Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
A. Lý thuyết Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
1. Sự ra đời của Vương triều Mạc
- Nhà Lê trải qua một thời kỳ thịnh trị, nhưng suy thoái từ đầu thế kỉ XVI.
- Nhiều nơi dân chúng khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Mạc Đăng Dung, võ quan trong triều, tiêu diệt đối lập, thâu tóm quyền hành.
- Năm 1527, phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê sơ, lên ngôi vua.
- Triều Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, gọi là Bắc triều.
2. Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn
- Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lí khu vực Ninh Bình trở ra phía bắc.
- Năm 1533, võ quan Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên làm vua nhân danh “phù Lê diệt Mạc” đối đầu với nhà Mạc => Nam triều.
- Nam - Bắc triều xung đột -> vùng Thanh - Nghệ trở thành chiến trường với hơn 40 trận đánh trong hơn nửa thế kỉ.
- Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, triều đình nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng.
- Năm 1677, triều Mạc chấm dứt.
- Năm 1545, trong cuộc chiến Nam - Bắc triều, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, vua Lê trao binh quyền cho con rể Trịnh Kiểm tiếp tục cuộc chiến chống lại nhà Mạc.
- Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hoá, từ đó họ Nguyễn xây dựng thế lực, mở rộng đất đai về phương Nam.
- Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh. Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627.
3. Hệ quả xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn
- Hơn 100 năm xung đột tương tàn, nhân dân khốn khổ, đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự.
- Trịnh Tùng lập vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê, thâu tóm toàn bộ quyền hành, vua Lê chỉ còn là con rối trong tay họ Trịnh.
- Xung đột Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỉ dẫn đến chia cắt đất nước, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước vào năm 1672.
- Đàng Trong và Đàng Ngoài được cai trị bởi con cháu họ Nguyễn và họ Trịnh, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" và "vua Lê - chúa Trịnh".
- Lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng, góp phần chấm dứt thời kì khủng hoảng, tạo điều kiện cho Đại Việt tiến đến thống nhất giai đoạn sau đó - thế kỉ XVIII - XIX.
B. Câu hỏi trắc nghiệm bài Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
Câu 1: Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn) liên quan đến cuộc xung đột nào?
A. Xung đột Nam - Bắc triều
B. Xung đột Trịnh - Nguyễn
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án đúng: A
Câu 2: Cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” dùng để chỉ?
A. Vua Lê
B. Chúa Trịnh
C. Chúa Nguyễn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích:
“Một cung vua - hai phủ chúa” - cả hai chính quyền Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê cùng thừa nhận quốc hiệu Đại Việt
Câu 3: Đâu là hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn?
A. Làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng;
B. Giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước
C. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng: D
Giải thích:
- Hệ quả về kinh tế - xã hội:
+ Chiến tranh bùng nổ và kéo dài lâu khiến cho hoạt động kinh tế của đất nước bị trì trệ, tàn phá.
+ Đời sống nhân dân vất vả, khổ cực (đặc biệt là ở những vùng xảy ra chiến sự).
- Hệ quả về lãnh thổ, lãnh hải:
+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được khai hoang => phía Nam được mở rộng
+ Chúa Nguyễn đã cho triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền ngay tại hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì về kinh tế - xã hội?
A. Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá
B. Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự)
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án đúng: C
Câu 5: Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông nào làm giới tuyến?
A. Sông Cửu Long
B. Sông Hồng
C. Sông Gianh
D. Sông Thu Bồn
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Giới tuyến chia cắt Đại Việt là sông Gianh ( từ sông Giang đổ ra Bắc là đàng ngoài, từ sông Gianh đổ vào Nam là đàng trong)
Câu 6: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì về lãnh thổ, lãnh hải?
A. Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam
B. Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
C. Cả ba đáp án trên đều đúng
D. Lãnh thổ nước ta bị xâm chiếm
Đáp án đúng: C
Câu 7: Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía nào sau xung đột Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
A. Phía Bắc
B. Phía Đông
C. Phía Tây
D. Phía Nam
Đáp án đúng: D
Câu 8: Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ là?
A. Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh
B. Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Sự suy yếu của nhà Lê sau thời kì Lê sơ:
Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế chỉ là “con rối”, chịu sự kiểm soát của họ Trịnh. Họ Trịnh xưng vương => thâu tóm toàn bộ quyền hành
Câu 9: Hệ quả của xung đột Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn là?
A. Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm
B. Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa
C. Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 10: Sau khi Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay đã tỏ thái độ như thế nào?
A. Tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh
B. Tỏ thái độ hòa hoãn với nhà họ Trịnh
C. Tỏ thái độ khiêm nhường với nhà họ Trịnh
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: A
Giải thích :
Sau khi Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay đã tỏ rõ thái độ đối lập với họ Trịnh và đến năm 1620, Nguyễn Phúc Nguyên đã chính thức cho bỏ lệ cống nạp hàng năm => Mâu thuẫn giữa 2 đàng từ đây cũng trở nên gay gắt hơn
C. Sơ đồ tư duy Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Lý thuyết Bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Lý thuyết Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII
Lý thuyết Bài 8: Phong trào Tây Sơn
Lý thuyết Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo