Giải Địa lí 10 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 17.

1 778 07/10/2024
Tải về


Giải Địa lí lớp 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

I. Vỏ địa lí

Câu hỏi trang 69 Địa Lí 10: Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và ở đại dương.

- So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.

Trả lời:

- Giới hạn của vỏ địa lí: ở lục địa là từ tầng ôdôn đến hết lớp vỏ phong hoá và ở đại dương là từ tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương.

- So sánh:

+ Vỏ địa lí: giới hạn từ dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá. Chiều dày khoảng 30-35km. Thành phần cấu tạo: đại dương, đất và vỏ phong hóa, tầng đối lưu, phía dưới tầng ô dôn.

+ Vỏ Trái Đất: giới hạn từ đất và vỏ phong hóa đến phần trên của lớp Manti. Chiều dày dao động từ 5km ở dưới đáy đại dương đến 70km ở lục địa. Thành phần cấu tạo: đất và vỏ phong hóa, tầng trầm tích, tầng đá granit, tầng badan.

II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Câu hỏi trang 70 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

Trả lời:

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

Câu hỏi trang 70 Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí.

Trả lời:

- Ví dụ: sự thay đổi của khí hậu thường dẫn tới sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác như sông ngòi, đất và sinh vật. Cụ thể như: khí hậu Việt Nam đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều vì thế có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, động thực vật phát triển phong phú. Tuy nhiên ở miền Bắc lại có mùa đông lạnh, hay xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, mưa đá, rét đậm rét hại khiến cho thực vật và động vật không thể sinh trưởng, phát triển được thậm chí chết vì rét và sương muối.

Câu hỏi trang 70 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết, con người cần khai thác và sử dụng tự nhiên như thế nào để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Trả lời:

- Khai thác các nguồn tài nguyên một cách hợp lí, không làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường (làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng, khai thác đi đôi với trồng rừng mới...)

- Sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí, có hiệu quả nhất là các tài nguyên không tái tạo (tiết kiệm nguồn nước, tiết kiệm điện,...)

- Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ô dôn, các hệ sinh thái nhạy cảm (xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, quy định việc khai thác gỗ rừng...)

- Giảm thiểu và hạn chế xả thải ra môi trường, khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường (xây dựng các công trình thủy lợi, quy hoạch và cải tạo đất, mở rộng diện tích đất...)

- Định hướng sự phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái tự nhiên.

Luyện tập (trang 70)

Luyện tập 1 trang 70 Địa Lí 10: Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi ở miền nhiệt đới.

Trả lời:

-Ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi ở miền nhiệt đới: Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi. Cụ thể:

+ Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, sông ngòi nhiều nước, đây chính là mùa lũ của sông ngòi.

+ Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh khô ít mưa, sông ít nước, đây chính là mùa cạn của sông ngòi.

Luyện tập 2 trang 70 Địa Lí 10: Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên?

Trả lời:

- Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.

Vận dụng (trang 70)

Vận dụng trang 70 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân.

Trả lời:

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn:

- Đối với môi trường tự nhiên:

+ Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

+ Đất trống đồi trọc gây xói mòn đất, thoái hóa đất, đất bạc màu không có giá trị sử dụng.

+ Phá rừng làm mất môi trường sống, nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, làm suy giảm đa dạng sinh học.

+ Rừng đầu nguồn mất đi làm mực nước ngầm giảm, gây hạn hán, mất cân bằng sinh thái tự nhiên.

- Đối với đời sống người dân:

+ Diện tích đất canh tác của người dân bị thu hẹp là giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp, dẫn đến đời sống khó khăn.

+ Các thiên tai do phá rừng gây ra đe dọa đời sống của dân cư sinh sống chân núi, người dân mất nơi ở phải chuyển đi nơi khác.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

I. VỎ ĐỊA LÍ

- Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận như khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Chiều dày khoảng 30 đến 35 km, giới hạn từ phía dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.

- Thành phần cấu tạo: khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.

Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ

1. Khái niệm

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân: do thành phần của vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách độc lập.

- Những thành phần trong vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, có sự gắn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Biểu hiện

- Các thành phần trong tự nhiên ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

3. Ý nghĩa thực tiễn

- Những động sản xuất và sinh hoạt của con người đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.

- Cần phải nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng để dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới

Bài 20: Cơ cấu dân số

Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá

Bài 22 Thực hành: phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

1 778 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: