Chương 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008: Những quy định chung
Số hiệu: | 17/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 03/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 18/09/2008 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
3. Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo.
1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tùy theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
1. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài.
2. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài do Chính phủ quy định.
1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay, trường hợp trong văn bản có điều, khoản mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao thì ngay tại điều, khoản đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp.
2. Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết về nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định trong các văn bản khác nhau.
Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành.
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.
2. Hồ sơ dự án, dự thảo và bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Legal documents are documents issued or jointly issued by state agencies in accordance with the authority, formats, sequence of steps and procedures prescribed in this Law or the Law on the Promulgation of Legal Documents of Peoples Councils and Peoples Committees, which includes common rules of conducts, which has compulsory effectiveness and the implementation of which is guaranteed by the Government to regulate social relations.
2. Documents which are issued or jointly issued by state agencies but not in accordance with the authority, formats, sequence of steps and procedures prescribed in this Law or the Law on the Promulgation of Legal Documents of Peoples Councils and Peoples Committees are not legal documents.
Article 2. System of legal documents
1. Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.
2. Ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly.
3. Orders and decisions of the State President.
4. Decrees of the Government.
5. Decisions of the Prime Minister.
6. Resolutions of the Justices Council of the Supreme Peoples Court and circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court.
7. Circulars of the President of the Supreme Peoples Procuracy.
8. Circulars of Ministers or Heads of Ministry-equivalent Agencies.
9. Decisions of the State Auditor General.
10. Joint resolutions of the Standing Committee of the National Assembly or the Government and the central offices of socio-political organizations.
11. Joint circulars of the Chief Justice of the Supreme Peoples Court and the President of the Supreme Peoples Procuracy; those of Ministers or Heads of Ministry-equivalent Agencies and the Chief Justice of the Supreme Peoples Court, the President of the Supreme Peoples Procuracy; those of Ministers or Heads of Ministry-equivalent Agencies.
12. Legal documents of Peoples Councils and Peoples Committees.
Article 3. Principles in the development and promulgation of legal documents
1. Ensuring the constitutionality, legality and consistence of legal documents in the legal system.
2. Complying with the prescribed authority, formats, sequence of steps and procedures in the development and promulgation of legal documents.
3. Ensuring publicity in the development and promulgation of legal documents except ones of the States secret; ensuring transparency of the provisions in legal documents.
4. Ensuring feasibility of legal documents.
5. Causing no difficulties or obstacles to the implementation of the international treaties of which the Socialist Republic of Viet Nam is a member.
Article 4. Participation in the development of legal documents
1. The Viet Nam Fatherland Front and its member organizations, other organizations, state agencies, peoples armed forces and individuals shall have the right to provide comments on draft legal documents.
2. In the process of developing legal documents, the lead drafting agencies/organizations and other concerned agencies/organizations shall be responsible for enabling agencies, organizations, groups and individuals to provide comments on the draft documents and organizing the collection of comments from the direct objects of the legal documents.
3. Comments on the draft documents shall be considered and taken into account during the process of improving and finalizing the documents.
Article 5. Language and other technical aspects of legal documents
1. The language used in legal documents shall be Vietnamese.
The language used in legal documents shall be accurate, popular, articulate and easy to understand.
2. Legal documents shall provide specific regulations directly related to issues that need to be regulated by the documents and no broad regulations and avoid duplication with other legal documents.
3. In the case that a legal document has a broad scope of regulation, it shall, depending on its contents, be divided into parts, chapters, sections, articles, clauses and items/paragraphs; in the case that a legal document has a narrow scope of regulation, it shall consist of articles, clauses and items/paragraphs. All parts, chapters, sections and articles of the legal document shall be titled. There shall be no separate chapter on inspection, complaints, denouncements, rewards and punishments in a legal document unless otherwise indicated.
Article 6. Translation of legal documents into ethnic minority and foreign languages
1. Legal documents may be translated into ethnic minority and foreign languages.
2. The translation of legal documents into ethnic minority and foreign languages shall be decided by the Government.
Article 7. Numbering and coding of legal documents
1. The numbering and coding of legal documents shall indicate clearly their ordinal numbers, years of promulgation, types of documents and promulgating agencies.
2. The ordinal numbering of legal documents shall depend on types of documents and years of promulgation. In the case of laws, ordinances and resolutions of the National Assembly and its Standing Committee, the ordinal numbering shall be based on types of documents and legislatures of the National Assembly.
3. The numbering and coding of legal documents shall be structured as follows:
a) The numbering and coding of laws and resolutions of the National Assembly shall be sequenced as follows: type of document: ordinal number/year of promulgation/abbreviated name of promulgating agency and legislature of the National Assembly ";
b) The numbering and coding of ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly shall be sequenced as follows: type of document: ordinal number/year of promulgation/abbreviated name of promulgating agency and legislature of the National Assembly";
c) The numbering and coding of legal documents other than those referred to in (a) and (b) above shall be sequenced as follows: ordinal number/year of promulgation/type of document in abbreviation - abbreviated name of promulgating agency ".
Article 8. Specific and detailed contents of legal documents
1. The contents of legal documents shall be detailed and specific so that the documents may be effectively enforced as soon as they come into force; in the case that a legal document contains some articles and clauses related to matters of technical process and standards, which are not very stable, those articles and clauses may assign the relevant state agency to provide a document of detailed regulations on such matters. The assigned agency shall not further delegate this job to any others.
2. The latter document of detailed regulations shall provide specific provisions, which do not repeat those in the former document, and shall be promulgated to come into force at the same time with the former document or former articles, clauses and items/paragraphs.
3. An agency that is assigned to provide detailed regulations on several issues of one legal document may promulgate one document of detailed regulations on such issues, except that such detailed regulations should be split into different documents.
An agency that is assigned to provide detailed regulations on issues addressed by more than one legal documents may promulgate one document of detailed regulations on such issues.
Article 9. Revision, replacement, cancellation, abolishment or suspension of legal documents
1. Legal documents shall only be revised, substituted, cancelled or abolished by means of documentation by the state agencies that have promulgated those legal documents or shall be suspended, cancelled or abolished my means of documentation by relevant state agencies.
The documents, which stipulate the revision, replacement, cancellation, abolishment or suspension of other legal documents, shall specify the titles as well as the articles, clauses and items/paragraphs in question of the revised, substituted, cancelled, abolished or suspended documents.
2. When promulgating new legal documents, the promulgating agencies shall revise, cancel or abolish, in these documents, the old documents or the articles, clauses and items/paragraphs of the old documents previously promulgated by the same agencies and contradicting the new ones; in the case that the old documents cannot be revised immediately, the promulgating agencies shall include, in the new documents, a clear list of documents, articles, clauses and items/paragraphs contradicting the new ones and be responsible for revising them before the new documents come into force.
3. A legal document may be promulgated to simultaneously revise, supersede, cancel or abolish the contents of several legal documents promulgated by the same agency.
Article 10. Submission and archiving of legal documents, sets of legal document development proposals and other supporting documents and draft legal documents
1. Legal documents shall be submitted to relevant state agencies for monitoring and examination.
2. Complete sets of legal document development proposals and other supporting documents, drafts and originals of legal documents shall be archived in accordance with the current legislation on archiving.