Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
A. Lý thuyết Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
1. Thành tựu về khoa học và kĩ thuật
a) Những thành tựu chủ yếu về khoa học và kĩ thuật
- Các phát minh mới trong kĩ thuật, như tàu thuỷ, máy điện thoại, đèn điện, và súng trường được ra đời nhờ sử dụng máy hơi nước và các phát minh mới trong ngành luyện kim.
- Khoa học tiến bộ trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên và xã hội loài người, với sự phát triển của các lĩnh vực như Khảo cổ học, Nhân chủng học, và Xã hội học.
- Ngành Tâm lý học mới xuất hiện với các nhà tiên phong như I. Pavlov và S. Freud.
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen là phát minh lớn nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội.
b) Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
- Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã đưa ra hiểu biết mới về thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Thuyết tiến hoá của Đác-uyn đem đến quan điểm khác biệt về nguồn gốc con người và tạo vật.
- Những thành tựu đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội loài người, tiến vào thời đại văn minh công nghiệp. Máy móc thay thế lao động chân tay, dân số tăng và đời sống tiện nghi hơn.
- Các nước Tây Âu phát triển, tầng lớp giàu có xuất hiện. Nhưng đồng thời, đông người nghèo hơn và phải di cư sang châu Đại Dương và châu Mỹ.
2. Thành tựu về văn học và nghệ thuật
a) Những thành tựu chủ yếu về văn học và nghệ thuật
- Thế kỉ XVIII - XIX chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn học, âm nhạc và hội hoạ. Nhiều tác phẩm văn học như Đông Gioăng, Ai-van-hô, Tấn trò đời, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hoà bình đã trở thành kinh điển. Âm nhạc cổ điển đạt đỉnh cao với các nhà soạn nhạc như Mô-da, Bét-tô-ven, Lít, Trai-cop-xki.
- Trong hội hoạ, các nghệ sĩ thể hiện hiện thực xã hội và tầng lớp lao động thành thị chăm chỉ. Trường phái Ấn tượng phát triển mạnh ở Pháp trong những năm 1860 và 1870.
b) Tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
- Văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX thể hiện chân thực thế giới tự nhiên - xã hội, đời sống và khát vọng của con người trong thời đại công nghiệp.
- Điều này tác động tới quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản, đồng thời phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản và bảo vệ người nghèo khổ.
- Nhiều tác phẩm tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, góp phần tạo nên những cải cách xã hội.
B. Trắc nghiệm Bài 14 Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Câu 1: Tác động của những thành tựu kĩ thuật trong thế kỉ XIX đối với xã hội loài người là:
A. Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp
B. Làm tăng năng suất lao động
C. Nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích
Những thành tựu kĩ thuật đã tạo nên một cuộc cách mạng công nghiệp có tác động to lớn đối với xã hội loài người: làm tăng năng suất lao động, xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải được chú trọng và phát triển nhanh chóng.
Câu 2: Đâu là tác phẩm tiêu biểu về văn học trong các thế kỉ XVIII - XIX?
A. Đông Gioăng của Lo Bai-rơn
B. Ai-van-hô của Oa-tơ Xcốt
C. Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô....
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 3: Thuyết tiến hóa ra đời vào năm?
A. 1869
B. 1860
C. 1898
D. 1859
Đáp án đúng: D
Câu 4: Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của?
A. C. H. Xanh Xi-mông
B. S. Phu-ri-ê (Pháp)
C. R. Ô-oen (Anh)
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích
Tên tuổi của V.I. Lênin gắn với giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân được gọi chung là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 5: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học vào năm?
A. 1869
B. 1860
C. 1898
D. 1859
Đáp án đúng: A
Giải thích
Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố đã được Mendeleev chính thức công bố vào năm 1869
C. Sơ đồ tư duy Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo