Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 1)
-
947 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/10/2024Cấu trúc của một nucleoxom gồm
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nuclêôxôm là đơn vị cấu trúc của NST. Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi vòng xoắn ADN (khoảng 146 cặp nuclêôtit).
*Tìm hiểu thêm: "ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ."
1. Khái niệm.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 2:
14/07/2024Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng
Đáp án: B
Câu 3:
15/07/2024Cho các cấu trúc sau:
(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.
(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.
Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?
Đáp án: B
Câu 4:
23/07/2024Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của một châu cha có kiểu hình bình thường dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy các tế bào chỉ có 23NST. Kết luận nào sau đây đúng nhất về cá thể châu chấu nói trên?
Đáp án: A
Giải thích: Do ở chấu chấu đực, NST giới tính của nó chỉ có 1 NST là OX.
Châu chấu có cơ chế xác định giới tính dựa vào số lượng nst X. Có 1 NST X là con đực, có 2 NST X là con cái.
Câu 5:
22/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về NST trong tế bào sinh dưỡng của các loài?
Đáp án: D
Câu 7:
13/11/2024Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện gen mới trong nhóm gen liên kết là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: A. Sai. Đột biến mất đoạn làm mất các gen tương ứng trên đoạn NST bị mất → không thể làm xuất hiện thêm gen mới.
B. Sai. Đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi trình tự các gen trên NST → không thể làm xuất hiện thêm gen mới.
C. Sai. Đột biến lặp đoạn là một đoạn gen trên NST được lặp lại → không thể làm xuất hiện thêm gen mới mà chỉ tăng số bản sao của gen đã có.
D. Đúng. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng có thể làm xuất hiện thêm gen mới trong nhóm gen liên kết.
*Tìm hiểu thêm: "Các dạng đột biến cấu trúc NST."
a. Mất đoạn
- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST
- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.
b. Lặp đoạn
- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.
- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
c. Đảo đoạn
- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.
- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
d. Chuyển đoạn
- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Câu 8:
14/07/2024Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20. Trong tế bào sinh dưỡng ở một cá thể của loài này có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng
Đáp án: B
Bộ NST của loại là 2n = 20, số NST trong tế bào cùa cơ thể là 2n = 19; như vậy sổ lượng NST giảm, tuy nhiên hàm lượng ADN không đổi chứng tỏ có 2NST dung hợp thành 1NST.
Loại trừ A vì mất đoạn làm giảm số lượng gen nên giảm hàm lượng ADN, mặt khác không làm thay đổi số lượng NST.
Loại trừ C vì chuyển đoạn NST không làm thay đổi số lượng NST.
Loại trừ D vì lặp đoạn làm tăng số lượng gen nên hàm lượng ADN tăng, mặt khác không làm thay đồi số lượng NST.
Câu 9:
22/07/2024Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến
Đáp án: C
Trước đột biến : ABCDE*FGH ; MNOPQ*R
Sau đột biến : MNOCDE*FGH và ABPQ*R
Đây là dạng đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 10:
20/07/2024Quá trình giảm phân của một cơ thể mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST, tính theo lí thuyết tỉ lệ loại giao tử mang NST bị đột biến chuyển đoạn là
Đáp án: D
Giải thích :
Cơ thể mang đột biến cấu trúc NST ở một cặp nào đó sẽ có 1 NST bị đột biến và 1 NST bình thường → khi cặp này phân li trong giảm phân sẽ cho ra 1 giao tử mang NST bình thường và 1 giao tử mang NST đột biến với tỉ lệ như nhau = 1/2.
Đột biến chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở 2 cặp NST
→ Tỉ lệ giao tử bình thường là 1/2 x 1/2 = 1/4
→ Tỉ lệ giao tử mang NST bị đột biến (đột biến cặp này không đột biến ở cặp kia hoặc ngược lại, hoặc đột biến ở cả 2 cặp) = 1 – 1/4 = 3/4.
Câu 11:
22/07/2024Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi NST trong chọn giống cây trồng?
Đáp án B
Mất đoạn là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến. Tuy nhiên, mất đoạn nhỏ có thể không gây hại mà còn có lợi. Người ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.
Câu 12:
18/07/2024Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án C
A. Đúng. Đột biến mất đoạn nhỏ có thể không có hại mà còn có lợi nên người ta có thể ứng dụng hiện tượng mất đoạn nhỏ để loại bỏ gen có hại cho sinh vật.
B. Đúng. Đột biến lặp đoạn là một đoạn gen được lặp lại → đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, có thể xảy ra trên NST thường và NST giới tính.
C. Sai. Đột biến chuyển đoạn gây chết thì sẽ làm côn trùng mang đột biến chuyển đoạn này bị chết → không thể sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu hại.
D. Đúng. Đột biến đảo đoạn là một đoạn NST bị đứt ra, quay ngược 180o gắn vào vị trí cũ → đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
Câu 13:
23/07/2024Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án: B
Giải thích: Dùng đột biến mất đoạn nhỏ chủ yếu dùng cho thực vật, ít dùng cho động vật. Vì động vật có tổ chức cao, khi tác động đột biến thường gây hại lớn cho sinh vật.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 2)
-
13 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 3)
-
13 câu hỏi
-
20 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (946 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc (387 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (974 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (800 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã (797 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 6 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (742 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (713 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã (673 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 3 (có đáp án): Điều hòa hoạt động gen (637 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen (492 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 (có đáp án): Điều hòa hoạt động của gen (470 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (315 lượt thi)