Trắc nghiệm Sinh Học12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (phần 1)
-
820 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
18 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
10/01/2025Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại
Đáp án đúng là: D
- Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan đến một cặp nuclêôtit.
- Đột biến điểm thường có các dạng là: mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
→ D đúng
- A sai vì đột biến điểm thường là sự thay đổi trong một cặp nucleotit duy nhất, làm thay đổi mã di truyền tại một vị trí cụ thể trên gen.
- B sai vì đột biến điểm là sự thay đổi xảy ra tại một vị trí duy nhất trên chuỗi nucleotit, ảnh hưởng đến một cặp base, không phải một phần hoặc nhiều nucleotit.
- C sai vì đột biến điểm chỉ xảy ra tại một vị trí cụ thể với sự thay đổi của một cặp nucleotit, trong khi nhiều điểm liên quan đến nhiều cặp nucleotit là sự thay đổi lớn hơn, không phải đột biến điểm.
Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm cụ thể trên phân tử ADN, liên quan đến sự thay đổi của một cặp nucleotit (adenin, thymine, guanin, cytosin). Đây là loại đột biến nhỏ, chỉ thay đổi một cặp bazơ trong chuỗi ADN, nhưng có thể có tác động lớn đến chức năng của gen và protein mà nó mã hóa.
-
Khái niệm đột biến điểm:
- Đột biến điểm xảy ra khi một nucleotit trong chuỗi ADN bị thay đổi, chèn thêm hoặc mất đi. Ví dụ, một cặp bazơ A-T có thể bị thay thành G-C.
- Có ba dạng đột biến điểm chủ yếu: đột biến thay thế, đột biến chèn và đột biến mất.
-
Đột biến thay thế:
- Là khi một nucleotit bị thay thế bằng một nucleotit khác.
- Ví dụ: Thay đổi A thành G trong một cặp A-T có thể dẫn đến sự thay đổi trong mã di truyền và ảnh hưởng đến quá trình phiên mã và dịch mã.
-
Đột biến chèn và mất:
- Đột biến chèn xảy ra khi một nucleotit hoặc nhóm nucleotit được thêm vào trong chuỗi ADN.
- Đột biến mất là khi một hoặc nhiều nucleotit bị xóa khỏi chuỗi ADN.
-
Hệ quả của đột biến điểm:
- Đột biến điểm có thể dẫn đến sự thay đổi trong mã di truyền, làm thay đổi trình tự axit amin trong protein (nếu xảy ra ở vùng mã hóa), từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của protein.
- Tùy thuộc vào vị trí và loại đột biến, tác động có thể là không đáng kể, hoặc gây ra các bệnh di truyền nghiêm trọng, như bệnh sickle cell (thiếu máu hình liềm).
Kết luận:
Đột biến điểm là sự thay đổi trong cấu trúc ADN ở mức độ cơ bản nhất, ảnh hưởng đến một cặp nucleotit, có thể dẫn đến những thay đổi trong chức năng di truyền của sinh vật, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của loài.
Câu 2:
09/11/2024Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: - Đột biến là những biến đổi đột ngột, vô hướng xảy ra trong vật chất di truyền gồm đột biến gen và đột biến NST.
- Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình. Nếu là thể đột biến do đột biến gen thì tùy thuộc vào alen đột biến là trội hay lặn mà thể đột biến mang những kiểu gen khác nhau (nếu alen đột biến là trội thì thể đột biến có thể mang kiểu gen đồng hợp trội hoặc dị hợp còn nếu alen đột biến là lặn thì thể đột biến phải mang kiểu gen đồng hợp lặn).
=> B, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: " Các dạng đột biến gen"
Dạng đột biến | Đột biến thay thế một cặp nucleôtit | Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit |
Đặc điểm | Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. - Làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein. |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen
Câu 3:
20/07/2024Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
Đáp án: A
Giải thích :
Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình → có thể có kiểu gen aa hoặc bb hoặc cả hai sẽ là thể đột biến vì alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b.
Câu 4:
22/07/2024Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể xảy ra như thế nào?
Đáp án D
- Đột biến gen trội sẽ được biểu hiện ở cả trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.
- Đột biến gen lặn sẽ chỉ được biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 5:
20/07/2024Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đáp án D
Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến (trong môi trường có tác nhân gây đột biến thì tần số đột biến gen cao hơn) mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen (có những gen rất dễ bị đột biến nhưng có những gen rất bền vững khó bị đột biến).
Câu 6:
23/07/2024Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng
Đáp án D
Hóa chất gây đột biến 5-BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A – T bằng G – X.
Câu 7:
20/09/2024Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
Đáp án đúng là: D
- Đột biến gen là những biến đổi xảy ra đột ngột trong cấu trúc của gen (làm biến đổi số lượng, thành phần hay trình tự sắp xếp của một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen).
Loại A.
- Đột biến gen gây ra những biến đổi trên gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể - đây là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Loại B.
- Đột biến gen dẫn đến biến đổi vật chất di truyền mà tính trạng của cơ thể do đột biến gen quy định → Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
Loại C.
- Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc của gen chứ không làm thay đổi vị trí của gen, làm thay đổi vị trí của gen là đột biến cấu trúc NST.
Chọn D.
* Tìm hiểu "Đột biến gene"
1. Khái niệm
- Đột biến gene là sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một hay một số cặp nucleotide.
- Đột biến làm thay đổi một cặp nucleotide trong gene được gọi là đột biến điểm.
- Đột biến gene có thể làm thay đổi nhiều cặp nucleotide và có thể làm thay đổi kiểu hình hoặc không.
- Khi sinh vật mang gene đột biến biểu hiện kiểu hình khác thường thì được gọi là thể đột biến. Trong phạm vi bài này, chỉ xem xét loại đột biến điểm.
2. Các dạng đột biến gene
- Dựa trên cơ chế phát sinh đột biến, các nhà di truyền học phân chia đột biến điểm thành các loại: thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác, thêm một cặp nucleotide và mất một cặp nucleotide.
- Các đột biến gene cũng có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như đột biến trội/lặn, có lợi hại hay trung tính, có làm thay đổi trình tự amino acid hay không, ...
3. Nguyên nhân
- Đột biến gene có thể xảy ra một cách tự phát hoặc do tác động của các tác nhân đột biến vật lí, hoá học và sinh học.
- Đột biến tự phát xảy ra trong tế bào phần nhiều là do sai sót trong quá trình tái bản DNA. Các tác nhân gây đột biến gene có thể là các chất hoá học khác nhau như 5-bromouracil (5-BrU), HNO2, ethyl methane sulfonate (EMS), các tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV) cũng có thể gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.
4. Cơ chế phát sinh
a) Đột biến thêm/mất cặp nucleotide
- Trong quá trình tái bản DNA, nếu một nucleotide được sử dụng làm khuôn hai lần thì mạch mới được tổng hợp sẽ có thêm một nucleotide.
- Khi một nucleotide không được sử dụng làm khuôn, mạch mới tổng hợp sẽ bị mất một nucleotide. Sau lần tái bản kế tiếp, các đột biến này sẽ dẫn đến thêm hoặc mất một cặp nucleotide.
- Gene có thể bị đột biến trong quá trình tái bản hoặc không tái bản nếu bị tác động của các tác nhân đột biến.
Ví dụ: Tia UV cũng có thể làm hai T trên cùng một mạch liên kết với nhau và khi tế bào sửa chữa thường dẫn đến đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotide. Chất độc màu cam (acridine orange) và dioxin có thể chèn vào DNA gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.
b) Đột biến thay thế cặp nucleotide
- Trong quá trình tái bản DNA, một số chất có cấu trúc giống với base bình thường được gắn vào mạch mới tổng hợp có thể gây ra đột biến thay thế nucleotide.
Ví dụ: Chất 5-bromouracil có thể bắt cặp với adenine dẫn đến đột biến thay thế cặp A - T bằng G-C.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 8:
20/07/2024Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình
Đáp án D
- Quá trình nguyên phân chỉ diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Quá trình giảm phân chỉ diễn ra ở tế bào sinh dục chín.
→ Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân ở tế bào sinh dục.
Câu 9:
21/07/2024Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứ 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?
Đáp án: B
Giải thích :
Mất 1 axit amin tức là mất 3 nucleotit và 2 axit amin mới xuất hiện ở vị trí ở axit amin thử 350, 351, 352 tức là mất 3 nucleotit ở giữa các bộ ca mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
Câu 10:
21/10/2024Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: A. Sai.Đột biến xảy ra ở tế bào xôma (đột biến xôma) được nhân lên ở một mô nhưng chỉ được biểu hiện ở một phần cơ thể nếu đột biến đó là đột biến trội, nếu đột biến đó là đột biến lặn thì sẽ không được biểu hiện và sẽ mất đi nếu cơ thể đó chết.
B. Sai. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi) có được biểu hiện ra ngoài kiểu hình hay không cũng phụ thuộc vào đó là đột biến trội hay là đột biến lặn, nếu là đột biến lặn thì sẽ không được biểu hiện ra kiểu hình nhưng có thể truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
C. Sai. Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử có được biểu hiện ra ngoài kiểu hình hay không cũng phụ thuộc vào đó là đột biến trội hay là đột biến lặn, nếu là đột biến lặn thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
D. Đúng. Đột biến xôma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
*Tìm hiểu thêm: "Các dạng đột biến gen"
Dạng đột biến | Đột biến thay thế một cặp nucleôtit | Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit |
Đặc điểm | Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. - Làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein. |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen
Câu 11:
22/07/2024Gen có 1170 nucleotit và có G=4A. Sau khi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:
Đáp án: A
Giải thích :
Protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin → mất 3 cặp nucleotit.
Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit → số nucleotit loại A giảm trong mỗi phân tử ADN là: a.(23 – 1) = 14 → a = 2 → Đột biến mất 2 cặp A – T và 1 cặp G – X.
Gen ban đầu có 1170 nucleotit và có G = 4A → 2A + 2G = 1170, G = 4A → A = 117, G = 468 → Gen đột biến có A = T = 115 và G = X = 467 → Số liên kết hidro = 2A + 3G = 1631.
Số liên kết hidro bị phá hủy trong quá trình trên là: 1631 x (2k – 1) = 1631 x 7 = 11417.
Câu 12:
18/07/2024Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
Đáp án B
Gen quy định prôtêin, prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể → Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến rối loạn quá trình sinh tổng hợp của prôtêin. Những đột biến gen khiến prôtêin bị thay đổi chức năng hoặc thậm chí prôtêin không thể tổng hợp thường gây hại cho thể đột biến.
Câu 13:
20/07/2024Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2A° và mất 8 liên kết hidro. Khi gen ban đầu và gen đột biến đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:
Đáp án: C
Giải thích:
Chiều dài giảm đi 10,2 A tức là gen bị mất đi 3 cặp Nu
Số liên kết H bị giảm đi 8
- Đột biến làm mất đi 1 cặp A-T và 2 cặp G-X
- Sau 3 lần nhân đôi số nu môi tường cung cấp đã giảm đi:
Câu 14:
20/07/2024Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến điểm dạng
Đáp án: D
Câu 16:
16/07/2024Một gen dài 3060A° có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là
Đáp án: A
Giải thích :
Lg = 3060A° → N = 1800 = 2A + 2G.
Mặt khác: A/G = 4/5 → A = T = 400; G = X = 500.
Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen → Đây là dạng đột biến thay thế và không làm thay đổi tổng số nucleotit của gen.
→ Gen đột biến có: 2A + 2G = 1800; A/G ≈ 79,28% → Số nucleotit từng loại của gen đột biến: A = T = 398; G = X = 502 → Đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.
Câu 17:
21/07/2024Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Đáp án: D
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (phần 2)
-
16 câu hỏi
-
17 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (phần 3)
-
16 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (559 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (819 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (1063 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (1054 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (878 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 6 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (857 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã (850 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 3 (có đáp án): Điều hòa hoạt động gen (723 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã (720 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 (có đáp án): Điều hòa hoạt động của gen (514 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc (415 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (352 lượt thi)