Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 14 (Cánh diều): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 10.
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
A. Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
1. Khái niệm văn minh Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
- Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long
2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
- Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:
+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.
+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:
+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)
Tượng Khổng Tử trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
- Thế kỉ X:
+ Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê.
+ Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá.
- Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV
+ Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hổ
+ Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét.
- Thế kỉ XI - thế kỉ XVII
+ Gắn liền với vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.
+ Văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc.
+ Đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây du nhập vào Đại Việt.
- Đầu thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX
+ Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn.
+ Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.
- Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (1858)
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Câu 1. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử… từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Phục hưng.
D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.
Đáp án: B
Giải thích:
- Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sông Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
Câu 2. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: tôn giáo (Phật giáo), nghệ thuật, kiến trúc… từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. văn minh Lưỡng Hà.
C. Văn minh Phục hưng.
D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.
Đáp án: A
Giải thích:
- Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sông Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
Câu 3. Ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Đáp án: A
Giải thích: Thế kỉ X, gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hóa.
Câu 4. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Đáp án: B
Giải thích: Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hòa.
Câu 5. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là
A. Thăng Long (Hà Nội).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Hoa Lư (Ninh Bình).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Đáp án: A
Giải thích: Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy, văn minh Đại Việt còn được gọi là Việt Nam Thăng Long.
Câu 6. Văn minh Đại Việt còn được gọi là
A. văn minh sông Hồng.
B. văn minh Việt cổ.
C. văn minh Thăng Long.
D. văn minh sông Mã.
Đáp án: C
Giải thích: Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy, văn minh Đại Việt còn được gọi là Việt Nam Thăng Long.
Câu 7. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là
A. Đại Ngu.
B. Đại Việt.
C. Đại Nam.
D. Đại Cồ Việt.
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Năm 1804, vua Gia Long đã đổi quốc hiệu Đại Việt thành Việt Nam. Mặc dù bị gián đoạn 7 năm dưới thời nhà Hồ và 20 năm chống quân Minh xâm lược, nhưng cho đến nay Đại Việt vẫn là quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa.
D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
Đáp án: C
Giải thích:
- Những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt:
+ Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
+ Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
+ Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
Câu 9. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
A. văn minh Chăm-pa.
B. văn minh Phù Nam.
C. văn minh sông Mã.
D. văn minh Việt cổ.
Đáp án: D
Giải thích: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc (văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là văn minh sông Hồng hoặc văn minh Việt cổ).
Câu 10. Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Đáp án: C
Giải thích: Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt có sự giao lưu với văn minh phương Tây. Một số yếu tố của văn minh phương Tây như: tôn giáo (Thiên Chúa giáo), chữ viết,… đã được du nhập vào Việt Nam.
Câu 11. Văn minh Đại Việt bộc lộ những dấu hiệu của sự trì trệ và lạc hậu vào thời điểm nào?
A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ XI - XV.
C. Thế kỉ XVI - XVII.
D. Thế kỉ XVIII - XIX.
Đáp án: D
Giải thích: Thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. Xã hội Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị. Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh Đại Việt vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.
Câu 12. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi
A. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ.
B. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam.
C. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu.
D. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).
Đáp án: B
Giải thích: Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Câu 13. Văn minh Phương Tây du nhập vào Đại Việt từ khoảng
A. thế kỉ X.
B. thế kỉ XIII.
C. thế kỉ XVI.
D. thế kỉ XX.
Đáp án: C
Giải thích: Từ khoảng thế kỉ XVI, một số yếu tố của văn minh phương Tây như: tôn giáo (Thiên Chúa giáo), chữ viết,… đã được du nhập vào Việt Nam.
Câu 14. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
B. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
C. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
Đáp án: A
Giải thích: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long. Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Câu 15. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Đáp án: D
Giải thích: Thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. Xã hội Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị. Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh Đại Việt vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều