Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 1,432 29/08/2023


Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

A. Lý thuyết Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

- Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt chia Nam Kỳ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là "xứ bảo hộ".

- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình vẫn tiếp tục chống Pháp.

- Phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

- Vua Hàm Nghi bị đưa ra Tân Sở, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương và phong trào Cần vương bùng nổ.

a) Khởi nghĩa Bãi Sậy

- Cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào năm 1883.

- Nghĩa quân xây dựng lực lượng ở vùng Bãi Sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên).

- Năm 1885, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, liên tục phục kích quân Pháp ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh ngày nay.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần. Đến năm 1892, cuộc khởi nghĩa tan rã hoàn toàn.

b) Khởi nghĩa Ba Đình

- Năm 1886, khởi nghĩa do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.

- Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống Pháp tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.

- Lực lượng nghĩa quân bao gồm người Kinh, người Mường, người Thái,...

- Tháng 1 – 1887, quân Pháp dùng đại bác tấn công và phá huỷ căn cứ của nghĩa quân.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá) tiếp tục chiến đấu một thời gian trước khi tan rã.

c) Khởi nghĩa Hương Khê

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa: Phan Đình Phùng

- Các tướng lĩnh tiêu biểu: Cao Thắng

- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân: 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình

- Địa bàn chính: núi Vụ Quang (Hà Tĩnh)

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

- Vùng đất Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ.

- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.

- Tháng 12 - 1890, nghĩa quân đánh bại ba cuộc tấn công của quân Pháp vào căn cứ Hồ Chuối nhưng sau nhiều trận chiến, họ phải rút lui khỏi căn cứ. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế.

- Tháng 5 - 1894, nghĩa quân đánh bại cuộc tấn công của quân Pháp lên Yên Thế buộc quân Pháp phải hoà hoãn. Năm 1897, nghĩa quân củng cố và phát triển địa bàn hoạt động. Đồn Phồn Xương (Bắc Giang) từng là nơi gặp gỡ giữa Đề Thám với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…

- Năm 1908, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế với lý do nghĩa quân tham gia vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội. Nhiều nghĩa quân hi sinh trong nhiều ngày chiến đấu gian khổ.

- Ngày 10 - 2 - 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào tan rã. 

B. Trắc nghiệm Bài 21 Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Câu 1: Khởi nghĩa nào dưới đây do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy

B. Khởi nghĩa Hương Khê

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Giải thích

Đinh Gia Quế từng giữ vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa khởi nghĩa Bãi Sậy. Sau khi Đinh Gia Quế mất, Nguyễn Thiện Thuật đã đứng lên thay ông lãnh đạo, quy mô cuộc khởi nghĩa lúc này đã lan rộng ra bao gồm phần lớn các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2: Tại sao lại gọi là "Phong trào Cần vương"?

A. Do người kêu gọi tên là Cần vương

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước

C. Phong trào lấy địa danh bắt đầu làm tên

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: B

Giải thích

Phong trào cần vương: cần là giúp, vương là vua => “Cần vương” là cần tìm người giúp vua.

Câu 3: Phương thức tác chiến của Hương Khê có gì nổi bật?

A. Dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở để tiến hành chiến tranh du kích

B. Dựa vào hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích

C. Phân tán hoạt động, đánh địch với nhiều hình thức khác, như: công đồn, chặn đường tiếp tế của giặc,....

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 4: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước vào ngày?

A. 23/7/1885

B. 13/7/1885

C. 15/7/1885

D. 19/7/1885

Đáp án đúng: B

Câu 5: Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở?

A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

B. Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh

C. Thượng Thọ, Mậu Dịch, Mỹ Khê

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình xuất phát từ Ba Đình, huyện Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ Ba Đình được xây dựng bởi Đinh Công Tráng và các văn thân, sĩ phu yêu nước, cuộc khởi nghĩa diễn ra ở 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê.

C. Sơ đồ tư duy Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 18: Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Lý thuyết Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

Lý thuyết Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Lý thuyết Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

1 1,432 29/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: