Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1 (Cánh diều): Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 10.

1 3,298 01/02/2023


Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

A. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.1. Lịch sử

- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

1.2. Hiện thực lịch sử

- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

- Ví dụ:

+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...

+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.3. Nhận thức lịch sử

- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

- Ví dụ:

+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu

+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm

+…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học

2.1. Đối tượng nghiên cứu của sử học

- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,...

- Ví dụ:

+ Lịch sử ngoại giao Việt Nam

+ Công cụ lao động của người nguyên thủy…

+ Các cuộc chiến tranh thế giới

+ …

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của sử học

Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).

Nhiệm vụ của Sử học là:

+ Cung cấp những tri thức khoa học (những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng về quá khứ)

+ Giáo dục, nêu gương (hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn)

2.3. Nguyên tắc cơ bản của sử học

- Các nguyên tắc cơ bản của sử học:

+ Nguyên tắc khách quan: dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều

+ Nguyên tắc trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử

+ Nguyên tắc tiến bộ: Từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng dến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ

+ Ngoài các nguyên tắc trên, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử còn phải bảo đảm tính toàn diện và cụ thể

- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:

+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,

+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.

+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của sử học

3.1. Các nguồn sử liệu

- Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:

+ Sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhấthoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...

+ Sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.

- Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn

+ Sử liệu lời nói - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

+ Sử liệu hiện vật: Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

+ Sử liệu hình ảnh: Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

+ Sử liệu thành văn: Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946)

3.2. Một số phương pháp cơ bản của sử học

- Phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

+ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn Với bối cảnh lịch sử cụ thể,..

+ Phương pháp Lô-gic: Tìm hiểu lịch sửtrong hình thứctổng quát để tìm ra các đặc

điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử,..

Phương pháp trình bày, bao gồm:

+ Phương pháp lịch đại: Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử

+ Phương pháp đồng đại: Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.

Lưu ý: Tùy thuộc mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu hoặc trình bày thông tin lịch sử… nhà sử học sẽ lựa chọn các phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp lịch sử và phương pháp lo-gics vẫn là các phương pháp chủ đạo.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Câu 1. Cầu Hiền Lương bắc qua sông bên Hải là tư liệu gì?

A. Tư liệu thành văn

B. Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện

Đáp án: C

Giải thích:

Tư liệu hiện vật là các công trình, di vật…. do người xưa để lại.

=> Do đó cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là tư liệu hiện vật.

Câu 2. Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

Câu 3. Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra)”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).

Câu 4. Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm mấy nguồn sử liệu cơ bản?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm hai nguồn cơ bản: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp.

Câu 5. Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành mấy loại?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Đáp án: C

Giải thích:

Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản:

Sử liệu lời nói - truyền khẩu là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,… được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.

Sử liệu hiện vật là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể.

Sử liệu hình ảnh là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, tranh, băng hình,…

Sử liệu thành văn là nguồn sử liệu bằng chữ viết, sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,…

Câu 6. “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”. Đây là câu nói của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Lương Văn Can

D. Phan Bội Châu

Đáp án: B

Giải thích: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan” là lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988).

Câu 7. “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”. Đây là câu nói của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Giooc-giơ Ô-oen

D. Lê-nin

Đáp án: C

Giải thích: “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”. Đây là câu nói của Giooc-giơ Ô-oen

Câu 8. Lịch sử “là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”. Đây là nhận định của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Ét- uốt Ha-lét Ca

D. Lê-nin

Đáp án: C

Giải thích: “Lịch sử là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”. Đó là nhận định của Ét-uốt Ha-lét Ca.

Câu 9. Em hãy nêu khái niệm của Sử học?

A. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

C. Là khoa học dự đoán những gì xảy ra trong tương lai.

D. Là tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.

Đáp án: A

Giải thích: Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

Câu 10. Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện tại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những bài học lịch sử”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện tại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những bài học lịch sử.

Câu 11. Câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông cho thấy sử học có chức năng gì?

A. Chức năng khoa học và chức năng xã hội.

B. Chức năng giáo dục và chức năng dự báo.

C. Chức năng xã hội và chức năng giao tiếp

D. Chức năng quản lí và chức năng khoa học.

Đáp án: A

Giải thích: - Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết (chức năng xã hội)

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của sử học?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Chủ quan.

D. Tiến bộ.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tắc của sử học gồm:

- Khách quan: Trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, thiên vị. Nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng nghiên cứu.

- Trung thực: Tôn trọng sự thật lịch sử.

- Tiến bộ: Góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp

- Toàn diện và cụ thể: nghiên cứu về mọi mặt, mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của đối tượng nghiên cứu, tính toàn diện của bức tranh quá khứ, tính chi tiết của quá trình lịch sử, đảm bảo tính cụ thể của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Câu 13. Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Lương Văn Can

D. Phan Bội Châu

Đáp án: A

Giải thích: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước là Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của dân tộc,…” là câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 14. Rìu lưỡi xéo Đông Sơn là tư liệu gì?

A. Tư liệu thành văn

B. Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện

Đáp án: C

Giải thích:

Tư liệu hiện vật là các công trình, di vật…. do người xưa để lại.

=> Do đó rìu lưỡi xéo Đông Sơn là tư liệu hiện vật.

Câu 15. Vì sao con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra?

A. Phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

B. Phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.

C. Phụ thuộc vào thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra vì phụ thuộc vào:

+ Mức độ phong phú và xác thực của của thông tin sử liệu thu thập được.

+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

+ Điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.

+ Thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 3,298 01/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: