Giải Địa lí 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 4.

1 3359 lượt xem
Tải về


Giải Địa lí lớp 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Video giải Địa lí lớp 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Mở đầu trang 21 Địa Lí 10: Trái Đất được hình thành như thế nào? Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất ra sao?

Trả lời:

- Nguồn gốc hình thành Trái Đất

+ Những vành xoắn ốc ở phía ngoài kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

+ Sự tăng nhiệt làm nóng chảy vật chất ở bên trong lòng trái đất và sắp xếp thành các lớp: nhân, bao man-ti và vỏ Trái Đất.

- Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo dẫn đến thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất

+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau xảy ra hiện tượng phun trào măcma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa,...

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao, các vực biển sâu và sinh ra động đất, núi lửa.

+ Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, nó bị hút chìm xuống dưới mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi lớn, thường kèm theo động đất, núi lửa,...

+ Khi hai mảng gặp nhau rồi dịch chuyển ngang gọi là trượt bằng sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc.

I. Nguồn gốc hình thành trái đất

Câu hỏi trang 21 Địa Lí 10: Dựa vào hình 4.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả quá trình hình thành Trái Đất.

Trả lời:

Quá trình hình thành Trái Đất

- Hình thành hệ Mặt Trời và Mặt trời: thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm. Ở trung tâm có khối lượng bụi lớn, nhiệt độ tăng lên rất cao có các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời.

- Hình thành Trái Đất: những vành xoắn ốc ở phía ngoài kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. Sự tăng nhiệt làm nóng chảy vật chất ở bên trong lòng trái đất và sắp xếp thành các lớp: nhân, bao man-ti và vỏ Trái Đất.

II. Vỏ trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ trái đất

Câu hỏi trang 22 Địa Lí 10: Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Trả lời:

- Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất: Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng, độ dày từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa. Trên cùng của vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích, ở giữa là tầng đá granit làm thành nền của các lục địa. Dưới tầng granit là tầng badan thường lộ ra dưới đáy đại dương.

- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

+ Vỏ lục địa bao gồm các tầng: tầng trầm tích, tầng đá granit, tầng badan.

+ Vỏ đại dương chỉ gồm tầng trầm tích và tầng badan.

Câu hỏi trang 23 Địa Lí 10: Dựa vào hình 4.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Kể tên các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Trình bày đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

Trả lời:

- Các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất bao gồm khoáng vật và đá là chủ yếu.

- Đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất:

+ Khoáng vật là những nguyên tố hoặc hợp chất hoá học được hình thành do các quá trình địa chất. Đa số khoáng vật ở trạng thái rắn (thạch anh, hematit, canxit,...), khoáng vật đơn chất (vàng, kim cương,...) hoặc hợp chất (canxit, thạch anh, mica,...).

+ Đá là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, đá được chia thành ba nhóm: Đá măcma (hình thành do kết tinh khối măcma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất), đá trầm tích (hình thành do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc) và đá biến chất (thành tạo từ đá măcma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất).

III. Thuyết kiến tạo mảng

Câu hỏi trang 23 Địa Lí 10: Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.

- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển

Trả lời:

- Nội dung thuyết kiến tạo mảng: vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Toàn bộ bề mặt Trái Đất (gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti) chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.

+ Mỗi mảng kiến tạo vừa có vỏ lục địa vừa có vỏ đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ có vỏ đại dương.

+ Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.

+ Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Âu - Á, mảng Nam Mỹ, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ôxtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Cực.

- Các mảng kiến tạo có thể di chuyển vì chúng nhẹ và nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti, các mảng kiến tạo dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.

Câu hỏi trang 24 Địa Lí 10: Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các cách tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh hoạ kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.

- Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.

Trả lời:

- Các cách tiếp xúc của mảng kiến tạo: tách rời nhau, xô vào nhau, hút chìm, trượt bằng

+ Hai mảng kiến tạo tách rời nhau xảy ra hiện tượng phun trào măc ma tạo nên các dãy núi ngầm như sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời giữa mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ.

+ Hai mảng kiến tạo xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao (dãy Hi-ma-lay-a được tạo ra do tiếp xúc xô vào nhau giữa mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu - Á).

+ Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, nó bị hút chìm xuống dưới mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi ví dụ như dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ.

+ Khi hai mảng gặp nhau rồi dịch chuyển ngang gọi là trượt bằng sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc. Ví dụ như vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

Luyện tập (trang 25)

Luyện tập 1 trang 25 Địa Lí 10: Lập bảng thể hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Trả lời:

- Lập bảng thể hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Giải Địa lí 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

Luyện tập 2 trang 25 Địa Lí 10: Em hãy nêu ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng.

Trả lời:

- Ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng:

+ Là cơ sở giải thích cho sự dịch chuyển của các châu lục, lục địa trên thế giới.

+ Giải thích nguyên nhân cho các hoạt động kiến tạo diễn ra và sự bất ổn của lớp vỏ Trái Đất (trong đó có các hoạt động như hình thành dãy núi, phun trào núi lửa, tạo vịnh, núi ngầm.

Vận dụng (trang 25)

Vận dụng trang 25 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm các câu chuyện hoặc hình ảnh về Trái Đất và nguồn gốc hình thành Trái Đất

Trả lời:

(*) Hình ảnh Trái Đất

Giải Địa lí 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

(*) Hình ảnh Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Giải Địa lí 10 Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng

Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

1 3359 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: