Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
Số hiệu: | 17/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 03/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 18/09/2008 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
3. Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo.
1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tùy theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
1. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài.
2. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài do Chính phủ quy định.
1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay, trường hợp trong văn bản có điều, khoản mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao thì ngay tại điều, khoản đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp.
2. Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết về nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định trong các văn bản khác nhau.
Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành.
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.
2. Hồ sơ dự án, dự thảo và bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
2. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.
3. Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
1. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật.
2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
1. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự về tổ chức quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự, quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
1. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
2. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
3. Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm.
3. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội tại kỳ họp thứ hai của mỗi khóa Quốc hội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật quy định tại Điều 87 của Hiến pháp gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đại biểu Quốc hội gửi kiến nghị về luật, pháp lệnh đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản; báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; thời gian dự kiến đề nghị Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
Kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản.
2. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Chính phủ xem xét, thảo luận về đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Chính phủ thảo luận;
d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 3 của năm trước, đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, đồng thời được gửi đến Ủy ban pháp luật để thẩm tra.
Chậm nhất vào ngày 01 tháng 08 của năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội, đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội, đồng thời được gửi đến Ủy ban pháp luật để thẩm tra.
2. Trước khi gửi đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội phải gửi đề nghị, kiến nghị của mình đến Chính phủ để Chính phủ phát biểu ý kiến.
1. Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính đồng bộ, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.
2. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, thứ tự ưu tiên ban hành văn bản thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Đại diện cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến về đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;
b) Đại diện Uỷ ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội có đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận.
2. Căn cứ vào đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Hồ sơ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm có tờ trình và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội.
3. Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội;
c) Sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ tên dự án, dự thảo; đối với nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm còn phải nêu rõ thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án, dự thảo đó.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thông qua các hoạt động sau đây:
a) Phân công cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra;
Trong trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra;
b) Thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này;
c) Quyết định tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các biện pháp cụ thể bảo đảm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo để trình Chính phủ quyết định và giúp Chính phủ đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình;
c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, Thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.
2. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo; cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo.
3. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo.
1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo còn có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
2. Thành viên Ban soạn thảo phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.
1. Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
2. Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Xem xét, thông qua đề cương dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;
b) Thảo luận về chính sách cơ bản và những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo;
c) Thảo luận về dự thảo văn bản, tờ trình, bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo; về nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Bảo đảm các quy định của dự thảo văn bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.
3. Trưởng Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo và chỉ đạo Tổ biên tập chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản;
b) Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Ban soạn thảo.
1. Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.
2. Tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh, chi phí, lợi ích của các giải pháp.
3. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án, dự thảo. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự án, dự thảo.
4. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về dự án, dự thảo; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
5. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình.
6. Chuẩn bị dự thảo, tờ trình, bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân; báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản và đăng tải các tài liệu này trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
7. Chuẩn bị những nội dung cơ bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo do Chính phủ trình để báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
8. Kiến nghị phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm của dự thảo.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập.
Trường hợp dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội trình thì Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo và Tổ biên tập.
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nhiệm vụ sau đây.
a) Chỉ đạo Ban soạn thảo trong quá trình soạn thảo; đối với dự án, dự thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình thì chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Xem xét, quyết định việc trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp chưa thể trình dự án, dự thảo theo đúng tiến độ của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì chậm nhất là bốn mươi ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.
3. Hồ sơ dự án, dự thảo gửi Chính phủ tham gia ý kiến bao gồm:
a) Tờ trình về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
đ) Tài liệu khác (nếu có)
1. Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
2. Việc lấy ý kiến có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo; trong đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm góp ý kiến về tác động đối với môi trường, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản;
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
đ) Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự án, dự thảo; bản sao ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự án, dự thảo;
e) Tài liệu khác (nếu có)
3. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định tập trung vào những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d) Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.
4. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Chính phủ.
1. Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.
2. Dự thảo văn bản
3. Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản.
4. Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, bản tổng hợp ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự án, dự thảo.
5. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo.
6. Tài liệu khác (nếu có).
Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để giải quyết trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.
1. Chính phủ có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
2. Văn phòng Chính phủ chuẩn bị những nội dung cơ bản, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo để báo cáo Chính phủ thảo luận.
3. Tùy theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo, Chính phủ có thể xem xét, thảo luận tại một hoặc một số phiên họp của Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện Văn phòng Chính phủ trình bày những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án, dự thảo;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Chính phủ thảo luận;
đ) Chính phủ biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.
4. Trong trường hợp Chính phủ chưa thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo. Căn cứ vào ý kiến của thành viên Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉnh lý dự án, dự thảo.
Tại phiên họp tiếp theo, Chính phủ thảo luận về dự án, dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ về nội dung chỉnh lý;
b) Chính phủ thảo luận và biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.
1. Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp dự kiến những nội dung cần tham gia ý kiến để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra).
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện cơ quan được phân công tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
3. Cơ quan chủ trì thẩm tra có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản tham dự cuộc họp do mình tổ chức để phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.
4. Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo; tự mình hoặc cùng cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo tổ chức hội thảo, khảo sát thực tế về những vấn đế thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan thẩm tra.
1. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra bao gồm:
a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
c) Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản;
d) Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự án, dự thảo;
đ) Báo cáo tổng kết về việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội thì chậm nhất là ba mươi ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản;
2. Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;
4. Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.
1. Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến thì có thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ.
2. Trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được giao cho nhiều cơ quan phối hợp thẩm tra thì việc thẩm tra có thể được tiến hành bằng một trong các phương thức sau đây:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thẩm tra với sự tham gia của đại diện cơ quan tham gia thẩm tra;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thẩm tra với Thường trực cơ quan tham gia thẩm tra.
1. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 43 của Luật này, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, đồng thời phải phản ánh ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm tra.
1. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm tham gia thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do các cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra với hệ thống pháp luật trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Ủy ban pháp luật tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Nội dung tham gia thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật bao gồm:
a) Sự phù hợp của quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với quy định của Hiến pháp; quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Sự thống nhất về nội dung giữa quy định trong dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội với luật, nghị quyết của Quốc hội; giữa quy định trong dự thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giữa các quy định trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; sự thống nhất về kỹ thuật văn bản.
4. Khi gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 42 của Luật này, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải đồng thời gửi hồ sơ đến Ủy ban pháp luật.
1. Ủy ban về các vấn đề xã hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra khi dự án, dự thảo đó có nội dung liên quan đến bình đẳng giới.
2. Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Ủy ban để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Ủy ban tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của dự án, dự thảo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật bình đẳng giới.
4. Khi gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 42 của Luật này, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải đồng thời gửi hồ sơ đến Ủy ban về các vấn đề xã hội.
Chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến.
Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội.
1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về nội dung cơ bản của dự án, dự thảo.
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra, kiến nghị những vấn đề trình ra Quốc hội tập trung thảo luận;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp kết luận.
1. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo.
Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền trình có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo, trừ trường hợp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội.
Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và dự án, dự thảo trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp thì chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Đối với dự án, dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước và được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau thì chậm nhất là bốn mươi lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gửi lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản và gửi về Văn phòng Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo.
Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
2. Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
3. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội;
4. Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu.
5. Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Đoàn thư ký kỳ họp và cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trình Quốc hội biểu quyết;
6. Sau khi dự án, dự thảo được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Chậm nhất là năm ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
8. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
9. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc chỉnh lý và thông qua dự thảo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo mà đại biểu Quốc hội nêu;
d) Đối với những vấn đề quan trọng của dự án, dự thảo và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Đoàn thư ký kỳ họp và cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo trình Quốc hội biểu quyết.
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp thường trực hoặc phiên họp toàn thể để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi dự thảo đã được chỉnh lý để lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
b) Quốc hội thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
d) Chậm nhất là năm ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
e) Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận;
đ) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
e) Chậm nhất là ba ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
g) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
h) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo;
i) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết một số vấn đề của dự án, dự thảo theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
c) Chậm nhất là ba ngày trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật;
d) Tại phiên họp thứ hai, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với nội dung đã được chỉnh lý trong dự thảo thì ý kiến đó phải được nêu rõ trong báo cáo;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.
e) Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua bao gồm:
1. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;
2. Dự thảo đã được chỉnh lý.
Ngày thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là ngày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết đó.
1. Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết được thông qua.
2. Đối với pháp lệnh, nghị quyết đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 7 Điều 103 của Hiến pháp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến. Nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Trong các trường hợp này thì thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại hoặc Quốc hội quyết định.
1. Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.
2. Cơ quan soạn thảo tổ chức nghiên cứu, soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.
3. Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của cơ quan soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo phải bảo đảm thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến.
4. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước.
5. Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định.
1. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định hằng năm của Chính phủ trên cơ sở đề nghị của các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đề nghị xây dựng nghị định phải nêu rõ sự cần thiết ban hành, nội dung, chính sách cơ bản và báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản.
2. Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan để xem xét đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ.
Cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng nghị định cử đại diện thuyết trình về những vấn đề liên quan đến đề nghị của mình.
3. Văn phòng Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ và gửi đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để lấy ý kiến, đồng thời đăng tải dự kiến chương trình trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến.
4. Chính phủ thông qua chương trình xây dựng nghị định hằng năm. Thủ tướng Chính phủ phân công bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo dự thảo nghị định.
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo nghị định. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện cơ quan thẩm định, đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Ban soạn thảo chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ soạn thảo dự thảo nghị định trước cơ quan chủ trì soạn thảo.
Trưởng ban soạn thảo thành lập Tổ biên tập để giúp việc cho Ban soạn thảo và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Ban soạn thảo.
2. Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Xem xét, thông qua đề cương dự thảo nghị định;
b) Thảo luận những vấn đề cơ bản, nội dung của dự thảo nghị định, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Thảo luận về những nội dung cần được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của cơ quan thẩm định và ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Bảo đảm các quy định của dự thảo văn bản phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bảo đảm tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.
3. Trên cơ sở ý kiến thảo luận của Ban soạn thảo, Trưởng ban soạn thảo chỉ đạo Tổ biên tập soạn thảo và chỉnh lý dự thảo nghị định.
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung, chất lượng của dự thảo nghị định và tiến độ soạn thảo.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo.
b) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự thảo;
c) Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo, báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản và đăng tải các tài liệu này trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo;
d) Bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo và Tổ biên tập.
1. Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
2. Việc lấy ý kiến về dự thảo có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ
Đối với dự thảo nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định;
b) Dự thảo nghị định;
c) Bản thuyết minh chi tiết và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản;
d) Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản sao ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý.
đ) Tài liệu khác (nếu có).
3. Nội dung thẩm định dự thảo nghị định theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
4. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo nghị định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị định.
5. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
6. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu lấy ý kiến thẩm định, chỉnh lý dự thảo nghị định để trình Chính phủ.
1. Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định.
2. Dự thảo nghị định sau khi tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Bản thuyết minh chi tiết và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo nghị định.
5. Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Tài liệu khác (nếu có).
Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo nghị định thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị định, Chính phủ có thể xem xét, thông qua tại một hoặc hai phiên họp của Chính phủ theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo;
2. Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận;
3. Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
4. Chính phủ thảo luận.
Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của Chính phủ,
5. Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định.
Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về những vấn đề cần phải chỉnh lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua;
6. Thủ tướng Chính phủ ký nghị định.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm đăng tải toàn văn dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo lấy ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan soạn thảo chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
4. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu lấy ý kiến của cơ quan thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Dự thảo Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chỉ đạo đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ soạn thảo.
2. Dự thảo thông tư được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, dự thảo thông tư được gửi lấy ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
3. Tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
4. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét và ký ban hành thông tư.
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Dự thảo nghị quyết được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo để lấy ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo nghị quyết.
4. Dự thảo nghị quyết được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
5. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết thông qua dự thảo.
Trong trường hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp gần nhất.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1. Dự thảo Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Dự thảo Thông tư được đăng tải trên Trang thông tin điện từ của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo Thông tư để lấy ý kiến của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Dự thảo Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến, xem xét và ký ban hành Thông tư.
1. Dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Dự thảo thông tư được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến, xem xét và ký ban hành thông tư.
1. Dự thảo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Dự thảo quyết định được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
3. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định gửi dự thảo để lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét và ký ban hành quyết định.
1. Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo.
3. Dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo.
5. Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nghị quyết liên tịch.
Chủ tịch Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cùng ký nghị quyết liên tịch.
1. Dự thảo thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo.
3. Dự thảo được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Dự thảo thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải được lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo.
5. Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký thông tư liên tịch.
1. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thì việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có thể được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn; trình Quốc hội việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ
3. Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ trì soạn thảo không nhất thiết phải thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập để soạn thảo mà có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo;
b) Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản;
c) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm định; cơ quan thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra.
1. Tờ trình về dự án, dự thảo
2. Dự thảo văn bản.
3. Báo cáo thẩm định đối với dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo thẩm tra đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
Chính phủ quy định cụ thể về Công báo.
1. Chỉ trong những trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
1. Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không hủy bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.
2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
1. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đã có đề nghị giải thích được mời tham dự phiên họp trình bày ý kiến;
b) Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;
c) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận;
g) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết;
h) Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh.
3. Nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh được đăng Công báo và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung sai trái hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái.
1. Sự phù hợp của văn bản Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung của văn bản đó.
3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản.
4. Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan.
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của mình và của bộ, cơ quan ngang bộ về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự mình bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó, nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quy phạm pháp luật phải được rà soát, tập hợp, sắp xếp thành bộ pháp điển theo từng chủ đề.
Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách nhà nước cấp.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Luật này thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002.
2. Những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom Happiness |
No. 17/2008/QH12 |
Hanoi,June 03, 2008 |
ON THE PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS OF THE NATIONAL ASSEMBLY (12TH LEGISLATURE), 3RD SESSION
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam, to which some amendments have been made in accordance with Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly, hereby, enacts the Law on the Promulgation of Legal Documents.
1. Legal documents are documents issued or jointly issued by state agencies in accordance with the authority, formats, sequence of steps and procedures prescribed in this Law or the Law on the Promulgation of Legal Documents of Peoples Councils and Peoples Committees, which includes common rules of conducts, which has compulsory effectiveness and the implementation of which is guaranteed by the Government to regulate social relations.
2. Documents which are issued or jointly issued by state agencies but not in accordance with the authority, formats, sequence of steps and procedures prescribed in this Law or the Law on the Promulgation of Legal Documents of Peoples Councils and Peoples Committees are not legal documents.
Article 2. System of legal documents
1. Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.
2. Ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly.
3. Orders and decisions of the State President.
4. Decrees of the Government.
5. Decisions of the Prime Minister.
6. Resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court and circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court.
7. Circulars of the President of the Supreme Peoples Procuracy.
8. Circulars of Ministers or Heads of Ministry-equivalent Agencies.
9. Decisions of the State Auditor General.
10. Joint resolutions of the Standing Committee of the National Assembly or the Government and the central offices of socio-political organizations.
11. Joint circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court and the President of the Supreme Peoples Procuracy; those of Ministers or Heads of Ministry-equivalent Agencies and the Chief Justice of the Supreme Peoples Court, the President of the Supreme Peoples Procuracy; those of Ministers or Heads of Ministry-equivalent Agencies.
12. Legal documents of Peoples Councils and Peoples Committees.
Article 3. Principles in the development and promulgation of legal documents
1. Ensuring the constitutionality, legality and consistence of legal documents in the legal system.
2. Complying with the prescribed authority, formats, sequence of steps and procedures in the development and promulgation of legal documents.
3. Ensuring publicity in the development and promulgation of legal documents except ones of the States secret; ensuring transparency of the provisions in legal documents.
4. Ensuring feasibility of legal documents.
5. Causing no difficulties or obstacles to the implementation of the international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member.
Article 4. Participation in the development of legal documents
1. The Viet Nam Fatherland Front and its member organizations, other organizations, state agencies, peoples armed forces and individuals shall have the right to provide comments on draft legal documents.
2. In the process of developing legal documents, the lead drafting agencies/organizations and other concerned agencies/organizations shall be responsible for enabling agencies, organizations, groups and individuals to provide comments on the draft documents and organizing the collection of comments from the direct objects of the legal documents.
3. Comments on the draft documents shall be considered and taken into account during the process of improving and finalizing the documents.
Article 5. Language and other technical aspects of legal documents
1. The language used in legal documents shall be Vietnamese.
The language used in legal documents shall be accurate, popular, articulate and easy to understand.
2. Legal documents shall provide specific regulations directly related to issues that need to be regulated by the documents and no broad regulations and avoid duplication with other legal documents.
3. In the case that a legal document has a broad scope of regulation, it shall, depending on its contents, be divided into parts, chapters, sections, articles, clauses and items/paragraphs; in the case that a legal document has a narrow scope of regulation, it shall consist of articles, clauses and items/paragraphs. All parts, chapters, sections and articles of the legal document shall be titled. There shall be no separate chapter on inspection, complaints, denouncements, rewards and punishments in a legal document unless otherwise indicated.
Article 6. Translation of legal documents into ethnic minority and foreign languages
1. Legal documents may be translated into ethnic minority and foreign languages.
2. The translation of legal documents into ethnic minority and foreign languages shall be decided by the Government.
Article 7. Numbering and coding of legal documents
1. The numbering and coding of legal documents shall indicate clearly their ordinal numbers, years of promulgation, types of documents and promulgating agencies.
2. The ordinal numbering of legal documents shall depend on types of documents and years of promulgation. In the case of laws, ordinances and resolutions of the National Assembly and its Standing Committee, the ordinal numbering shall be based on types of documents and legislatures of the National Assembly.
3. The numbering and coding of legal documents shall be structured as follows:
a) The numbering and coding of laws and resolutions of the National Assembly shall be sequenced as follows: type of document: ordinal number/year of promulgation/abbreviated name of promulgating agency and legislature of the National Assembly ";
b) The numbering and coding of ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly shall be sequenced as follows: type of document: ordinal number/year of promulgation/abbreviated name of promulgating agency and legislature of the National Assembly";
c) The numbering and coding of legal documents other than those referred to in (a) and (b) above shall be sequenced as follows: ordinal number/year of promulgation/type of document in abbreviation - abbreviated name of promulgating agency ".
Article 8. Specific and detailed contents of legal documents
1. The contents of legal documents shall be detailed and specific so that the documents may be effectively enforced as soon as they come into force; in the case that a legal document contains some articles and clauses related to matters of technical process and standards, which are not very stable, those articles and clauses may assign the relevant state agency to provide a document of detailed regulations on such matters. The assigned agency shall not further delegate this job to any others.
2. The latter document of detailed regulations shall provide specific provisions, which do not repeat those in the former document, and shall be promulgated to come into force at the same time with the former document or former articles, clauses and items/paragraphs.
3. An agency that is assigned to provide detailed regulations on several issues of one legal document may promulgate one document of detailed regulations on such issues, except that such detailed regulations should be split into different documents.
An agency that is assigned to provide detailed regulations on issues addressed by more than one legal documents may promulgate one document of detailed regulations on such issues.
Article 9. Revision, replacement, cancellation, abolishment or suspension of legal documents
1. Legal documents shall only be revised, substituted, cancelled or abolished by means of documentation by the state agencies that have promulgated those legal documents or shall be suspended, cancelled or abolished my means of documentation by relevant state agencies.
The documents, which stipulate the revision, replacement, cancellation, abolishment or suspension of other legal documents, shall specify the titles as well as the articles, clauses and items/paragraphs in question of the revised, substituted, cancelled, abolished or suspended documents.
2. When promulgating new legal documents, the promulgating agencies shall revise, cancel or abolish, in these documents, the old documents or the articles, clauses and items/paragraphs of the old documents previously promulgated by the same agencies and contradicting the new ones; in the case that the old documents cannot be revised immediately, the promulgating agencies shall include, in the new documents, a clear list of documents, articles, clauses and items/paragraphs contradicting the new ones and be responsible for revising them before the new documents come into force.
3. A legal document may be promulgated to simultaneously revise, supersede, cancel or abolish the contents of several legal documents promulgated by the same agency.
Article 10. Submission and archiving of legal documents, sets of legal document development proposals and other supporting documents and draft legal documents
1. Legal documents shall be submitted to relevant state agencies for monitoring and examination.
2. Complete sets of legal document development proposals and other supporting documents, drafts and originals of legal documents shall be archived in accordance with the current legislation on archiving.
Article 11. Constitution, laws and resolutions of the National Assembly
1. The National Assembly shall develop and revise the countrys Constitution.
The drafting, approval, launching and revision of the Constitution as well as procedures and sequential order of steps in interpreting the Constitution shall be prescribed by the National Assembly.
2. Laws of the National Assembly shall address fundamental issues in the following fields: economics, society, national defence and security, finance, money, budget, tax, ethnicity, religion, culture, education, health, science and technology, environment, external relations, organization and functioning of the state apparatus, civil service, public officials and civil servants, rights and obligations of citizens.
3. Resolutions of the National Assembly shall reflect its decisions on the following issues: socio-economic development tasks; state budget plans and central budget allocations; state budget adjustments; approval of state budget balance sheets; working regimes of the National Assembly as well as of its Standing Committee, Ethnic Council, other Committees and Deputies; ratification of international treaties; and decisions on other issues within the authority of the National Assembly.
Article 12. Ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly
1. Ordinances of the Standing Committee of the National Assembly shall contain regulations on issues upon instruction by the National Assembly. After a certain period of implementation, these issues shall be proposed to be developed into laws for the National Assemblys consideration and decision.
2. Resolutions of the Standing Committee of the National Assembly shall aim to interpret the Constitution, laws and ordinances; guide the operations of Peoples Councils; decide to announce war and issue national or local appeals for resource mobilization; declare national or local emergencies; and decide on other issues within the authority of the Standing Committee.
Article 13. Orders and decisions of the State President
Orders and decisions of the State President shall aim to exercise the tasks and authority of the State President defined in the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 14. Decrees of the Government
Decrees issued by the Government shall:
1. Provide detailed guidelines on the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President;
2. Provide specific actions to implement policies in the following fields: economics, society, national defence and security, finance, money, budget, tax, ethnicity, religion, culture, education, health, science and technology, environment, external relations, organization and functioning of the state apparatus, civil service, public officials and civil servants, rights and obligations of citizens and other issues within the Governments management and administration authority;
3. Specify tasks, authority and organizational structures of Ministries and Ministry-equivalent Agencies, Government-affiliated Agencies and other agencies within the authority of the Government;
4. Identify other important issues which are not mature enough to be developed into laws or ordinances to meet governance and socio-economic management requirements. The issuance of decrees shall be subject to agreement by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 15. Decisions of the Prime Minister
Decisions of the Prime Minister shall focus on:
1. Ways to lead, manage and administer the Governments operations and public administration system from the central to grassroots levels, working regimes of the cabinet members, Chairmen of Peoples Committees of provinces and cities under central management and other issues within the Prime Ministers authority;
2. Ways to guide and coordinate the cabinet members activities; and examine operations of Ministries and Ministry-equivalent Agencies, Government-affiliated Agencies and Peoples Committees at all levels in compliance with the States directions, policies and laws.
Article 16. Circulars of Ministers and Heads of Ministry-equivalent Agencies
Circulars of Ministers and Heads of Ministry-equivalent Agencies shall provide:
1. Detailed guidelines on the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President, decrees of the Government and decisions of the Prime Minister;
2. Regulations on technical processes and standards as well as techno-economic norms of the sector/area covered by each Ministry or Ministry-equivalent Agency;
3. Ways to exercise management of the sector/area covered by each Ministry or Ministry-equivalent Agency and other issues upon instruction by the Government.
Article 17. Resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court
Resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court shall guide courts in applying/interpreting laws in a consistent manner.
Article 18. Circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court and the President of the Supreme Peoples Procuracy
1. Circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall aim to exercise management of local peoples courts and military courts in terms of organizational matters; and provide regulations on other issues within the authority of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court.
2. Circulars of the President of the Supreme Peoples Procuracy shall provide ways to ensure the fulfillment of the tasks and authority of local peoples procuracies and military procuracies and regulations on other issues within the authority the President of the Supreme Peoples Procuracy.
Article 19. Decisions of the State Auditor General
Decisions of the State Auditor General shall prescribe the States auditing standards and guide their implementation; and provide detailed auditing process/procedures and supporting documentation.
Article 20. Joint legal documents
1. Joint resolutions of the Standing Committee of the National Assembly or the Government and the central offices of socio-political organizations shall provide guidelines on how to address the issues related to the participation of those organizations in state management as stipulated by law.
2. Joint circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court and the President of the Supreme Peoples Procuracy as well as those of Ministers/Heads of Ministry-equivalent Agencies and the Chief Justice of the Supreme Peoples Court/the President of the Supreme Peoples Procuracy shall guide the consistent application/interpretation of laws in litigation activities and provide regulations on other issues related to the tasks and authority of those agencies.
3. Joint circulars of Ministers and Heads of Ministry-equivalent Agencies shall provide guidelines on the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the State President, decrees of the Government and decisions of the Prime Minister related to the functions, tasks and authority of each Ministry and Ministry-equivalent Agency.
Article 21. Legal documents of Peoples Councils and Peoples Committees
Legal documents of Peoples Councils and Peoples Committees shall comply with the Law on the Promulgation of Legal Documents of Peoples Councils and Peoples Committees in terms of contents, authority, formats, sequential order of steps and procedures.
DEVELOPMENT AND PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND ITS STANDING COMMITTEE
Section 1. LAW AND ORDINANCE DEVELOPMENT PROGRAMMING
Article 22. Law and ordinance development programmes
1. Law and ordinance development programmes shall be formulated on the basis of adhering to the Partys directions and policies, socio-economic development and national defence and security strategies as well as governance requirements in each period and ensuring fundamental rights and obligations of citizens.
2. A Law and ordinance development programme shall consist of a National Assembly term-based law and ordinance development sub-programme and an annual law and ordinance development sub-programme.
3. The National Assembly shall decide the National Assembly term-based law and ordinance development sub-programme at the second session of each legislature and the annual law and ordinance development sub-programme at the first session in the previous year.
Article 23. Proposals and recommendations on law/ordinance development
1. Agencies, organizations and deputies of the National Assembly with the right to submit proposed drat legal documents specified in Article 87 of the Constitution shall submit their law/ordinance development proposals and National Assembly deputies shall forward their recommendations on law/ordinance development to the Standing Committee of the National Assembly.
A law/ordinance development proposal shall indicate clearly the need to promulgate such a law or ordinance; its objects and scope of regulation; its basic views/policies and main contents; needed resources/conditions for drafting the document; reported preliminary impact assessment of the document; and expected date of requesting its approval by the National Assembly and its Standing Committee.
Recommendations on law/ordinance development shall indicate clearly the need to promulgate such a law or ordinance and its objects and scope of regulation.
2. The Government shall propose programmes for the development of laws/ ordinances on issues within its functions, tasks and authority to the Standing Committee of the National Assembly as well as provide its comments on law/ordinance development proposals of other agencies, organizations and deputies and recommendations of deputies on law/ordinace development.
The Ministry of Justice shall be responsible for supporting the Government in formulating proposed law/ordinance development programmes based on proposals from Ministries, Ministry-equivalent Agencies and Government-affiliated Agencies.
3. The Government shall consider and deliberate on proposed law/ordinance development programmes in the following format:
a) A representative of the Ministry of Justice presents the draft of a proposed law/ordinance development programme;
b) Representatives of the agencies/organizations invited to attend the meeting provide their comments;
c) The Government deliberates;
d) The Government conducts voting for the adoption of the proposed law/ordinance development programme.
Article 24. Deadline for submission of proposals and recommendations on law/ordinance development
1. By March 01 in the previous year at the latest, proposals and recommendations on law/ordinance development shall be submitted to the Standing Committee of the National Assembly for the development of a proposed annual law/ordinance development programme and, at the same time, to the Committee for Legal Affairs of the National Assembly for verification.
By August 01 in the first year of the National Assembly term at the latest, proposals and recommendations on law/ordinance development shall be submitted to the Standing Committee of the National Assembly for the development of a proposed National Assembly term-based law/ordinance development programme and, at the same time, to the Committee for Legal Affairs of the National Assembly for verification.
2. Prior to submission of their proposals and recommendations on law/ordinance development to the Standing Committee, agencies, organizations and deputies of the National Assembly shall forward these proposals and recommendations to the Government for its comments.
Article 25. Verification of proposals and recommendations on law/ordinance development
1. The Committee for Legal Affairs shall collect and play the lead role in verifying law/ordinance development proposals from agencies, organizations and deputies of the National Assembly and recommendations on law/ordinance development from deputies.
The verification shall focus on the need to promulgate the proposed laws/ordinances, their scopes and objects of regulation, their basic policies, consistence, feasibility and order of priority as well as conditions for ensuring their development and implementation.
2. The Ethnic Council and other Committees of the National Assembly shall be responsible for coordinating with the Committee for Legal Affairs in verifying proposals and recommendations on law/ordinance development and providing comments on the need for and order of priority of promulgating the proposed documents in the area covered by each of them.
Article 26. Formulating proposed law/ordinance development programmes
1. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and deliberate on proposals and recommendations on law/ordinance development in the following format:
a) A representative of the Government presents an introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance development programme.
Representatives of other agencies and organizations and deputies of the National Assembly provide comments on the proposal and recommendation on law/ordinance development;
b) A representative of the Committee for Legal Affairs presents a report on verification findings;
c) The participants contribute their comments/suggestions;
d) The Standing Committee of the National Assembly deliberates;
e) Representatives of the Government, other agencies and organizations and deputies that have proposals and recommendations in question provide clarification and/or additional explanations/information about the issues raised at the meeting;
f) The Chairperson makes concluding remarks.
2. Based on proposals and recommendations on law/ordinance development of agencies, organizations and deputies of the National Assembly as well as on the verification findings of the Committee for Legal Affairs, the Standing Committee shall prepare a proposed law/ordinance development programme for submission to the National Assembly for consideration and decision.
Documents supporting a proposed law/ordinance development programme shall include an introductory note supporting the submission of the programme and a draft resolution of the National Assembly on that programme. The proposed programme shall be posted on the National Assemblys website.
3. The Committee for Legal Affairs shall play the lead role and coordinate with the concerned agencies in assisting the Standing Committee of the National Assembly to formulate proposed law/ordinance development programmes.
Article 27. Sequential order of steps in the process of considering and approving proposed law/ordinance development programmes
1. The National Assembly shall consider and approve proposed law/ordinance development programmes in the following format:
a) A representative of the Standing Committee of the National Assembly presents an introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance development programme;
b) The National Assembly deliberates on the proposed law/ordinance development programme at its plenary session. Prior to this discussion at the plenary session, the proposed programme may be discussed by the deputies in groups;
c) Once the proposed law/ordinance development propramme has been discussed and commented on by the National Assembly, the Standing Committee instructs the Committee for Legal Affairs, the Ministry of Justice and other concerned agencies/organizations to study and incorporate the comments and amend/improve the National Assemblys draft resolution on the proposed programme as well as prepare a report the incorporation of the comments and amendments to the draft resolution;
d) The Standing Committee of the National Assembly reports to the latter on the incorporation of the comments and amendments to the draft resolution on the law/ordinance development programme;
e) The National Assembly votes for the adoption on its resolution on the law/ordinance development programme.
2. The resolution on the law/ordinance development programme shall indicate clearly the titles of the proposed law/ordinance and the draft resolution; in the case of an annual law/ordinance development programme, the resolution shall also indicate the expected date of submission of the proposed law/ordinance and the draft resolution to the National Assembly and its Standing Committee for their consideration and approval.
Article 28. Implementation of law/ordinance development programmes
1. The Standing Committee of the National Assembly shall play the steering role in implementing the law/ordinance development programme through the following activities:
a) Assigning agencies, organizations and deputies of the National Assembly to submit proposed laws/ordinances and draft resolutions; designating lead and participating agencies to verify the proposed laws/ordinances and draft resolutions.
In the case that the Standing Committee submits proposed laws and draft resolutions of the National Assembly, the National Assembly shall decide verifying agencies or set up a provisional Committee for this purpose.
In the case that the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly submits proposed laws/ordinances and draft resolutions, the Standing Committee shall decide verifying agencies;
b) Establishing Drafting Boards for proposed laws/ordinances and draft resolutions in accordance with Clause 1 of Article 30 in this Law;
c) Deciding progress of formulating proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as specific actions to ensure the implementation of the related law/ordinance development programmes.
2. The Committee for Legal Affairs shall be responsible for supporting the Standing Committee of the National Assembly in organizing the implementation of law/ordinance development programmes.
3. The Ministry of Justice shall be responsible for recommending lead drafting and cooperating agencies to the Government for its decision as well as for helping the Government advance the process of drafting the proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by the Government.
Article 29. Adjustment of law/ordinance development programmes
The Standing Committee of the National Assembly shall decide on the adjustment of law/ordinance development programmes, as/if necessary, and report such adjustment to the National Assembly at the nearest session.
The adjustment of the law/ordinance development programmes shall comply with Articles 23, 24 and 25 in this Law.
Section 2. DEVELOPMENT OF LAWS, RESOLUTIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND ORDINANCES, RESOLUTIONS OF THE STANDING COMMITTEE
Article 30. Establishment of Drafting Boards and appointment of lead drafting agencies
1. The Standing Committee of the National Assembly shall establish Drafting Boards and appoint lead drafting agencies in the following cases:
a) Proposed laws/ordinances and draft resolutions covering several sectors/areas;
b) Proposed laws and draft resolutions of the National Assembly submitted by the Standing Committee;
c) Proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by National Assembly deputies. The members of the Drafting Boards shall be decided by the Standing Committee at the request of the deputies.
2. In the case that proposed laws/ordinances and draft resolutions are submitted by the Government, the Government shall assign a Ministry or a Ministry-equivalent Agency to be the lead drafting agency, which shall establish a Drafting Board.
3. In the case that proposed laws/ordinances and draft resolutions are submitted by another agency/organization, that agency/organization shall establish a Drafting Board and act as the lead drafting agency.
Article 31. Members of Drafting Boards
1. A Drafting Board shall consist of its Chairperson, who is the Head of the lead drafting agency/organization, and other members, who are representatives of the senior management of the lead drafting agency/organization and other concerned agencies/organizations and experts/scientists. In the case of a Drafting Board for a proposed law/ordinance and a draft resolution submitted by the Government, its members shall also include representatives of the leadership of the Ministry of Justice and the Office of the Government. A Drafting Board shall consist of at least nine members.
2. Members of a Drafting Board shall be the ones who are acquainted with technical issues of the proposed law/ordinance and draft resolution as well as available and able to participate in all activities of the Board.
Article 32. Tasks of Drafting Boards and their Chairpersons
1. Drafting Boards shall be responsible for organizing the drafting of the proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as be responsible to the lead drafting agencies/organizations for the quality and progress of this job.
2. Drafting Boards shall have the following tasks:
a) Reviewing and approving the outlines of the draft laws/ordinances and resolutions;
b) Deliberating on related basic policies and substantive issues of the proposed laws/ordinances and draft resolutions;
c) Deliberating on the draft documents, introductory notes supporting the submission of the draft documents, detailed narratives of the proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as on the incorporation of comments from agencies/organizations and individuals;
d) Ensuring the relevance of the draft documents to the Partys directions and policies as well as their constitutionality, legality, consistence with the legal system and feasibility.
3. The Chairpersons of the Drafting Boards shall have the following tasks:
a) Establishing editorial teams to support the Drafting Boards and guiding the editorial teams in preparing the outlines of the draft documents as well as in editing and improving the draft documents;
b) Organizing meetings and other activities of the Drafting Boards.
Article 33. Tasks of lead drafting agencies/organizations
1. Reviewing law enforcement/implementation and assessing existing legal documents related to the proposed laws/ordinances and draft resolutions; surveying and assessing the actual status of social relations related to the main contents of the proposed laws/ordinances and draft resolutions; requesting concerned agencies/organizations to review and assess the enforcement/implementation of legal documents in the areas covered by the latter and related to the proposed laws/ordinances and draft resolutions, as/if necessary.
2. Organizing the impact assessment of and preparing impact assessment reports on the draft documents. These reports shall highlight issues that need to be addressed and solutions to each issue; analysis and comparison of the costs and benefits of these solutions.
3. Organizing the study of information, materials and international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member, related to the proposed laws/ordinances and draft resolutions; requesting concerned agencies/organizations and individuals to provide relevant information and literature, as/if necessary.
4. Organizing the collection of comments from concerned agencies/organizations on the proposed laws/ordinances and draft resolutions; consolidating, studying and incorporating these comments.
5. Studying and incorporating the Governments assessments of and comments on the proposed laws/ordinances and draft resolutions not submitted by the Government.
6. Preparing draft documents, introductory notes supporting the submission of the draft documents, detailed narratives of the proposed laws/ordinances and draft resolutions as well as reports on the incorporation of comments from concerned agencies/organizations and individuals; impact assessment reports on the draft documents; and posting these materials on the websites of the Government and the lead drafting agencies/organizations.
7. Identifying the core substantive and also controversial issues of the proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by the Government and reporting these issues to the Government for consideration and decision.
8. Recommending that the drafting agencies identify specific articles, clauses and items/paragraphs of the draft documents.
9. Ensuring the provision of required working conditions to the Drafting Boards and the editorial teams.
In the case of proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by National Assembly deputies, the Office of the National Assembly shall be responsible for ensuring availability of the required working conditions for the Drafting Boards and the editorial teams.
Article 34. Tasks of agencies/organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws/ordinances and draft resolutions
1. Agencies/organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws/ordinances and draft resolutions shall have the following tasks:
a) Supervising/guiding the Drafting Boards in the drafting process; or supervising/guiding the lead drafting agencies in the case that the proposed laws/ordinances and draft resolutions are submitted by the Standing Committee of the National Assembly/the Government;
b) Considering and deciding the submission to the National Assembly of proposed laws and draft resolutions and to the Standing Committee of proposed ordinances and draft resolutions; in the case of failing to submit the proposed laws/ordinances and draft resolutions as per the schedule in the law/ordinance development programme, reporting the case immediately to the Standing Committee for its consideration/decision together with clearly stated reasons.
2. In the case that the proposed laws/ordinances and draft resolutions are not submitted by the Government, the submitting agencies/organizations and deputies of the National Assembly shall forward complete sets of the proposed laws/ordinances and draft resolutions together with their supporting documents to the Government for its comments at least forty days before the opening date of the session of the Standing Committee.
3. A set of a proposed law/ordinance or draft resolution and supporting documents submitted to the Government for its comments shall include:
a) An introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution;
b) A draft document;
c) A detailed narrative of the proposed law/ordinance or draft resolution and its impact assessment report;
d) A review report on law enforcement/implementation and actual status of social relations related to the main contents of the proposed law/ordinance or draft resolution;
e) Other documents (if any).
Article 35. Collection of comments on proposed laws/ordinances and draft resolutions
1. In the process of drafting the proposed laws/ordinances and draft resolutions, the lead drafting agencies/organizations shall collect comments from concerned agencies/organizations and the direct objects of the legal documents; identifying issues relevant to each consulted agency/organization/object for them to comment on and specific addresses for receiving comments; posting the full texts of the draft legal documents on the websites of the Government and the lead drafting agencies/organizations within minimum sixty days for agencies/organizations and individuals to provide comments on.
2. Comments may be collected directly from the consulted agencies/organizations/individuals or by sending the draft documents to them for their comments or organizing consultative workshops, through the websites of the Government and the lead drafting agencies/organizations or through the mass media.
3. Concerned agencies/organizations shall be responsible for providing their written comments on the proposed laws/ordinances and draft resolutions; specifically, the Ministry of Finance shall be responsible for providing comments on financial sources, the Ministry of Home Affairs on human resources, the Ministry of Natural Resources and Environment on environmental impacts, and the Ministry of Foreign Affairs on relevance to related international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member.
4. The lead drafting agencies/organizations shall be responsible for consolidating, studying and incorporating the collected comments.
Article 36. Assessment of proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by the Government
1. The Ministry of Justice shall be responsible for assessing proposed laws/ordinances and draft resolutions prior to their submission to the Government.
In the case that the proposed laws/ordinances and draft resolutions are complex and related to several sectors/areas or drafted by the Ministry of Justice as the lead drafting agency, the Minister of Justice shall establish an Assessing Council consisting of representatives of concerned agencies, experts and scientists.
2. A complete set of documentation submitted for assessment shall include:
a) An introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution submitted to the Government;
b) A draft document;
c) A detailed narrative of the proposed law/ordinance or draft resolution and its impact assessment report;
d) A review report on law enforcement/implementation and actual status of social relations related to the main contents of the proposed law/ordinance or draft resolution;
e) A consolidated note of comments from agencies/organizations/individuals on the proposed law/ordinance or draft resolution; a copy of comments from Ministries and Ministry-equivalent Agencies; a report on the incorporation of the comments on the proposed law/ordinance or draft resolution;
e) Other documents (if any).
3. Assessing agencies shall focus their assessment on the following issues:
a) The need to promulgate the legal documents in question, their objects and scopes of regulation;
b) The relevance of the draft documents to the Partys directions and policies;
c) Their constitutionality, legality, consistence with the legal system and relevance to related international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member;
d) Their feasibility, including their responsiveness to the actual demands and level of social development as well as required conditions for ensuring their enforcement/implementation;
e) Language and drafting techniques.
The assessing agencies may request the lead drafting agencies to report on the issues related to the contents of the proposed laws/ordinances and draft resolutions, as/if necessary.
4. Assessment reports shall be forwarded to the lead drafting agencies within maximum twenty days from the date on which full sets of documentation submitted for assessment are received.
5. The lead drafting agencies shall be responsible for studying and incorporating the assessments into the amendment/finalization of the draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the Government.
Article 37. Sets of proposed laws/ordinances and draft resolutions and supporting documents submitted to the Government
1) An introductory note supporting the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution submitted to the Government;
2) A draft document;
3) A detailed narrative of the proposed law/ordinance or draft resolution and its impact assessment report;
4) An assessment report, a report on the incorporation of the assessments, a consolidated note of comments on the proposed law/ordinance or draft resolution from agencies/organizations/individuals;
5) A review report on law enforcement/implementation and actual status of social relations related to the main contents of the proposed law/ordinance or draft resolution;
6) Other documents (if any).
Article 38. Amendment and finalization of proposed laws/ordinances and draft resolutions prior to their submission to the Government
In the case that there exist different opinions among Ministries and Ministry-equivalent Agencies about major substantive issues of a proposed law/ordinance or a draft resolution, the Minister-Chairman of the Office of the Government shall convene a meeting of representatives of the leadership of the lead drafting agency, the Ministry of Justice, other concerned Ministries and Ministry-equivalent Agencies to address those controversial issues prior to their submission to the Government for consideration/decision. Based on comments collected in this meeting, the lead drafting agency shall work with concerned agencies in further revising and finalizing the proposed law/ordinance or draft resolution for submission to the Government.
Article 39. The Government deliberates and decides the submission of proposed laws/ordinances and draft resolutions
1. The Government shall be responsible for holding collective consideration/ discussion and following the principle of majority voting in order to decide the submission of proposed laws/ordinances and draft resolutions.
2. The Office of the Government shall identify and report major issues, including controversial ones, of the proposed laws/ordinances and draft resolutions to the Government for its deliberations.
3. Depending on the nature and contents of a proposed law/ordinance or a draft resolution, the Government may consider and deliberate on it at one or several cabinet meetings in the following format:
a) A representative of the lead drafting agency presents the proposed law/ordinance or draft resolution;
b) A representative of the Office of the Government presents the remaining controversial issues of the proposed law/ordinance or draft resolution;
c) Representatives of the agencies/organizations attending the meeting provide their comments;
d) The Government deliberates;
e) The Government votes for the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution.
4. In the case that the Government has not adopted the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution, the Prime Minister shall decide timing for its re-consideration. Based on the cabinet members comments, the lead drafting agency shall coordinate with concerned agencies/organizations in amending/adjusting the proposed law/ordinance or draft resolution.
At the next meeting, the Government shall deliberate on the proposed law/ordinance or draft resolution in the following format:
a) The lead drafting agency reports the amendments/adjustments to the Government;
b) The Government deliberates and votes for the submission of the proposed law/ordinance or draft resolution.
Article 40. The Government provides comments on proposed laws/ordinances and draft resolutions it does not submit
1. The Government shall be responsible for providing written comments on proposed laws/ordinances and draft resolutions submitted by other agencies/organizations and deputies of the National Assembly within twenty days from the date on which full sets of documentation are received.
2. Ministries and Ministry-equivalent Agencies which are assigned by Prime Minister to prepare comments shall play the lead role and collaborate with the Ministry of Justice in identifying issues that need to be commented on and submitting them to the Government for consideration/decision.
Section 3. VERIFICATION OF PROPOSED LAWS, ORDINANCES AND DRAFT RESOLUTIONS
Article 41. The verification conducted by the Ethnic Council and other committees of the National Assembly.
1. Proposed laws, ordinances and draft resolutions before being submitted to the National Assembly and the Standing Committee of National Assembly for discussion and comments shall be verified by the National Council and related committees of the National Assembly (hereinafter referred to as verifying agency).
The Ethnic Council and National Assembly committees shall play the lead role in the verification of proposed laws, ordinances and draft resolutions within their domains, and others assigned by the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly; participating in the verification of proposed laws, ordinances and draft resolutions, led by other bodies of the National Assembly under the assignment by the Standing Committee of National Assembly.
2. The lead verifying agency has the responsibility to invite representatives of the assigned agencies to participate in the verification and to attend meetings in order to make comments on the contents of the proposed laws, ordinances and draft resolutions relating to their areas and other substantive issues of the proposed laws, ordinances and draft resolutions.
3. The lead verifying agency may invite representatives of the related agencies, organizations, experts/specialists, scientists and representatives of the direct objects of the proposed legal documents to attend meetings to provide comments on the substantive issues of the proposed laws, ordinances and draft resolutions.
4. The verifying agency shall be entitled to request the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws, ordinances and draft resolutions to report on substantive issues of these documents; they may be requested to hold workshops or conduct fact-finding surveys on substantive issues of the proposed laws, ordinances and draft resolutions by themselves or in collaboration with the lead drafting agency.
Agencies, organizations and individuals, when requested, shall be responsible for providing information, documents and responding to other requests raised by the verifying agency.
Article 42. Sets of the proposed laws, ordinances, draft resolutions and other supporting documents and timing for verification
1. A complete set of the proposed law, ordinance and draft resolution and other supporting documents shall include:
a) An introductory note supporting the submission of the proposed law, ordinance or drat resolution submitted to the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly;
b) A draft document;
c) A detailed narrative of the proposed law, ordinance or draft resolution and an assessment report on the impacts of the draft document;
d) An assessment report on the proposed law, ordinance or draft resolution if the document is submitted by the Government; comments of the Government on the proposed law, ordinance or draft resolution if the document is not submitted by the Government; a consolidated note of comments on the proposed law, ordinance or draft resolution;
e) A review report on law enforcement/implementation and the actual status of social relations related to the main contents of the proposed law, ordinance or draft resolution;
f) Other documents (if any).
2. The deadline for the submission of the proposed laws, ordinances and draft resolutions to the Standing Committee of the National Assembly shall be maximum twenty days before the opening date of the Standing Committees session; the submitting agencies, organizations and NA deputies shall send their complete sets of documentation as specified in Clause 1 of this Article to the lead verifying agency and other verifying agencies for them to conduct the verification.
The deadline for the submission of proposed laws, ordinances and draft resolutions to the National Assembly shall be maximum thirty days before the opening date of the National Assemblys session; the submitting agencies, organizations and NA deputies shall send their complete sets of documentation as specified in Clause 1 of this Article to the lead verifying agency and other verifying agencies for them to conduct the verification.
Article 43. Issues to be verified
The verifying agency shall focus on the following key issues:
1. Scope and objects of regulation by the draft document;
2. Contents of the draft document and controversial issues;
3. The relevance of the draft document to the Partys directions and policies, the Constitution, the existing laws and its consistence with the existing legal system;
4. The feasibility of the draft document.
Article 44. Modalities of verification
1. The lead verifying agency shall organize a plenary meeting for verification; in the case of the National Assemblys proposed laws and draft resolutions submitted to the Standing Committee for comments, a meeting of Council Standing Members and Committee Standing Members may be convened for the purpose of initial verification.
2. In case that the proposed laws, ordinances and draft resolutions are jointly verified by several agencies, the verification can be conducted in either of the following ways:
a) The lead verifying agency arranges a verification meeting with the participation of the representatives of the verifying agencies;
b) The lead verifying agency arranges a verification meeting with the participation of the standing members of the verifying agencies.
Article 45. Verification report
1. The verification report shall demonstrate clearly the viewpoints of the verifying agencies on the issues under verification as specified in the Article 43 of this Law and recommend amendments.
2. The verification report shall fully reflect the comments of the members of the lead verifying agency and also those of the verifying agencies.
Article 46. Responsibilities of the Committee for Legal Affairs in verification to ensure the constitutionality, legality and consistence with the legal system of proposed laws, ordinances and draft resolutions
1. The Committee for Legal Affairs shall have the responsibility to participate in the verification led by other bodies of the National Assembly to ensure the constitutionality, legality and consistence with the legal system of the proposed laws, ordinances and draft resolutions before their submission to the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly for review and ratification.
2. The Committee for Legal Affairs shall arrange a meeting of standing members of the Committee or the plenary meeting of the Committee for the preparation of verification comments and for the nomination of the Committees representative to attend the verification meeting of the lead verifying agency.
3. The issues under verification to ensure the constitutionality, legality and consistence with the legal system of the proposed laws, ordinances and draft resolutions shall comprise the followings:
a) Relevance of the draft laws and resolutions of the National Assembly to the Constitution; relevance of the draft ordinances and resolutions of the Standing Committee to the Constitution, existing laws and resolutions of the National Assembly.
b) The consistence of the draft laws and resolutions of the National Assembly with its existing laws and resolutions; consistence of the draft ordinances and resolutions of the Standing Committee with its existing ordinances and resolutions; consistence among the draft ordinances, laws and resolutions; consistence of drafting techniques.
4. When forwarding a complete set of documentation as specified in Article 42 of this Law, the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting the proposed laws, ordinances draft resolutions shall also send a copy to the Committee for Legal Affairs.
Article 47. Responsibilities of the Committee for Social Affairs in verifying the integration of gender equality into proposed laws, ordinances and draft resolutions
1. The Committee for Social Affairs shall have the responsibility to participate in the verification of gender equality integration into proposed laws, ordinances and draft resolutions, which is led by other bodies of the National Assembly in the case that those proposed laws, ordinances and draft resolutions contain elements related to gender equality.
2. The Committee for Social Affairs shall organize a meeting of the Committees Standing Members or its plenary meeting for the preparation of verification comments and nomination of its representative to attend the verification meeting of the lead verifying agency.
3. The verification of gender equality integration into the proposed laws, ordinances and draft resolutions shall be conducted as specified in Clause 2, Article 22 of the Law on Gender Equality.
4. When forwarding the complete set of documentation as specified in Article 42 of this Law, the agencies, organizations and deputies of National Assembly submitting the proposed laws, ordinances and draft resolutions shall also send a copy to the Committee for Social Affairs.
Section 4. THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY REVIEWS AND COMMENTS ON PROPOSED LAWS AND DRAFT RESOLUTIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 48. Time frame for the Standing Committee of National Assembly to review and comment on the proposed laws and draft resolutions of the National Assembly
Within maximum seven days before the opening date of the Standing Committees session, the agencies, the organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws and draft resolutions shall forward the complete set of documentation as specified in Clause 1, Article 42 of this Law to the Standing Committee for comments.
The draft document, the introductory note supporting the submission of the draft document and the verification report on the proposed law or draft resolution shall be posted on the Website of the National Assembly.
Article 49. Sequence of steps taken by the Standing Committee of National Assembly in reviewing and commenting on proposed laws and draft resolutions of the National Assembly.
1. Depending on the nature and contents of the proposed law or draft resolution of the National assembly, the Standing Committee may review and comment on the draft document only once or repeat the process several times.
2. The Standing Committee of National Assembly shall review and comment on the draft document in the following sequence of steps:
a) The representative of the agency/organization or deputy of the National Assembly submitting the proposed law or draft resolution presents its main contents;
b) The representative of the lead verifying agency presents the verification report and recommends issues for the National Assembly to discuss;
c) The representatives of Agencies/organizations and individuals participating in the meeting provide comments;
d) The Standing Committee of National Assembly then has a discussion;
e) The chairperson makes concluding remarks.
Article 50. The incorporation of the Standing Committees comments and amendment of proposed laws and draft resolutions of the National Assembly
1. Based on the comments from the Standing Committee of National Assembly, the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws and draft resolutions of the National Assembly shall be responsible for studying and incorporating the comments into the adjustment/amendment of the proposed laws and draft resolutions.
In the case of a proposed law or a draft resolution submitted by the Government, the person authorized by the Prime Minister to submit the draft document shall be responsible for studying and incorporating the comments into the adjustment/amendment of the proposed law or draft resolution, except for special cases which need to be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
2. In case that the agencies, organizations and deputies of the National Assembly submitting proposed laws and draft resolutions of the National Assembly, have their comments different from those of the Standing Committee, the case shall be reported to the National Assembly for consideration and decision.
Section 5. DELIBERATION ON, INCORPORATION OF COMMENTS ON, AMENDMENT AND APPROVAL OF PROPOSED DRAFT LAWS, ORDINANCES AND RESOLUTIONS
Article 51: Consideration and approval of proposed draft laws, ordinances and resolutions
1. The National Assembly shall consider and approve proposed draft laws, ordinances and resolutions at one or two meeting sessions of the National Assembly.
Regarding those proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly for consideration and comments, and those submitted to the National Assembly for consideration and approval at a meeting session, complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions shall be sent to National Assembly Deputies no later than 20 days before the commencement of the National Assembly Session.
Regarding those proposed draft laws, ordinances and resolutions that have been revised and improved through adopting comments of National Assembly Deputies at the previous meeting session and then submitted to the National Assembly for consideration and approval at the following meeting session, the Standing Committee of the National Assembly shall be responsible for sending those documents to National Assembly Deputies, delegations of National Assembly Deputies, the Ethnic Council and committees of the National Assembly for inputs of comments and improvements no later than 45 days before the commencement of the National Assembly Session.
Delegations of National Assembly Deputies, the Permanent Part of the Ethnicity Council, and the Permanent Parts of the National Assembly Committees shall be responsible for organizing discussions and inputs of comments in writing to be sent to the Office of the National Assembly no later than 20 days before the commencement of the National Assembly Session.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve proposed draft laws, ordinances and resolutions at one or two meetings of the Standing Committee of the National Assembly.
Complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions shall be sent to members of the Standing Committee of the National Assembly no later than 20 days before the commencement of the meeting of the Standing Committee of the National Assembly.
3. Complete sets documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly include those documents stipulated in Clause 1 Article 42 of this Law and reports on assessment of proposed draft laws, ordinances and resolutions.
Draft documents, submissions and reports on assessment of proposed draft laws, ordinances and resolutions shall be posted on the website of the National Assembly.
Article 52: Sequential procedures for consideration and approval of proposed draft laws and resolutions at a meeting session of the National Assembly
The National Assembly shall consider and approve proposed draft laws and resolutions at one of its meeting sessions through the following sequential procedures:
1. Representatives of the agencies, organizations, National Assembly Deputies that submit their proposed draft laws and resolutions shall make presentations on those proposed draft laws and resolutions.
2. Representatives of the agencies that take the lead responsibility in assessing the drafts shall make a presentation on their reports on assessment of those documents.
3. The National Assembly shall discuss at plenary sessions basic contents and major issues of proposed draft laws and resolutions that are subject to controversy. Before being discussed at plenary sessions, proposed draft laws and resolutions can be discussed at meetings of groups of National Assembly Deputies.
4. In the course of discussions, representatives of agencies and organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions shall provide explanations regarding issues and problems related to those proposed draft laws and resolutions brought forward by National Assembly Deputies.
5. Regarding important issues of proposed draft laws and resolutions, and major issues that are still subject to controversy, the National Assembly shall apply majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly. The agencies taking the lead responsibility in assessment of proposed draft laws and resolutions shall coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Secretariat of the National Assembly Session and institutions concerned to help the Standing Committee of the National Assembly to anticipate those issues and problems of proposed draft laws and resolutions to submit to the National Assembly for majority voting.
6. After the proposed draft laws and resolutions have been deliberated and commented upon, the Standing Committee of the National Assembly shall guide and organize the follow-up studies, adoption and improvement of the draft documents in the following sequential order:
a. The agencies taking the lead responsibility in assessment of proposed draft laws and resolutions (the lead assessing agencies) shall coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned to conduct studies, adoptions and improvement of those draft documents and to prepare reports on adoptions and improvement of those draft documents to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly.
b. Proposed draft laws and resolutions shall be sent to the Law Committee for scrutiny and perfection in terms of drafting techniques no later than 5 days before the date of voting for approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the assessing agencies, representatives of agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft laws and resolutions to organize checks and scrutiny to ensure constitutionality, legality and consistence of the proposed draft laws and resolutions with the law system.
7. The Standing Committee of the National Assembly shall report to the National Assembly on explanations on adoptions and improvement of the draft laws, ordinances and resolutions. In cases where agencies, organization and National Assembly Member that submit the proposed draft laws and resolutions have different ideas from what has been adopted and improved in the draft documents, those different ideas must be clearly mentioned in the reports.
8. The National Assembly shall approve the proposed draft laws and resolutions by majority voting. In cases where different ideas still remain regarding certain issues and problems, the National Assembly shall settle those differences by majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly before approving the proposed draft laws and resolutions by majority voting.
9. The Chairperson of the National Assembly shall sign to certify those laws and resolutions passed by the National Assembly. In cases where the proposed draft documents have not been approved or have been approved in part, the improvement and approval of the draft documents shall be conducted in accordance with Clauses 2 and 3 Article 53 of this Law.
Article 53. Sequential procedures for consideration and approval of proposed draft laws and resolutions at 2 meeting sessions of the National Assembly
The National Assembly shall consider and approve proposed draft laws and resolutions at 2 of its meeting sessions in the following sequential order:
1. At the first meeting session:
a. Representatives of agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions shall make presentations on those draft documents.
b. Representatives of agencies that take the lead responsibility in assessment of those draft documents shall make presentations on their assessment reports.
c. The National Assembly shall deliberate on those basic contents and major issues and problems that are subject to controversy of the proposed draft laws and resolutions at plenary sessions. Before being deliberated at plenary sessions, proposed draft laws and resolutions can be discussed at meetings of groups of National Assembly Deputies. In the course of discussions, representatives of agencies and organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions shall provide explanations regarding issues and problems related to those proposed draft laws and resolutions brought forward by National Assembly Deputies.
d. Regarding important issues of proposed draft laws and resolutions, and major issues that are still subject to controversy, the National Assembly shall apply majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly.
The agencies taking the lead responsibility in assessment of proposed draft laws and resolutions shall coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Secretariat of the National Assembly Session and institutions concerned to help the Standing Committee of the National Assembly to anticipate those issues and problems of proposed draft laws and resolutions to submit to the National Assembly for majority voting.
e. The Standing Committee of the National Assembly shall direct the Secretariat of the Session to synthesize comments and ideas of National Assembly Deputies and the voting results to provide a basis for improvements.
2. During the time between the two sessions of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly shall direct and organize the studies, adoptions and improvements of the draft documents in the following sequential order:
a. The lead assessing agency shall take the lead responsibility and coordinate with those agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned for studies, adoptions and improvements of the draft documents and drafting reports on adoptions and improvements of draft documents.
b. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and discuss reports on adoptions and improvements and the improved draft documents.
c. The Standing Committee of the National Assembly shall send the improved draft documents to National Assembly Deputies, the delegations of National Assembly Deputies, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly for further comments.
d. The lead assessing agency shall synthesize comments from National Assembly Deputies, the delegations of National Assembly Deputies, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly for studies, adoptions and improvements of draft documents and completion of reports on explanations for adoptions and improvements of draft documents to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly.
3. At the second meeting session:
a. Representatives of the Standing Committee of the National Assembly shall deliver a report to the National Assembly on explanations for adoptions and improvement of the draft laws and resolutions. In cases where agencies, organization and National Assembly Member that submit the proposed draft laws and resolutions have different ideas from what has been adopted and improved in the draft documents, those different ideas must be clearly mentioned in the reports.
b. The National Assembly shall deliberate those contents of the proposed draft laws and resolutions that are still subject to different ideas.
c. The Standing Committee of the National Assembly shall direct and organize studies, adoptions and improvements for draft documents.
d. The proposed draft laws and resolutions shall be sent to the Law Committee for review and perfection in terms of drafting techniques no later than 5 days before the date of voting and approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the lead assessing agency, representatives of the agencies, organizations, the National Assembly Member that submit their proposed draft laws and resolutions to conduct reviews to ensure constitutionality, legality and consistence of those draft documents with the law system.
e. The National Assembly shall approve the proposed draft laws and resolutions by majority voting. In cases where different ideas still remain regarding certain issues and problems, the National Assembly shall settle those differences by majority voting at the request of the Standing Committee of the National Assembly before approving the proposed draft laws and resolutions by majority voting.
f. The Chairperson of the National Assembly shall sign to certify those laws and resolutions passed by the National Assembly. In cases where the proposed draft documents have not been approved or have been approved in part, the consideration and approval of those draft documents shall be decided upon by the National Assembly at the request of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 54. Sequential procedures for consideration and approval of proposed draft ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve proposed draft ordinances and resolutions at one of its meetings in the following sequential order:
a. Representatives of agencies, organizations and the National Assembly Member that submit their proposed draft ordinances and resolutions shall make presentations on those draft documents.
b. Representatives of agencies that take the lead responsibility in assessment of those draft documents shall make presentations on their assessment reports.
c. The invited representatives of agencies, organizations and individuals shall state their opinions and views.
d. The Standing Committee of the National Assembly shall discuss, and the chairperson of the meeting shall draw conclusions.
e. The agency taking the lead responsibility for assessment of proposed draft documents shall be responsible for coordinating with agencies, organizations, National Assembly Deputies that submit their proposed draft ordinances and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned for studies, adoptions and improvements of the draft documents.
f. Proposed draft ordinances and resolutions shall be sent to the Law Committee for scrutiny and perfection in terms of drafting techniques no later than 3 days before the date of voting for approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the assessing agencies, representatives of agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft ordinances and resolutions to organize checks and scrutiny to ensure constitutionality, legality and consistence of the proposed draft ordinances and resolutions with the law system.
g. Representatives of the lead assessing agency shall report to the Standing Committee of the National Assembly on adoptions and improvements for the draft documents. In cases where agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft ordinances and resolutions have different opinions from what has been revised and improved in the draft documents, those differences shall be clearly mentioned in the report.
h. The Standing Committee of the National Assembly shall approve the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting. In cases where different opinions still remain, the Standing Committee of the National Assembly shall settle those differences at the request of the chairperson of the meeting before approving the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting.
i. The Chairperson of the National Assembly shall sign the ordinances and resolutions passed by the Standing Committee of the National Assembly.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve proposed draft ordinances and resolutions at two of its meetings in the following sequential order:
a. At the first meeting session, the presentations and discussions shall be undertaken in the sequential order as stipulated in Clauses a, b, c and d of Part 1 of this Article. The Standing Committee of the National Assembly shall discuss and vote some issues of the proposed draft ordinances and resolutions at the request of assessing agency to provide a basis for revision and improvement.
b. During the time between the two meeting sessions, the lead assessing agency shall take the lead responsibility and coordinate with agencies, organizations and National Assembly Deputies that submit their proposed draft ordinances and resolutions, the Law Committee, the Ministry of Justice and institutions concerned for studies, adoptions and improvements for the draft documents under the direction of the Standing Committee of the National Assembly.
c. Proposed draft ordinances and resolutions shall be sent to the Law Committee for scrutiny and perfection in terms of drafting techniques no later than 3 days before the date of voting for approval. The Law Committee shall take the lead responsibility and coordinate with the assessing agencies, representatives of agencies, organizations the National Assembly Member that submit the proposed draft ordinances and resolutions to organize checks and scrutiny to ensure constitutionality, legality and consistence of the proposed draft ordinances and resolutions with the law system.
d. At the second meeting session, the lead assessing agency shall report to the Standing Committee of the National Assembly on the revision and improvement of the draft documents. In cases where agencies, organizations and National Assembly Deputies that submit their proposed draft ordinances and resolutions have different opinions from what has been revised and improved in the draft documents, those differences shall be clearly mentioned in the report.
e. The Standing Committee of the National Assembly shall approve the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting. In cases where different opinions still remain, the Standing Committee of the National Assembly shall settle those differences at the request of the chairperson of the meeting before approving the proposed draft ordinances and resolutions by majority voting.
f. The Chairperson shall sign the ordinances and resolutions passed by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 55. Complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly for approval
Complete sets of documentation for proposed draft laws, ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly for approval include the following:
1. Reports on adoptions and improvements for the draft documents;
2. Revised and improved draft documents.
Article 56. The approval dates of laws, ordinances and resolutions passed by the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly
The date of approving laws, ordinances and resolutions passed by the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly shall be the one on which the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly approve those laws, ordinances and resolutions by majority voting.
Section 6. PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS PASSED BY THE NATIONAL ASSEMBLY AND THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 57. Promulgation of laws, ordinances and resolutions
1. The President of the State shall issue orders for the promulgation of laws and resolutions passed by the National Assembly, ordinances and resolutions passed by the Standing Committee of the National Assembly no later than 15 days since the date on which laws, ordinances and resolutions were passed.
2. For those ordinances and resolutions that have been passed by the Standing Committee of the National Assembly but the President of the State requests the Standing Committee of the National Assembly to reconsider as ruled by Clause 7 Article 103 of the Constitution, the Standing Committee of the National Assembly shall reconsider what has been requested by the President of the State. If those ordinances and resolutions are still approved by the Standing Committee of the National Assembly by majority voting but are not agreed upon by the President of the State, the President of the State shall submit them to the National Assembly for determination at the nearest session. In these cases, those ordinances and resolutions shall be promulgated no later than 10 days since the date on which the Standing Committee of the National Assembly re-approved them or the National Assembly passed them.
PREPARATION AND PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS OF THE PRESIDENT OF THE STATE
Article 58. Preparation and promulgation of orders and decisions of the President of the State
1. The President of the State shall determine the agency to prepare the draft presidential orders and decisions, either by himself/herself or at the request of the Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy.
2. The nominated agency shall organize studies and researches and prepare draft presidential orders and decisions.
3. Depending on the content of the draft presidential orders and decisions, the President of the State shall decide to post the full texts on the website of the agency charged with preparing presidential orders and decisions. The posting of the full texts of draft documents shall allow at least 60 days for agencies, organizations and individuals to give their comments and inputs of ideas.
4. The agency charged with preparing presidential orders and decisions shall be responsible for undertaking studies and researches and adopting comments and ideas from agencies, organizations and individuals for the revision and improvement of draft orders and decisions, and shall report to the President of the State on so doing.
5. The President of the State shall consider and sign to promulgate presidential orders and decisions.
PREPARATION AND ISSUANCE OF LEGAL DOCUMENTS OF THE GOVERNMENT, THE PRIME MINISTER, MINISTERS, HEADS OF MINISTRY-EQUIVALENT AGENCIES
Article 59. Formulation of the agenda for the development of decrees
1. The Office of the Government shall take the lead responsibility and coordinate with the Ministry of Justice and agencies concerned to formulate the Governments tentative annual agenda for the development of decrees based on requests of Ministries, Ministry-equivalent Agencies, Government-affiliated Agencies, agencies, organizations and individuals.
Requests for the development of decrees shall have to highlight the need/ necessity, main contents and policies, and reports on assessment of preliminary impacts of the legal regulatory documents to be issued.
2. In cases of need, the Office of the Government shall take the lead responsibility and coordinate with the Ministry of Justice to organize meetings with participation of representatives of agencies and organizations concerned to consider requests for the development of decrees of the Government.
Agencies and organizations that submit their requests for the development of decrees shall nominate their representatives to make presentations on issues and problems related to their requests.
3. The Office of the Government shall formulate the Governments tentative agenda for the development of decrees and send it to Ministries, Ministry-equivalent agencies and Government-affiliated agencies for comments and inputs of ideas and at the same time post it on the website of the Office of the Government for agencies, organizations and individuals to give their comments.
4. The Government shall endorse its tentative annual agenda for the development of decrees. The Prime Minister shall nominate Ministries, Ministry-equivalent agencies and Government-affiliated agencies to take the lead responsibility for development of draft decrees.
Article 60. The Decree Drafting Board
1. The lead drafting agency shall create a Decree Drafting Board. A Decree Drafting Board shall consist of a Chairperson who represents the lead drafting agency, and other members who are representatives of the lead assessing agency, agencies and organizations concerned, experts and scientists.
The Decree Drafting Board shall be responsible to the lead drafting agency for the quality and the progress of the development of draft decrees.
The Chairperson of the decree drafting board shall create an Editorial Team to support the Decree Drafting Board and to perform tasks assigned by the Decree Drafting Board.
2. The Decree Drafting Board has the following responsibilities:
a) Considering and finalizing the outlines of draft decrees;
b) Discussing main issues and contents of draft decrees, issues that are subject to different opinions of Ministries, Ministry-equivalent agencies, Government-affiliated agencies;
c) Discussing those contents that need to be adopted, revised and improved according to the points of view of the lead assessing agency, and comments and ideas of agencies, organizations and individuals;
d) Making sure that the rulings of draft documents are consistent with the guidelines and policies of the Party, the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; ensuring unity and conformity of the draft documents with the system of laws; and ensuring feasibility of the documents.
3. Based on the outputs of discussions of the Decree Drafting Board, the Chairperson shall direct the Editorial Team to prepare, to revise and to improve draft decrees.
Article 61. Responsibilities of the lead drafting agency for drafting a decree
1. The lead drafting agency for drafting a decree shall be accountable to the Government for the content and quality of the draft decree and the progress of drafting the decree.
2. The lead drafting agency for drafting a decree has the following responsibilities:
a) Undertaking synthesis reviews of the enforcement of laws, assessments of current legal regulatory documents related to the draft decree in question; conducting surveys and evaluations of the current status of the social relationships related to the main contents of the draft decree.
b) Organizing studies and researches of information, documentations and those international treaties of which Vietnam is one of the signatories that are related to the draft decree.
c) Organizing consultations, studies, adoptions, revisions and improvements for the draft decree; preparing submissions and reports on explanations for adoption of comments on the draft decree, reports on assessment of impacts of the draft decree, and posting those documents on the website of the Government or that of the lead drafting agency.
d) Ensuring necessary conditions for the operation of the Decree Drafting Board and the Editorial Team.
Article 62. Collection of comments and ideas as inputs for the preparation of the draft decree
1. In the course of developing draft decrees, the lead drafting agency shall have to organize for the collection of comments and ideas from ministries, Ministry-equivalent agencies, Government-affiliated agencies, and target groups that are directly affected by the document in question. Issues and problems that are open for comments and suggestions, and the addresses to which comments are sent should be highlighted. The full text of the draft decree should be posted on the website of the Government or that of the lead drafting agency at least for 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and ideas.
2. Collection of comments and ideas as inputs for the development of the draft decree can be undertaken in the form of direct comments and suggestions, circulation of the draft decree for comments and suggestions, organizing consultation workshops, making use of websites of the Government and the lead drafting agency or mass media.
3. The lead drafting agency shall be responsible for synthesis, studies and researches, and adoption of comments and suggestions.
Article 63. Assessment and verification of draft decrees
1. The Ministry of Justice shall be responsible for assessing and verifying draft decrees before they are submitted to the prime Minister.
Regarding those draft decrees that have complicated contents, related to many sectors and fields, or being prepared by the Ministry of Justice as the lead drafting agency, the Minister of Justice shall create an Assessors Council which consists of representatives of stakeholders, experts and scientists.
2. The complete set of documents to be submitted for assessment and verification include the following:
The submission to the Government on the draft decree;
The draft decree;
c) An account of detailed explanations and a report on assessment of impacts exerted by the draft decree;
d) A synthesis report on comments and suggestions from agencies, organizations, individuals and target groups directly affected by the draft decree; a photocopy of the account of comments and suggestions of Ministries, Ministry-equivalent agencies and Government-affiliated agencies; a report on adoption of comments and suggestions.
Other documents (if any).
3. The contents for the assessment and verification of the draft decree are stipulated at Clause 3 Article 36 of this Law.
4. In cases of need, assessing agencies may request the lead drafting agency to report on issues and problems covered by the draft decree, and assessing agencies themselves or together with the lead drafting agency may organize field surveys into issues and problems covered by the draft decree. The lead drafting agency shall be responsible for providing necessary information and documents to serve the assessment and verification of the draft decree.
5. Reports on assessment and verification of the draft decree shall be sent to the lead drafting agency no later than 15 days since the date on which the assessing agency received the complete sets of documents for assessment and verification.
6. The lead drafting agency shall be responsible for taking into consideration comments and suggestions of the assessing agency for the improvement of the draft decree to be submitted to the Prime Minister.
Article 64. The complete set of the draft decree and supporting documents to be submitted to the Prime Minister
This includes the following:
1. The submission to the Government on the draft decree.
2. The draft decree after being revised and improved with adoption of comments and suggestions of the assessing agency, other agencies, organizations and individuals.
3. An account of adoption of comments and suggestions of the assessing agency and of other agencies, organizations and individuals.
4. An account of detailed explanations and a report on assessment of impacts exerted by the draft decree.
5. A synthesis report on comments and suggestions from agencies, organizations, individuals.
Other documents (if any).
Article 65. Improvement and finalization of draft decrees before submitting them to the Government
In cases where different opinions and ideas remain amongst Ministries, Ministry-equivalent agencies and Government-affiliated agencies regarding major issues and problems covered by the draft decree, the Minister Chairman of the Office of the Government shall convene a meeting of representatives of the leadership of the lead drafting agency, the Ministry of Justice, the leadership of Ministries, Ministry-equivalent agencies and Government-affiliated agencies concerned to settle those differences before submitting them to the Government for consideration and decision. Based on the outputs of this meeting, the lead drafting agency in conjunction with agencies concerned shall continue to improve and finalize the draft decree to be submitted to the Government.
Article 66. Sequential procedures for consideration and approval of draft decrees
Depending on the nature and the content of the draft decree in question, the Government may consider and approve it at one or two of its meetings in the following sequential procedures:
1. Representatives of the lead drafting agency shall make presentations of the draft decree;
2. Representatives of the Office of the Government shall bring forward those issues and problems that need discussions;
3. Representatives of agencies and organizations attending the meeting to express their opinions and viewpoints;
4. The Government shall discuss.
The lead drafting agency shall coordinate with the Ministry of Justice, the Office of the Government and other agencies concerned to revise and improve the draft decree taking into consideration comments and ideas of the Government.
5. The Government shall approve the draft decree by majority voting.
In the case where the draft decree is not approved, the Prime Minister shall direct and guide those issues and problems that need revision and improvement and set the deadlines for re-submitting the draft decree, and at the same time assign the lead drafting agency to the job of perfecting the draft decree to be submitted to the Government for consideration and approval.
6. The Prime Minister shall sign decrees.
Article 67. Preparation and issuance of decisions of the Prime Minister
1. Ministries, Ministry-equivalent agencies, Government-affiliated agencies shall be responsible for preparing draft decisions of the Prime Minister as assigned by the Prime Minister.
2. The lead drafting agency shall be responsible for posting the full text of the draft decision of the Prime Minister on the website of the Government or that of the lead drafting agency for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
Depending on the nature and the contents of the draft decision in question, the lead drafting agency shall send the draft decision to Ministries, Ministry-equivalent agencies, Government-affiliated agencies concerned to collect their comments and suggestions.
3. The Ministry of Justice shall be responsible for assessing and verifying the draft decision of the Prime Minister. The contents of assessment and verification is stipulated at Clause 3 Article 36 of this Law. The report on assessment and verification of the draft decision shall be sent to the lead drafting agency no later than 10 days since the date on which the complete set of the draft decision and supporting documents were fully received.
4. The lead drafting agency shall be responsible for taking into consideration comments and suggestions of the assessing agency, other agencies, organizations and individuals for revision and improvement of the draft decision and report to the Prime Minister.
5. The Prime Minister shall consider and sign to issue the decision.
Article 68. Preparation and issuance of circulars of Ministers, Heads of Ministry-equivalent agencies
1. The job of preparing draft circulars shall be assigned by Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies; and units under the Ministry, the Ministry-equivalent agency shall be engaged to do the job under the direction of Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies.
2. The draft circular shall be posted on the website of the issuing agency for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
Depending on the nature and the content of the draft circular in question, it shall be sent to Ministries, Ministry-equivalent agencies, Government-affiliated agencies concerned to collect their comments and suggestions.
3. The departments of legal affairs of Ministries and the Ministry-equivalent agencies shall be responsible for assessing and verifying the draft circulars according to what is stipulated in Clause 3 Article 36 of this Law.
4. The units assigned with the job of preparing the draft circulars shall take the lead responsibility and coordinate with units concerned to consider and to adopt comments and suggestions of the assessing units, agencies, organizations and individuals for the revision and improvement of the draft circulars, and report to the Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies.
5. Ministers, Heads of Ministry-equivalents agencies shall consider, sign and issue circulars.
PREPARATION, PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS OF THE JUSTICES COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLES COURT, THE CHIEF JUSTICE OF THE SUPREME PEOPLES COURT, THE PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLES PROCURACY, THE STATE AUDITOR GENERAL
Article 69. Preparation and promulgation of resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court
1. Preparation of draft resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court shall be organized and directed by the Chief Justice of the Supreme Peoples Court.
2. Draft resolutions shall be posted on the website of the Supreme Peoples Court for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
Depending on the nature and content of the draft resolutions, the Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall decide to send the draft resolution to the Supreme Peoples Procuracy, the Ministry of Justice, local Peoples Courts, military courts and agencies and organizations concerned to collect their comments and suggestions.
3. The Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall direct the adoption of submitted comments and suggestions for the improvement of the draft resolution.
4. Draft resolutions shall be discussed at the meeting of the Justices Council of the Supreme Peoples Court with participation of the President of the Supreme Peoples Procuracy and the Minister of Justice.
5. The Justices Council of the Supreme Peoples Court shall approve the draft resolutions by majority voting.
In the cases where the President of the Supreme Peoples Procuracy, the Minister of Justice do not agree with the resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court, they shall be entitled to reporting to the Standing Committee of the National Assembly for the latter to consider and give their viewpoints at the nearest meeting.
6. The Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall sign the resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court.
Article 70. Preparation and issuance of circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court
1. Preparation of draft circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall be organized and directed by the Chief Justice of the Supreme Peoples Court.
2. Draft circulars shall be posted on the website of the Supreme Peoples Court for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
Depending on the nature and content of the draft circulars, the Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall decide to send the draft circulars to local Peoples Courts, military courts and agencies and organizations concerned to collect their comments and suggestions.
3. Draft circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall be discussed and commented upon by the Justices Council of the Supreme Peoples Court.
4. The Chief Justice of the Supreme Peoples Court shall direct the adoption of submitted comments and suggestions, consider, sign and issue the circulars.
Article 71. Preparation and issuance of circulars of the President of the Supreme Peoples Procuracy
1. Preparation of draft circulars of the President of the Supreme Peoples Procuracy shall be organized and directed by the President of the Supreme Peoples Procuracy.
2. Draft circulars shall be posted on the website of the Supreme Peoples Procuracy for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
Depending on the nature and content of the draft circulars, the President of the Supreme Peoples Procuracy shall decide to send the draft circulars to local Peoples Procuracies, Military Procuracies and agencies and organizations concerned to collect their comments and suggestions.
3. Draft circulars of the President of the Supreme Peoples Procuracy shall be discussed and commented upon by the Procurators Committee of the Supreme Peoples Procuracy.
4. The President of the Supreme Peoples Procuracy shall direct the adoption of submitted comments and suggestions, consider, sign and issue the circulars.
Article 72. Preparation and issuance of decisions of the state auditor general
1. Preparation of draft decisions of the State Auditor General shall be organized and directed by the State Auditor General.
2. Draft decisions shall be posted on the website of the State Audit of Vietnam for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
3. Depending on the nature and content of the draft decisions, the State Auditor General shall decide to send the draft decisions to agencies and organizations concerned to collect their comments and suggestions.
4. The State Auditor General shall direct the adoption of submitted comments and suggestions, consider, sign and issue the decisions.
PREPARATION AND PROMULGATION OF JOINT LEGAL DOCUMENTS
Article 73. Preparation and promulgation of joint legal documents
1. The agency charged with the lead responsibility for preparing the draft joint resolutions (hereunder referred to as the lead drafting agency, for short) of the Standing Committee of the National Assembly or of the Government with central agencies of socio-political organizations shall be nominated by the Standing Committee of the National Assembly or the Government respectively.
2. The lead drafting agency shall be responsible for organizing the preparation of draft joint resolutions.
3. Draft joint resolutions shall be posted on the website of the lead drafting agency for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
4. The lead drafting agency shall be responsible for considering and adopting submitted comments and suggestions for revision and improvement of the draft joint resolutions.
5. Draft joint resolutions shall be approved after agreement and consensus of the agencies that have the jurisdiction and competence to promulgate those joint resolutions has been obtained.
The Chairperson of the National Assembly or the Prime Minister and the head of the socio-political organization in question shall co-sign the joint resolutions.
Article 74. Preparation and issuance of joint circulars
1. The agency charged with the lead responsibility for preparing the draft joint circulars (hereunder referred to as the lead drafting agency, for short) of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court and the President of the Supreme Peoples Procuracy; of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court, the President of the Supreme Peoples Procuracy and a Minister or a Head of a Ministry-equivalent agency; or of Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies; shall be nominated by the Chief Justice of the Supreme Peoples Court, the President of the Supreme Peoples Procuracy, Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies with agreement and consensus on work division.
2. The lead drafting agency shall be responsible for organizing the preparation of the draft joint circulars.
3. Draft joint circulars shall be posted on the website of the lead drafting agency for at least 60 days for agencies, organizations and individuals to submit their comments and suggestions.
In preparing draft joint circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court or of the President of the Supreme Peoples Procuracy and Ministers or Heads of Ministry-equivalent agencies, comments and suggestions of members of the Justices Council of the Supreme Peoples Court, members of the Procurators Committee of the Supreme Peoples Procuracy shall be taken into account.
4. The lead drafting agency shall be responsible for considering and adopting submitted comments and suggestions for revision and improvement of the draft joint circulars.
5. Draft joint circulars shall be approved after agreement and consensus of the agencies that have the jurisdiction and competence to promulgate those joint circulars has been obtained.
The Chief Justice of the Supreme Peoples Court, the President of the Supreme Peoples Procuracy, Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies shall co-sign the joint circulars.
PREPARATION AND PROMULGATION OF LEGAL DOCUMENTS USING THE ABRIDGED SEQUENTIAL PROCEDURES
Article 75. Cases of preparing and promulgating legal documents using the abridged sequential procedures
1. In cases of emergency or in cases where urgent amendments or revisions are needed to ensure consistence with newly promulgated legal documents, the preparation and promulgation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, orders and decisions of the President of the State, decrees of the Government, and decisions of the Prime Minister can be undertaken using the abridged sequential procedures.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall decide the preparation and promulgation of ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly using the abridged sequential procedures; submit to the National Assembly the preparation and promulgation of laws and resolutions of the National Assembly using the abridged sequential procedures.
The President of the State shall decide the use of the abridged sequential procedures for the preparation and promulgation of orders and decisions of the President of the State.
The Prime Minister shall decide the use of the abridged sequential procedures for the preparation and promulgation of decrees of the Government and decisions of the Prime Minister.
3. Preparation and promulgation of legal documents using the abridged sequential procedures shall be undertaken as follows:
a) The lead drafting agency shall not necessarily create a Drafting Board or an Editorial Team to prepare the draft legal documents. Rather, it shall directly organize the preparation of such documents.
b) The lead drafting agency may organize the collection of comments and suggestions for the draft legal documents from agencies, organizations and individuals concerned.
c) The assessing agency and the examining and verifying agency shall be responsible for assessing the draft legal documents right after having received the complete sets of draft legal documents and supporting documents.
Article 76. The complete set of documents for the submission of draft legal documents using the abridged sequential procedures
1. The statement on the submission of the draft legal documents.
2. The draft legal documents.
3. The report on assessment of the draft decrees of the Government and draft decisions of the Prime Minister; the report on examination and verification of the proposed draft laws and draft resolutions of the National Assembly, the proposed draft ordinances and draft resolutions of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 77. Consideration and approval of proposed draft legal documents using the abridged sequential procedures
In the case ruled by Clause 1 Article 75 of this Law, the National Assembly shall consider and approve the proposed draft legal documents at one of its meeting sessions; and the Standing Committee of the National Assembly and the Government shall consider and approve proposed draft legal documents at one of their meetings.
VALIDITY OF LEGAL DOCUMENTS, PRINCIPLES OF APPLYING AND PUBLICLY ANNOUNCING LEGAL DOCUMENTS
Article 78. Effective dates of legal documents and publication of legal documents on the Official Gazette
1. Effective dates of legal documents shall be stipulated in the legal documents themselves but no sooner than 45 days since the dates of their promulgation or signatures.
In the event of legal documents stipulating measures to be taken in a state of emergency, and legal documents promulgated to promptly meeting requirements for natural disaster preparedness and outbreaks of epidemics, such legal documents may take effect on the dates of their promulgation or signatures on the condition that they are immediately posted on the website of the issuing agency and announced on the mass media; and posted on the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam (hereunder referred to as the Official Gazette) no later than 20 working days since the dates of their promulgation or signatures.
2. Legal documents must be published on the Official Gazette. Those legal documents fail to be published on the Official Gazette shall take no effect, except those legal documents that have contents classified as State secrets and those cases stipulated at Paragraph 2 Clause 1 of this Article.
The agency that issued the legal document shall have to send the legal document to the Official Gazette agency for it to be published on the Official Gazette no later than 2 working days.
The Official Gazette agency shall be responsible for publishing the full text of the legal document on the Official Gazette no later than 15 days from the date of receiving the legal document.
The legal document that is published on the Official Gazette shall be the official legal document which is as valid as the original legal document.
The Government shall establish detailed regulations on the Official Gazette.
Article 79. Retrospective effect of legal documents
1. Legal documents shall be designed to take retrospective effect only in cases of real need.
2. Legal documents shall not be designed to take retrospective effect in the following cases:
a) Imposing new liability upon those behaviors performed at a time in the past when no liability was imposed by the law.
b) Imposing heavier liability.
Article 80. Legal documents ceasing to take effect
1. Those legal documents whose implementation has been suspended shall cease to take effect until decisions to deal with them have been made by State competent agencies. If the State competent agencies issue decisions to abrogate them, such legal documents shall be rendered invalid. If they are not abrogated, they shall continue to take effect.
2. The date of ceasing to take effect, the date of continuing to take effect, and the date of being rendered invalid of legal documents shall be stipulated clearly in the decisions to suspend their implementation or decisions to deal with legal documents by the State competent agencies.
3. Decisions to suspend the implementation of legal documents or decisions to deal with legal documents shall be published on the Official Gazette and announced on mass media.
Article 81. Cases where legal documents are no longer valid
Legal documents shall become fully or partially invalid in the following cases:
1. The periods of validity expire as stipulated in legal documents.
2. Legal documents are amended, revised or replaced with new legal documents of the same State agencies that issued those legal documents in the first place.
3. Legal documents are abrogated or abolished by means of an official document of a State competent agency.
Article 82. Validity of legal documents in terms of geography and target groups
Legal documents promulgated by central State agencies shall take effect on a national scale and cover all the agencies, organizations and individuals except otherwise stipulated by legal documents or otherwise stipulated by international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is one of the signatories.
Article 83. Application of legal documents
1. Legal documents shall be applied since their effective dates.
Legal documents shall be applied to behaviors taking place at the point of time such legal documents are being valid. In the event of legal documents taking retrospective effect, such rulings shall be applied.
2. In the event of legal documents having different rulings on the same issue or problem, those legal documents taking superior legal effect shall be applied.
3. In the event of legal documents promulgated by the same State agency but having different rulings on the same issue or problem, the rulings of the legal documents promulgated later shall be applied.
4. In the event of new legal documents imposing no liability or imposing lesser liability on those behaviors taking place prior to their effective dates, the new legal documents shall be applied.
Article 84. Publication and announcement of legal documents
Full texts of legal documents shall be posted on the website of the promulgating agency no later than two days since the date of their promulgation or signatures, and shall be announced on the mass media, except those legal documents having contents classified as State secrets.
INTERPRETATION OF LAWS AND ORDINANCES
Article 85. Jurisdiction and competence to interpret laws and ordinances
Agencies and organizations stipulated in Article 87 of the Constitution and National Assembly Deputies shall have the right to request the Standing Committee of the National Assembly to interpret laws and ordinances. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and decide the interpretation of laws and ordinances.
Article 86. Preparation and promulgation of draft resolutions on interpretation of laws and ordinances
1. Depending on the nature and the content of the issue or problem that needs interpretation, the Standing Committee of the National Assembly shall assign the Government, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy, the Ethnic Council and committees of the National Assembly to prepare draft resolutions on interpretation of laws and ordinances to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly.
The Standing Committee of the National Assembly shall assign the Ethnic Councilor the committees of the National Assembly to examine and verify the consistence of the draft resolutions on interpretation of laws and ordinances against the spirit and contents of the legal documents that are being interpreted.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall consider and approve draft resolutions on interpretation of laws and ordinances in the following sequential order:
a) Representatives of agencies, organizations and National Assembly Deputies that filed their request for interpretations shall be invited to the meeting to express ideas and opinions;
b) Representatives of agencies charged with the preparation of draft resolutions on interpretations shall make their presentations and read out loud the full texts of the draft resolutions;
c) Representatives of examining and verifying agencies shall deliver their reports on examination and verification;
d) Invited representatives of agencies, organizations and individuals shall express their ideas and opinions;
e) The Standing Committee of the National Assembly shall discuss;
f) The chairperson of the meeting shall give closing remarks;
g) The Standing Committee of the National Assembly shall vote;
h) The Chairperson of the National Assembly shall sign the resolutions on interpretation of laws and ordinances.
3. Resolutions on interpretation of laws and ordinances shall be published on the Official Gazette and announced on the mass media.
OVERSEEING, CHECKING, DEALING WITH LEGAL DOCUMENTS, MERGING LEGAL DOCUMENTS, AND PERFECTING THE SYSTEM OF LEGAL DOCUMENTS
Article 87. Oversight and check of legal documents
Legal documents shall be overseen and checked by the State competent agencies in accordance with the law.
The overseeing and checking of legal documents shall be undertaken to detect those contents that are proven wrong or no longer appropriate so that implementation of such legal documents shall be suspended on a timely basis, necessary amendment, revision, abrogation or abolishment of all or part of such legal documents shall be undertaken, and at the same time to request State competent agencies to pinpoint the responsibility of agencies and individuals that promulgated the wrong legal documents.
Article 88. Contents of overseeing and checking legal documents
1. The consistence of legal documents with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly and legal documents of superior State agencies.
2. The consistence of form with content of legal documents.
3. The consistence of the contents of legal documents with the jurisdiction and competence of the agencies promulgating legal documents.
4. The consistence of current legal documents with newly promulgated legal documents of the same agencies.
Article 89. Overseeing and dealing with legal documents that give signs and indications of being illegal
1. The National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Ethnic Council and committees of the National Assembly, within the limits of their capacity, shall oversee the promulgation of legal documents.
2. Jurisdiction and competence, processes and procedures for the oversight of promulgation of legal documents and dealing with legal documents that give signs or indications of being illegal shall be undertaken in accordance with the Law on Oversight Operations of the National Assembly.
Article 90. The Government checking and dealing with legal documents that give signs and indications of being illegal
1. The Government shall check legal documents and deal with those legal documents of Ministries and Ministry-equivalent agencies that give signs and indications of being illegal.
2. The Prime Minister shall consider and decide to abolish or to suspend the implementation of all or part of legal documents promulgated by Ministers or Heads of Ministry-equivalent agencies that are proven inconsistent with the Constitution, laws and legal documents promulgated by superior State agencies.
3. The Ministry of Justice shall be responsible to the Government for performing State management of checking legal documents, assisting the Prime Minister in checking and dealing with those legal documents of Ministries and Ministry-equivalent agencies giving signs and indications of being illegal.
Article 91. Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies checking and dealing with those legal documents hat give signs and indications of being illegal
1. Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies shall be responsible for checking legal documents issued by themselves, Ministries and Ministry-equivalent agencies with regard to those contents related to sectors and fields falling under their jurisdictions.
Upon detecting that legal documents issued by themselves are proven illegal, Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies themselves shall abolish, revise, amend such legal documents or issue other legal documents to replace them.
2. Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies charged with sectoral and field management shall have the right to request those Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies who issued legal documents governing those sectors or fields falling under their jurisdictions to abolish or to suspend the implementation of all or part of such legal documents. If their requests are not accepted, they shall submit them to the Prime Minister for determination.
Article 92. Mergence of legal documents
1. Documents providing revisions and amendments of some articles of legal documents shall be merged technically with the revised and amended documents.
2. The merging of legal documents shall be ruled by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 93. Check, systematization, codification of the system of legal documents
1. State agencies within the limits of their responsibilities and powers shall be responsible for regularly checking and periodically systematizing legal documents. Upon detecting any legal documents that are against the law, contradictory, overlapping or no longer appropriate or suitable with the development of the country, they shall by themselves or request State competent agencies to revise, amend, replace, abolish and suspend the implementation of such legal documents.
Agencies, organizations and citizens shall have the right to petition to State competent agencies to consider revising, amending, replacing, abolishing and suspending the implementation of legal documents.
2. Legal and regulatory norms shall be checked and reviewed, collated and codified into thematic volumes of codes.
The codification of the system of legal normative documents shall be ruled by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 94. Funds for the preparation of legal documents
Funds for the preparation of legal documents shall be allocated from the State budget.
Article 95. Effective date of this Law
1. This Law shall come into force from 01 January 2009.
This Law shall replace the Law on Promulgating Legal Documents 1996 and the Law on Revising and Amending some Articles of the Law on Promulgating Legal Documents 2002.
2. Those legal documents such as Decrees of the Government; Directives of the Prime Minister; decisions and directives of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court, the President of the Supreme Peoples Procuracy, Ministers, Heads of Ministry-equivalent agencies; joint legal documents of between Ministers, Heads of Ministry-equivalent agencies and central agencies of socio-political organizations that have been promulgated prior to the effective date of this Law shall continue to take effect until they are abolished, abrogated or replaced with other legal documents.
This Law was passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on 03 June 2008.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |