Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
A. Lý thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
- Vua Quang Trung qua đời, nhà Tây Sơn suy yếu.
- Nguyễn Phúc Ánh xâm lược vùng đất thuộc nhà Tây Sơn và chiếm Phú Xuân năm 1801.
- Nguyễn Quang Toản rời bỏ Phú Xuân chạy ra bắc, bị bắt ở Bắc Giang.
- Triều đại Tây Sơn kết thúc.
- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) làm kinh đô.
- Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ.
- Vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam và thiết lập cơ cấu hành chính với 4 doanh và 7 trấn.
- Cơ cấu hành chính thay đổi dưới thời Minh Mạng với 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
- Nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
- Quân đội nhà Nguyễn chia thành 3 bộ phận: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh.
- Nhà Nguyễn thực thi bang giao triều cống với nhà Thanh, đối đầu với Xiêm, buộc Lào, Chân Lạp thần phục, thiết lập ngoại giao và buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
- Quan hệ với Pháp khá cởi mở dưới thời Gia Long, nhưng bị khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây dưới thời Minh Mạng.
- Triều Nguyễn ưu tiên đất trồng lúa và đặc biệt chú trọng đến việc khai hoang đất tư để kích thích sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước triều Nguyễn thực thi chính sách doanh điền cấp tiền, nông cụ, thóc giống và chiêu mộ dân nghèo khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu.
- Nhà Nguyễn đào nhiều sông và kênh rạch ở phía Nam, mang lại hiệu quả không chỉ trong trị thuỷ mà trong cả quốc phòng, giao thông, định cư.
- Triều đình thất bại trong việc trị thuỷ ở đồng bằng Bắc Bộ, với 38 lần mưa bão lụt lội và 16 lần vỡ đê xảy ra trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX.
b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp
- Nghề làm gốm sứ, dệt vải, nấu đường... phát triển chuyên nghiệp, xuất hiện nghề in tranh và các làng nghề nổi tiếng.
- Nhà nước tổ chức bộ phận thủ công nghiệp với quy mô lớn, quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.
- Chính sách cải cách tiền tệ và thống nhất các đơn vị đo lường thúc đẩy hoạt động buôn bán.
- Đường cái quan được sửa chữa, sông ngòi, kênh rạch được khai đào, tuy nhiên hệ thống thuế khoá khá nặng làm hạn chế hoạt động buôn bán.
- Hoạt động ngoại thương rất nhộn nhịp, các cảng như Đà Nẵng, Bến Nghé được phép thuyền nước ngoài lui tới làm ăn nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của triều đình. Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn tấp nập thuyền bè của thương nhân đến từ Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai,...
- Nhà Nguyễn khôi phục vị trí độc tôn của Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo và coi trọng tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc.
- Gia Long mở Đốc học đường năm 1803 và tổ chức các kì thi Nho học từ năm 1807. Quốc sử quán được thành lập năm 1820 để sưu tầm, lưu trữ và biên soạn các bộ sử.
- Di sản quý giá về tư liệu thành văn – hệ thống châu bản và mộc bản – được để lại bởi nhà Nguyễn.
- Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng xuất hiện như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều, những tuyển tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng, bao gồm Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, các lăng tẩm, cột cờ ở Hà Nội,...
- Nhã nhạc cung đình Huế đạt đến đỉnh cao nghệ thuật ca diễn và nghệ thuật ca múa nhạc dân gian phát triển rực rỡ. Các thể loại nghệ thuật phổ biến bao gồm tuồng, chèo, hát ả đào, hát trống quân, hát ví, cò lả, hát quan họ (Bắc Ninh), hát xoan (Phú Thọ), hát giặm (Nghệ – Tĩnh), các điệu ca, hò, lí ở miền Trung và miền Nam,...
- Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX vẫn là xã hội nông nghiệp truyền thống với hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân.
- Tư tưởng Nho giáo chính thống tạo nên một xã hội theo thứ tự "sĩ, nông, công, thương", nên xã hội vẫn coi trọng thi cử để đua chen ra chốn quan trường.
- Chế độ phong kiến quan liêu vẫn được nhà Nguyễn duy trì nên tạo điều kiện cho tầng lớp thống trị, quan lại, địa chủ, cường hào coi thường luật, nhũng nhiều và áp bức người dân.
- Các vua Nguyễn trong gần 50 năm nửa đầu thế kỉ XIX, đã phải đối mặt với nhiều cuộc khởi nghĩa chống áp bức, chống chính quyền.
- Các cuộc khởi nghĩa nổi bật nhất là của Phan Bá Vành (1821-1827), Nông Văn Vân (1833-1835), Cao Bá Quát (1854-1856) và Lê Văn Khôi (1833-1835) ở Gia Định.
6. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Nhà Nguyễn tiếp tục quản lí và khai thác vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Hải đội Hoàng Sa được tái lập lại vào năm 1803.
- Vào năm 1816, vua Gia Long xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Việc thực thi chủ quyền trên biển được vua trực tiếp kiểm tra giám sát từ thời vua Minh Mạng.
- Vua Minh Mạng cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của đất nước lên Cửu đỉnh.
B. Trắc nghiệm Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Câu 1: Nguyễn Phúc Ánh đóng đô ở đâu?
A. Thăng Long ( Hà Nội)
B. Hoa Lư ( Ninh Bình)
C. Phú Xuân (Thừa Thiên Huế)
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích
Tháng 5 năm 1802, sau khi đã đánh bại vương triều Tây Sơn Nguyễn Ánh đã chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) làm nơi đóng đô, lập đàn tế trời đất rồi thiết triều để lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long.
Câu 2: Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành?
A. Việt Nam
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: A
Giải thích
Tháng 2, năm Giáp Tý tức năm 1804, vua Gia Long đã chính thức đổi quốc hiệu nước ta thành Việt Nam
Câu 3: Bộ phận Thân binh có nhiệm vụ gì?
A. Phòng thủ hoàng thành
B. Ở kinh đô và các địa phương
C. Bảo vệ nhà vua
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 4: Thời vua nào cởi mở quan hệ với Pháp?
A. Minh Mạng
B. Quang Trung
C. Gia Long
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích
Đối với các nước phương Tây, nhìn chung vua Gia Long còn khá e dè, chưa muốn cởi mở giao thương, nhưng cũng không quá khắt khe. Chỉ riêng với nước Pháp, vua Gia Long có phần cởi mở và thân mật hơn bởi người Pháp đã có giúp ông không ít trước khi phục quốc, vậy nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã đặc biệt ban thưởng một số vị trí trong triều cho những sĩ quan Pháp đã từng theo giúp mình
Câu 5: Vì sao chính sách doanh điền của các chúa Nguyễn đem lại hiệu quả cao nhất?
A. Nhờ thực hiện chính sách này, mà nhà Nguyễn đã khẩn hoang, lập nên được hàng trăm đồn điền ở khu vực Nam Bộ
B. Khai phá, lập thêm được 2 huyện mới ở khu vực miền Bắc là huyện Kim Sơn (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) và huyện Tiền Hải (nay thuộc tỉnh Thái Bình)
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
C. Sơ đồ tư duy Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
Lý thuyết Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo