Giải Địa lí 10 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Địa lí các ngành công nghiệp

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 30.

1 814 lượt xem
Tải về


Giải Địa lí lớp 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Mở đầu trang 111 Địa Lí 10: Vai trò, đặc điểm phát triển, tình hình phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu khí, điện lực, khai thác quặng kim loại, điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm?

Trả lời:

 

Vai trò

Đặc điểm

Phân bố

Công nghiệp khai thác than - dầu khí

 

 

 

 

 

Khai

thác

than

- Cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm.

- Quá trình khai thác gây tác động lớn đến môi trường.

- Các quốc gia sản xuất than lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga.

Khai

thác

dầu

khí

- Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống.

- Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

- Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Xuất hiện  sau công nghiệp khai thác than.

- Nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

-  Quá trình khai thác

gây tác động lớn đến môi trường.

- Các quốc gia khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

- Sản lượng khí tự nhiên khai thác tiếp tục tăng.

Các quốc gia khai thác lớn: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,...

Khai thác quặng kim loại

- Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

- Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đa dạng, tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,…

- Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất, nước.

- Quặng sắt: Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,…

- Quặng bô-xít: Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê (Guinea), Bra-xin, Ấn Độ,…

- Quặng vàng: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...

- Khoáng sản khác: CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,…

 

Công nghiệp điện lực

- Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

- Là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nâng cao đời sống văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng.

Cơ cấu sản lượng điện đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian: tăng điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo, giảm điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử.

Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản,…

Công nghiệp điện tử - tin học

- Vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

- Sản phẩm trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao, thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Là ngành công nghiệp trẻ.

- Sản phẩm đa dạng.

- Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

Đa số ở các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển: Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,…

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

- Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

- Cơ cấu đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in, văn phòng phẩm,…

- Vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.

- Gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Rộng khắp thế giới, phát triển mạnh ở các nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,…

Công nghiệp thực phẩm

- Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.

- Thúc đẩy phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

- Đa dạng về cơ cấu ngành.

- Vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh.

- Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu

- Ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới.

 

 

I. Công nghiệp khai thác than, dầu khí

Câu hỏi trang 111 Địa Lí 10: Dựa vào bảng 30, hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than, dầu khí.

- Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than, dầu khí:

* Công nghiệp khai thác than:

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm.

+ Quá trình khai thác gây tác động lớn đến môi trường.

* Công nghiệp khai thác dầu khí:

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống.

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

+ Nguồn nhiên liệu dễ sử dụng

+ Quá trình khai thác gây tác động lớn đến môi trường.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới:

- Công nghiệp khai thác than: Các quốc gia sản xuất than lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga.

- Công nghiệp khai thác dầu khí: Các quốc gia khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… Các quốc gia khai thác khí lớn: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,...

II. Công nghiệp khai thác quặng kim loại

Câu hỏi trang 112 Địa Lí 10: Dựa vào hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại.

- Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại.

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Đa dạng, tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,…

+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất, nước.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới.

+ Quặng sắt: Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,…

+ Quặng bô-xít: Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê (Guinea), Bra-xin, Ấn Độ,…

+ Quặng vàng: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...

+ Khoáng sản khác: CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,…

III. Công nghiệp điện lực

Câu hỏi trang 112 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát hình 30.2, hình 30.3 và hiểu biết của bản thân,em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

- Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực:

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Nâng cao đời sống văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng.

- Đặc điểm: cơ cấu sản lượng điện đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian: giảm điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử; tăng điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo.

Yêu cầu số 2: Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới: sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng. Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản,…

IV. Công nghiệp điện tử - tin học

Câu hỏi trang 114 Địa Lí 10: Dựa vào hình 30.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học.

- Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện tử - tin học trên thế giới.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học:

- Vai trò:

+ Vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

+ Sản phẩm trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao, thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Là ngành công nghiệp trẻ.

+ Sản phẩm đa dạng.

+ Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

Yêu cầu số 2: Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện tử - tin học trên thế giới: Đa số ở các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển: Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,…

V. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 10: Dựa vào hình 30.5, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Giải thích vì sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

- Vai trò:

+ Tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

+ Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in, văn phòng phẩm,…

+ Vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.

+ Gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Yêu cầu số 2: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển vì đây là ngành công nghiệp thiết yếu của bất kì quốc gia nào. Ở bất cứ đâu con người cũng tồn tại nhu cầu tiêu dùng, sử dụng sản phẩm. Đời sống con người cần có các mặt hàng thiết yếu của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để sử dụng trong đời sống hàng ngày như dệt - may, giấy, da giày,…

VI. Công nghiệp thực phẩm

Câu hỏi trang 116 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, hình 30.5 và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm.

- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm:

- Vai trò:

+ Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.

+ Thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp guồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

- Đặc điểm:

+ Đa dạng về cơ cấu ngành

+Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu

Yêu cầu số 2: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm: là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới vì bất cứ nơi đâu có con người đều cần có thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày.

Luyện tập (trang 116)

Luyện tập 1 trang 116 Địa Lí 10: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử - tin học:

Giải Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 116 Địa Lí 10: Cho ví dụ về một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm.

Trả lời:

- Một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm: Dầu ăn thực vật, sữa tươi, sữa bột, bột ngũ cốc, thịt hộp, thịt - cá chế biến đông lạnh, hoa quả sấy, bánh kẹo…

Vận dụng (trang 116)

Vận dụng trang 116 Địa Lí 10: Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.

Trả lời:

* Tình hình phát triển

- Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất ngành dệt may bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch.

* Phân bố công nghiệp may ở Việt Nam: Phát triển lâu đời ở các vùng dệt may truyền thống như Hà Tây (Hà Nội 2), Nam Định, Thái Bình. Chủ yếu tập trung ở khu vực đông dân cư, sẵn nguồn lao động, thuận lợi giao thông, xuất khẩu. Định hướng quy hoạch phân bố ngành công nghiệp dệt may trong tương lai:

- Khu vực 1 - Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội là trung tâm về thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, tiếp tục phát triển một số doanh nghiệp may các sản phẩm cao cấp, sản phẩm mẫu có chất lượng cao, giá trị gia tăng cao; phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng như: Phố Nối - tỉnh Hưng Yên, Hòa Xá, Bảo Minh - tỉnh Nam Định; Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh - tỉnh Thái Bình; Tràng Duệ - thành phố Hải Phòng; Châu Sơn - tỉnh Hà Nam...

- Khu vực 2: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên.

- Khu vực 3: Vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh đầu tư sợi, dệt, nhuộm tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Khu vực 4: Vùng Duyên hải Nam Trung bộ định hướng đầu tư công nghiệp dệt may phân bố theo trục quốc lộ Bắc - Nam với một số khu, cụm công nghiệp tại các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên.

- Khu vực 5 - Vùng Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Phát triển, đầu tư mở rộng các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng.

- Khu vực 6 - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long định hướng sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Xuyên Á - tỉnh Long An.

- Khu vực 7 - Vùng Tây Nguyên định hướng đẩy mạnh chuyên môn hóa các cây nguyên liệu dệt như: bông, dâu, tằm... gắn liền với chế biến, tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

Bài 28: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bài 29: Cơ cấu,vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 30: Địa lí một số ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo

1 814 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: