Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Trắc nghiệm Sinh học12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (phần 1)

  • 1006 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn mạch mới tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim chịu trách nhiệm thực hiện quá trình gắn các nuclêôtit để tạo thành mạch mới là ADN pôlimeraza. ADN pôlimeraza chỉ thực hiện gắn các nuclêôtit khi có đầu 3’OH tự do → Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’. Mặt khác, 2 mạch của ADN có chiều ngược nhau (1 mạch có chiều 5’ – 3’ và 1 mạch có chiều 3’ – 5’). Do đó, trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch mới được tổng hợp liên tục còn một mạch mới được tổng hợp gián đoạn.


Câu 2:

13/07/2024

Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: AUG- mã mở đầu và UGG- Triptophan là 2 bộ ba duy nhất không có tính thoái hóa. Tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin và axitamin đó được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.


Câu 3:

12/07/2024

Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích :

Vì trong môi trường N15 nên các mạch đơn mới được tổng hợp có nguyên liệu hoàn toàn là N15. Theo nguyến tác bán bảo tồn, trong số 16 phân tử ADN con mới được tạo ra sẽ có 14 phân tử hoàn toàn chứa N15 và 2 phân tử mà trong mỗi phân tử đó có chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15.


Câu 4:

22/12/2024

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

→ C đúng 

- A sai vì tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở sự mã hóa chính xác các axit amin trong quá trình tổng hợp protein cho từng loài.

- B sai vì điều này phản ánh tính đồng nhất và tính dự phòng của mã di truyền, không phải sự chính xác mã hóa cho từng axit amin riêng biệt.

- D sai vì điều này chỉ phản ánh cách các bộ ba được sắp xếp liên tiếp trong chuỗi, không liên quan đến sự mã hóa chính xác cho mỗi axit amin.

Tính đặc hiệu của mã di truyền thể hiện ở việc mỗi bộ ba mã di truyền (gồm ba nucleotit liên tiếp trên mạch phân tử DNA hoặc RNA) chỉ mã hóa cho một loại axit amin nhất định. Điều này có nghĩa là:

  1. Sự đặc hiệu: Mỗi bộ ba mang thông tin duy nhất, không có sự trùng lặp về chức năng mã hóa giữa các bộ ba. Ví dụ, bộ ba AUG mã hóa cho methionine và chỉ methionine.

  2. Bảo đảm chính xác: Tính đặc hiệu giúp cho quá trình tổng hợp protein diễn ra chính xác, đảm bảo mỗi axit amin được thêm đúng vào vị trí quy định trong chuỗi polypeptide.

  3. Ý nghĩa sinh học: Nhờ tính đặc hiệu, mã di truyền đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến protein một cách nhất quán, duy trì hoạt động sinh học của tế bào và cơ thể.

  4. Đặc điểm phổ quát: Tính đặc hiệu này được bảo tồn trong hầu hết các loài sinh vật, góp phần tạo nên sự thống nhất trong cơ chế di truyền.

Điều này khẳng định vai trò quan trọng của mã di truyền trong việc duy trì tính ổn định và chính xác của thông tin di truyền.


Câu 5:

20/07/2024

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Enzim ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Điều đó dẫn đến trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ có sự tổng hợp khác nhau: mạch khuôn có chiều từ 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn thành những đoạn ngắn Okazaki, mạch khuôn có chiều từ 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.


Câu 6:

21/07/2024

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình dịch mã được tiến hành dựa trên mạch khuôn mARN theo chiều 5’ – 3’ → Có 3 bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ hay 3’AAU5’, 3’GAU5’, 3’AGU5’.

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: (ảnh 1)


Câu 9:

15/07/2024

Từ 3 loại nucleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Số bộ ba khác nhau tạo từ 3 nucleotit khác nhau là 3x3x3=27


Câu 10:

21/11/2024

Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Enzim ADN pôlimeraza là enzim chịu trách nhiệm chính trong quá trình tái bản ADN. Trong quá trình tái bản ADN. Enzim ADN pôlimeraza thực hiện lắp ráp nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’. Vì ADN pôlimeraza chỉ thực hiện gắn nuclêôtit tự do khi có đầu 3’OH tự do nên sự tổng hợp mạch mới ở 2 mạch khuôn có sự khác biệt: trên mạch khuôn có chiều từ 5’ → 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn; trên mạch khuôn có chiều từ 3’ → 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục.

Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN? (ảnh 1)

*Tìm hiểu thêm: "Thành phần tham gia"

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Năng lượng ATP

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Câu 11:

21/07/2024

Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

  • Số Nu loại X trong 1 gen là X= X1+ X2 = X1 + G1= 190 Nu
  • Số Nu loại X môi trường cung cấp cho 1 lần nhân đôi là

Xcc= X*(2 – 1)= 190 Nu


Câu 12:

12/07/2024

Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:

Xem đáp án

Đáp án: A

N = 51003.4×2 = 3000 nu

Ta có hệ phương trình:

2A + 2G = 30003A - 2G = 0A = T = 600 nu; G = X = 900 nu

Số nu mỗi loại mà môi trường cung cấp sau 4 lần tái bản là:

Amt Tmt = 600×24 - 1 = 9000 nu

Gmt = Xmt =900x24 - 1 =13500 nu


Câu 13:

30/11/2024

Dựa vào đâu để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Dựa vào chức năng sản phẩm của gen để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa

*Tìm hiểu thêm: "Cấu trúc chung của gen cấu trúc"

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Vùng điều hoà Vùng mã hoá Vùng kết thúc
- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc - Có trình tự Nucleotit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể hận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời là trình tự điều hoà. - Nằm ở giữa gen - Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng mã hoá ở gen của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh), ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit min với các đoạn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh) - Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - Mang tín hiệu kết thuc phiên mã.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Câu 15:

14/11/2024

Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, mỗi phân tử gồm có 1 mạch là của ADN ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.

=> A, B, D sai

*Tìm hiểu thêm: "QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN"

1. Vị trí

Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.

2. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

- Năng lượng ATP

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bán bảo tồn

- Nguyên tắc bổ sung

- Nguyên tắc khuôn mẫu

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương