Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P4)
-
1668 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
06/08/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
Đáp án đúng là: D
- Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới).
D đúng.
- “Chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên” làm nghèo vốn gen của quần thể.
A, B, C sai.
* Tìm hiểu về "Các nhân tố tiến hóa"
- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
1. Đột biến
a. Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa
- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.
+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:
+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.
2. Di – nhập gen
a. Khái niệm
- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).
b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa
- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:
+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.
+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.
- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.
3. Chọn lọc tự nhiên
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:
+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).
+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.
- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thường lựa chọn để cặp đôi và giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác.
- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên: giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối đối với động vật; tự thụ phấn đối với thực vật.
Giao phối có chọn lọc
Giao phối gần Tự thụ phấn
b. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.
- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 2:
14/07/2024Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
Đáp án D
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại Tân sinh
Câu 3:
14/07/2024Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
Đáp án A
Kỉ cacbon dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hoa xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
Câu 4:
21/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
Đáp án C
Hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là di nhập gen.
Câu 5:
06/08/2024Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về các nhân tố tiến hoá?
1. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
2. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
3. Chọn lọc tự nhiên góp phần làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
4. Đột biến gen chắc chắn sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
5. Di - nhập gen có thể không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Đáp án đúng là: A
- Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp do đó thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
à 1 đúng
- Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm giảm kích thước quần thể tuy nhiên nhân tố này sẽ không làm nghèo vốn gen của quần thể nếu nhóm cá thể bị diệt vong mang thành phần kiểu gen nghèo nàn hơn hoặc tương tự nhóm cá thể còn sót lại.
à 2 sai
- Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất và song song với nó là loại thải những cơ thể mang kiểu hình kém thích nghi, sự loại thải về kiểu hình kéo theo sự loại thải kiểu gen và các alen à chọn lọc tự nhiên không phải là nhân tố làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
à 3 sai.
- Đột biến gen luôn làm phát sinh các alen mới, chính điều này sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
à 4 đúng
- Di - nhập gen có thể không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nếu nhóm cá thể di cư và nhập cư mang thành phần kiểu gen giống hệt với quần thể ban đầu.
à 5 đúng
Vậy số nhận định đúng là 3.
A đúng.
* Tìm hiểu về "Các nhân tố tiến hóa"
- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
1. Đột biến
a. Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa
- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.
+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:
+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.
2. Di – nhập gen
a. Khái niệm
- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).
b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa
- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:
+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.
+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.
- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.
3. Chọn lọc tự nhiên
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:
+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).
+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.
- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thường lựa chọn để cặp đôi và giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác.
- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên: giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối đối với động vật; tự thụ phấn đối với thực vật.
Giao phối có chọn lọc
Giao phối gần Tự thụ phấn
b. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.
- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 6:
16/07/2024Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
Đáp án A
Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
Câu 7:
22/07/2024Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
- A sai vì di nhập gen vừa thay đổi tần số alen và thay đổi thành phần kiều gen của quần thể.
- B đúng.
- C sai vì di nhập gen có thể mang đến nhũng gen có sẵn trong quần thể.
- D sai vì di nhập gen làm thay đồi thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
Câu 8:
13/07/2024Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm :
Đáp án A
Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
Câu 9:
21/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?
Đáp án A
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
Câu 10:
19/07/2024Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
- A sai ở từ “chỉ” vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay tần so alen của cả quần thể có kích thước nhỏ và quần thể có kích thước lớn.
- B sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
- C đúng.
D sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quẩn thể không theo một hướng xác định.
Câu 11:
06/09/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về nhân tố tiến hóa có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Nếu có sự di - nhập gen chắc chắn làm giảm alen của quần thể.
II. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen quần thể.
III. Nếu quần thể chịu tác động của đột biến có thể xuất hiện alen mới.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Đáp án đúng là: D
- I sai vì di nhập gen có thể làm tăng alen của quần thể.
- II đúng.
- III đúng.
- IV sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình thông qua đó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D đúng.
* Tìm hiểu về "Các nhân tố tiến hóa"
- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
1. Đột biến
a. Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa
- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.
+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:
+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.
2. Di – nhập gen
a. Khái niệm
- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).
b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa
- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:
+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.
+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.
- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.
3. Chọn lọc tự nhiên
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:
+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).
+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.
- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thường lựa chọn để cặp đôi và giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác.
- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên: giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối đối với động vật; tự thụ phấn đối với thực vật.
Giao phối có chọn lọc
Giao phối gần Tự thụ phấn
b. Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp.
- Kết quả tác động của giao phối không ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 12:
22/07/2024Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
- A sai ở từ “luôn” vi di nhập gen có thể làm giảm alen trội trong quần thể.
- B đúng
- C sai ở từ “luôn” vì di nhập gen có thể mang đến những alen có hại cho quẩn thể
- D sai vì di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 13:
14/07/2024Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau, các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
Đáp án : B
Giải thích:
- I sai vì đột biến là vô hướng.
- II, V đúng
- III sai vì đây là vai trò của yếu tố ngẫu nhiên.
- IV sai vì đột biến làm thay đổi cả tần sổ alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
Câu 14:
16/07/2024Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới làm xuất hiện các kiểu gen thích nghi.
Đáp án B
I , III sai vì chọn lọc tự nhiên không hình thành các kiểu gen thích nghi.
- II đúng.
- IV sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra alen mới trong quần thể
Vậy có 1 phát biểu đúng
Câu 15:
22/07/2024Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Di - nhập gen.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
V. Chọn lọc tự nhiên.
Đáp án A
Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là “đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên”
Vậy có 4 nhân tố trên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 16:
16/07/2024Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án C
Đột biến là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể. Còn những nhân tố tiến hoá “chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên” đều không làm xuất hiện alen mới trong quần thể.
Câu 17:
22/07/2024Khi nói về nhân tố tiến hoá, di - nhập gen và đột biến có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể
II. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
III. Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
V. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
Đáp án B
- I đúng
- II đúng
- III sai vì đột biến luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- IV đúng
- V đúng
Vậy có 4 ý đúng
Câu 18:
19/07/2024Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
Đáp án A
- A đúng, cả đột biến và chọn lọc tự nhiên đều làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
- B sai vì đột biến là tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- C, D sai đột biến là nhân tố tiến hoá vô hướng.
Câu 19:
05/08/2024Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng ?
1. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.
2. Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thì chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể.
3. Đối tượng tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hoá có hướng.
Đáp án đúng là: B
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể à 1 đúng
- Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thì chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thề hơn là cá thể à 2 đúng
- Đối tượng tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là cá thể à 3 sai
- Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định à chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hoá có hướng à 4 đúng
Vậy số phát biểu đúng là 3.
B đúng.
* Tìm hiểu về "Chọn lọc tự nhiên"
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Câu 20:
19/07/2024Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
- A sai vì đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp
- B đúng.
- C sai vì tất cả các dạng đột biến đều có ý nghĩa đối với tiến hoá.
- D sai vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 21:
14/07/2024Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biếu nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp, các yếu tố ngẫu nhiên (dịch bệnh, thiên tai, ...) sẽ làm giảm số lượng cá thể một cách đột ngột, kéo theo đó là giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể. Do đó, trong các phát biểu đang xét, phát biểu không đúng là: Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 22:
18/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Đáp án B
- I sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- II đúng
- III sai ở từ “luôn” vì không phải luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
- IV đúng, khi không có tác động của nhân tố tiến hoá thì quần thể cân bằng di truyền.
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 23:
12/07/2024Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì
Đáp án A
Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.
Câu 24:
06/08/2024Nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể?
Đáp án đúng là: D
- Nhân tố tiến hoá vừa làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể là di nhập-gen.
D đúng.
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen.
A sai.
- Yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể.
B sai.
- Đột biến làm phong phú vốn gen của quần thể.
C sai.
Tìm hiểu: Các nhân tố tiến hoá (theo quan điểm hiện đại)
* Đột biến
- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách từ từ chậm chạp (chậm nhất)
- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.
- Đột biến làm phong phú vốn gen của quần thể, tăng tính đa dạng cho quần thể, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
- Phần lớn alen đột biến là alen lặn. Tồn tại trạng thái dị hợp được truyền cho thế hệ sau qua giao phối.
* Giao phối không ngẫu nhiên
- Làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.
- Không làm xuất hiện alen mới.
- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.
- Giao phối không ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần kiểu gen dị hợp tử.
* Chọn lọc tự nhiên (là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất)
- Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc không tạo alen mới.
- CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng.
- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp vào kiểu hình, gián tiếp làm phân hóa kiểu gen.
- CLTN làm giảm tính đa dạng của loài.
- CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi
- CLTN tác động đào thải alen trội sẽ thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn
- CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao
* Di - nhập gen
- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.
- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Quá trình di nhập gen làm cho một alen lạ xuất hiện trong quần thể.
- Di nhập gen làm xóa nhòa đi sự sai khác giữa các quần thể với nhau, làm cản trở cách ly, không có sự cách ly giữa các quần thể sẽ không có hình thành loài mới.
* Các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền)
- Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách đột ngột (yếu tố ngẫu nhiên thay đổi tần số alen nhanh nhất)
- Yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể
- Không làm xuất hiện alen mới
- Giảm đa dạng di truyền
- Là nhân tố tiến hóa vô hướng
- Yếu tố ngẫu nhiên làm cho một gen lặn có thể biến mất hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một thế hệ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Câu 25:
22/07/2024Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò:
Đáp án B
Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể
Câu 26:
16/07/2024Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc là
Đáp án D
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 27:
16/07/2024Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li sau hợp tử?
1. Chó và mèo cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau.
2. Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh.
3. Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô).
4. Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển.
Đáp án B
1. Chó và mèo cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau. à cách li trước hợp tử
2. Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh. à cách li sau hợp tử
3. Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô). à cách li sau hợp tử
4. Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển. à cách li sau hợp tử
Câu 28:
14/07/2024Ở một hồ nước ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc và mặc dù sống chung một môi trường nhưng chúng không giao phối với nhau. Ví dụ trên phản ánh con đường hình thành loài bằng?
Đáp án C
Ở một hồ nước ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc và mặc dù sống chung một môi trường nhưng chúng không giao phối với nhau. Ví dụ trên phản ánh con đường hình thành loài bằng cách li tập tính.
Câu 29:
14/07/2024Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
Đáp án C
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.
Câu 30:
14/07/2024Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
Đáp án D
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể.
Câu 31:
16/07/2024Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.
Câu 32:
14/07/2024Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?
Đáp án D
Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Câu 33:
14/07/2024Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:
Đáp án B
Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế: Lai xa và đa bội hóa. (đối với thực vật)
Câu 34:
14/07/2024Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li
Đáp án D
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li sau hợp tử.
Câu 35:
14/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
D. Không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể hình thành loài mới.
Câu 36:
10/09/2024Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng thuộc sinh học phân tử?
Đáp án đúng là: D
Bằng chứng tiến hóa thuộc bằng chứng thuộc sinh học phân tử là: Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
D đúng.
- Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào thuộc bằng chứng tế bào.
A sai.
- Tài liệu về các hóa thạch cho thấy người và các loài linh trưởng châu Phi có chung tổ tiên thuộc bằng chứng hóa thạch.
B sai.
- Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài thuộc bằng chứng giải phẫu so sánh.
C sai.
* BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
1. Bằng chứng tế bào học
Có rất nhiều bằng chứng ở cấp độ tế bào cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và các tế bào đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau như màng tế bào, vùng nhân/nhân, tế bào chất. Các hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở các tế bào cơ bản là giống nhau.
2. Bằng chứng phân tử
- Các tế bào của mọi sinh vật đều có các thành phần phân tử hoá học cơ bản như nhau. Vật chất di truyền của các tế bào đều là DNA, mã di truyền về cơ bản được dùng chung cho các loài, protein ở hầu hết các loài đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid. Các loài có họ hàng càng gần gũi thì trình tự nucleotide của các gene và trình tự amino acid trong phân tử protein của chúng càng giống nhau.
- Đôi khi các loài có những đặc điểm khác nhau nhưng bằng chứng phân tử cho thấy chúng có quan hệ họ hàng. Ví dụ: Một số loài cá ở Nam Cực được gọi là cá băng, là những loài thuộc họ Channichthyidae, bộ Perciformes có thân trong suốt như pha lê do không có hemoglobin. Tuy nhiên, trong hệ gene của chúng vẫn có gene quy định hemoglobin bị đột biến mất chức năng. Điều đó chứng tỏ các loại cá băng đã tiến hoá từ loài cá có hemoglobin.
- Bằng chứng phân tử không chỉ giúp làm sáng tỏ mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật mà còn có thể giúp truy tìm nguồn gốc xuất xứ của các chủng trong cùng một loài. Ví dụ: So sánh trình tự nucleotide của DNA ti thể ở các chủng tộc khác nhau của loài người đã cho thấy, loài người được sinh ra từ châu Phi rồi di cư đến các châu lục khác.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 37:
12/07/2024Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là
Đáp án C
Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là tạo ra biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 38:
21/07/2024Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất?
Đáp án B
Sự xuất hiện của loài người không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất.
Câu 39:
15/07/2024Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau đây:
(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỷ thứ Tư (Đệ tử) của đại Tân sinh
(2) Có hai giai đoạn là tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội
(3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người
4) Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án B
(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỷ thứ Tư (Đệ tử) của đại Tân sinh à đúng
(2) Có hai giai đoạn là tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội à đúng
(3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người à sai, vượn người ngày nay có chung nguồn gốc tổ tiên với loài người
4) Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu à đúng
Câu 40:
14/07/2024Xét các ví dụ sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Có bao nhiêu ví dụ là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
Đáp án : C
Giải thích:
Các ví dụ cách ly trước hợp tử là : (1) ;(4)
Bài thi liên quan
-
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P7)
-
41 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P8)
-
16 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (1472 lượt thi)
- Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (1667 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa (2772 lượt thi)
- Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (1477 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 25 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (1395 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (664 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28 (có đáp án): Loài (525 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 30 (có đáp án):Quá trình hình thành loài (tiếp theo) (291 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 31 (có đáp án): Tiến hóa lớn (283 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 27 (có đáp án): Quá trình hình thành quần thể thích nghi (239 lượt thi)