Nấu rượu nếp là một truyền thống phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Rượu thành phẩm

Lời giải Bài 18.19 trang 94 SBT Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 11.

1 252 06/11/2023


Giải SBT Hóa học 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 18.19 trang 94 Sách bài tập Hóa học 11: Nấu rượu nếp là một truyền thống phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Rượu thành phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị, mùi thơm đặc trưng của loại nếp cái hoa vàng, nếp cẩm chất lượng. Tuy nhiên, trong rượu vẫn còn một lượng aldehyde gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng, do các cơ sở sản xuất không đảm bảo quy trình được lọc đúng cách, làm cho rượu thành phẩm có lượng aldehyde vượt mức cho phép.

(a) Thành phần aldehyde trong rượu được tạo ra như thế nào?

(b) Aldehyde trong rượu ảnh hưởng như thế nầo đến sức khoẻ người sử dụng?

(c) Giới hạn an toàn cho nồng độ aldehyde trong rượu uống là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Aldehyde là một loại độc tố được hình thành do sự oxi hoá của ethanol:

2C2H5OH + O2xt,to2CH3CHO + 2H2O

b) CH3CHO là nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt, sốc rượu khi uống bởi chất này kích thích cho hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn hoạt động mạnh mẽ, làm tăng huyết áp đột ngột.

Nếu hàm lượng aldehyde trong rượu vượt ngưỡng cho phép có thề ảnh hưởng tới não bộ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cần chữa trị ở các cơ sở Y tế một cách kịp thời. I

c) Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 7043 - 3013, hàm lượng aldehyde trong rượu trắng được quy định đạt chuẩn (không gây hại) không được phép vượt quá 50 mg trên 1 L rượu (tính theo đơn vị rượu 100°). Ví dụ xét đến 1 L rượu nếp 40° thì hàm lượng aldehyde trong rượu không được vượt quá 20 mg.

1 252 06/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: