Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại (có đáp án)

Trắc nghiệm Tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại (có đáp án)

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại

  • 336 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024
Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
Xem đáp án

Đáp án B

Các tính chất vật lí chung của kim loại là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiêt, tính ánh kim.


Câu 2:

22/07/2024
Ở điều kiện thường kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be và Mg) có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí hiđro.


Câu 3:

23/07/2024
Kết luận nào sau đây là sai?
Xem đáp án

Đáp án B

B. Sai vì kim loại dẻo nhất là vàng


Câu 4:

22/07/2024
Cho các kim loại sau: Li, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối ?
Xem đáp án

Đáp án D

Các kim loại tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng một muối là: Li; Mg; Al; Zn; Ni.

Sắt là kim loại có nhiều hóa trị. Khi phản ứng với HCl cho muối sắt(II), khi phản ứng với Cl2 cho muối sắt(III)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Fe + 3Cl2 t°2FeCl3


Câu 5:

23/07/2024
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
Xem đáp án

Đáp án B

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

→ Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng hóa học.


Câu 6:

22/07/2024
Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
Xem đáp án

Đáp án B

Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, đi từ trái sang phải tính khử của kim loại giảm dần.

Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

→ Trong số các kim loại Al, Mg, Fe và Cu thì Mg có tính khử mạnh nhất.


Câu 7:

23/07/2024

Cho các phát biểu sau:

1. Lưu huỳnh có thể phản ứng với thủy ngân ở ngay nhiệt độ thường.

2. Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 đặc, nguội.

3. Ngay cả ở nhiệt độ cao, magie không tác dụng với nước.

4. Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

1. Đúng. Thủy ngân có thể phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường

Hg + S → HgS

2. Sai. Fe, Al, Cr thụ động trong HNO3 đặc, nguội, còn Zn vẫn có khả năng tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.

3. Sai. Magie có thể khử nước ở nhiệt độ cao

Mg + H2O t° MgO + H2

4. Đúng. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

→ có hai phát biểu đúng là 1,4


Câu 8:

22/07/2024

Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm sắt và một kim loại M có hoá trị không đổi.

Chia X thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Tác dụng với dung dịch HC1 dư tạo ra 2,128 lít khí (đktc)

Phần 2: Tác dụng với dung dịch HNO3 dư tạo ra 1,792 lít (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5).

Phần trăm khối lượng của M trong X là

Xem đáp án

Đáp án A

= 0,095 mol; nNO = 0,08 mol

Đặt nFe, nM là số mol Fe và kim loại M ở mỗi phần (mol)

n là số electron trao đổi của kim loại M trong phản ứng oxi hóa khử.

Khối lượng hỗn hợp X ở mỗi phần là 7,22 : 2 = 3,61 gam

→ 56.nFe + MM.nM = 3,61 (1)

Phần 1: Bào toàn electron

2.nFe + n.nM = 2.

→ 2.nFe + n.nM  = 0,19 (2)

Phần 2: Bảo toàn electron

3.nFe + n.nM = 3.nNO

→ 3.nFe + n.nM = 0,24 (3)

Giải hệ (2) và (3)

→ nFe = 0,05 mol; n.nNO = 0,09 mol

Thay vào (1)

→ 56.0,05 + MM.0,09n = 3,61

→ Chọn được giá trị của n = 3 và M = 27 (Al)

%mAl = 0,03.2703,61.100 = 22,44%


Câu 9:

16/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Đáp án C

Mặc dù bạc dẫn điện tốt nhưng do giá thành đắt nên không dùng làm dây dẫn điện.


Câu 10:

21/07/2024
Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
Xem đáp án

Đáp án B

Al vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2


Câu 11:

22/07/2024

Một học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :

(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.

(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.

(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.

Kết luận không đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

(I) Đúng. Sau phản ứng, dung dịch có màu xanh nhạt của ion Fe2+

(II) Sai. Vì:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Gọi số mol Cu phản ứng là x mol

 Δm = 108.2x – 64x = 152x > 0

→ Khối lượng thanh đồng tăng lên sau phản ứng

(III) Đúng. Vì:

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Gọi số mol Fe phản ứng là y mol

 Δm = 64y - 56y = 8y > 0

→ Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng

→ Kết luận (II) không đúng.


Câu 12:

19/07/2024
Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là
Xem đáp án

Đáp án A

Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl

FeO + 2H+ → Fe2+ + H2O

Fe2O3 + 6H+ → Fe3+ + 3H2O

Gọi số mol mỗi chất trong hỗn hợp là x (mol)

→ x = a232mol

 số mol Fe3+ là 2a232 mol

Hoà tan Cu vào dung dịch trên:

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Khi Cu tan hoàn toàn tức là

nCu  ≤ 12nFe3+

Vậy b64a232 hay 64a232b


Câu 13:

22/07/2024

Có các phản ứng như sau:

1. Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

2. Fe + Cl2 → FeCl2

3. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

4. Ca + FeCl2 dung dịch → CaCl2 + Fe

5. Zn + 2FeCl3  ZnCl2 + 2FeCl2

6. 3Fe  + 8HNO3 loãng → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

2. Sửa lại thành: 2Fe + 3Cl2 →  2FeCl3

4. Ca phản ứng với nước trong dung dịch trước

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ca(OH)2 + FeCl2 dung dịch → CaCl2 + Fe(OH)2

→ Phản ứng 2,4 không đúng

Chú ý: Phản ứng 6 là gộp của 2 phản ứng:

Fe + 4HNO3→ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe  + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2


Câu 14:

18/07/2024
Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là
Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại có tính khử yếu nhất sẽ bị đẩy ra trước

→ Hỗn hợp hai kim loại là Cu và Ag


Câu 15:

21/07/2024
Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
Xem đáp án

Đáp án D

Thứ tự tính oxi hóa: Fe2+ < Cu2+ < Ag+ < Au3+


Câu 16:

22/07/2024
Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,64 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp trộn vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được m + 0,72 gam kim loại. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số mol của Fe và Cu lần lượt là x và y (mol)

Xét phản ứng của Fe và Cu với AgNO3 dư, thu được 35,64 gam kim loại là Ag.

→ nAg = 0,33 mol

Bảo toàn electron:

3.nFe + 2.nCu = 1.nAg

3x + 2y = 0,33 (1)

Xét phản ứng của Fe và Cu với CuSO4 dư:

Fe+Cu2+Fe2++Cuxmol                              x  mol

Khối lượng hỗn hợp tăng:

64x – 56x = 0,72  (2)

Kết hợp (1) và (2) giải ra x = 0,09 và y = 0,03

Khối lượng kim loại là:

56.0,09 + 64.0,03 = 6,96 gam


Câu 17:

22/07/2024
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án C

nFe = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron

n e nhường = n e nhận

→ nFe. hóa trị = Số e nhận. nNO

→ 0,1.3 = 3.nNO

→ nNO = 0,1 mol

→ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít


Câu 18:

18/07/2024
Cho 2,8 gam bột Fe và 0,81 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Khuấy kĩ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn B gồm 3 kim loại có khối lượng 8,12 gam. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 
Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại nào có tính khử yếu nhất sẽ bị đẩy ra trước.

→ Chất rắn B gồm Ag, Cu, Fe với số mol lần lượt là x, y, z mol

Ta có: 108x + 64y + 56z = 8,12 (1)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nFe = nH2 = 0,03 mol

→ z = 0,03 mol  (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

108x + 64y = 6,44 (3)

nAl ban đầu = 0,03 mol;

nFe ban đầu = 0,05 mol

→ nFe phản ứng = 0,05 – 0,03

= 0,02 mol

nAl phản ứng = 0,03 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron:

n e nhường = n e nhận

3.nAl phản ứng + 2.nFe phản ứng = nAg + 2.nCu

→ 0,03.3 + 0,02.2 = 0,13 = x + 2y  (4)

Từ (3) và (4) suy ra:

x = 0,03, y = 0,05

 CCu(NO3)2=0,050,1 = 0,5 M


Câu 19:

22/07/2024
Kim loại Al không tan trong dung dịch
Xem đáp án

Đáp án D

Al thụ động trong HNO3 đặc, nguội


Câu 20:

17/07/2024
Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án B

nCuO = 0,4 mol

nCO phản ứng = nO trong oxit

= 0,4 mol

→ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít


Câu 21:

21/07/2024
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Chiều của dãy điện hóa đi từ trái sang phải là chiều tăng dần về tính oxi hóa của các chất oxi hóa trong các cặp oxi hóa – khử và là chiều giảm dần về tính khử của các chất khử trong các cặp oxi hóa khử.

Trong dãy trên Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất

→ Ag có tính khử yếu nhất


Câu 22:

21/07/2024
Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
Xem đáp án

Đáp án B

Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên nó có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) lên số oxi hóa cao nhất


Câu 23:

23/07/2024
Cho 10 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Mg vào dung dịch HC1 dư thu được dung dịch Y. Thêm tiếp KNO3 dư vào dung dịch Y thì thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng sắt có trong hỗn hợp X là
Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng với HCl:

Mg + 2H+→ Mg2+ + H2

Zn + 2H+→ Zn2+ + H2

Fe + 2H+→ Fe2+ + H2

Khi cho KNO3, Fe2+ chưa đạt mức oxi hóa cao nhất nên có phản ứng:

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

Bảo toàn electron:

1. = 3nNO = 3.0,67222,4 = 0,09 mol

→ nFe = nFe2+ = 0,09 mol

%mFe = 0,09.5610.100% = 50,4%


Câu 24:

23/07/2024
Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là
Xem đáp án

Đáp án A

Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên nó có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) lên số oxi hóa cao nhất

→ Khi phản ứng với HNO3 thì Fe sẽ bị oxi hóa lên mức cao nhất là Fe+3


Câu 25:

23/07/2024
Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là
Xem đáp án

Đáp án D

N2: Không màu nhẹ hơn không khí

N2O: Không màu nặng hơn không khí

NO: Không màu, hóa nâu ngoài không khí

NO2: Màu nâu đỏ


Câu 26:

22/07/2024
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Nhiệt độ nóng chảy của wonfram (W) khoảng 3410oC


Câu 27:

23/07/2024
Cho Ag vào dung dịch CuSO4, Ag không tan do?
Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên tắc của phản ứng là kim loại có tính khử mạnh hơn đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi muối.

Vì Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không thể oxi hóa Cu2+ thành Cu


Câu 28:

22/07/2024

Ngâm một lá Zn trong dung dịch hòa tan 1,6 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn giảm 0,05%. Khối lượng Zn trước khi tham gia phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình phản ứng

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

nCu=nCuSO4= 0,01 mol

Gọi số mol Zn phản ứng là x (mol)

→ nZn phản ứng = nCu = 0,01 mol

Khối lượng lá kẽm giảm = m Cu tạo thành - m Zn phản ứng

 0,05100.m Zn ban đầu = 64.0,01 + 65.0,01

→ m Zn ban đầu = 20 gam


Câu 29:

22/07/2024
Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Mở rộng: Kim loại mềm nhất là Cs


Câu 30:

23/07/2024
Cặp oxi hóa - khử của kim loại là
Xem đáp án

Đáp án A

Cặp oxi hóa - khử của kim loại là dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương