quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
1. Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố gồm:
a) Vô hiệu hóa nguồn Internet sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố;
b) Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;
c) Trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có mục đích khủng bố.
2. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm thực hiện và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
2. Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
1. Doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin;
b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
d) Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
đ) Có phương án kinh doanh phù hợp.
3. Sản phẩm mật mã dân sự phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
4. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và quy định chi tiết Điều này.
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
d) Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm;
đ) Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
e) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp;
d) Phương án kỹ thuật, phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng, phương án kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ bổ sung theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 của Luật này trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, ngành, nghề kinh doanh;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự bị mất hoặc bị hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do, tới Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự một lần với thời gian gia hạn không quá 01 năm.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép phải được gửi tới Ban Cơ yếu Chính phủ chậm nhất là 60 ngày trước ngày Giấy phép hết hạn. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép;
b) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đang có hiệu lực;
c) Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, quyết định gia hạn và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp bị tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn không quá 06 tháng trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không đúng với nội dung ghi trên Giấy phép;
b) Không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Không triển khai cung cấp dịch vụ trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép mà không có lý do chính đáng;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà doanh nghiệp không khắc phục được các lý do quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Khi xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
b) Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật này;
c) Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và quy định chi tiết Điều này.
1. Quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm.
2. Lập, lưu giữ và bảo mật thông tin của khách hàng, tên, loại hình, số lượng và mục đích sử dụng của sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và tổng hợp thông tin khách hàng trước ngày 31 tháng 12.
4. Có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong vận chuyển và bảo quản sản phẩm mật mã dân sự.
5. Từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
6. Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi có yêu cầu.
1. Tuân thủ các quy định đã cam kết với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mật mã dân sự về quản lý sử dụng khóa mã, chuyển nhượng, sửa chữa, bảo dưỡng, bỏ, tiêu hủy sản phẩm mật mã dân sự và các nội dung khác có liên quan.
2. Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan tới khóa mã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
3. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tội phạm đánh cắp thông tin, khóa mã và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự vào những mục đích không hợp pháp.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không do doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cung cấp phải khai báo với Ban Cơ yếu Chính phủ, trừ cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam.
1. Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng gồm tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở đối với hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng được công bố, thừa nhận áp dụng tại Việt Nam.
2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng được xây dựng, ban hành và áp dụng tại Việt Nam.
1. Chứng nhận hợp quy về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức chứng nhận sự phù hợp chứng nhận hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng.
2. Công bố hợp quy về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức, doanh nghiệp công bố về sự phù hợp của hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng với quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng.
3. Chứng nhận hợp chuẩn về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức chứng nhận sự phù hợp chứng nhận hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng.
4. Công bố hợp chuẩn về an toàn thông tin mạng là việc tổ chức, doanh nghiệp công bố về sự phù hợp của hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng với tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia an toàn thông tin mạng, trừ tiêu chuẩn quốc gia quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn thông tin mạng, trừ quy chuẩn quốc gia quy định tại khoản 7 Điều này; quy định về đánh giá hợp quy về an toàn thông tin mạng;
c) Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
d) Đăng ký, chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp về an toàn thông tin mạng, trừ tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
7. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và hướng dẫn thực hiện; xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thông tin mạng; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trên địa bàn.
1. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trước khi tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm an toàn thông tin mạng vào lưu thông trên thị trường phải thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy;
b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
2. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng phục vụ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng được thực hiện tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định.
3. Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định.
4. Việc thừa nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác, giữa tổ chức chứng nhận sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức chứng nhận sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
1. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng và kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điều 41 của Luật này phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thời hạn của Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là 10 năm.
3. Việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện kinh doanh, trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, việc xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thực hiện theo quy định tại Chương III của Luật này.
Điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
1. Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
b) Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự;
c) Dịch vụ mật mã dân sự;
d) Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
đ) Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng;
e) Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng;
g) Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
h) Dịch vụ khôi phục dữ liệu;
i) Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng;
k) Dịch vụ an toàn thông tin mạng khác.
2. Sản phẩm an toàn thông tin mạng gồm:
a) Sản phẩm mật mã dân sự;
b) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
c) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;
d) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập;
đ) Sản phẩm an toàn thông tin mạng khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết danh mục sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại điểm k khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này, khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
c) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin;
d) Có phương án kinh doanh phù hợp.
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Người đại diện theo pháp luật, đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
d) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Có phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ;
e) Đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Đội ngũ quản lý điều hành, kỹ thuật có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật thông tin.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được lập thành năm bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
đ) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.
3. Ngoài giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hoặc dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự còn phải có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật và đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
b) Phương án kỹ thuật;
c) Phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ.
1. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng có nội dung chính sau đây:
a) Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ trụ sở chính tại Việt Nam;
b) Tên của người đại diện theo pháp luật;
c) Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
d) Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được phép kinh doanh.
3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mà mình cung cấp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép, báo cáo mô tả chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung và các tài liệu khác có liên quan.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin bị mất hoặc bị hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do, tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp không vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng một lần với thời gian gia hạn không quá 01 năm. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép phải được gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất là 60 ngày trước ngày Giấy phép hết hạn. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép;
b) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đang có hiệu lực;
c) Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định, quyết định gia hạn và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp bị tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng có thời hạn không quá 06 tháng trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ không đúng với nội dung ghi trên Giấy phép;
b) Không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trong các trường hợp sau đây:
a) Không triển khai cung cấp dịch vụ trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép mà không có lý do chính đáng;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà doanh nghiệp không khắc phục được các lý do quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm.
2. Lập, lưu giữ và bảo mật thông tin của khách hàng.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trước ngày 31 tháng 12.
4. Từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
5. Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi có yêu cầu.
1. Việc quản lý nhập khẩu đối với sản phẩm an toàn thông tin mạng được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam.
3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng tương ứng đối với sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Khi nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép do Chính phủ quy định, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy trước khi nhập khẩu theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
b) Sản phẩm an toàn thông tin mạng phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật này;
c) Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm an toàn thông tin mạng không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng theo giấy phép.
1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin mạng.
2. Cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin mạng được bố trí, tạo điều kiện làm việc phù hợp với chuyên môn, được ưu tiên bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn thông tin mạng.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết với tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.
4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức.
1. Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin mạng.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành có liên quan công nhận văn bằng giáo dục đại học về an toàn thông tin mạng do tổ chức nước ngoài cấp.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành có liên quan công nhận văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp về an toàn thông tin mạng do tổ chức nước ngoài cấp.
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn thông tin mạng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng.
3. Quản lý nhà nước về mật mã dân sự.
4. Quản lý công tác đánh giá, công bố hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng.
5. Quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin.
6. Thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin.
7. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thông tin mạng.
8. Quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; đào tạo cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin mạng.
10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng.
11. Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin mạng;
b) Thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin;
c) Quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin trên toàn quốc, trừ hệ thống thông tin quy định tại điểm c khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều này;
d) Quản lý công tác đánh giá về an toàn thông tin mạng;
đ) Cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực;
g) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng;
h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng;
i) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp có liên quan trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng;
k) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thông tin mạng;
l) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động an toàn thông tin mạng.
3. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin mạng thuộc lĩnh vực do Bộ Quốc phòng quản lý;
b) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc lĩnh vực do Bộ Quốc phòng quản lý;
c) Thực hiện quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự, có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý mật mã dân sự;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng mật mã dân sự; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; quản lý công tác đánh giá, công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
d) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép;
đ) Cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
e) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, sử dụng mật mã dân sự;
g) Hợp tác quốc tế về mật mã dân sự.
5. Bộ Công an có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, phòng, chống tội phạm mạng, lợi dụng mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Thực hiện quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin thuộc Bộ Công an;
c) Tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra tội phạm mạng và hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng;
d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra về an toàn thông tin mạng, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng theo thẩm quyền.
6. Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục đại học.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
9. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
10. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý an toàn thông tin mạng của ngành mình và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
11. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng ở địa phương.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2015.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 86/2015/QH13 |
Hanoi, November 19, 2015 |
LAW
ON CYBERINFORMATION SECURITY
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Cyberinformation Security.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes cyberinformation security activities, and rights and responsibilities of agencies, organizations and individuals in ensuring cyberinformation security; civil cryptography; standards and technical regulations on cyberinformation security; trading in the field of cyberinformation security; development of human resources for cyberinformation security; and state management of cyberinformation security.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreign organizations and individuals directly involved in or related to cyberinformation security activities in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Cyberinformation security means the protection of information and information systems in cyberspace from being illegally accessed, utilized, disclosed, interrupted, altered or sabotaged in order to ensure the integrity, confidentiality and usability of information.
2. Cyberspace means an environment where information is provided, transmitted, collected, processed, stored and exchanged over telecommunications networks and computer networks.
3. Information system means a combination of hardware, software and databases established to serve the creation, provision, transmission, collection, processing, storage and exchange of information in cyberspace.
4. National important information system means an information system which, when being sabotaged, will cause extremely serious harms to national defense and security.
5. Managing body of an information system means an agency, organization or individual competent to directly manage an information system.
6. Infringement upon cyberinformation security means an act of illegally accessing, utilizing, disclosing, interrupting, altering or sabotaging information or information systems.
7. Cyberinformation security incident means an incident that harms information or an information system, affecting the integrity, confidentiality or usability of information.
8. Cyberinformation security risk means a subjective factor or an objective factor that is likely to affect the status of cyberinformation security.
9. Cyberinformation security risk assessment means the detection, analysis and estimation of levels of harm and threats to information or information systems.
10. Cyberinformation security risk management means the introduction of measures to minimize cyberinformation security risks.
11. Malicious software (malware) means software that is likely to cause abnormal operation to part or the whole of an information system or that illegally copies, alters or deletes information stored in such information system.
12. Malware filtering system means a combination of hardware and software connected to a network to detect, prevent, filter, and collect statistics of, malware.
13. Electronic address means an address used to send and receive information in cyberspace, including email address, telephone number, internet address and other similar forms.
14. Information-related conflict means two or more domestic and foreign organizations using communication technological or technical measures to harm information or information systems in cyberspace.
15. Personal information means information associated with the identification of a specific person.
16. Owner of personal information means a person identified based on such information.
17. Processing of personal information means the performance of one or some operations of collecting, editing, utilizing, storing, providing, sharing or spreading personal information in cyberspace for commercial purpose.
18. Civil cryptography means cryptographic techniques and products used to keep secret or authenticate information not classified as state secret.
19. Cyberinformation security product means hardware or software functioning to protect information and information systems.
20. Cyberinformation security service means the service of protecting information and information systems.
Article 4. Principles of ensuring cyberinformation security
1. All agencies, organizations and individuals shall ensure cyberinformation security. Cyberinformation security activities must comply with law and ensure national defense and security and state secrets, firmly maintain political stability and social order and safety, and promote socio-economic development.
2. Organizations and individuals may not infringe upon cyberinformation security of others.
3. The response to cyberinformation security incidents must guarantee lawful rights and interests of organizations and individuals and may not infringe upon privacy, personal and family secrets of individuals and private information of organizations.
4. Cyberinformation security activities shall be conducted in a regular, continuous, prompt and effective manner.
Article 5. State policies on cyberinformation security
1. To step up training and development of human resources for cyberinformation security and construction of cyberinformation security technical infrastructure to meet the requirements of political stability, socio-economic development, and assurance of national defense and security and social order and safety.
2. To encourage the research, development and application of technical, technological, export support and market expansion measures for domestically produced cyberinformation security products and services; to facilitate the import of modem products and technologies that cannot be domestically produced or provided yet.
3. To ensure a fair competitive environment for the provision of cyberinformation security products and services; to encourage and create conditions for organizations and individuals to participate in investment, research, development and provision of cyberinformation security products and services.
4. The State shall allocate funds for ensuring cyberinformation security for state agencies and national important information systems.
Article 6. International cooperation on cyberinformation security
1. International cooperation on cyberinformation security must adhere to the following principles:
a/ Respect for national independence, sovereignty and territorial integrity, non-intervention into one another’s internal affairs, equality, and mutual benefit;
b/ Compliance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Contents of international cooperation on cyberinformation security include:
a/ International cooperation in training in, and research and application of cyberinformation security sciences, techniques and technologies;
b/ International cooperation in prevention and control of violations of the law on cyberinformation security; investigation of and response to cyberinformation security incidents, and preclusion of the taking advantage of cyberspace for terrorist purposes;
c/ Other activities of international cooperation on cyberinformation security.
Article 7. Prohibited acts
1. Blocking the transmission of information in cyberspace, or illegally intervening, accessing, harming, deleting, altering, copying or falsifying information in cyberspace.
2. Illegally affecting or obstructing the normal operation of information systems or the users’ accessibility to information systems.
3. Illegally attacking, or nullifying cyberinformation security protection measures of, information systems; attacking, seizing the right to control, or sabotaging, information systems.
4. Spreading spams or malware or establishing fake and deceitful information systems.
5. Illegally collecting, utilizing, spreading or trading in personal information of others; abusing weaknesses of information systems to collect or exploit personal information.
6. Hacking cryptographic secrets and lawfully enciphered information of agencies, organizations or individuals; disclosing information on civil cryptographic products or information on clients that lawfully use civil cryptographic products; using or trading in civil cryptographic products of unclear origin.
Article 8. Handling of violations of the law on cyberinformation security
Violators of this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Chapter II
ASSURANCE OF CYBERINFORMATION SECURITY
Section 1. CYBERINFORMATION PROTECTION
Article 9. Classification of information
1. Information-owning agencies and organizations shall classify information based on its secrecy in order to take appropriate protection measures.
2. Information regarded as state secret shall be classified and protected in accordance with the law on protection of state secrets.
Agencies and organizations that use classified and unclassified information in activities within their fields shall develop regulations and procedures for processing information; determine contents and methods of recording authorized accesses to classified information.
Article 10. Management of sending of information
1. The sending of information in cyberspace must meet the following requirements:
a/ Not forging the information sender source;
b/ Complying with this Law and other relevant laws.
2. Commercial information may not be sent to electronic addresses of recipients when the latter has not yet consented or has refused to receive, unless the recipients are obliged to receive information under law.
3. Telecommunications enterprises, enterprises providing telecommunications application services and enterprises providing information technology services that send information shall:
a/ Comply with the law on storage of information and protection of personal information and private information of organizations and individuals;
b/ Take blocking and handling measures upon receiving notices of organizations or individuals that the sending of information is illegal;
c/ Offer recipients to refuse to receive information;
d/ Provide necessary technical and professional conditions upon request for competent state agencies to manage and ensure cyberinformation security.
Article 11. Prevention, detection, stoppage and handling of malware
1. Agencies, organizations and individuals shall prevent and stop malware as guided or requested by competent state agencies.
2. The managing body of a national important information system shall put into operation technical and professional systems for preventing, detecting, stopping and promptly handling malware.
3. Enterprises providing email services or transmitting and storing information must have malware filtering systems in the course of sending, receiving and storing information via their systems and shall send reports to competent state agencies in accordance with law.
4. Internet service-providing enterprises shall take measures to manage, prevent, detect, and stop the spread of, malware and handle it at the request of competent state agencies.
5. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security and related ministries and sectors in, preventing, detecting, stopping and handling malware that affects national defense and security.
Article 12. Security assurance for telecommunications resources
1. Users of telecommunications resources shall:
a/ Apply managerial and technical measures to prevent cyberinformation insecurity arising from their frequencies, number stores, domain names and internet addresses;
b/ Coordinate with, and provide information relating to telecommunications resource security for, competent state agencies upon request.
2. Enterprises providing services on the internet shall manage, and coordinate in preventing cyberinformation insecurity arising from, internet resources and their clients; provide adequate information at the request of competent state agencies; coordinate in connection and routing to ensure secure and stable operation of Vietnam’s system of national domain name servers.
3. The Ministry of Information and Communications shall ensure cyberinformation security for Vietnam’s system of national domain name servers.
Article 13. Response to cyberinformation security incidents
1. Response to a cyberinformation security incident means activities aiming to handle and remedy an incident that causes cyberinformation insecurity.
2. Response to cyberinformation security incidents must adhere to the following principles:
a/ Being prompt, rapid, accurate, synchronous and effective;
b/ Complying with the law on coordination of response to cyberinformation security incidents;
c/ Ensuring coordination among domestic and foreign agencies, organizations and enterprises.
3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial- level People’s Committees, telecommunications enterprises and managing bodies of national important information systems shall establish or appoint a specialized division to respond to cyberinformation security incidents.
4. The Ministry of Information and Communications shall coordinate response to cyberinformation security incidents nationwide, and prescribe in detail coordination of response to cyberinformation security incidents.
Article 14. Emergency response to ensure national cyberinformation security
1. Emergency response to ensure national cyberinformation security means incident response activities in catastrophic circumstances or at the request of competent state agencies with a view to ensuring national cyberinformation security.
2. Emergency response to ensure national cyberinformation security must adhere to the following principles:
a/ Organizing response according to decentralized competence;
b/ Conducting response on the spot, rapidly, strictly and with close coordination;
c/ Applying effective and feasible technical measures.
3. Emergency response plans to ensure national cyberinformation security include:
a/ Emergency response plan to ensure national cyberinformation security;
b/ Emergency response plan to ensure cyberinformation security for state agencies, political organizations and socio-political organizations;
c/ Emergency response plan to ensure cyberinformation security for localities;
d/ Emergency response plan to ensure cyberinformation security for telecommunications enterprises.
4. Responsibilities to ensure national cyberinformation security are prescribed as follows:
a/ The Prime Minister shall decide on emergency response plans to ensure national cyberinformation security;
b/ The Ministry of Information and Communications shall coordinate emergency response to ensure national cyberinformation security;
c/ Ministries, sectors, People’s Committees at all levels, and related agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate and direct emergency response to ensure national cyberinformation security;
d/ Telecommunications enterprises shall take emergency response measures and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related ministries, sectors and People’s Committees at all levels in ensuring national cyberinformation security.
Article 15. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in ensuring cyberinformation security
1. Agencies, organizations and individuals engaged in cyberinformation security activities shall coordinate with competent state agencies and other organizations and individuals in ensuring cyberinformation security.
2. Agencies, organizations and individuals using services in cyberspace shall promptly notify service-providing enterprises or specialized incident response units of cyberinformation security sabotaging acts or incidents.
Section 2. PROTECTION OF PERSONAL INFORMATION
Article 16. Principles of protecting personal information in cyberspace
1. Individuals shall themselves protect their personal information and comply with the law on provision of personal information when using services in cyberspace.
2. Agencies, organizations and individuals that process personal information shall ensure cyberinformation security for the information they process.
3. Organizations and individuals that process personal information shall develop and publicize their own measures to process and protect personal information.
4. The protection of personal information must comply with this Law and other relevant laws.
5. The processing of personal information for the purpose of ensuring national defense and security and social order and safety or for non-commercial purposes must comply with other relevant laws.
Article 17. Collection and use of personal information
1. Organizations and individuals that process personal information shall:
a/ Collect personal information only after obtaining the consent of its owners regarding the scope and purpose of collection and use of such information;
b/ Use the collected personal information for purposes other than the initial one only after obtaining the consent of its owners;
c/ Refrain from providing, sharing or spreading to a third party personal information they have collected, accessed or controlled, unless they obtain the consent of the owners of such personal information or at the request of competent state agencies.
2. State agencies shall secure and store personal information they have collected.
3. Owners of personal information may request personal information-processing organizations and individuals to provide their personal information collected and stored by the latter.
Article 18. Updating, alteration and cancellation of personal information
1. Owners of personal information may request personal information-processing organizations and individuals to update, alter or cancel their personal information collected or stored by the latter or to stop providing such personal information to a third party.
2. Upon receiving the request of an owner of personal information for update, alteration or cancellation of personal information or for stoppage of the provision of personal information to a third party, a personal information-processing organization or individual shall:
a/ Comply with the request and notify such owner or grant him/her/it the right to access information for the latter to update, alter or delete his/her/its personal information;
b/ Take appropriate measures to protect personal information; and notify such owner if it/he/she fails to comply with the request for technical or other reasons.
3. Personal information-processing organizations and individuals shall delete the stored personal information when they have accomplished their use purposes or the storage time has expired and notify such to the owners of such personal information, unless otherwise prescribed by law.
Article 19. Security assurance for personal information in cyberspace
1. Personal information-processing organizations and individuals shall take appropriate management and technical measures to protect personal information they have collected and stored; and comply with standards and technical regulations on assurance of cyberinformation security.
2. When a cyberinformation security incident occurs or threatens to occur, personal information-processing organizations and individuals shall take remedy and stoppage measures as soon as possible.
Article 20. Responsibilities of state management agencies in protecting personal information in cyberspace
1. To establish online information channels for receiving petitions and reports from the public which are related to security assurance for personal information in cyberspace.
2. To annually inspect and examine personal information-processing organizations and individuals; to conduct extraordinary inspection and examination when necessary.
Section 3. PROTECTION OF INFORMATION SYSTEMS
Article 21. Classification of security grades of information systems
1. Classification of information systems by security grade means the determination of information security grades of information systems in an ascending order from 1 to 5 for taking appropriate management and technical measures to properly protect information systems of each grade.
2. Information systems shall be classified by security grade as follows:
a/ Grade 1 means that when an information system is sabotaged, it will harm lawful rights and interests of organizations or individuals but will not harm public interests, social order and safety or national defense and security;
b/ Grade 2 means that when an information system is sabotaged, it will seriously harm lawful rights and interests of organizations or individuals or will harm public interests but will not harm social order and safety or national defense and security;
c/ Grade 3 means that when an information system is sabotaged, it will seriously harm production, public interests and social order and safety or will harm national defense and security;
d/ Grade 4 means that when an information system is sabotaged, it will cause extremely serious harms to public interests and social order and safety or will seriously harm national defense and security;
dd/ Grade 5 means that when an information system is sabotaged, it will cause exứemely serious harms to national defense and security.
3. The Government shall prescribe in detail criteria, competence, order and procedures for determining security grades of information systems and responsibility for ensuring security for information systems of each grade.
Article 22. Tasks of protecting information systems
1. To determine security grades of information systems.
2. To assess and manage security risks to information systems.
3. To urge, supervise and examine the protection of information systems.
4. To take measures to protect information systems.
5. To comply with the reporting regime.
6. To conduct public information for raising awareness about cyberinformation security.
Article 23. Measures to protect information systems
1. To promulgate regulations on cyberinformation security assurance in designing, developing, managing, operating, using, updating or abolishing information systems.
2. To apply management and technical measures according to standards and technical regulations on cyberinformation security for preventing and combating risks and remedying incidents to cyberinformation security.
3. To examine and supervise the observance of regulations and assess the effectiveness of applied management and technical measures.
4. To supervise security of information systems.
Article 24. Security supervision of information systems
1. Security supervision of an information system means activities of choosing a to-be- supervised object, and collecting, and analyzing the status of, information of this object with a view to identifying factors that affect the security of such information system; reporting on and warning acts of infringing upon cyberinformation security or acts threatening to cause cyberinformation security incidents to such information system; analyzing key factors that affect the status of cyberinformation security; and proposing change of technical measures.
2. Subject to security supervision of an information system are firewall, access control, major routes of information, important servers, important equipment and important terminal equipment.
3. Telecommunications enterprises, enterprises providing information technology services and enterprises providing cyberinformation security services shall coordinate with managing bodies of information systems in supervising the security of information systems at the request of competent state agencies.
Article 25. Responsibilities of managing bodies of information systems
1. Managing bodies of information systems shall protect information systems in accordance with Articles 22, 23 and 24 of this Law.
2. State-funded managing bodies of information systems shall perform the responsibilities defined in Clause 1 of this Article and shall:
a/ Make plans to ensure cyberinformation security appraised by competent state agencies when establishing, expanding or upgrading their information systems;
b/ Appoint individuals or units to take charge of cyberinformation security.
Article 26. National important information systems
1. When establishing, expanding or upgrading a national important information system, information security shall be inspected before putting this system into operation and exploitation.
2. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security and related ministries and sectors in, making a list of national important information systems for submission to the Prime Minister for promulgation.
Article 27. Responsibility to ensure cyberinformation security for national important information systems
1. The managing body of a national important information system shall:
a/ Comply with the provisions of Clause 2, Article 25 of this Law;
b/ Periodically have cyberinformation security risks assessed by a specialized organization designated by a competent state agency;
c/ Take standby measures for information systems;
d/ Plan and conduct drills in the protection of national important information systems.
2. The Ministry of Information and Communications shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with managing bodies of national important information systems, the Ministry of Public Security and related ministries and sectors in, guiding, urging, inspecting and examining the protection of cyberinformation security for national important information systems, except those specified in Clauses 3 and 4 of this Article;
b/ Request telecommunications enterprises, enterprises providing information technology services and enterprises providing cyberinformation security services to provide technical advice and assistance and respond to cyberinformation security incidents for national important information systems.
3. The Ministry of Public Security shall guide, urge, inspect and examine the protection of cyberinformation security for national important information systems under its management; and coordinate with the Ministry of Information and Communications, managing bodies of national important information systems and related ministries, sectors and People’s Committees at all levels in protecting other national important information systems at the request of competent state agencies.
4. The Ministry of National Defense shall guide, urge, inspect and examine the protection of cyberinformation security for national important information systems under its management.
5. The Government Cipher Committee shall organize the use of ciphers for protecting information in national important information systems of state agencies, political organizations and socio-political organizations; and coordinate with managing bodies of national important information systems in supervising cyberinformation security in accordance with law.
Section 4. STOPPAGE OF INFORMATION-RELATED CONFLICTS IN CYBERSPACE
Article 28. Responsibilities of organizations and individuals for stopping information- related conflicts in cyberspace
1. Within the ambit of their tasks and powers, organizations and individuals shall:
a/ Stop sabotaging information originating from their information systems; collaborate with one another in identifying sources, and repulsing, and remedying consequences of, cyber-attacks carried out via information systems of domestic and foreign organizations and individuals;
b/ Stop acts of domestic and foreign organizations and individuals that aim to sabotage the integrity of information networks;
c/ Preclude the organization of illegal cyberspace activities of domestic and foreign organizations and individuals that seriously affect national defense and security or social order and safety.
2. The Government shall prescribe in detail the stoppage of information-related conflicts in cyberspace.
Article 29. Stoppage of use of cyberspace for terrorist purposes
1. Measures to stop the use of cyberspace for terrorist purposes include:
a/ Nullifying internet sources used to commit terrorist acts;
b/ Stopping the establishment and expansion of the exchange of information on signals, factors, methods and ways to use the internet for committing terrorist acts, and on objectives and operation of cyber-terrorism organizations;
c/ Exchanging experiences and practices in controlling internet sources, and seeking and controlling contents of websites for teưorist purpose.
2. The Government shall prescribe in detail responsibilities and measures to stop the use of cyberspace for terrorist purposes prescribed in Clause 1 of this Article.
Chapter III
CIVIL CRYPTOGRAPHY
Article 30. Civil cryptographic products and services
1. Civil cryptographic products include cryptographic documents and technical and professional equipment used to protect information not classified as state secret.
2. Civil cryptographic services include services of protection of information using civil cryptographic products; inspection and assessment of civil cryptographic products; and counseling on cyberinformation confidentiality and security using civil cryptographic products.
Article 31. Trading in civil cryptographic products and services
1. An enterprise that wishes to trade in civil cryptographic products and services on the list of civil cryptographic products and services shall obtain a license for doing so.
2. An enterprise shall be granted a license for trading in civil cryptographic products and services when fully meeting the following conditions:
a/ Having managerial, administration and technical staff members who meet professional requirements on information confidentiality and security;
b/ Having equipment and physical foundations suitable to the scale of provision of civil cryptographic products and services;
c/ Having a technical plan conformable with standards and technical regulations;
d/ Having a cyberinformation confidentiality and security plan in the course of management and provision of civil cryptographic products and services;
dd/ Having an appropriate business plan.
3. Civil cryptographic products shall be inspected and certified as conformable with regulations before being marketed.
4. To obtain a license for trading in civil cryptographic products and services, an enterprise shall pay a fee in accordance with the law on charges and fees.
5. The Government shall promulgate a list of civil cryptographic products and services and detail this Article.
Article 32. Order and procedures for grant of licenses for trading in civil cryptographic products and services
1. An enterprise applying for a license for trading in civil cryptographic products and services shall submit a dossier of application for a license at the Government Cipher Committee.
2. A dossier of application for a license for trading in civil cryptographic products and services shall be made in two sets, each comprising:
a/ An application for a license for trading in civil cryptographic products and services;
b/ A copy of the enterprise registration certificate, investment registration certificate or another paper of equivalent validity;
c/ Copies of information confidentiality and security diplomas or certificates of managerial, administration and technical staff members;
d/ A technical plan, consisting of papers on technical characteristics and specifications of products; standards or technical regulations of products; standards and quality of services; technical measures and solutions; and product waưanty and maintenance plan;
dd/ A cyberinformation confidentiality and security plan in the course of management and provision of civil cryptographic products and services;
e/ A business plan, indicating the scope of provision and recipients of products and services, scale and quantity of products and services, customer service networks, and technical assurance.
3. Within 30 days after receiving a complete dossier, the Government Cipher Committee shall appraise it and grant a license for trading in civil cryptographic products and services; if refusing to grant a license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
4. A license for trading in civil cryptographic products and services shall be valid for 10 years.
Article 33. Modification, supplementation, re-grant, extension, suspension and revocation of licenses for trading in civil cryptographic products and services
1. A license for trading in civil cryptographic products and services shall be modified and supplemented in case the enterprise possessing this license is renamed, replaces its at-law representative, or changes or adds civil cryptographic products and services.
An enterprise shall submit a dossier for license modification and supplementation at the Government Cipher Committee. Such dossier shall be made in two sets, each comprising:
a/ A written request for license modification and supplementation;
b/ A copy of the enterprise registration certificate, investment registration certificate or another paper of equivalent validity;
c/ The granted license for trading in civil cryptographic products and services;
d/ A technical plan, a cyberinformation confidentiality and security plan, and a business plan for products and services to be added as specified at Points d, dd and e, Clause 2, Article 32 of this Law, in case the enterprise wishes to add civil cryptographic products and services or business lines;
Within 10 working days after receiving a complete dossier, the Government Cipher Committee shall appraise it, modify and supplement the license and re-grant a license to the enterprise; if refusing to re-grant a license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
2. If its license for trading in civil cryptographic products and services is lost or damaged, an enterprise shall send a written request for re-grant,’ clearly stating the reason, to the Government Cipher Committee. Within 5 working days after receiving the request, the Government Cipher Committee shall consider it and re-grant a license to the enterprise.
3. An enterprise that does not violate the law on trading in civil cryptographic products and services may have its license for trading in civil cryptographic products and services extended once for no more than one year.
A dossier for license extension shall be sent to the Government Cipher Committee at least 60 days before the license expires, and shall be made in two sets, each comprising:
a/ A written request for license extension;
b/ The license for trading in civil cryptographic products and services which remains valid;
c/ A report on the enterprise’s operation over the latest 2 years.
Within 20 days after receiving a complete dossier, the Government Cipher Committee shall appraise it, decide to extend the license and re-grant a license to the enterprises; if refusing to re-grant a license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
4. An enterprise shall be suspended from trading in civil cryptographic products and services for up to 6 months in the following cases:
a/ It provides products and services not stated in the license;
b/ It fails to satisfy one of the conditions specified in Clause 2, Article 31 of this Law;
c/ Other cases provided for by law.
5. An enterprise will have its license for trading in civil cryptographic products and services revoked in the following cases:
a/ It fails to provide the services within one year after being granted the license without a plausible reason;
b/ The license expires;
c/ It is unable to remedy the problems mentioned in Clause 4 of this Article after the suspension period expires.
Article 34. Export and import of civil cryptographic products
1. If wishing to export and import civil cryptographic products on the list of civil cryptographic products subject to export and import permit, an enterprise must obtain a permit for export and import of civil cryptographic products from a competent state agency.
2. An enterprise shall be granted a permit for export and import of civil cryptographic products when fully meeting the following conditions:
a/ Possessing a license for trading in civil cryptographic products and services;
b/ Having to-be-imported civil cryptographic products certified and announced as conformable with regulations under Article 39 of this Law;
c/ Ensuring that users and use purposes of civil cryptographic products do not harm national defense and security or social order ad safety.
3. A dossier of application for a permit for export and import of civil cryptographic products must comprise:
a/ An application for a permit for export and import of civil cryptographic products;
b/ A copy of the license for trading in civil cryptographic products and services;
c/ A copy of the regulation conformity certificate, for civil cryptographic products to be imported.
4. Within 10 working days after receiving a complete dossier, the Government Cipher Committee shall appraise it and grant a permit for export and import of civil cryptographic products to the enterprise; if refusing to grant a license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
5. The Government shall promulgate a list of civil cryptographic products subject to export and import permit and detail this Article.
Article 35. Responsibilities of enterprises trading in civil cryptographic products and services
1. To manage dossiers and documents on technical solutions and technologies of the products.
2. To establish, store and secure customer information, and names, types, quantities and use purposes of civil cryptographic products and services.
3. To report to the Government Cipher Committee on the trading in and export and import of civil cryptographic products and services and summarize customer information before December 31 every year.
4. To take measures to ensure secure and safe transportation and preservation of civil cryptographic products.
5. To refuse to provide civil cryptographic products and services when detecting their users’ violations of the law on use of civil cryptographic products and services or violations of agreed commitments on use of the products and services provided by the enterprises.
6. To suspend or stop providing civil cryptographic products and services in order to ensure national defense and security and social order and safety at the request of competent state agencies.
7. To coordinate with and create conditions for competent state agencies to take professional measures upon request.
Article 36. Responsibilities of users of civil cryptographic products and services
1. To comply with the commitments with enterprises providing civil cryptographic products and services regarding the use management of cryptographic keys, transfer, repair, maintenance, abandonment and destruction of civil cryptography products, and other relevant contents.
2. To provide necessary information relating to cryptographic keys for competent state agencies upon request.
3. To coordinate with and create conditions for competent state agencies to take measures to prevent crimes of stealing information or cryptographic keys and using civil cryptographic products for illegal purposes.
4. Except for diplomatic representative missions, foreign consular offices and representative missions of inter-governmental international organizations in Vietnam, organizations and individuals that use civil cryptographic products provided by those other than enterprises licensed to trade in civil cryptographic products shall declare such to the Government Cipher Committee.
Chapter IV
STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS ON CYBERINFORMATION SECURITY
Article 37. Standards and technical regulations on cyberinformation security
1. Standards on cyberinformation security include international standards, regional standards, foreign standards, national standards and manufacturer standards on information systems, hardware, software, and systems for management and safe operation of cyberinformation which are announced and recognized for application in Vietnam.
2. Technical regulations on cyberinformation security include national technical regulations and local technical regulations on information systems, hardware, software, and systems for management and safe operation of cyberinformation which are developed, promulgated and applied in Vietnam.
Article 38. Management of standards and technical regulations on cyberinformation security
1. Cyberinformation security regulation conformity certification means a conformity certification organization certifying the conformity of information systems, hardware, software, and systems for management and safe operation of cyberinformation with technical regulations on cyberinformation security.
2. Cyberinformation security regulation conformity announcement means an organization or enterprise announcing the conformity of information systems, hardware, software, and systems for management and safe operation of cyberinformation with technical regulations on cyberinformation security.
3. Cyberinformation security standard conformity certification means a conformity certification organization certifying the conformity of information systems, hardware, software, and systems for management and safe operation of cyberinformation with standards on cyberinformation security.
4. Cyberinformation security standard conformity announcement means an organization or enterprise announcing the conformity of information systems, hardware, software, and systems for management and safe operation of cyberinformation with standards on cyberinformation security.
5. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, appraising and announcing national standards on cyberinformation security in accordance with the law on standards and technical regulations.
6. The Ministry of Information and Communications shall:
a/ Draft national standards on cyberinformation security, except national standards mentioned in Clause 7 of this Article;
b/ Promulgate national technical regulations on cyberinformation security, except national technical regulations mentioned in Clause 7 of this Article; and stipulate cyberinformation security regulation conformity assessment;
c/ Manage the quality of cyberinformation security products and services, except civil cryptographic products and services;
d/ Register, designate, and manage the operation of, cyberinformation security conformity certification organizations, except conformity certification organizations for civil cryptographic products and services.
7. The Government Cipher Committee shall assist the Minister of National Defense in drafting national standards on civil cryptographic products and services for submission to competent state agencies for announcement and guidance for implementation; develop and submit to the Minister of National Defense for promulgation national technical regulations on civil cryptographic products and services; designate, and manage the operation of, conformity certification organizations for civil cryptographic products and services; and manage the quality of civil cryptographic products and services.
8. Provincial-level People’s Committees shall develop, promulgate, and guide the implementation of, local technical regulations on cyberinformation security; and manage the quality of cyberinformation security products and services in localities.
Article 39. Assessment of cyberinformation security standard or regulation conformity
1. Assessment of cyberinformation security standard or regulation conformity shall be conducted in the following cases:
a/ Regulation conformity certification or announcement shall be conducted and regulation conformity stamps shall be used before an organization or individual markets cyberinformation security products;
b/ To serve the state management of cyberinformation security.
2. Assessment of cyberinformation security standard or regulation conformity serving national important information systems and serving the state management of cyberinformation security shall be conducted by conformity certification organizations designated by the Minister of Information and Communications.
3. Assessment of standard or regulation conformity for civil cryptographic products and services shall be conducted by conformity certification organizations designated by the Minister of National Defense.
4. The recognition of cyberinformation security standard or regulation conformity assessment results between Vietnam and other countries and territories and between conformity certification organizations of Vietnam and other countries and teưitories must comply with the law on standards and technical regulations.
Chapter V
TRADING IN THE FIELD OF CYBERINFORMATION SECURITY
Section 1. GRANT OF LICENSES FOR TRADING IN CYBERINFORMATION SECURITY PRODUCTS AND SERVICES
Article 40. Trading in the field of cyberinformation security
1. Trading in the field of cyberinformation security is conditional and covers trading in cyberinformation security products and provision of cyberinformation security services.
2. To trade in cyberinformation security products and services specified in Article 41 of this Law, an enterprise must obtain a license for trading in cyberinformation security products and services from a competent state agency. Such a license shall be valid for 10 years.
3. Trading in cyberinformation security products and services must comply with this Law and other relevant laws.
Conditions and the order and procedures for grant of licenses for trading in civil cryptography products and services, export and import of civil cryptography products, responsibilities of enterprises trading in civil cryptography products and services, and use of civil cryptographic products and services must comply with Chapter III of this Law.
Conditions and the order and procedures for grant of licenses for provision of e-signature certification services must comply with the law on e-transactions.
Article 41. Cyberinformation security products and services
1. Cyberinformation security services include:
a/ Cyberinformation security testing and evaluation services;
b/ Information confidentiality services without using civil cryptography;
c/ Civil cryptographic services;
d/ E-signature certification services;
dd/ Cyberinformation security counseling services;
e/ Cyberinformation security supervision services;
g/ Cyberinformation security incident response services;
h/ Data recovery services;
i/ Cyber-attack prevention and combat services;
k/ Other cyberinformation security services.
2. Cyberinformation security products include:
a/ Civil cryptographic products;
b/ Cyberinformation security testing and evaluation products;
c/ Cyberinformation security supervision products;
d/ Attack and hacking combat products;
dd/ Other cyberinformation security products.
3. The Government shall issue detailed lists of cyberinformation security products and services mentioned at Point k, Clause 1, and Point dd, Clause 2, of this Article.
Article 42. Conditions for grant of licenses for trading in cyberinformation security products and services
1. An enterprise shall be granted a license for trading in cyberinformation security products and services, except those mentioned at Points a, b, c and d, Clause 1, and Point a, Clause 2, Article 41 of this Law, when fully meeting the following conditions:
a/ Such trading complies with the national strategy, master plan or plan on cyberinformation security development;
b/ It has equipment and physical foundations suitable to the scale of provision of cyberinformation security products and services;
c/ It has managerial, administration and technical staff members meeting professional requirements on information security; d/ It has a suitable business plan.
2. An enterprise shall be granted a license for provision of cyberinformation security testing and evaluation services when fully meeting the following conditions:
a/ The conditions specified in Clause 1 of this Article;
b/ It is established and operates lawfully in the Vietnamese territory, except foreign- invested enterprises;
c/ Its at-law representative and managerial, administration and technical staff members are Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam;
d/ It has a technical plan conformable with relevant standards or technical regulations;
dd/ It has a customer information confidentiality plan in the course of service provision;
e/ Its managerial, administration and technical staff members possess information security testing and evaluation diplomas or certificates.
3. An enterprise shall be granted a license for provision of information confidentiality services without using civil cryptography when fully meeting the following conditions:
a/ The conditions specified at Points a, b, c, d and dd, Clause 2 of this Article;
b/ Its managerial, administration and technical staff members possess information confidentiality diplomas or certificates.
4. The Government shall detail this Article.
Article 43. Dossiers of application for licenses for ứading in cyberinformation security products and services
1. An enterprise that applies for a license for trading in cyberinformation security products and services shall submit a dossier of application at the Ministry of Information and Communications.
2. A dossier of application for a license for trading in cyberinformation security products and services shall be made in five sets, each comprising:
a/ An application for a license for trading in cyberinformation security products and services, specifying types of cyberinformation security products and services to be traded;
b/ A copy of the enterprise registration certificate, investment registration certificate or another paper of equivalent validity;
c/ A written explanation of the technical equipment system compliant with law;
d/ A business plan specifying the provision scope, users and standards and quality of products and services,
dd/ Copies of information security diplomas or certificates of managerial, administration and technical staff members.
3. In addition to the papers and documents mentioned in Clause 2 of this Article, a dossier of application for a license for provision of information security testing and evaluation services or information confidentiality services without using civil cryptography must comprise:
a/ Judicial record cards of the enterprise’s at-law representative and managerial, administration and technical staff members;
b/ A technical plan;
c/ A customer information confidentiality plan in the course of service provision.
Article 44. Appraisal of dossiers and grant of licenses for trading in cyberinformation security products and services
1. Within 40 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, appraising the dossier, and grant a license for trading in cyberinformation security products and services, except products and services mentioned at Points c and d, Clause 1, and Point a, Clause 2, Article 41 of this Law; if refusing to grant a license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
2. A license for trading in cyberinformation security products and services must have the following principal contents:
a/ Name of the enterprise and its transaction name in Vietnamese and a foreign language (if any); and its head office address in Vietnam;
b/ Name of the enterprise’s at-law representative;
c/ Serial number, date of grant and expiry date of the license;
d/ Cyberinformation security products and services licensed for trading.
3. An enterprise that is granted a license for trading in cyberinformation security products and services shall pay a fee in accordance with the law on charges and fees.
Article 45. Modification, supplementation, extension, suspension, revocation and re-grant of licenses for trading in cyberinformation security products and services
1. A license for trading in cyberinformation security products and services shall be modified and supplemented in case the enterprise possessing this license is renamed or replaces its at-law representative, or changes or adds cyberinformation security products and services it provides.
The enterprise shall submit a dossier for license modification and supplementation at the Ministry of Information and Communications. Such dossier shall be made in two sets, each comprising a written request for license modification and supplementation, a detailed description of contents to be modified and supplemented, and other relevant papers.
Within 10 working days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall appraise it, modify and supplement the license, and re-grant a license to the enterprise; if refusing to re-grant a license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
2. If its license for trading in cyberinformation security products and services is lost or damaged, an enterprise shall send a written request for re-grant, clearly stating the reason, to the Ministry of Information and Communications. Within 5 working days after receiving the request, the Ministry of Information and Communications shall consider it and re-grant a license to the enterprise.
3. An enterprise that does not violate the law on trading in cyberinformation security products and services may have its license for trading in cyberinformation security products and services extended once for no more than one year. A dossier for license extension shall be sent to the Ministry of Information and Communications at least 60 days before the license expires, and made in two sets, each comprising:
a/ A written request for license extension;
b/ The license for trading in cyberinformation security products and services which remains valid;
c/ A report on the enterprise’s operation over the latest 2 years.
Within 20 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Information and Communications shall appraise it, decide on license extension, and re-grant a license to the enterprise; if refusing to re-grant the license, it shall issue a written notice clearly stating the reason.
4. An enterprise shall be suspended from trading in cyberinformation security products and services for up to 6 months in the following cases:
a/ It provides services not stated in the license;
b/ It fails to satisfy one of the conditions mentioned in Article 42 of this Law;
c/ Other cases prescribed by law.
5. An enterprise will have its license for trading in cyberinformation security products and services revoked in the following cases:
a/ It fails to provide services within one year after being granted the license without a plausible reason;
b/ The license expires;
c/ It fails to remedy the problems mentioned in Clause 4 of this Article after the suspension period expires.
Article 46. Responsibilities of enterprises trading in cyberinformation security products and services
1. To manage dossiers and documents on technical solutions and technologies of products.
2. To establish, store and secure customer information.
3. To report to the Ministry of Information and Communications on the trading in and export and import of cyberinformation security products and services before December 31 every year.
4. To refuse to provide cyberinformation security products and services when detecting organizations’ or individuals’ violations of the law on use of cyberinformation security products and services or violations of agreed commitments on use of products and services provided by the enterprises.
5. To suspend or stop providing cyberinformation security products and services in order to ensure national defense and security and social order and safety at the request of competent state agencies.
6. To coordinate with and create conditions for competent state agencies to take professional measures upon request.
Section 2. MANAGEMENT OF IMPORT OF CYBERINFORMATION SECURITY PRODUCTS
Article 47. Principles of management of import of cyberinformation security products
1. The import of cyber information security products shall be managed in accordance with this Law and other relevant laws.
2. The import of cyberinformation security products by agencies, organizations and individuals entitled to diplomatic privileges and immunities must comply with the customs law and the law on privileges and immunities for diplomatic representative missions, foreign consular offices and representative missions of inter-governmental international organizations in Vietnam.
3. In case Vietnam has no relevant technical regulations on cyberinformation security for imported cyberinformation security products, international agreements or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party shall apply.
Article 48. Cyberinformation security products subject to import permit
1. To import cyberinformation security products on the Government-prescribed list of cyberinformation security products subject to import permit, an enterprise shall obtain a permit for import of cyberinformation security products from a competent state agency.
2. Before importing cyberinformation security products, organizations and enterprises must have them certified and announced as conformable with regulations under Article 39 of this Law.
3. An organization or enterprise shall be grantèd a permit for import of cyberinformation security products when fully meeting the following conditions:
a/ Possessing a license for trading in cyberinformation security products;
b/ Having cyberinformation security products certified and announced as confonnable with regulations under Article 39 of this Law;
c/ Ensuring that users and use purposes of cyberinformation security products do not harm national defense and security or social order and safety.
4. The Ministry of Information and Communications shall prescribe in detail the order, procedures and dossier for grant of a permit for import of cyberinformation security products.
Chapter VI
DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCES FOR CYBERINFORMATION SECURITY
Article 49. Professional training in cyberinformation security
1. The managing body of an information system shall provide training in cyberinformation security knowledge and skills for managerial and technical staff members.
2. Full-time cyberinformation security officers shall be assigned with, and assisted in performing, tasks relevant to their professional qualifications, and prioritized in attending cyberinformation security refresher training.
3. The State shall encourage organizations and individuals to invest in, and enter into joint venture and association with other organizations in building, higher education institutions and vocational training institutions with a view to training human resources for cyberinformation security.
4. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related ministries and sectors in, planning and organizing training in cyberinformation security knowledge and operations for cadres, civil servants and public employees.
Article 50. Cyberinformation security diplomas and certificates
1. Higher education institutions and vocational training institutions may grant cyberinformation security diplomas and certificates within the ambit of their tasks and powers.
2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related ministries and sectors in, recognizing diplomas of higher education in cyberinformation security granted by foreign organizations.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related ministries and sectors in, recognizing diplomas and certificates of vocational training in cyberinformation security granted by foreign organizations.
Chapter VII
STATE MANAGEMENT OF CYBERINFORMATION SECURITY
Article 51. Contents of state management of cyberinformation security
1. Formulating strategies, master plans, plans and policies on cyberinformation security; formulating, and directing the implementation of, die national program on cyberinformation security.
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on cyberinformation security; developing and announcing national standards and promulgating technical regulations on cyberinformation security.
3. Performing the state management of civil cryptography.
4. Managing the assessment and announcement of conformity with standards or technical regulations on cyberinformation security.
5. Managing security supervision of information systems.
6. Appraising cyberinformation security-related contents in design dossiers of information systems.
7. Disseminating the law on cyberinformation security.
8. Managing the trading in cyberinformation security products and services.
9. Organizing research and application of cyberinformation security science and technology; developing human resources for cyberinformation security; training full-time cyberinformation security officers. '
10. Conducting examination and inspection, settling complaints and denunciations, and handling violations of the law on cyberinformation security.
11. Entering into international cooperation on cyberinformation security.
Article 52. Responsibilities for state management of cyberinformation security
1. The Government shall uniformly perform the state management of cyberinformation security.
2. The Ministry of Information and Communications shall take responsibility before the Government for performing the state management of cyberinformation security, having the following tasks and powers:
a/ To promulgate or formulate and submit to competent authorities for promulgation legal documents, strategies, masterplans, plans, national standards and national technical regulations on cyberinformation security;
b/ To appraise cyberinformation security-related contents in design dossiers of information systems;
c/ To manage security supervision of information systems nationwide, except information systems mentioned at Point c, Clause 3, and Point b, Clause 5, of this Article;
d/ To manage cyberinformation security assessment;
dd/ To grant licenses for trading in cyberinformation security products and services and permits for import of information security products, except civil cryptographic products and services;
e/ To research and apply cyberinformation security science and technology; to train and develop human resources;
g/ To manage and carry out international cooperation on cyberinformation security;
h/ To conduct examination and inspection, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on cyberinformation security;
i/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors, provincial-level People’s Committees and enterprises in, ensuring cyberinformation security;
k/ To disseminate the law on cyberinformation, security;
l/ To annually report on cyberinformation security activities to the Government.
3. The Ministry of National Defense has the following tasks and powers:
a/ To promulgate or formulate and submit to competent authorities for promulgation legal documents, strategies, master plans, plans, national standards and national technical regulations on cyberinformation security in the fields under its management;
b/ To conduct examination and inspection, settle complaints and denunciations, and handle violations in cyberinformation security assurance activities in the fields under its management;
c/ To manage security supervision of its information systems.
4. The Government Cipher Committee shall assist the Minister of National Defense in performing the state management of civil cryptography, having the following tasks:
a/ To formulate and submit to competent authorities for promulgation legal documents on management of civil cryptography;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, formulating and submitting to competent state agencies for promulgation national standards and national technical regulations on civil cryptographic products and services;
c/ To manage the trading in and use of civil cryptography; to manage the quality of civil cryptographic products and services; to manage the assessment and announcement of standard or regulation conformity for civil cryptographic products and services;
d/ To formulate and submit to competent authorities for promulgation a list of civil cryptography products and services and a list of civil cryptographic products subject to export and import permit;
dd/ To grant licenses for trading in civil cryptographic products and services and permits for export and import of civil cryptography products;
e/ To conduct examination and inspection, settle complaints and denunciations, and handle violations in the trading in and use of civil cryptography;
g/ To enter into international cooperation on civil cryptography.
5. The Ministry of Public Security has the following tasks and powers:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, formulating and submitting to competent authorities for promulgation, or promulgate according to its competence and guide the implementation of legal documents on protection of state secrets, prevention and combat of cybercrime and abuse of cyberspace to infringe upon national security or social order and safety;
b/ To manage security supervision of its information systems;
c/ To organize and direct the crime prevention and combat, and organize investigation of cybercrimes and other violations in the field of cyberinformation security;
d/ To coordinate with the Ministry of Information and Communications and related ministries and sectors in examining and inspecting cyberinformation security and handling violations of the law on cyberinformation security within its competence.
6. The Ministry of Home Affairs shall organize training in cyberinformation security knowledge and skills for cadres, civil servants and public employees.
7. The Ministry of Education and Training shall organize training in and dissemination of cyberinformation security knowledge in higher education institutions.
8. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall organize training in and dissemination of cyberinformation security knowledge in vocational training institutions.
9. The Ministry of Finance shall provide guidance on and allocate funds for performance of cyberinformation security assurance tasks in accordance with law.
10. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, manage cyberinformation security of their own networks and coordinate with the Ministry of Information and Communications in performing the state management of cyberinformation security.
11. Provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of cyberinformation security in localities.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 53. Effect
This Law takes effect on July 1, 2016.
Article 54. Detailing provision
The Government and competent state agencies shall detail the articles and clauses in the Law as assigned.
This Law was passed on November 19, 2015, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực