Câu hỏi:
06/01/2025 474Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn mạch mới tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ à 5’
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ à 3’
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn mạch mới tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ à 3’
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim chịu trách nhiệm thực hiện quá trình gắn các nuclêôtit để tạo thành mạch mới là ADN pôlimeraza. ADN pôlimeraza chỉ thực hiện gắn các nuclêôtit khi có đầu 3’OH tự do → Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’. Mặt khác, 2 mạch của ADN có chiều ngược nhau (1 mạch có chiều 5’ – 3’ và 1 mạch có chiều 3’ – 5’). Do đó, trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch mới được tổng hợp liên tục còn một mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
→ C đúng.A,B.D sai.
* Mở rộng:
QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
1. Vị trí
Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.
2. Thành phần tham gia
- ADN mạch khuôn
- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
- Enzyme
- Năng lượng ATP
3. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bán bảo tồn
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc khuôn mẫu
4. Diễn biến
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành
– Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
⇒ Kết luận
Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Giải Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
Câu 2:
Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa . Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu 3:
Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:
Câu 4:
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
Câu 5:
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về:
(1) Chiều tổng hợp.
(2) Các enzim tham gia.
(3) Thành phần tham gia.
(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.
(5) Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là:
Câu 7:
Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:
Câu 9:
Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là:
Câu 10:
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:
Câu 12:
Từ 3 loại nucleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?
Câu 13:
Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
Câu 14:
Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế