Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P2)

  • 1739 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở đại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Bò sát phát sinh ở đại Cổ sinh


Câu 2:

21/07/2024

Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về CLTN

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng về CLTN là A

B sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen

C sai vì CLTN chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội D sai vì CLTN có thể loại bỏ hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể 


Câu 4:

12/07/2024

Xét các cặp cơ quan sau đây:

(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người

(2) Gai xương rồng và lá cây mía

(3) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp

(4) Mang cá và mang tôm

Các cặp cơ quan tương đồng là

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Các cặp cơ quan tương đồng là: (1),(2)

(3),(4) là cơ quan tương tự


Câu 5:

14/07/2024

Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hoá là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo Dacuyn, đối tượng của tiến hoá là cá thể


Câu 7:

23/07/2024

Đóng góp quan trọng của Đacuyn là

Xem đáp án

Đáp án B

Đóng góp quan trọng của Đacuyn là phát hiện vai trò sáng tạo cửa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo


Câu 9:

21/07/2024

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:biến dị đột biến, biến dị tổ hợp


Câu 10:

15/11/2024

Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

- Ví dụ Cánh chim và cánh côn trùng là cơ quan tương tự

Cơ quan tương tự là các cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng thực hiện 1 chức năng

Ví dụ D là cơ quan tương tư: cánh chim có nguồn gốc từ chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc biểu bì

- A,C là cơ quan tương đồng

→ A,C, sai.

- B là cơ quan thoái hoá.

→ B sai.

TẢI VỀ

- Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau, trhực hiện các chức năng rất khác nhau nhưng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên.

- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

- Cơ tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

KL: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

 


Câu 12:

22/07/2024

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ Tam điệp là:Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim


Câu 14:

23/07/2024

Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất,khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành các đại:

Xem đáp án

Đáp án C

Các đại là: Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh→ Trung sinh →Tân sinh


Câu 15:

22/07/2024

Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do?

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ quan tương đồng là các cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau. Sự khác nhau về 1 số chi tiết là do CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau.


Câu 17:

12/07/2024

Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, trong kỉ Phấn trắng thuộc Đại trung sinh, các đại lục liên kết với nhau khí hậu bớt ẩm và trở nên khô hơn. Sinh vật điển hình của kỉ này là?

Xem đáp án

Đáp án D

Sinh vật điển hình của kỉ Phấn trắng là xuất hiện thực vật có hoa, tiến hóa của động vật có vú, nhiều loài bò sát cổ bị tuyệt chủng.


Câu 18:

12/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng di nhập gen?

Xem đáp án

Đáp án : C

Giải thích:

A sai vì chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới, còn di nhập gen chỉ có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể do quá trình nhập gen.

 B sai vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.

C đúng vì sự di nhập của các cá thể sẽ là giảm bớt sự phân hóa kiểu gen và tần số alen giữa các quần thể khác nhau của cùng một loài.

 D sai vì di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.


Câu 19:

15/07/2024

Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm so với các bằng chứng còn lại

Xem đáp án

Đáp án B

Bằng chứng thuộc nhóm khác là B (bằng chứng trực tiếp) các bằng chứng còn lại là bằng chứng gián tiếp


Câu 22:

19/07/2024

Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Đáp án D

D không phải là bằng chứng sinh học phân tử, đây là bằng chứng tế bào


Câu 23:

12/07/2024

Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Đột biến.

(6) Di-nhập gen.

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là (1), (4), (5), (6).


Câu 24:

19/07/2024

Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:

F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa                        

F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa

F3: 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa                        

F4: 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa

Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa

Tần số alen

pA =x+y2qa=1-pA

Cách giải:

Tần số alen ở F1: A=0,4; ở F4:0,4 → Tần số alen không thay đổi

Tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng → chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên


Câu 25:

19/07/2024

Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là

Xem đáp án

Đáp án A

Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể


Câu 27:

22/07/2024

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Nguyên sinh ?

Xem đáp án

Đáp án D

Đại Thái cổ xuất hiện trước đại Nguyên sinh


Câu 28:

16/07/2024

Khi nói về tiến hoá nhỏ theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu đúng về tiến hoá nhỏ theo quan điểm của thuyết tiến hoá hiện đại là D

A sai, đột biến tạo nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá

B sai, dưới tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tiến hoá nhỏ vẫn diễn ra

C sai, tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành loài mới


Câu 29:

26/11/2024

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: A sai, chỉ có đột biến mới tạo ra kiểu gen mới

C sai, các yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng

D sai, đột biến và di nhập gen mang đến cho quần thể những alen mới

*Tìm hiểu thêm: "Các yếu tố ngẫu nhiên"

a. Khái niệm

- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.

b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa

- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:

+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).

+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.

- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

 


Câu 30:

05/09/2024

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm là chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tẩn số alen.

B đúng.

- Giao phối không ngẫu nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

A sai.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.

C sai.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.

D sai.

* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"

- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.

- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.

- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

1. Đột biến

- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.

- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.

- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

2. Phiêu bạt di truyền

- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.

- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.

- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.

3. Dòng gene

- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.

- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.

- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.

- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.

+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.

+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.

- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.

4. Chọn lọc tự nhiên

- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.

- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.

- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.

- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.

- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.

- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

5. Giao phối không ngẫu nhiên

- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.

- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.

- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.

- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại


Câu 31:

15/07/2024

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng về CLTN là B

A sai, không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn

C sai, CLTN không tạo được kiểu gen mới

D sai, thông qua loại bỏ KH có thể bỏ đi kiểu gen


Câu 33:

21/07/2024

Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ quan thoái hoá ở người là ruột thừa, răng khôn

Ý A đây là hiện tượng lại tổ (xuất hiện lại những đặc điểm ở tổ tiên)

Ý B là sự tiến hoá phù hợp với dáng di thẳng, giúp con người hô hấp tốt hơn, tăng diện tích lồng ngực


Câu 35:

12/07/2024

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Loài người xuất hiện ở đại Tân sinh, kỷ Đệ tứ


Câu 36:

23/07/2024

Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án C

Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen bất kỳ


Câu 37:

05/08/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.

D đúng.

- CLTN tác động lên kiểu hình.

A sai.

- CLTN tác động tới tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể lưỡng bội.

B sai.

- CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn  alen trội gây chết.

C sai.

* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"

a. Khái niệm

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.

+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài


Câu 38:

12/07/2024

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

Thế hệ

Thành phần kiểu gen

AA

Aa

aa

P

0,50

0,30

0,20

F1

0,45

0,25

0,30

F2

0,40

0,20

0,40

F3

0,30

0,15

0,55

F4

0,15

0,10

0,75

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này

Xem đáp án

Đáp án A

Ta  thấy tỷ lệ AA; Aa  đều giảm; tỷ lệ aa tăng → Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.


Câu 39:

15/07/2024

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, bằng chứng trực tiếp dùng để xác định loài xuất hiện trước, loài xuất hiện sau là?

Xem đáp án

Đáp án D

Bằng chứng trực tiếp là hoá thạch, các bằng chứng khác là bằng chứng gián tiếp


Câu 40:

22/07/2024

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là biến dị cá thể


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương