Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6 (Cánh diều): Một số nền văn minh Phương Đông

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 10.

1 3,300 02/02/2023


Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

A. Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

1. Văn minh Ai Cập cổ đại

1.1. Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Nin có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập cổ đại

- Cơ sở kinh tế: kinh tế phát triển, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Sản xuất nông nghiệp ở Ai Cập

- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao và tuyệt đối

- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ.

- Cơ sở dân cư: cư dân Ai Cập cổ đại bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

1.2. Những thành tựu cơ bản

- Chữ viết:

+ Thành tựu: Người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của mình; Chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại

+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy của con người; là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.

- Toán học:

+ Thành tựu: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16. …

+ Ý nghĩa: là biểu hiện cao của tư duy, đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này

- Về kiến trúc và điêu khắc:

+ Thành tựu: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...

+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao; đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng Kim Tự Tháp

- Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học

1.3. Ý nghĩa

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…

2. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

2.1. Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Trung Hoa.

- Cơ sở kinh tế: nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển, trở thành nghành kinh tế chính. Thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển mạnh.

- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp: quý tộc và nông dân công xã (ở thời cổ đại); địa chủ phong kiến và nông dân (thời trung đại).

- Cơ sở dân cư: người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà là tiền thân của Hán tộc sau này. Ngoài ra còn có người Mãn, Mông Cổ…

2.2. Những thành tựu cơ bản

- Về chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Sự phát triển của chữ Hán

+ Chữ viết của cư dân Trung Hoa có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như: Nhật Bản, Việt Nam…

- Về tư tưởng và tôn giáo:

+ Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Khổng Tử và các học trò (tranh minh họa)

+ Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa.

+ Phật giáo ở Trung Hoa cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.

- Sử học:

+ Được khởi đầu từ thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên Bộ Sư kí do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng…

- Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại.

+ Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.

+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

+ Tiểu thuyết chương hổi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là các tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kỉ của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…

- Kiến trúc - điêu khắc:

+ Có nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là Vạn Lí Trưởng Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,...

+ Nhiều công trình còn được tồn tại đến ngày nay.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Vạn lí trường thành là một trong những biểu tượng của văn minh Trung Quốc

- Toán học:

+ Cuốn Cửu chương toản thuật được biên soạn dưới thời Hán, đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau,...

+ Nhà toán học tiêu biểu là Tô Xung Chi Ông đã tính được số Pi (t) đến 7 chữ số thập phân.

- Kĩ thuật: bốn phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Kĩ thuật in của Trung Quốc (minh họa)

- Ngoài ra, văn minh Trung Hoa cũng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác, như: Thiên văn học, Lịch pháp học, Y học…

2.3. Ý nghĩa

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Hoa.

- Văn minh Trung Hoa đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đếnquốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...

- Nhiều thành tựu văn minh của Trung Hoa cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển các nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: kĩ thuật làm giấy, la bàn…

3. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

3.1. Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Ấn và Hằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ấn Độ.

- Cơ sở kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp từng bước phát triển.

- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

- Cơ sở xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na. Xã hội có sự phân hóa thành các đẳng cấp: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

- Cơ sở dân cư: đa dạng về tộc người, trong đó chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và A-ri-a ở miền Bắc.

3.2. Những thành tựu cơ bản

- Chữ viết:

+ Sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là các loại: chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn),…

+ Chữ viết Ấn Độ phán ánh tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia khác, như: Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia…

- Văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la)….

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

- Tôn giáo:

+ Ấn Độ là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo…

+ Các tôn giáo lớn của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á.

Kiến trúc và điêu khắc:

+ Phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật, lăng mộ... tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; Đại bảo tháp San-chi; Lăng Ta-giơ Ma-han….

+ Thể hiện trình độ phát triển cao của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật. Đồng thời, nghệ thuật kiến truc - điêu khắc của Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Lăng Ta-giơ Ma-han

Toán học: sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9); tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác…

- Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triết học,...

3.3 Ý nghĩa

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.

- Văn minh Trung Ấn Độ đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á

- Nhiều thành tựu văn minh của Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: hệ thống 10 chữ số…

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Câu 1. Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông nào?

A. Sông Nin.

B. Sông Ti-grơ.

C. Sông Ơ-phrát.

D. sông Hằng.

Đáp án: A

Giải thích: Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông Nin. Hê-rô-đôt viết “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Câu 2. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Đông Bắc châu Phi.

B. Nam Á.

C. Tây Á.

D. Đông Bắc châu Á.

Đáp án: A

Giải thích: Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực Đông Bắc châu Phi.

Câu 3. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào thời gian nào?

A. Khoảng năm 3200 TCN.

B. Khoảng năm 2200 TCN.

C. Khoảng năm 1200 TCN.

D. Khoảng năm 200 TCN.

Đáp án: A

Giải thích: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng năm 3200 TCN.

Câu 4. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, vị thần nào đại diện cho cái chết và sự phục sinh?

A. Thần Ra.

B. Thần Thót.

C. Thần A-nu-bít.

D. Thần Ơ-di-rít.

Đáp án: D

Giải thích: Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Ơ-di-rít là vị thần đại diện cho cái chết và sự phục sinh.

Câu 5. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trời có tên là

A. Thần Ra.

B. Thần Thót.

C. Thần A-nu-bít.

D. Thần Ơ-di-rít.

Đáp án: A

Giải thích: Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trời có tên là Ra.

Câu 6. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trăng có tên là

A. Thần Ra.

B. Thần Thót.

C. Thần A-nu-bít.

D. Thần Ơ-di-rít.

Đáp án: B

Giải thích: Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trăng có tên làThot.

Câu 7. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Ơ-di-rít là vị thần đại diện cho

A. tình yêu vĩnh cửu.

B. tình yêu và sắc đẹp.

C. chiến thắng vinh quang.

D. cái chết và sự phục sinh.

Đáp án: D

Giải thích: Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Ơ-di-rít là vị thần đại diện cho cái chết và sự phục sinh.

Câu 8. Chữ viết của người Ai Cập ra đời trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng hơn 3000 năm TCN

B. Khoảng hơn 4000 năm TCN

C. Khoảng hơn 5000 năm TCN

D. Khoảng hơn 6000 năm TCN

Đáp án: A

Giải thích: Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một trong những hệ thống chữ viết cổ nhất thế giới (chữ tượng hình) từ khoảng hơn 3000 năm TCN.

Câu 9. Cho tới nay (năm 2022) đã phát hiện được bao nhiêu Kim tự tháp ở Ai Cập?

A. 138 kim tự tháp.

B. 139 kim tự tháp.

C. 140 kim tự tháp.

D. 141 kim tự tháp.

Đáp án: A

Giải thích: Cho tới nay (năm 2022) đã phát hiện được 138 Kim tự tháp ở Ai Cập, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp và tượng Nhân sư ở Ghi-da.

Câu 10. Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Ai Cập thời cổ đại?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương mại

D. Thủ công nghiệp

Đáp án: A

Giải thích: Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Ai Cập thời cổ đại.

Câu 11. Chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại là

A. những tộc người đến từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

B. người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà.

C. các tộc người Đra-vi-đa và A-ri-a.

D. các tộc người I-ta-li-ốt, Gô-loa,…

Đáp án: A

Giải thích: Chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại là những tộc người đến từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

Câu 12. Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. Thiên tử.

B. Hoàng đế.

C. En-xi.

D. Pha-ra-ông.

Đáp án: C

Giải thích: Vua là người đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội cổ đại phương Đông, dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế - người Ai Cập gọi là Pha-ra-ông (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là En-xi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

Câu 13. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Thành thị cổ Ha-rap-pa.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon

D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Đáp án: B

Giải thích: Kim tự tháp Kê-ốp (Ai cập) là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại và là kì quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay. Đây được coi là biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Câu 14. Trong xã hội Ai Cập cổ đại không có lực lượng nào dưới đây?

A. Quý tộc.

B. Chủ nô.

C. Nông dân.

D. Nô lệ.

Đáp án: B

Giải thích: Xã hội Ai Cập cổ đại có sự phân hóa thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ…

Câu 15. Nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại là

A. Nông nghiệp

B. Thương nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Du lịch

Đáp án: A

Giải thích: Nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại là nông nghiệp.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 3,300 02/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: