Ngành bưu chính viễn thông có vai trò và đặc điểm như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển

Trả lời mở đầu trang 130 Địa Lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10.

1 1962 lượt xem


Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Mở đầu trang 130 Địa Lí 10Ngành bưu chính viễn thông có vai trò và đặc điểm như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành? Hiện nay, ngành bưu chính viễn thông đang phát triển và phân bố như thế nào trên thế giới?

Trả lời:

Vai trò và đặc điểm ngành bưu chính viễn thông:

* Vai trò

- Hoạt động bưu chính: chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,… Hoạt động viễn thông: truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm

- Gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính: nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện. Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới

- Viễn thông: đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

+ Internet tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Địa lí 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 130 Địa Lí 10: Ngành bưu chính viễn thông có vai trò và đặc điểm như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành? Hiện nay, ngành bưu chính viễn thông đang phát triển và phân bố như thế nào trên thế giới... 

Câu hỏi trang 130 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy...

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông...

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, hình 35 và những hiểu biết của bản thân, em hãy...

Luyện tập trang 132 Địa Lí 10: Nêu ví dụ chứng minh sự phát triển của khoa học - công nghệ ảnh hưởng tới phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông...

Vận dụng trang 132 Địa Lí 10: Em đã từng sử dụng những dịch vụ nào của ngành bưu chính viễn thông tại địa phương em đang sinh sống? Dịch vụ này hỗ trợ em điều gì...

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 36: Địa lí ngành thương mại

Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng

Bài 38: Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch

Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

1 1962 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: