Chương 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
Số hiệu: | 17/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 03/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 18/09/2008 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm.
3. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội tại kỳ họp thứ hai của mỗi khóa Quốc hội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật quy định tại Điều 87 của Hiến pháp gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đại biểu Quốc hội gửi kiến nghị về luật, pháp lệnh đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản; báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; thời gian dự kiến đề nghị Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
Kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản.
2. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Chính phủ xem xét, thảo luận về đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Chính phủ thảo luận;
d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 3 của năm trước, đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, đồng thời được gửi đến Ủy ban pháp luật để thẩm tra.
Chậm nhất vào ngày 01 tháng 08 của năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội, đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội, đồng thời được gửi đến Ủy ban pháp luật để thẩm tra.
2. Trước khi gửi đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội phải gửi đề nghị, kiến nghị của mình đến Chính phủ để Chính phủ phát biểu ý kiến.
1. Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính đồng bộ, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.
2. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, thứ tự ưu tiên ban hành văn bản thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Đại diện cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến về đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;
b) Đại diện Uỷ ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội có đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận.
2. Căn cứ vào đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Hồ sơ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm có tờ trình và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội.
3. Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội;
c) Sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ tên dự án, dự thảo; đối với nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm còn phải nêu rõ thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án, dự thảo đó.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thông qua các hoạt động sau đây:
a) Phân công cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra;
Trong trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra;
b) Thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này;
c) Quyết định tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các biện pháp cụ thể bảo đảm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo để trình Chính phủ quyết định và giúp Chính phủ đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình;
c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, Thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.
2. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo; cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo.
3. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo.
1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo còn có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
2. Thành viên Ban soạn thảo phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.
1. Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
2. Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Xem xét, thông qua đề cương dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;
b) Thảo luận về chính sách cơ bản và những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo;
c) Thảo luận về dự thảo văn bản, tờ trình, bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo; về nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Bảo đảm các quy định của dự thảo văn bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.
3. Trưởng Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo và chỉ đạo Tổ biên tập chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản;
b) Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Ban soạn thảo.
1. Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.
2. Tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh, chi phí, lợi ích của các giải pháp.
3. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án, dự thảo. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự án, dự thảo.
4. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về dự án, dự thảo; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
5. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình.
6. Chuẩn bị dự thảo, tờ trình, bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân; báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản và đăng tải các tài liệu này trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
7. Chuẩn bị những nội dung cơ bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo do Chính phủ trình để báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
8. Kiến nghị phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm của dự thảo.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập.
Trường hợp dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội trình thì Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo và Tổ biên tập.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nhiệm vụ sau đây.
a) Chỉ đạo Ban soạn thảo trong quá trình soạn thảo; đối với dự án, dự thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình thì chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Xem xét, quyết định việc trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp chưa thể trình dự án, dự thảo theo đúng tiến độ của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì chậm nhất là bốn mươi ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.
3. Hồ sơ dự án, dự thảo gửi Chính phủ tham gia ý kiến bao gồm:
a) Tờ trình về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
đ) Tài liệu khác (nếu có)
1. Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
2. Việc lấy ý kiến có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo; trong đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm góp ý kiến về tác động đối với môi trường, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
đ) Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự án, dự thảo; bản sao ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự án, dự thảo;
e) Tài liệu khác (nếu có)
3. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định tập trung vào những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d) Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.
4. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Chính phủ.
1. Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.
2. Dự thảo văn bản
3. Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản.
4. Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, bản tổng hợp ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự án, dự thảo.
5. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo.
6. Tài liệu khác (nếu có).
Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để giải quyết trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.
1. Chính phủ có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
2. Văn phòng Chính phủ chuẩn bị những nội dung cơ bản, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo để báo cáo Chính phủ thảo luận.
3. Tùy theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo, Chính phủ có thể xem xét, thảo luận tại một hoặc một số phiên họp của Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện Văn phòng Chính phủ trình bày những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án, dự thảo;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Chính phủ thảo luận;
đ) Chính phủ biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.
4. Trong trường hợp Chính phủ chưa thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo. Căn cứ vào ý kiến của thành viên Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉnh lý dự án, dự thảo.
Tại phiên họp tiếp theo, Chính phủ thảo luận về dự án, dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ về nội dung chỉnh lý;
b) Chính phủ thảo luận và biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.
1. Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp dự kiến những nội dung cần tham gia ý kiến để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra).
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện cơ quan được phân công tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
3. Cơ quan chủ trì thẩm tra có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản tham dự cuộc họp do mình tổ chức để phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.
4. Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo; tự mình hoặc cùng cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo tổ chức hội thảo, khảo sát thực tế về những vấn đế thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan thẩm tra.
1. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra bao gồm:
a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản;
d) Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự án, dự thảo;
đ) Báo cáo tổng kết về việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội thì chậm nhất là ba mươi ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản;
2. Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;
4. Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.
1. Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến thì có thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ.
2. Trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được giao cho nhiều cơ quan phối hợp thẩm tra thì việc thẩm tra có thể được tiến hành bằng một trong các phương thức sau đây:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thẩm tra với sự tham gia của đại diện cơ quan tham gia thẩm tra;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thẩm tra với Thường trực cơ quan tham gia thẩm tra.
1. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 43 của Luật này, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, đồng thời phải phản ánh ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm tra.
1. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm tham gia thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do các cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra với hệ thống pháp luật trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Ủy ban pháp luật tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Nội dung tham gia thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật bao gồm:
a) Sự phù hợp của quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với quy định của Hiến pháp; quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Sự thống nhất về nội dung giữa quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với luật, nghị quyết của Quốc hội; giữa quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giữa các quy định trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; sự thống nhất về kỹ thuật văn bản.
4. Khi gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 42 của Luật này, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải đồng thời gửi hồ sơ đến Ủy ban pháp luật.
1. Ủy ban về các vấn đề xã hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra khi dự án, dự thảo đó có nội dung liên quan đến bình đẳng giới.
2. Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của dự án, dự thảo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật bình đẳng giới.
4. Khi gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 42 của Luật này, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải đồng thời gửi hồ sơ đến Ủy ban về các vấn đề xã hội.
Chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến.
Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội.
1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về nội dung cơ bản của dự án, dự thảo.
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra, kiến nghị những vấn đề trình ra Quốc hội tập trung thảo luận;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp kết luận.
1. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo.
Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền trình có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo, trừ trường hợp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội.
Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và dự án, dự thảo trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp thì chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Đối với dự án, dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước và được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau thì chậm nhất là bốn mươi lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gửi lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản và gửi về Văn phòng Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo.
Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
2. Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
3. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội;
4. Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu.
5. Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Đoàn thư ký kỳ họp và cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trình Quốc hội biểu quyết;
6. Sau khi dự án, dự thảo được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Chậm nhất là năm ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
8. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
9. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc chỉnh lý và thông qua dự thảo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu;
d) Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Đoàn thư ký kỳ họp và cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trình Quốc hội biểu quyết.
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thường trực hoặc phiên họp toàn thể để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi dự thảo đã được chỉnh lý để lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
b) Quốc hội thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
d) Chậm nhất là năm ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
e) Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận;
đ) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
e) Chậm nhất là ba ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
g) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
h) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
i) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết một số vấn đề của dự án, dự thảo theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
c) Chậm nhất là ba ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
d) Tại phiên họp thứ hai, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.
e) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua bao gồm:
1. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
2. Dự thảo đã được chỉnh lý.
Ngày thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.
1. Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết được thông qua.
2. Đối với pháp lệnh, nghị quyết đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 7 Điều 103 của Hiến pháp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến. Nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Trong các trường hợp này thì thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại hoặc Quốc hội quyết định.
DEVELOPMENT AND PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND ITS STANDING COMMITTEE
Section 1. LAW AND ORDINANCE DEVELOPMENT PROGRAMMING
Article 22. Law and ordinance development programmes
1. Law and ordinance development programmes shall be formulated on the basis of adhering to the Partys directions and policies, socio-economic development and national defence and security strategies as well as governance requirements in each period and ensuring fundamental rights and obligations of citizens.
2. A Law and ordinance development programme shall consist of a National Assembly term-based law and ordinance development sub-programme and an annual law and ordinance development sub-programme.
3. The National Assembly shall decide the National Assembly term-based law and ordinance development sub-programme at the second session of each legislature and the annual law and ordinance development sub-programme at the first session in the previous year.
Article 23. Proposals and recommendations on law/ordinance development
1. Agencies, organizations and deputies of the National Assembly with the right to submit proposed drat legal documents specified in Article 87 of the Constitution shall submit their law/ordinance development proposals and National Assembly deputies shall forward their recommendations on law/ordinance development to the Standing Committee of the National Assembly.
A law/ordinance development proposal shall indicate clearly the need to promulgate such a law or ordinance; its objects and scope of regulation; its basic views/policies and main contents; needed resources/conditions for drafting the document; reported preliminary impact assessment of the document; and expected date of requesting its approval by the National Assembly and its Standing Committee.
Recommendations on law/ordinance development shall indicate clearly the need to promulgate such a law or ordinance and its objects and scope of regulation.
2. The Government shall propose programmes for the development of laws/ ordinances on issues within its functions, tasks and authority to the Standing Committee of the National Assembly as well as provide its comments on law/ordinance development proposals of other agencies, organizations and deputies and recommendations of deputies on law/ordinace development.
The Ministry of Justice shall be responsible for supporting the Government in formulating proposed law/ordinance development programmes based on proposals from Ministries, Ministry-equivalent Agencies and Government-affiliated Agencies.
3. The Government shall consider and deliberate on proposed law/ordinance development programmes in the following format:
a) A representative of the Ministry of Justice presents the draft of a proposed law/ordinance development programme;
b) Representatives of the agencies/organizations invited to attend the meeting provide their comments;
c) The Government deliberates;
d) The Government conducts voting for the adoption of the proposed law/ordinance development programme.
Article 24. Deadline for submission of proposals and recommendations on law/ordinance development
1. By March 01 in the previous year at the latest, proposals and recommendations on law/ordinance development shall be submitted to the Standing Committee of the National Assembly for the development of a proposed annual law/ordinance development programme and, at the same time, to the Committee for Legal Affairs of the National Assembly for verification.
By August 01 in the first year of the National Assembly term at the latest, proposals and recommendations on law/ordinance development shall be submitted to the Standing Committee of the National Assembly for the development of a proposed National Assembly term-based law/ordinance development programme and, at the same time, to the Committee for Legal Affairs of the National Assembly for verification.
2. Prior to submission of their proposals and recommendations on law/ordinance development to the Standing Committee, agencies, organizations and deputies of the National Assembly shall forward these proposals and recommendations to the Government for its comments.
Article 25. Verification of proposals and recommendations on law/ordinance development
1. The Committee for Legal Affairs shall collect and play the lead role in verifying law/ordinance development proposals from agencies, organizations and deputies of the National Assembly and recommendations on law/ordinance development from deputies.
The verification shall focus on the need to promulgate the proposed laws/ordinances, their scopes and objects of regulation, their basic policies, consistence, feasibility and order of priority as well as conditions for ensuring their development and implementation.
2. The Ethnic Council and other Committees of the National Assembly shall be responsible for coordinating with the Committee for Legal Affairs in verifying proposals and recommendations on law/ordinance development and providing comments on the need for and order of priority of promulgating the proposed documents in the area covered by each of them.
Article 26. Formulating proposed law/ordinance development programmes
1. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and deliberate on proposals and recommendations on law/ordinance development in the following format:
a) A representative of the Government presents an introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance development programme.
Representatives of other agencies and organizations and deputies of the National Assembly provide comments on the proposal and recommendation on law/ordinance development;
b) A representative of the Committee for Legal Affairs presents a report on verification findings;
c) The participants contribute their comments/suggestions;
d) The Standing Committee of the National Assembly deliberates;
e) Representatives of the Government, other agencies and organizations and deputies that have proposals and recommendations in question provide clarification and/or additional explanations/information about the issues raised at the meeting;
f) The Chairperson makes concluding remarks.
2. Based on proposals and recommendations on law/ordinance development of agencies, organizations and deputies of the National Assembly as well as on the verification findings of the Committee for Legal Affairs, the Standing Committee shall prepare a proposed law/ordinance development programme for submission to the National Assembly for consideration and decision.
Documents supporting a proposed law/ordinance development programme shall include an introductory note supporting the submission of the programme and a draft resolution of the National Assembly on that programme. The proposed programme shall be posted on the National Assemblys website.
3. The Committee for Legal Affairs shall play the lead role and coordinate with the concerned agencies in assisting the Standing Committee of the National Assembly to formulate proposed law/ordinance development programmes.
Article 27. Sequential order of steps in the process of considering and approving proposed law/ordinance development programmes
1. The National Assembly shall consider and approve proposed law/ordinance development programmes in the following format:
a) A representative of the Standing Committee of the National Assembly presents an introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance development programme;
b) The National Assembly deliberates on the proposed law/ordinance development programme at its plenary session. Prior to this discussion at the plenary session, the proposed programme may be discussed by the deputies in groups;
c) Once the proposed law/ordinance development propramme has been discussed and commented on by the National Assembly, the Standing Committee instructs the Committee for Legal Affairs, the Ministry of Justice and other concerned agencies/organizations to study and incorporate the comments and amend/improve the National Assemblys draft resolution on the proposed programme as well as prepare a report the incorporation of the comments and amendments to the draft resolution;
d) The Standing Committee of the National Assembly reports to the latter on the incorporation of the comments and amendments to the draft resolution on the law/ordinance development programme;
e) The National Assembly votes for the adoption on its resolution on the law/ordinance development programme.
2. The resolution on the law/ordinance development programme shall indicate clearly the titles of the proposed law/ordinance and the draft resolution; in the case of an annual law/ordinance development programme, the resolution shall also indicate the expected date of submission of the proposed law/ordinance and the draft resolution to the National Assembly and its Standing Committee for their consideration and approval.
Article 28. Implementation of law/ordinance development programmes
1. The Standing Committee of the National Assembly shall play the steering role in implementing the law/ordinance development programme through the following activities:
a) Assigning agencies, organizations and deputies of the National Assembly to submit proposed laws/ordinances and draft resolutions; designating lead and participating agencies to verify the proposed laws/ordinances and draft resolutions.
In the case that the Standing Committee submits proposed laws and draft resolutions of the National Assembly, the National Assembly shall decide verifying agencies or set up a provisional Committee for this purpose.
In the case that the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly submits proposed laws/ordinances and draft resolutions, the Standing Committee shall decide verifying agencies;
b) Establishing Drafting Boards for proposed laws/ordinances and draft resolutions in accordance with Clause 1 of Article 30 in this Law;
c) Deciding progress of formulating proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as specific actions to ensure the implementation of the related law/ordinance development programmes.
2. The Committee for Legal Affairs shall be responsible for supporting the Standing Committee of the National Assembly in organizing the implementation of law/ordinance development programmes.
3. The Ministry of Justice shall be responsible for recommending lead drafting and cooperating agencies to the Government for its decision as well as for helping the Government advance the process of drafting the proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by the Government.
Article 29. Adjustment of law/ordinance development programmes
The Standing Committee of the National Assembly shall decide on the adjustment of law/ordinance development programmes, as/if necessary, and report such adjustment to the National Assembly at the nearest session.
The adjustment of the law/ordinance development programmes shall comply with Articles 23, 24 and 25 in this Law.
Section 2. DEVELOPMENT OF LAWS, RESOLUTIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND ORDINANCES, RESOLUTIONS OF THE STANDING COMMITTEE
Article 30. Establishment of Drafting Boards and appointment of lead drafting agencies
1. The Standing Committee of the National Assembly shall establish Drafting Boards and appoint lead drafting agencies in the following cases:
a) Proposed laws/ordinances and draft resolutions covering several sectors/areas;
b) Proposed laws and draft resolutions of the National Assembly submitted by the Standing Committee;
c) Proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by National Assembly deputies. The members of the Drafting Boards shall be decided by the Standing Committee at the request of the deputies.
2. In the case that proposed laws/ordinances and draft resolutions are submitted by the Government, the Government shall assign a Ministry or a Ministry-equivalent Agency to be the lead drafting agency, which shall establish a Drafting Board.
3. In the case that proposed laws/ordinances and draft resolutions are submitted by another agency/organization, that agency/organization shall establish a Drafting Board and act as the lead drafting agency.
Article 31. Members of Drafting Boards
1. A Drafting Board shall consist of its Chairperson, who is the Head of the lead drafting agency/organization, and other members, who are representatives of the senior management of the lead drafting agency/organization and other concerned agencies/organizations and experts/scientists. In the case of a Drafting Board for a proposed law/ordinance and a draft resolution submitted by the Government, its members shall also include representatives of the leadership of the Ministry of Justice and the Office of the Government. A Drafting Board shall consist of at least nine members.
2. Members of a Drafting Board shall be the ones who are acquainted with technical issues of the proposed law/ordinance and draft resolution as well as available and able to participate in all activities of the Board.
Article 32. Tasks of Drafting Boards and their Chairpersons
1. Drafting Boards shall be responsible for organizing the drafting of the proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as be responsible to the lead drafting agencies/organizations for the quality and progress of this job.
2. Drafting Boards shall have the following tasks:
a) Reviewing and approving the outlines of the draft laws/ordinances and resolutions;
b) Deliberating on related basic policies and substantive issues of the proposed laws/ordinances and draft resolutions;
c) Deliberating on the draft documents, introductory notes supporting the submission of the draft documents, detailed narratives of the proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as on the incorporation of comments from agencies/organizations and individuals;
d) Ensuring the relevance of the draft documents to the Partys directions and policies as well as their constitutionality, legality, consistence with the legal system and feasibility.
3. The Chairpersons of the Drafting Boards shall have the following tasks:
a) Establishing editorial teams to support the Drafting Boards and guiding the editorial teams in preparing the outlines of the draft documents as well as in editing and improving the draft documents;
b) Organizing meetings and other activities of the Drafting Boards.
Article 33. Tasks of lead drafting agencies/organizations
1. Reviewing law enforcement/implementation and assessing existing legal documents related to the proposed laws/ordinances and draft resolutions; surveying and assessing the actual status of social relations related to the main contents of the proposed laws/ordinances and draft resolutions; requesting concerned agencies/organizations to review and assess the enforcement/implementation of legal documents in the areas covered by the latter and related to the proposed laws/ordinances and draft resolutions, as/if necessary.
2. Organizing the impact assessment of and preparing impact assessment reports on the draft documents. These reports shall highlight issues that need to be addressed and solutions to each issue; analysis and comparison of the costs and benefits of these solutions.
3. Organizing the study of information, materials and international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member, related to the proposed laws/ordinances and draft resolutions; requesting concerned agencies/organizations and individuals to provide relevant information and literature, as/if necessary.
4. Organizing the collection of comments from concerned agencies/organizations on the proposed laws/ordinances and draft resolutions; consolidating, studying and incorporating these comments.
5. Studying and incorporating the Governments assessments of and comments on the proposed laws/ordinances and draft resolutions not submitted by the Government.
6. Preparing draft documents, introductory notes supporting the submission of the draft documents, detailed narratives of the proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as reports on the incorporation of comments from concerned agencies/organizations and individuals; impact assessment reports on the draft documents; and posting these materials on the websites of the Government and the lead drafting agencies/organizations.
7. Identifying the core substantive and also controversial issues of the proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by the Government and reporting these issues to the Government for consideration and decision.
8. Recommending that the drafting agencies identify specific articles, clauses and items/paragraphs of the draft documents.
9. Ensuring the provision of required working conditions to the Drafting Boards and the editorial teams.
In the case of proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by National Assembly deputies, the Office of the National Assembly shall be responsible for ensuring availability of the required working conditions for the Drafting Boards and the editorial teams.
Article 34. Tasks of agencies/organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws/ordinances and draft resolutions
1. Agencies/organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws/ordinances and draft resolutions shall have the following tasks:
a) Supervising/guiding the Drafting Boards in the drafting process; or supervising/guiding the lead drafting agencies in the case that the proposed laws/ordinances and draft resolutions are submitted by the Standing Committee of the National Assembly/the Government;
b) Considering and deciding the submission to the National Assembly of proposed laws and draft resolutions and to the Standing Committee of proposed ordinances and draft resolutions; in the case of failing to submit the proposed laws/ordinances and draft resolutions as per the schedule in the law/ordinance development programme, reporting the case immediately to the Standing Committee for its consideration/decision together with clearly stated reasons.
2. In the case that the proposed laws/ordinances and draft resolutions are not submitted by the Government, the submitting agencies/organizations and deputies of the National Assembly shall forward complete sets of the proposed laws/ordinances and draft resolutions together with their supporting documents to the Government for its comments at least forty days before the opening date of the session of the Standing Committee.
3. A set of a proposed law/ordinance or draft resolution and supporting documents submitted to the Government for its comments shall include:
a) An introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution;
b) A draft document;
c) A detailed narrative of the proposed law/ordinance or draft resolution and its impact assessment report;
d) A review report on law enforcement/implementation and actual status of social relations related to the main contents of the proposed law/ordinance or draft resolution;
e) Other documents (if any).
Article 35. Collection of comments on proposed laws/ordinances and draft resolutions
1. In the process of drafting the proposed laws/ordinances and draft resolutions, the lead drafting agencies/organizations shall collect comments from concerned agencies/organizations and the direct objects of the legal documents; identifying issues relevant to each consulted agency/organization/object for them to comment on and specific addresses for receiving comments; posting the full texts of the draft legal documents on the websites of the Government and the lead drafting agencies/organizations within minimum sixty days for agencies/organizations and individuals to provide comments on.
2. Comments may be collected directly from the consulted agencies/organizations/individuals or by sending the draft documents to them for their comments or organizing consultative workshops, through the websites of the Government and the lead drafting agencies/organizations or through the mass media.
3. Concerned agencies/organizations shall be responsible for providing their written comments on the proposed laws/ordinances and draft resolutions; specifically, the Ministry of Finance shall be responsible for providing comments on financial sources, the Ministry of Home Affairs on human resources, the Ministry of Natural Resources and Environment on environmental impacts, and the Ministry of Foreign Affairs on relevance to related international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member.
4. The lead drafting agencies/organizations shall be responsible for consolidating, studying and incorporating the collected comments.
Article 36. Assessment of proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by the Government
1. The Ministry of Justice shall be responsible for assessing proposed laws/ordinances and draft resolutions prior to their submission to the Government.
In the case that the proposed laws/ordinances and draft resolutions are complex and related to several sectors/areas or drafted by the Ministry of Justice as the lead drafting agency, the Minister of Justice shall establish an Assessing Council consisting of representatives of concerned agencies, experts and scientists.
2. A complete set of documentation submitted for assessment shall include:
a) An introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution submitted to the Government;
b) A draft document;
c) A detailed narrative of the proposed law/ordinance or draft resolution and its impact assessment report;
d) A review report on law enforcement/implementation and actual status of social relations related to the main contents of the proposed law/ordinance or draft resolution;
e) A consolidated note of comments from agencies/organizations/individuals on the proposed law/ordinance or draft resolution; a copy of comments from Ministries and Ministry-equivalent Agencies; a report on the incorporation of the comments on the proposed law/ordinance or draft resolution;
e) Other documents (if any).
3. Assessing agencies shall focus their assessment on the following issues:
a) The need to promulgate the legal documents in question, their objects and scopes of regulation;
b) The relevance of the draft documents to the Partys directions and policies;
c) Their constitutionality, legality, consistence with the legal system and relevance to related international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member;
d) Their feasibility, including their responsiveness to the actual demands and level of social development as well as required conditions for ensuring their enforcement/implementation;
e) Language and drafting techniques.
The assessing agencies may request the lead drafting agencies to report on the issues related to the contents of the proposed laws/ordinances and draft resolutions, as/if necessary.
4. Assessment reports shall be forwarded to the lead drafting agencies within maximum twenty days from the date on which full sets of documentation submitted for assessment are received.
5. The lead drafting agencies shall be responsible for studying and incorporating the assessments into the amendment/finalization of the draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the Government.
Article 37. Sets of proposed laws/ordinances and draft resolutions and supporting documents submitted to the Government
1) An introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution submitted to the Government;
2) A draft document;
3) A detailed narrative of the proposed law/ordinance or draft resolution and its impact assessment report;
4) An assessment report, a report on the incorporation of the assessments, a consolidated note of comments on the proposed law/ordinance or draft resolution from agencies/organizations/individuals;
5) A review report on law enforcement/implementation and actual status of social relations related to the main contents of the proposed law/ordinance or draft resolution;
6) Other documents (if any).
Article 38. Amendment and finalization of proposed laws/ordinances and draft resolutions prior to their submission to the Government
In the case that there exist different opinions among Ministries and Ministry-equivalent Agencies about major substantive issues of a proposed law/ordinance or a draft resolution, the Minister-Chairman of the Office of the Government shall convene a meeting of representatives of the leadership of the lead drafting agency, the Ministry of Justice, other concerned Ministries and Ministry-equivalent Agencies to address those controversial issues prior to their submission to the Government for consideration/decision. Based on comments collected in this meeting, the lead drafting agency shall work with concerned agencies in further revising and finalizing the proposed law/ordinance or draft resolution for submission to the Government.
Article 39. The Government deliberates and decides the submission of proposed laws/ordinances and draft resolutions
1. The Government shall be responsible for holding collective consideration/ discussion and following the principle of majority voting in order to decide the submission of proposed laws/ordinances and draft resolutions.
2. The Office of the Government shall identify and report major issues, including controversial ones, of the proposed laws/ordinances and draft resolutions to the Government for its deliberations.
3. Depending on the nature and contents of a proposed law/ordinance or a draft resolution, the Government may consider and deliberate on it at one or several cabinet meetings in the following format:
a) A representative of the lead drafting agency presents the proposed law/ordinance or draft resolution;
b) A representative of the Office of the Government presents the remaining controversial issues of the proposed law/ordinance or draft resolution;
c) Representatives of the agencies/organizations attending the meeting provide their comments;
d) The Government deliberates;
e) The Government votes for the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution.
4. In the case that the Government has not adopted the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution, the Prime Minister shall decide timing for its re-consideration. Based on the cabinet members comments, the lead drafting agency shall coordinate with concerned agencies/organizations in amending/adjusting the proposed law/ordinance or draft resolution.
At the next meeting, the Government shall deliberate on the proposed law/ordinance or draft resolution in the following format:
a) The lead drafting agency reports the amendments/adjustments to the Government;
b) The Government deliberates and votes for the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution.
Article 40. The Government provides comments on proposed laws/ordinances and draft resolutions it does not submit
1. The Government shall be responsible for providing written comments on proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by other agencies/organizations and deputies of the National Assembly within twenty days from the date on which full sets of documentation are received.
2. Ministries and Ministry-equivalent Agencies which are assigned by Prime Minister to prepare comments shall play the lead role and collaborate with the Ministry of Justice in identifying issues that need to be commented on and submitting them to the Government for consideration/decision.
Section 3. VERIFICATION OF PROPOSED LAWS, ORDINANCES AND DRAFT RESOLUTIONS
Article 41. The verification conducted by the Ethnic Council and other committees of the National Assembly.
1. Proposed laws, ordinances and draft resolutions before being submitted to the National Assembly and the Standing Committee of National Assembly for discussion and comments shall be verified by the National Council and related committees of the National Assembly (hereinafter referred to as verifying agency).
The Ethnic Council and National Assembly committees shall play the lead role in the verification of proposed laws, ordinances and draft resolutions within their domains, and others assigned by the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly; participating in the verification of proposed laws, ordinances and draft resolutions, led by other bodies of the National Assembly under the assignment by the Standing Committee of National Assembly.
2. The lead verifying agency has the responsibility to invite representatives of the assigned agencies to participate in the verification and to attend meetings in order to make comments on the contents of the proposed laws, ordinances and draft resolutions relating to their areas and other substantive issues of the proposed laws, ordinances and draft resolutions.
3. The lead verifying agency may invite representatives of the related agencies, organizations, experts/specialists, scientists and representatives of the direct objects of the proposed legal documents to attend meetings to provide comments on the substantive issues of the proposed laws, ordinances and draft resolutions.
4. The verifying agency shall be entitled to request the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws, ordinances and draft resolutions to report on substantive issues of these documents; they may be requested to hold workshops or conduct fact-finding surveys on substantive issues of the proposed laws, ordinances and draft resolutions by themselves or in collaboration with the lead drafting agency.
Agencies, organizations and individuals, when requested, shall be responsible for providing information, documents and responding to other requests raised by the verifying agency.
Article 42. Sets of the proposed laws, ordinances, draft resolutions and other supporting documents and timing for verification
1. A complete set of the proposed law, ordinance and draft resolution and other supporting documents shall include:
a) An introductory note supporting the submission of the proposed law, ordinance or drat resolution submitted to the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly;
b) A draft document;
c) A detailed narrative of the proposed law, ordinance or draft resolution and an assessment report on the impacts of the draft document;
d) An assessment report on the proposed law, ordinance or draft resolution if the document is submitted by the Government; comments of the Government on the proposed law, ordinance or draft resolution if the document is not submitted by the Government; a consolidated note of comments on the proposed law, ordinance or draft resolution;
e) A review report on law enforcement/implementation and the actual status of social relations related to the main contents of the proposed law, ordinance or draft resolution;
f) Other documents (if any).
2. The deadline for the submission of the proposed laws, ordinances and draft resolutions to the Standing Committee of the National Assembly shall be maximum twenty days before the opening date of the Standing Committees session; the submitting agencies, organizations and NA deputies shall send their complete sets of documentation as specified in Clause 1 of this Article to the lead verifying agency and other verifying agencies for them to conduct the verification.
The deadline for the submission of proposed laws, ordinances and draft resolutions to the National Assembly shall be maximum thirty days before the opening date of the National Assemblys session; the submitting agencies, organizations and NA deputies shall send their complete sets of documentation as specified in Clause 1 of this Article to the lead verifying agency and other verifying agencies for them to conduct the verification.
Article 43. Issues to be verified
The verifying agency shall focus on the following key issues:
1. Scope and objects of regulation by the draft document;
2. Contents of the draft document and controversial issues;
3. The relevance of the draft document to the Partys directions and policies, the Constitution, the existing laws and its consistence with the existing legal system;
4. The feasibility of the draft document.
Article 44. Modalities of verification
1. The lead verifying agency shall organize a plenary meeting for verification; in the case of the National Assemblys proposed laws and draft resolutions submitted to the Standing Committee for comments, a meeting of Council Standing Members and Committee Standing Members may be convened for the purpose of initial verification.
2. In case that the proposed laws, ordinances and draft resolutions are jointly verified by several agencies, the verification can be conducted in either of the following ways:
a) The lead verifying agency arranges a verification meeting with the participation of the representatives of the verifying agencies;
b) The lead verifying agency arranges a verification meeting with the participation of the standing members of the verifying agencies.
Article 45. Verification report
1. The verification report shall demonstrate clearly the viewpoints of the verifying agencies on the issues under verification as specified in the Article 43 of this Law and recommend amendments.
2. The verification report shall fully reflect the comments of the members of the lead verifying agency and also those of the verifying agencies.
Article 46. Responsibilities of the Committee for Legal Affairs in verification to ensure the constitutionality, legality and consistence with the legal system of proposed laws, ordinances and draft resolutions
1. The Committee for Legal Affairs shall have the responsibility to participate in the verification led by other bodies of the National Assembly to ensure the constitutionality, legality and consistence with the legal system of the proposed laws, ordinances and draft resolutions before their submission to the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly for review and ratification.
2. The Committee for Legal Affairs shall arrange a meeting of standing members of the Committee or the plenary meeting of the Committee for the preparation of verification comments and for the nomination of the Committees representative to attend the verification meeting of the lead verifying agency.
3. The issues under verification to ensure the constitutionality, legality and consistence with the legal system of the proposed laws, ordinances and draft resolutions shall comprise the followings:
a) Relevance of the draft laws and resolutions of the National Assembly to the Constitution; relevance of the draft ordinances and resolutions of the Standing Committee to the Constitution, existing laws and resolutions of the National Assembly.
b) The consistence of the draft laws and resolutions of the National Assembly with its existing laws and resolutions; consistence of the draft ordinances and resolutions of the Standing Committee with its existing ordinances and resolutions; consistence among the draft ordinances, laws and resolutions; consistence of drafting techniques.
4. When forwarding a complete set of documentation as specified in Article 42 of this Law, the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting the proposed laws, ordinances draft resolutions shall also send a copy to the Committee for Legal Affairs.
Article 47. Responsibilities of the Committee for Social Affairs in verifying the integration of gender equality into proposed laws, ordinances and draft resolutions
1. The Committee for Social Affairs shall have the responsibility to participate in the verification of gender equality integration into proposed laws, ordinances and draft resolutions, which is led by other bodies of the National Assembly in the case that those proposed laws, ordinances and draft resolutions contain elements related to gender equality.
2. The Committee for Social Affairs shall organize a meeting of the Committees Standing Members or its plenary meeting for the preparation of verification comments and nomination of its representative to attend the verification meeting of the lead verifying agency.
3. The verification of gender equality integration into the proposed laws, ordinances and draft resolutions shall be conducted as specified in Clause 2, Article 22 of the Law on Gender Equality.
4. When forwarding the complete set of documentation as specified in Article 42 of this Law, the agencies, organizations and deputies of National Assembly submitting the proposed laws, ordinances and draft resolutions shall also send a copy to the Committee for Social Affairs.
Section 4. THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY REVIEWS AND COMMENTS ON PROPOSED LAWS AND DRAFT RESOLUTIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 48. Time frame for the Standing Committee of National Assembly to review and comment on the proposed laws and draft resolutions of the National Assembly
Within maximum seven days before the opening date of the Standing Committees session, the agencies, the organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws and draft resolutions shall forward the complete set of documentation as specified in Clause 1, Article 42 of this Law to the Standing Committee for comments.
The draft document, the introductory note supporting the submission of the draft document and the verification report on the proposed law or draft resolution shall be posted on the Website of the National Assembly.
Article 49. Sequence of steps taken by the Standing Committee of National Assembly in reviewing and commenting on proposed laws and draft resolutions of the National Assembly.
1. Depending on the nature and contents of the proposed law or draft resolution of the National assembly, the Standing Committee may review and comment on the draft document only once or repeat the process several times.
2. The Standing Committee of National Assembly shall review and comment on the draft document in the following sequence of steps:
a) The representative of the agency/organization or deputy of the National Assembly submitting the proposed law or draft resolution presents its main contents;
b) The representative of the lead verifying agency presents the verification report and recommends issues for the National Assembly to discuss;
c) The representatives of Agencies/organizations and individuals participating in the meeting provide comments;
d) The Standing Committee of National Assembly then has a discussion;
e) The chairperson makes concluding remarks.
Article 50. The incorporation of the Standing Committees comments and amendment of proposed laws and draft resolutions of the National Assembly
1. Based on the comments from the Standing Committee of National Assembly, the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws and draft resolutions of the National Assembly shall be responsible for studying and incorporating the comments into the adjustment/amendment of the proposed laws and draft resolutions.
In the case of a proposed law or a draft resolution submitted by the Government, the person authorized by the Prime Minister to submit the draft document shall be responsible for studying and incorporating the comments into the adjustment/amendment of the proposed law or draft resolution, except for special cases which need to be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
2. In case that the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws and draft resolutions of the National Assembly, have their comments different from those of the Standing Committee, the case shall be reported to the National Assembly for consideration and decision.
Section 5. DELIBERATION ON, INCORPORATION OF COMMENTS ON, AMENDMENT AND APPROVAL OF PROPOSED DRAFT LAWS, ORDINANCES AND RESOLUTIONS
Article 51: Consideration and approval of proposed draft laws, ordinances and resolutions
1. The National Assembly shall consider and approve proposed draft laws, ordinances and resolutions at one or two meeting sessions of the National Assembly.
Regarding those proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly for consideration and comments, and those submitted to the National Assembly for consideration and approval at a meeting session, complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions shall be sent to National Assembly Deputies no later than 20 days before the commencement of the National Assembly Session.
Regarding those proposed draft laws, ordinances and resolutions that have been revised and improved through adopting comments of National Assembly Deputies at the previous meeting session and then submitted to the National Assembly for consideration and approval at the following meeting session, the Standing Committee of the National Assembly shall be responsible for sending those documents to National Assembly Deputies, delegations of National Assembly Deputies, the Ethnic Council and committees of the National Assembly for inputs of comments and improvements no later than 45 days before the commencement of the National Assembly Session.
Delegations of National Assembly Deputies, the Permanent Part of the Ethnicity Council, and the Permanent Parts of the National Assembly Committees shall be responsible for organizing discussions and inputs of comments in writing to be sent to the Office of the National Assembly no later than 20 days before the commencement of the National Assembly Session.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve proposed draft laws, ordinances and resolutions at one or two meetings of the Standing Committee of the National Assembly.
Complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions shall be sent to members of the Standing Committee of the National Assembly no later than 20 days before the commencement of the meeting of the Standing Committee of the National Assembly.
3. Complete sets documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly include those documents stipulated in Clause 1 Article 42 of this Law and reports on assessment of proposed draft laws, ordinances and resolutions.
Draft documents, submissions and reports on assessment of proposed draft laws, ordinances and resolutions shall be posted on the website of the National Assembly.
Article 52: Sequential procedures for consideration and approval of proposed draft laws and resolutions at a meeting session of the National Assembly
The National Assembly shall consider and approve proposed draft laws and resolutions at one of its meeting sessions through the following sequential procedures:
1. Representatives of the agencies, organizations, National Assembly Deputies that submit their proposed draft laws and resolutions shall make presentations on those proposed draft laws and resolutions.
2. Representatives of the agencies that take the lead responsibility in assessing the drafts shall make a presentation on their reports on assessment of those documents.
3. The National Assembly shall discuss at plenary sessions basic contents and major issues of proposed draft laws and resolutions that are subject to controversy. Before being discussed at plenary sessions, proposed draft laws and resolutions can be discussed at meetings of groups of National Assembly Deputies.
4. In the course of discussions, representatives of agencies and organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions shall provide explanations regarding issues and problems related to those proposed draft laws and resolutions brought forward by National Assembly Deputies.
5. Regarding important issues of proposed draft laws and resolutions, and major issues that are still subject to controversy, the National Assembly shall apply majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly. The agencies taking the lead responsibility in assessment of proposed draft laws and resolutions shall coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Secretariat of the National Assembly Session and institutions concerned to help the Standing Committee of the National Assembly to anticipate those issues and problems of proposed draft laws and resolutions to submit to the National Assembly for majority voting.
6. After the proposed draft laws and resolutions have been deliberated and commented upon, the Standing Committee of the National Assembly shall guide and organize the follow-up studies, adoption and improvement of the draft documents in the following sequential order:
a. The agencies taking the lead responsibility in assessment of proposed draft laws and resolutions (the lead assessing agencies) shall coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned to conduct studies, adoptions and improvement of those draft documents and to prepare reports on adoptions and improvement of those draft documents to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly.
b. Proposed draft laws and resolutions shall be sent to the Law Committee for scrutiny and perfection in terms of drafting techniques no later than 5 days before the date of voting for approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the assessing agencies, representatives of agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft laws and resolutions to organize checks and scrutiny to ensure constitutionality, legality and consistence of the proposed draft laws and resolutions with the law system.
7. The Standing Committee of the National Assembly shall report to the National Assembly on explanations on adoptions and improvement of the draft laws, ordinances and resolutions. In cases where agencies, organization and National Assembly Member that submit the proposed draft laws and resolutions have different ideas from what has been adopted and improved in the draft documents, those different ideas must be clearly mentioned in the reports.
8. The National Assembly shall approve the proposed draft laws and resolutions by majority voting. In cases where different ideas still remain regarding certain issues and problems, the National Assembly shall settle those differences by majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly before approving the proposed draft laws and resolutions by majority voting.
9. The Chairperson of the National Assembly shall sign to certify those laws and resolutions passed by the National Assembly. In cases where the proposed draft documents have not been approved or have been approved in part, the improvement and approval of the draft documents shall be conducted in accordance with Clauses 2 and 3 Article 53 of this Law.
Article 53. Sequential procedures for consideration and approval of proposed draft laws and resolutions at 2 meeting sessions of the National Assembly
The National Assembly shall consider and approve proposed draft laws and resolutions at 2 of its meeting sessions in the following sequential order:
1. At the first meeting session:
a. Representatives of agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions shall make presentations on those draft documents.
b. Representatives of agencies that take the lead responsibility in assessment of those draft documents shall make presentations on their assessment reports.
c. The National Assembly shall deliberate on those basic contents and major issues and problems that are subject to controversy of the proposed draft laws and resolutions at plenary sessions. Before being deliberated at plenary sessions, proposed draft laws and resolutions can be discussed at meetings of groups of National Assembly Deputies. In the course of discussions, representatives of agencies and organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions shall provide explanations regarding issues and problems related to those proposed draft laws and resolutions brought forward by National Assembly Deputies.
d. Regarding important issues of proposed draft laws and resolutions, and major issues that are still subject to controversy, the National Assembly shall apply majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly.
The agencies taking the lead responsibility in assessment of proposed draft laws and resolutions shall coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Secretariat of the National Assembly Session and institutions concerned to help the Standing Committee of the National Assembly to anticipate those issues and problems of proposed draft laws and resolutions to submit to the National Assembly for majority voting.
e. The Standing Committee of the National Assembly shall direct the Secretariat of the Session to synthesize comments and ideas of National Assembly Deputies and the voting results to provide a basis for improvements.
2. During the time between the two sessions of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly shall direct and organize the studies, adoptions and improvements of the draft documents in the following sequential order:
a. The lead assessing agency shall take the lead responsibility and coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned for studies, adoptions and improvements of the draft documents and drafting reports on adoptions and improvements of draft documents.
b. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and discuss reports on adoptions and improvements and the improved draft documents.
c. The Standing Committee of the National Assembly shall send the improved draft documents to National Assembly Deputies, the delegations of National Assembly Deputies, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly for further comments.
d. The lead assessing agency shall synthesize comments from National Assembly Deputies, the delegations of National Assembly Deputies, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly for studies, adoptions and improvements of draft documents and completion of reports on explanations for adoptions and improvements of draft documents to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly.
3. At the second meeting session:
a. Representatives of the Standing Committee of the National Assembly shall deliver a report to the National Assembly on explanations for adoptions and improvement of the draft laws and resolutions. In cases where agencies, organization and National Assembly Member that submit the proposed draft laws and resolutions have different ideas from what has been adopted and improved in the draft documents, those different ideas must be clearly mentioned in the reports.
b. The National Assembly shall deliberate those contents of the proposed draft laws and resolutions that are still subject to different ideas.
c. The Standing Committee of the National Assembly shall direct and organize studies, adoptions and improvements for draft documents.
d. The proposed draft laws and resolutions shall be sent to the Law Committee for review and perfection in terms of drafting techniques no later than 5 days before the date of voting and approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the lead assessing agency, representatives of the agencies, organizations, the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions to conduct reviews to ensure constitutionality, legality and consistence of those draft documents with the law system.
e. The National Assembly shall approve the proposed draft laws and resolutions by majority voting. In cases where different ideas still remain regarding certain issues and problems, the National Assembly shall settle those differences by majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly before approving the proposed draft laws and resolutions by majority voting.
f. The Chairperson of the National Assembly shall sign to certify those laws and resolutions passed by the National Assembly. In cases where the proposed draft documents have not been approved or have been approved in part, the consideration and approval of those draft documents shall be decided upon by the National Assembly at the request of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 54. Sequential procedures for consideration and approval of proposed draft ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve proposed draft ordinances and resolutions at one of its meetings in the following sequential order:
a. Representatives of agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft ordinances and resolutions shall make presentations on those draft documents.
b. Representatives of agencies that take the lead responsibility in assessment of those draft documents shall make presentations on their assessment reports.
c. The invited representatives of agencies, organizations and individuals shall state their opinions and views.
d. The Standing Committee of the National Assembly shall discuss, and the chairperson of the meeting shall draw conclusions.
e. The agency taking the lead responsibility for assessment of proposed draft documents shall be responsible for coordinating with agencies, organizations, National Assembly Deputies that submit their proposed draft ordinances and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned for studies, adoptions and improvements of the draft documents.
f. Proposed draft ordinances and resolutions shall be sent to the Law Committee for scrutiny and perfection in terms of drafting techniques no later than 3 days before the date of voting for approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the assessing agencies, representatives of agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft ordinances and resolutions to organize checks and scrutiny to ensure constitutionality, legality and consistence of the proposed draft ordinances and resolutions with the law system.
g. Representatives of the lead assessing agency shall report to the Standing Committee of the National Assembly on adoptions and improvements for the draft documents. In cases where agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft ordinances and resolutions have different opinions from what has been revised and improved in the draft documents, those differences shall be clearly mentioned in the report.
h. The Standing Committee of the National Assembly shall approve the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting. In cases where different opinions still remain, the Standing Committee of the National Assembly shall settle those differences at the request of the chairperson of the meeting before approving the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting.
i. The Chairperson of the National Assembly shall sign the ordinances and resolutions passed by the Standing Committee of the National Assembly.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve proposed draft ordinances and resolutions at two of its meetings in the following sequential order:
a. At the first meeting session, the presentations and discussions shall be undertaken in the sequential order as stipulated in Clauses a, b, c and d of Part 1 of this Article. The Standing Committee of the National Assembly shall discuss and vote some issues of the proposed draft ordinances and resolutions at the request of assessing agency to provide a basis for revision and improvement.
b. During the time between the two meeting sessions, the lead assessing agency shall take the lead responsibility and coordinate with agencies, organizations and National Assembly Deputies that submit their proposed draft ordinances and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned for studies, adoptions and improvements for the draft documents under the direction of the Standing Committee of the National Assembly.
c. Proposed draft ordinances and resolutions shall be sent to the Law Committee for scrutiny and perfection in terms of drafting techniques no later than 3 days before the date of voting for approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the assessing agencies, representatives of agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft ordinances and resolutions to organize checks and scrutiny to ensure constitutionality, legality and consistence of the proposed draft ordinances and resolutions with the law system.
d. At the second meeting session, the lead assessing agency shall report to the Standing Committee of the National Assembly on the revision and improvement of the draft documents. In cases where agencies, organizations and National Assembly Deputies that submit their proposed draft ordinances and resolutions have different opinions from what has been revised and improved in the draft documents, those differences shall be clearly mentioned in the report.
e. The Standing Committee of the National Assembly shall approve the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting. In cases where different opinions still remain, the Standing Committee of the National Assembly shall settle those differences at the request of the chairperson of the meeting before approving the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting.
f. The Chairperson shall sign the ordinances and resolutions passed by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 55. Complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly for approval
Complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly for approval include the following:
1. Reports on adoptions and improvements for the draft documents;
2. Revised and improved draft documents.
Article 56. The approval dates of laws, ordinances and resolutions passed by the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly
The date of approving laws, ordinances and resolutions passed by the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly shall be the one on which the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly approve those laws, ordinances and resolutions by majority voting.
Section 6. PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS PASSED BY THE NATIONAL ASSEMBLY AND THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 57. Promulgation of laws, ordinances and resolutions
1. The President of the State shall issue orders for the promulgation of laws and resolutions passed by the National Assembly, ordinances and resolutions passed by the Standing Committee of the National Assembly no later than 15 days since the date on which laws, ordinances and resolutions were passed.
2. For those ordinances and resolutions that have been passed by the Standing Committee of the National Assembly but the President of the State requests the Standing Committee of the National Assembly to reconsider as ruled by Clause 7 Article 103 of the Constitution, the Standing Committee of the National Assembly shall reconsider what has been requested by the President of the State. If those ordinances and resolutions are still approved by the Standing Committee of the National Assembly by majority voting but are not agreed upon by the President of the State, the President of the State shall submit them to the National Assembly for determination at the nearest session. In these cases, those ordinances and resolutions shall be promulgated no later than 10 days since the date on which the Standing Committee of the National Assembly re-approved them or the National Assembly passed them.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực