Chương 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008: Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: | 17/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 03/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 18/09/2008 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung sai trái hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái.
1. Sự phù hợp của văn bản Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung của văn bản đó.
3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản.
4. Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan.
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của mình và của bộ, cơ quan ngang bộ về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự mình bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó, nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quy phạm pháp luật phải được rà soát, tập hợp, sắp xếp thành bộ pháp điển theo từng chủ đề.
Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
OVERSEEING, CHECKING, DEALING WITH LEGAL DOCUMENTS, MERGING LEGAL DOCUMENTS, AND PERFECTING THE SYSTEM OF LEGAL DOCUMENTS
Article 87. Oversight and check of legal documents
Legal documents shall be overseen and checked by the State competent agencies in accordance with the law.
The overseeing and checking of legal documents shall be undertaken to detect those contents that are proven wrong or no longer appropriate so that implementation of such legal documents shall be suspended on a timely basis, necessary amendment, revision, abrogation or abolishment of all or part of such legal documents shall be undertaken, and at the same time to request State competent agencies to pinpoint the responsibility of agencies and individuals that promulgated the wrong legal documents.
Article 88. Contents of overseeing and checking legal documents
1. The consistence of legal documents with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly and legal documents of superior State agencies.
2. The consistence of form with content of legal documents.
3. The consistence of the contents of legal documents with the jurisdiction and competence of the agencies promulgating legal documents.
4. The consistence of current legal documents with newly promulgated legal documents of the same agencies.
Article 89. Overseeing and dealing with legal documents that give signs and indications of being illegal
1. The National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Ethnic Council and committees of the National Assembly, within the limits of their capacity, shall oversee the promulgation of legal documents.
2. Jurisdiction and competence, processes and procedures for the oversight of promulgation of legal documents and dealing with legal documents that give signs or indications of being illegal shall be undertaken in accordance with the Law on Oversight Operations of the National Assembly.
Article 90. The Government checking and dealing with legal documents that give signs and indications of being illegal
1. The Government shall check legal documents and deal with those legal documents of Ministries and Ministry-equivalent agencies that give signs and indications of being illegal.
2. The Prime Minister shall consider and decide to abolish or to suspend the implementation of all or part of legal documents promulgated by Ministers or Heads of Ministry-equivalent agencies that are proven inconsistent with the Constitution, laws and legal documents promulgated by superior State agencies.
3. The Ministry of Justice shall be responsible to the Government for performing State management of checking legal documents, assisting the Prime Minister in checking and dealing with those legal documents of Ministries and Ministry-equivalent agencies giving signs and indications of being illegal.
Article 91. Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies checking and dealing with those legal documents hat give signs and indications of being illegal
1. Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies shall be responsible for checking legal documents issued by themselves, Ministries and Ministry-equivalent agencies with regard to those contents related to sectors and fields falling under their jurisdictions.
Upon detecting that legal documents issued by themselves are proven illegal, Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies themselves shall abolish, revise, amend such legal documents or issue other legal documents to replace them.
2. Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies charged with sectoral and field management shall have the right to request those Ministers and Heads of Ministry-equivalent agencies who issued legal documents governing those sectors or fields falling under their jurisdictions to abolish or to suspend the implementation of all or part of such legal documents. If their requests are not accepted, they shall submit them to the Prime Minister for determination.
Article 92. Mergence of legal documents
1. Documents providing revisions and amendments of some articles of legal documents shall be merged technically with the revised and amended documents.
2. The merging of legal documents shall be ruled by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 93. Check, systematization, codification of the system of legal documents
1. State agencies within the limits of their responsibilities and powers shall be responsible for regularly checking and periodically systematizing legal documents. Upon detecting any legal documents that are against the law, contradictory, overlapping or no longer appropriate or suitable with the development of the country, they shall by themselves or request State competent agencies to revise, amend, replace, abolish and suspend the implementation of such legal documents.
Agencies, organizations and citizens shall have the right to petition to State competent agencies to consider revising, amending, replacing, abolishing and suspending the implementation of legal documents.
2. Legal and regulatory norms shall be checked and reviewed, collated and codified into thematic volumes of codes.
The codification of the system of legal normative documents shall be ruled by the Standing Committee of the National Assembly.